Chính tả (Nghe – viết)
T 44. CÒ VÀ CUỐC.
I.Mục tiêu: Giúp học sinh :
- HS nghe và viết chính xác đoạn "Cò đang.hở chị".
- Phân biệt r/d/gi, dấu hỏi, dấu ngã trong một số trường hợp chính tả.
- Củng cố kĩ năng dùng dấu câu.
- Giáo dục học sinh ý thức viết đúng chính tả .
II.Đồ dùng dạy học : GV :- Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập.
HS : - Bảng con .
Chính tả (Nghe – viết) T 44. Cò và cuốc. I.Mục tiêu: Giúp học sinh : - HS nghe và viết chính xác đoạn "Cò đang...hở chị". - Phân biệt r/d/gi, dấu hỏi, dấu ngã trong một số trường hợp chính tả. - Củng cố kĩ năng dùng dấu câu. - Giáo dục học sinh ý thức viết đúng chính tả . II.Đồ dùng dạy học : GV :- Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập. HS : - Bảng con . III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ. - GV đọc: reo hò, gieo trồng, bánh dẻo, rẻo cao. - NX – kl . 2. Dạy học bài mới: a.Giới thiệu bài. b.Hướng dẫn viết chính tả. *Ghi nhớ nội dung: - GV đọc đoạn viết: + Đoạn văn là lời trò chuyện của ai với ai? + Cuốc hỏi cò điều gì? + Cò trả lời cuốc thế nào? *Hướng dẫn cách trình bày: - Đoạn trích có mấy câu? - Câu nói của Cò và Cuốc được đặt sau dấu câu nào? - Những chữ nào được viết hoa? *Hướng dẫn viết từ khó. - GV đọc cho HS viết một số từ khó: lội ruộng, lần ra, chẳng, áo trắng... *Viết chính tả. - GV đọc cho HS viết bài. - GV đọc cho HS soát lỗi. *Chấm bài, nhận xét. - GV thu chấm 7- 8 bài, nhận xét. c.Hướng dẫn làm bài tập. *Bài 2: - Gọi HS đọc bài tập 2a. - Chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận tìm từ. - Gọi các nhóm đọc từ, các nhóm khác bổ sung. GV chốt lại các từ đúng. *Bài 3:- Yêu cầu HS tự làm bài, chữa bài. - GV chốt lại kết quả bài làm đúng. 3. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà viết lại các lỗi sai trong bài. - 2 HS lên bảng viết, lớp viết b/con. - HS lớp nhận xét. - 2 HS đọc lại, lớp đọc thầm. + Lời trò chuyện của cò và cuốc. + Chị bắt tép vất vả...áo trắng sao? + Khi làm việc...bẩn hả chị. - Có 5 câu. - Dấu hai chấm xuống dòng và gạch đầu dòng. - Cò, Cuốc, Chị , Khi. - 2 HS lên bảng lớp viết, lớp viết bảng con. - HS nghe, viết bài vào vở. - HS soát lỗi bằng bút chì. - HS đọc yêu cầu của bài tập - HS t/luận theo nhóm-Đọc các từ : VD: ăn riêng, ở riêng/ tháng giêng loài dơi/ rơi vãi, rơi rụng sáng dạ, chột dạ, vâng dạ/ rơm rạ - HS làm bài, đọc bài làm của mình, HS lớp nhận xét. - HS nghe nhận xét, dặn dò. Thứ sáu ngày 13 tháng 2 năm 2009 . Toán. T 110. Luyện tập. I Mục tiêu: Giúp học sinh : - Giúp HS : học thuộc lòng bảng chia 2. - áp dụng bảng chia 2 để giải các bài tập có liên quan. - Củng cố biểu tượng về một phần hai. - Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn . II. Đồ dùng dạy – học : GV : Bảng phụ . HS : Bảng con . III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV 1. Giới thiệu bài. 2 Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài. - Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. - Gọi HS đọc thuộc lòng. Bài 2: Nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS nhận xét. Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài. - Hướng dẫn HS cách làm. - Có tất cả bao nhiêu lá cờ?. - Chia đều cho 2 tổ nghĩa là chia như thế nào?. - Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài. - Nhận xét - chữa bài. Bài 4: Gọi 1 HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - NX – kl . Bài 5: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và cho biết hình nào có 1 số con chim đang bay. 2 - Vì sao em biết ở hình a có 1 số con chim đang bay?. 2 - Nhận xét cho điểm HS. 3. Củng cố - dặn dò: - GV chốt lại bài . - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS hoàn thành bài tập . Hoạt động của HS - 1 HS lên bảng làm - lớp làm bài vào vở nháp. - 3 - 4 HS đọc thuộc lòng - nhận xét. - 1 HS nêu, cả lớp đọc thầm. - 4 HS lên bảng làm, lớp làm nháp. - 1 HS đọc đề bài. - 18 lá cờ. - Chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi tổ được một phần. - 1 HS lên bảng làm - lớp làm vào vở. - Nhận xét - tự kiểm tra bài mình. - HS đọc. - HS tự làm bài - đọc chữa bài. - Quan sát hình vẽ - trả lời. - Hình a , c có 1 số con chim đang bay. 2 - Vì tổng số chim được chia thành 2 phần bằng nhau. - HS nghe nhận xét, dặn dò. Tập làm văn. T 22. Đáp lời xin lỗi. Tả ngắn về loài chim. I.Mục tiêu: Giúp học sinh : - HS biết đáp lời xin lỗi trong các tình huống giao tiếp đơn giản. - Nghe và nhận xét được ý kiến của các bạn trong lớp - Sắp xếp được các câu đã cho thành một đoạn văn. II. Đồ dùng dạy học: GV :- Bảng phụ chép nội dung bài tập 3. HS : - Vở . III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ. - Gọi HS đọc đoạn văn viết về một loài chim mà em thích? - GV nhận xét, cho điểm HS. 2.Dạy bài mới. a.Giới thiệu bài. b.Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1:- Yêu cầu HS quan sát tranh. - Bức tranh minh hoạ điều gì? - Khi đánh rơi sách bạn HS đã nói gì? - Lúc đó bạn có sách bị rơi nói thế nào? * Yêu cầu HS đóng vai thể hiện lại tình huống. Bài 2:- Gọi HS lên bảng thực hành . - HS lớp bổ sung. Bài 3:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - GV treo bảng phụ hướng dẫn HS : + Đoạn văn tả về loài chim gì? - Y/cầu HS tự làm bài, đọc bài làm của mình. - GV nhận xét, cho điểm HS. *GV phân tích lời giải: + Câu b- câu mở đầu: Giới thiệu sự xuất hiện của chú chim gáy. + Câu a- tả hình dáng: Những đốm cườm trắng trên cổ chú. + Câu d- tả h/động: nhẩn nha nhặt thóc rơi. + Câu c- câu kết: Tiếng gáy của chú làm cánh đồng thêm yên ả, thanh bình. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Hướng dẫn HS thực hành ở nhà. - Dặn dò chuẩn bị cho giờ sau. - 2 HS lên đọc bài trước lớp . - HS lớp nhận xét. - Cả lớp quan sát tranh, đọc thầm lời của hai nhân vật. - Một bạn đánh rơi sách của bạn ngồi bên cạnh. - Bạn nói: Xin lỗi, tớ vô ý quá. - Bạn nói: Không sao. - 2 HS lên đóng vai t/hiện lại t/ huống. - 1 cặp HS lên làm mẫu, HS lớp nx - Nhiều cặp HS lên thực hành. - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS đọc thầm bảng phụ. + Chim gáy. - HS tự làm bài, 5-6 HS đọc bài làm của mình. - HS lớp nhận xét. *Lời giải: Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt. Cổ chú điểm những đốm cườm trắng rất đẹp. Chú nhẩn nha nhặt thóc rơi bên từng gốc rạ. Thỉnh thoảng chú cất tiếng gáy "cúc cù...cu", làm cho cánh đồng quê thêm yên ả. - HS nghe nhận xét, dặn dò. Sinh hoạt lớp Kiểm điểm các hoạt động trong tuần 22 I .Mục tiêu: Giúp HS : - Nhận thấy được ưu khuyết điểm của lớp và bản thân, từ đó có hướng phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện . - Rèn cho học sinh tính tự giác , thật thà. - Giáo dục học sinh ngoan, có ý thức học tập tốt. II .Chuẩn bị: - Sổ theo dõi các hoạt động III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 1, ổn định tổ chức: - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. - Cả lớp hát. 2,Tiến hành sinh hoạt: - Lớp trưởng gọi từng tổ trưởng lên nhận xét các hoạt động của tổ mình: +Tổ 1 : + Tổ 2:... + Tổ 3: ... -HS phát biểu ý kiến: - Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động của lớp trong tuần 22 - HS phát biểu ý kiến: - GV nhận xét chung các hoạt động của lớp. + Ưu diểm:- Đa số các em có ý thức chấp hành nề nếp,học tập có nhiều cố gắng. Điển hình là các em : Thế Anh , Lệ , Tuấn , Huyền - Vệ sinh sạch sẽ - Truy bài nghiêm túc , có chất lượng . + Tồn tại : Ngoài sự cố gắng của các em ,lớp ta vẫn còn một số em chưa cố gắng Chưa có ý thức chuẩn bị bài, chưa thuộc bài như em :Quyên, Ngọc - Trong lớp còn hay mất trật tự : Bắc , Tuấn . . - Một số hs còn viết chữ xấu : Hoàng A, Bắc , Hai. +Biện pháp khắc phục: - Cần cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện . - Cần cố gắng chú ý nghe giảng , hăng hái xây dựng bài . - Khắc phục những tồn tại . - Tổ chức cho học sinh vui văn nghệ . - Thi kể chuyện người tốt , việc tốt . 3,Đề ra phương hướng học tập tuần 23 : - Duy trì sĩ số và nề nếp học tập - Có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp... - Thi đua học tập tốt chào mừng ngày thành lập đoàn 26-3 - Tích cực rèn chữ viết .
Tài liệu đính kèm: