Giáo án các môn khối 2 - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong - Tuần 29

Giáo án các môn khối 2 - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong - Tuần 29

Tuần 29 Chủ đề: Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

 Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

Ngày dạy :Thứ hai ngày 31 tháng 3 năm 2014

TẬP ĐỌC

NHỮNG QUẢ ĐÀO

I.MỤC TIÊU

1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.

- Đọc trơn toàn bài.Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng nhân vật.

2.Rèn kĩ năng đọc hiểu.

Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải: hài lòng, thơ dại, nhân hậu.

Hiểu nội dung của của câu chuyện: Nhờ những quả đào, ông biết tính nết các cháu, đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhường đào cho bạn.

- GDKNS+BVMT: GD kĩ năng tự nhận thức bản thân. Xác định giá trị bản thân.

II.CHUẨN BỊ

 GV:Viết sẵn câu hướng dẫn đọc

 HS: Đọc bài trước.

 

doc 22 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Chủ đề: Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
 Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
Ngày dạy :Thứ hai ngày 31 tháng 3 năm 2014
TẬP ĐỌC
NHỮNG QUẢ ĐÀO
I.MỤC TIÊU
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trơn toàn bài.Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
- Đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng nhân vật.
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu.
Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải: hài lòng, thơ dại, nhân hậu.
Hiểu nội dung của của câu chuyện: Nhờ những quả đào, ông biết tính nết các cháu, đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhường đào cho bạn.
- GDKNS+BVMT: GD kĩ năng tự nhận thức bản thân. Xác định giá trị bản thân.
II.CHUẨN BỊ
 GV:Viết sẵn câu hướng dẫn đọc
 HS: Đọc bài trước.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
Bài “ Cây dừa”- TLCH 1, 2, 3/ SGK /89.
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1 : Luyện đọc .25-28’
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện đọc
 Gv đọc mẫu toàn bài
Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a.Đọc từng câu ( HS TB,yếu, )
Hướng dẫn đọc từ khó ( Chú ý rèn phát âm cho HS TB, Y ) 
b.Đọc từng đoạn trước lớp 
 HS yếu, TB yêu cầu đọc trơn, phát âm đúng. 
HS khá giỏi ngắt nghỉ đúng biết thể hiện giọng đọc phù hợp với từng nhân vật.
Gv hướng dẫn giọng đọc
Hướng dẫn đọc, h/d ngắt nghỉ đọc câu dài 
Giải nghĩa từ( chú giải)
 Gv đặt câu hỏi – giải nghĩa từ. 
Giải nghĩa thêm từ : nhân hậu
- Người như thế nào được gọi là người nhân hậu ?
c.Đọc từng đoạn trong nhóm
nhận xét – tuyên dương
d.Thi đua giữa các nhóm
 (đoạn ,bài)
TIẾT 2
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 15-17’
Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi 
Đoạn 1 : - Người ông dành những quả đào cho ai ? ( Học sinh TB, yếu )
Đoạn 2 :- Xuân làm với những quả đào ? (Học sinh TB, yếu) 
- Ông nhận xét gì về Xuân ? Vì sao ông nhận xét như vậy ? (Học sinh khá, giỏi) 
Đoạn 3: - Xuân làm với những quả đào ? (Học sinh TB, yếu)
- Ông nói gì về Vân ? Vì sao ông nói như vậy ? ( HS khá, giỏi )
Đoạn 4 – Việt làm gì với quả đào ? (Học sinh TB, yếu)
- Ông nói Việt như thế nào ? ( HS khá, giỏi )
- Em thích nhân vật nào ? Vì sao ? ( HS khá, giỏi )
Gv chốt : 
Hoạt động 3: Luyện đọc lại 15’
Giáoviên lưu ý học sinh giọng đọc, ngắt nghỉ.
GV chia nhóm (4nhóm) HS tự phân vai.
( HS TB, Yếu đọc vai nhân vật – HS khá, giỏi đọc dẫn truyện )
Thi đua giữa các nhóm
Nhận xét -tuyên dương
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
- Qua những quả đào ông biết gì vè các cháu? ( HS Khá – Giỏi )
- Việt có gì đáng khen ?
Giáo dục:
Dặn dò : Đọc bài chuẩn bị tiết kể chuyện. 
 Đọc trước bài : Cây đa quê hương
Đọc thuộc lòng bài thơ. Ngắt nhịp đúng. Đọc giọng nhẹ nhàng, hồn nhiên. 
Nghe theo dõi
Nối tiếp nhau đọc từng câu
 Đọc trơn, đọc đúng các từ: làm vườn, vứt, ngạc nhiên. ( CN- ĐT ) (HS G,K đọc trước HS TB, Y đọc lại)
Nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Ngắt nghỉ đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ. Đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng nhân vật . . (HS G,K đọc trước HS TB, Y đọc lại)
Hiểu nghĩa từ( chú giải ) (HS TB,Y nêu HS G,K bổ sung)
Người biết thương người đối xử tốt với người khác.
Luân phiên nhau đọc
 Nối tiếp nhau đọc
Hiểu nội dung của câu chuyện: Nhờ những quả đào, ông biết tính nết các cháu, đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhường đào cho bạn.
Đọc đúng vai – Ngắt nghỉ đúng.Gịong đọc phù hợp đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật. 
Nhận xét, chọn nhóm đọc hay nhất.
Ghi nhận sau tiết dạy
................ ..............
KỂ CHUYỆN
NHỮNG QUẢ ĐÀO
 I.MỤC TIÊU 
1. Rèn kĩ năng nói :
Biết kể lại từng đoạn câu chuyện dựa vào tóm tắt.
Biết cùng các bạn phân vai, dựng lại toàn bộ câu chuyện.
2.Rèn kĩ năng nghe:Tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
- GDKNS+BVMT: GD kĩ năng tự nhận thức bản thân. Xác định giá trị bản thân.
 II.CHUẨN BỊ
Gv: Thuộc câu chuyện . 
 HS:Chuẩn bị bài trước
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Câu chuyện : Kho báu - TLCH 1, 3, 4/ SGK / 92(Gọi 3 HS )
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện.
 1.Giới thịêu bài.
 2.Hướng dẫn HS kể chuyện
2.1 Tóm tắt nội dung từng đoạn câu chuyện.
 Yêu cầu HS tóm tắt nội dung từng đoạn bằng 1 cụm từ hoặc 1 câu. 
2.2 Kể từng đoạn câu chuyện 
Gọi 1 HS giỏi kể mẫu.
- Kể trong nhóm ( 2 bàn 1 nhóm )
- Kể trước lớp 
Nhận xét – Tuyên dương 
 Nhận xét
2.3 Phân vai dựng lại câu chuyện.
Gv chi 4 nhóm – Các nhóm phân vai dựng lại câu chuyện.
Tổ chức các nhóm thi kể.
Nhận xét- bình chọn nhóm kể hay nhất.
 Nhận xét
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
- Qua những quả đào ông biết gì về các cháu của mình ? 
- Em thích nhân vật nào ? vì sao ?
Giáo dục HS : 
Dặn dò :Về nhà tập kể lại câu chuyện nhiều lần.
Đọc trước câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng.
 Kể đủ nội dung - Giọng kể phù hợp với từng nhân vật, biết kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
Biết tóm tắt nội dung từng đoạn bằng 1 câu hoặc 1 cụm từ.
VD: 
Đoạn 1 : Chia đào./ Quà của ông./...
Đoạn 2: Chuyện của Xuân./ Xuân làm gì với quả đào./...
Đoạn 3: Chuyện của Vân./ Cô bé ngây thơ./...
Đoạn 4 : Chuyện của Việt/ Tấm lòng nhân hậu./...
Dựa vào tóm tắt kể được từng đoạn câu chuyện . Giọng kể tự nhiên, phù hợp, biết kết hợp với cử, điệu bộ, nét mặt.
Tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
Kể đúng vai- giọng kể phù hợp.
Giọng kể tự nhiên, phù hợp, biết kết hợp với cử, điệu bộ, nét mặt.
 	Ghi nhận sau tiết dạy
................ ..............
TOÁN
CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200
 I.MỤC TÊU
 Giúp HS biết:
1. Nhận biết được các số từ 111 đến 200.
2. Đọc và viết thành thạo các số từ 111 đến 200.
3. So sánh các số từ 111 đến 200. 
4. Nắm được thứ tự các số từ 111 đến 200.
II.CHUẨN BỊ
GV: Đồ dùng dạy Toán
 HS: VBT – Đồ dùng học Toán
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Gọi HS làm bài tập 4VBT / 58( 2HS)
Đọc và viết các số từ 101 đến 110.
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Nhận biết được các số từ 111 đến 200. 10 `
*. GV giới thiệu bảng SGK
Hướng dẫn HS phân tích, viết số, đọc số.
Tiến hành từng số.
- Hình vẽ có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ? Hoặc nêu số trăm, số chục, số đơn vị ? ( Học sinh TB, yếu )
- Nêu cách viết số, đọc số ? ( HS khá, giỏi )
Hướng dẫn Hs đọc: 
Tương tự các số còn lại.
Gv yêu cầu HS lấy hình để biểu diễn số.
- Đọc các số 111; ...; 200
- Các số từ 111 đến 200 là các số có mấy chữ số ? ( Học sinh TB, yếu )
- Trong các số đó có số nào khác hơn so với số còn lại ? ( HS khá, giỏi )
- Yêu cầu HS xác định chữ số ở mỗi cột ?
Luyện tập 20`
Hoạt động 2 : Đọc và viết thành thạo các số từ 111 đến 200.
* Bài 1/SGK/ 145 ( HS Yếu )
Hoạt động 3: Nắm được thứ tự các số từ 111 đến 200.
* Bài 2 / SGK / 145
HS yếu làm bài a, c.
- Yêu cầu hS nhận xét dãy số trên tia số ?
Hoạt động 4: So sánh các số từ 111 đến 200.
* Bài 3 / SGK / 145
 ( HS yếu làm 1 cột )
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
Hát truyền hoa đọc các số : 111, 133, 159, 126 , 140. 189.
 Dặn dò : BTVN / VBT/ 59
HS yếu về nhà làm tiếp bài 2b ,3 vào vở.
 Chuẩn bị bài Các số có ba chữ số. 
So sánh các số rồi viết theo thứ tự.
Rèn kĩ năng đọc và viết các số từ 101 đến 110.
Biết các số từ 111 đến 200 gồm các trăm. chục, đơn vị .
Biết đọc và viết thành thạo các số từ 111 đến 200.
VD viết : 111
 Đọc : Một trăm mười một.
Biết số 111 có chữ số ở cột trăm và cột chục, cột đơn vị giống nhau đều là chữ số 1 nhưng có giá trị khác nhau.
Đọc miệng
Vở trắng – Bảng phụ.
Vở trắng – Bảng nhựa 
Ghi nhận sau tiết dạy
................ ..............
Ngày dạy :Thứ ba ngày 1 tháng 4 năm 2014
TOÁN
CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I.MỤC TÊU
 Giúp HS :
 Nhận biết được các số có 3 chữ số, biết cách đọc, viết chúng. Nhận biết số có 3 chữ số gồm số trăm, số chục và số đơn vị.
II.CHUẨN BỊ
GV: Bài tập 1 VBT- Đồ dùng dạy Toán
 HS: VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Bài 3 /VBT / 59 ( 2 HS làm )
Đọc và viết các số từ 110 đến 200.
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu các số có ba chữ số 10`
 *. GV giới thiệu bảng SGK
Hướng dẫn HS phân tích, viết số, đọc số.
Tiến hành từng số.
- Hình vẽ có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ? Hoặc nêu số trăm, số chục, số đơn vị ? ( Học sinh TB, yếu )
- Nêu cách viết số, đọc số ? ( HS khá, giỏi 
Hướng dẫn Hs đọc: 
Tương tự các số còn lại.
Gv yêu cầu HS lấy hình để biểu diễn số.
- Đọc các số 243; 235; 310; 240; 411; 205; 252 
- Các số trên là các số có mấy chữ số ? ( Học sinh TB, yếu ) 
- Yêu cầu HS xác định chữ số ở mỗi cột
Luyện tập 15`
Hoạt động 2: Nhận biết các số có ba chữ số.
* Bài 1 / SGK / 147
Hoạt động 3: Rèn kĩ năng đọc các số có ba chữ số
* Bài 2 / SGK / 147
Hoạt động 4: Rèn kĩ năng viết các số có ba chữ số
* Bài 3 / SGK / 147
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
Tổ chức cho hS hát truyền hoa đọc số có ba chữ số.
Dặn dò : chuẩn bị bài So sánh các số có ba chữ số.
 BTVN / VBT/ 60
So sánh các số từ 110 đến 200.
Rèn kĩ năng đọc và viết các số từ 110 đến 200.
Quan sát hình và nhận biết số trăm, số chục, số đơn vị.
Viết số 
VD: 243
Đọc : Hai trăm bốn mươi ba.
Nhân biết các số :243; 235; 310; 240; 411; 205; 252 là các số có ba chữ số.
SGK – Bảng phụ ( giấy )
SGK – Bảng phụ- Thi đua theo nhóm 
Vở trắng – bảng nhựa
Ghi nhận sau tiết dạy
................ ..............
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ ?
 I.MỤC TIÊU
 	Giúp HS : 
1. Mở rộng vốn từ về cây cối.
2. Biết dựa vào tranh đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Để làm gì?
- GDBVMT: GD ý thức chăm sóc, bảo vệ cây cối.
II.CHUẨN BỊ 
 	 Gv : Tranh ảnh cây ăn quả, Tranh bài tập 3.
 	HS: VBT
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Gọi Hs kể tên các loài cây lương thực, cây ăn quả, cây bóng mát, cây hoa, cây lấy gỗ.
Bài 2 – Gọi HS đặt  ... .
II.CHUẨN BỊ
GV: 
 HS: VBT 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Gọi HS làm bài tập 1VBT / 62 ( 2HS)
Nêu cách so sánh.
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Luyện tập 30`
Hoạt động 1: Đọc, viết số có 3 chữ số. 
* Bài1 / SGK / 149
Hoạt động 2 : Nắm được thứ tự các số có ba chữ số. 
* Bài 2 / SGK / 149
- Yêu cầu Hs nhận xét dãy số ? ( HS khá, giỏi nêu HS TB,Y nhắc lại )
Hoạt động 3: Luyện tập so sánh các số có ba chữ số.
* Bài 3 / SGK / 149
Nêu cách so sánh. ( HS khá, giỏi nêu HS TB,Y nhắc lại )
* Bài 4 / SGK / 149 
- MT: So sánh, xếp theo thứ tự từ bé đến lớn
* Bài 5 / SGK / 149
- MT: Luyện ghép hình. 
Tổ chức cho HS xếp hình theo nhóm đôi.
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
- Nêu cách so sánh số có ba chữ số ? 
Dặn dò : BTVN / VBT/ 63 
 Chuẩn bị bài Mét
Rèn kĩ năng so sánh các số có ba chữ số.
SGK / 149– Bảng phụ.
SGK / 149– Bảng phụ. ( HS yếu làm 3 bài )
Biết : Bài a. Dãy số tròn chục
 b. Dãy số tròn trăm
c,d. Dãy số được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
Vở trắng – Bảng nhựa ( hS yếu làm 1 cột )
Vở trắng – Bảng nhựa 
( HS khá giỏi có thể xếp thêm các hình khác.)
Ghi nhận sau tiết dạy
................ ..............
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
I.MỤC TIÊU 
Sau bài học giúp hs biết : 
1. Nói tên và nêu ích lợi của một số loài vật sống dưới nước .
2. Nói tên một số loài vật sống ở nước mặn, nước ngọt.
3. Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
- GDKNS+ BVMT: GD kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí thông tin. Kĩ năng ra quyết định, giao tiếp, hợp tác.
II.CHUẨN BỊ 	
 	 GV + HS: Sưu tầm các tranh ảnh, các loài vật sống dưới nước.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1:Làm việc với SGK . (15`)
GV chia nhóm đôi 
Yêu cầu HS quan sát hình SGK/ 58, 59.
 - Nói tên và nơi sống của các loài vật có trong hình ? ( HS TB, yếu )
Hướng dẫn hS phân biệt nước mặn ( biển ) và nước ngọt ( ao hồ, sông, suối,  )
- Phân loại loài vật sống nước mặn, loài vật sống nước ngọt ? (HS G,K)
- Nêu ích lợi của loài vật đó ? (HS G,K)
 Gọi hS trình bày
Nhận xét
- Kể tên một số loài vật khác mà em biết ?( HS TB, yếu kể ít loài vật, HS khá, giỏi kể nhiều )
Kết luận : Có rất nhiều loài vật sống dưới nước, có nhiều loài sống ở nước ngọt, có loài sống ở nước mặn . Các loài vật đều có ích chúng ta cần giữ sạch nguồn nước để các loài vật sống dưới nước tồn tại và phát triển.
Hoạt động 2: Kể tên các loài vật sống dưới nước (15`)
GV chia 4 nhóm thảo luận
Yêu cầu HS đem tranh ảnh đã sưu tầm trưng bày sản phẩm – giới thiệu .
Nói tên, nơi sống, mô tả sơ qua về các loài vật đó.
Hướng dẫn HS cách trình bày có thể phân loại:
Loài vật sống nước ngọt / Loài vật sống nước mặn.
Gọi hS trình bàyNhận xét
Kết luận: Đa số các loài vật sống dưới nước đều có ích lợi, cần bảo vệ chúng.
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
 Tổ chức cho HS chơi trò chơi :
 Hai đội mỗi đội 6 em thi kể tên các loài vật sống dưới nước.
Hát bài hát về loài vật sống dưới nước.
Dặn dò : Bảo vệ và chăm sóc loài vật.
 Sưu tầm tranh ảnh loài vật để học bài Nhận biết cây cối và các con vật.
 Biết tên các con vật, nơi sống và ích lợi của chúng. 
Phân biệt loài vật sống nước mặn, loài vật sống nước ngọt. 
1. cua 2. cá vàng 3. cá lóc 
4. trai 5. tôm (nước ngọt )
6. cá ngựa, cá mập, cá ngừ, ốc, sò, tôm ,
( nước mặn )
Ích lợi :Làm thực phẩm, cảnh.
Giới thiệu tên, nơi sống, ích lợi của loài vật .
Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả một số loài vật :
VD:Cá heo 
Đó là loài vật sống ở nước mặn. Nó rất to. Cá heo rất khôn,có thể huấn luyện nó làm xiếc, cứu người ...
Củng cố kiến thức.
 Ghi nhận sau tiết dạy
................ ..............
Ngày dạy :Thứ sáu ngày 4 tháng 4 năm 2014
TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI CHIA VUI
NGHE TRẢ LỜI CÂU HỎI
I.MỤC TIÊU
 	1. Rèn kĩ năng nói:Tiếp tục rèn kĩ năng đáp lời chia trong một số tình huống giao tiếp .
	2. Rèn kĩ năng nghe – hiểu : 
Nghe kể chuyện “ Sự tích hoa dạ lan hương” nhớ và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện .
Hiểu nội dung câu chuyện : Câu chuyện giải thích vì sao hoa dạ lan hương chỉ tỏa hương thơm vào ban đêm, khen ngợi cây hoa dạ lan hương biết cách bày tỏ lòng biết ơn thật cảm động với người đã cứu sống, chăm sóc nó. 
- GDKNS: GD kĩ năng giao tiếp ứng xử văn hóa. Lắng nghe tích cực.
II. CHUẨN BỊ
Gv: Tranh minh họa.
HS: VBT 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Gọi 3 cặp HS thực hành nói lời chúc mừng, đáp lời chúc mừng.
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Đáp lời chia vui. 10`
1.GV giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1 . GV tổ chức cho Hs thảo luận nhóm đôi.
 Yêu cầu HS thảo luận nhóm đưa ra lời chúc – sắm vai. 
Gọi HS thực hành.
Nhận xét – bổ sung
Hoạt động 2: Nghe – trả lời câu hỏi 20`
Bài 2. Gv kể chuyện“ Sự tích hoa dạ lan hương” ( 3 lần ) – kết hợp giải nghĩa từ. Đàm thoại .( GV theo dõi giúp đỡ HS TB, Y)
- Vì sao cây hoa biết ơn ông lão ?
- Lúc đầu cây hoa biết ơn ông lão bằng cách nào ? 
- Về sau cây hoa xin Trời điều gì ?
- Vì saoTrời cho hoa có hương thơm vào ban đêm ? 
Gọi Hs kể toàn bộ câu chuyện .
Nhận xét 
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
Câu chuyện ca ngợi hoa dạ lan hương như thế nào ?
Nhận xét 
 Dặn dò : Thực hành đáp lời chia vui trong giao tiếp hàng ngày.
 Tập kể lại câu chuyện nhiều lần.
Nói lời đáp phù hợp, lịch sự. 
VD: Mình rất cảm ơn các bạn. / Các bạn làm mình cảm động quá.
Nắm MĐ- YC của bài
Biết đáp lời chia vui phù hợp trong giao tiếp hàng ngày với thái độ vui vẻ, lễ phép với người lớn.
VD: a. Rất cảm ơn bạn./ Cảm ơn bạn đã nhớ ngày sinh của mình./ ...
b. Cháu cảm ơn bác. Cháu cũng xin chúc gia đình bác năm mới luôn mạnh khỏe và hạnh phúc./...
c. Chúng em cảm ơn cô./ Chúng em xin hứa sẽ cố gắng nhiều hơn nữa. /...
Nghe kể chuyện nhớ và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện .
 Hiểu nội dung câu chuyện : Câu chuyện giải thích vì sao hoa dạ lan hương chỉ tỏa hương thơm vào ban đêm, khen ngợi cây hoa dạ lan hương biết cách bày tỏ lòng biết ơn thật cảm động với người đã cứu sống, chăm sóc nó. 
Kể lại được toàn bộ câu chuyện.
Ghi nhận sau tiết dạy
................ ..............
TOÁN
MÉT
 I.MỤC TÊU
 Giúp HS biết:
1. Biết mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mét.
 2. Biết được quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài: đề-xi-mét, xăng-ti-mét.
3. Biết làm các phép tính có kèm đơn vị đo độ dài mét.
4. Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
II.CHUẨN BỊ
GV: Thước mét
 HS: VBT 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Gọi HS làm bài tập 2VBT / 63 ( 2HS
Bài 4/ VBT / 63 ( 1 HS )
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu “ mét” 10 `
*. GV giới thiệu cây thước mét, chỉ cho HS thấy rõ vạch số 0, vạch 100.
Độ dài từ vạch số 0 đến vạch số 100 là 1 mét.
Gv vẽ đoạn thẳng có độ dài 1 mét.
Giới thiệu : Mét viết tắt là : m
Gọi HS đo đoạn thẳng có độ dài 1m xem được mấy dm . 
- 1m bằng mấy dm ? 
Yêu cầu học sinh quan sát thước mét.
- 1m = ? cm.
 Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
Luyện tập 20`
Hoạt động 2 : Ghi nhớ mối quan hệ giữa m, cm và dm
* Bài 1/SGK/ 150 ( HS Yếu )
Hoạt động 3: Thực hành cộng trừ với đơn vị đo độ dài.
* Bài 2 / SGK / 150
Thực hiện phép tính trước ghi tên đơn vị sau.
Hoạt động 4: Giải bài toán có liên quan đến đơn vị đo độ dài.
* Bài 3 / SGK / 150
-YC 1 học sinh làm bảng phụ, lớp vở trắng
- Bài toán cho ta biết gì? (HS TB,Y)
- Bài toán yêu cầu ta làm gì? (HS TB,Y)
- Muốn biết cây thông cao bao nhiêu mét ta làm ntn?
Hoạt động 5: Tập ước lượng
* Bài 4 / SGK / 150
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
1m = ? dm
1m = ? cm
 Dặn dò : BTVN / VBT/ 64
 Chuẩn bị bài Kilômét. 
Nhớ thứ tự các số có ba chữ số.
So sánh số có ba chữ số.
Biết tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo độ dài mét.
Ghi nhớ tên gọi mét : m
Thực hành đo nhận biết 1m = 10 dm
 1m = 100cm
- HS làm bảng con- vài hs nêu miệng
Vở trắng – Bảng nhựa.
Vở trắng – Bảng nhựa 
SGK– Bảng nhựa 
Ghi nhận sau tiết dạy
................ ..............
SINH HOẠT TẬP THỂ
 I.MỤC TIÊU 
 	1.Tổng kết đánh giá kết quả học tập và thực hiện nội quy của HS tuần qua.
 	2.Đưa ra phương hướng tuần tới .
3.Sinh hoạt lớp
4.Củng cố trò chơi,bài hát
 II.PHƯƠNG TIỆN 
-GV: Đồ dùng chơi trò chơi -HS: /
 III.CÁC HOẠT ĐỌNG DẠY HỌC
 	1.Ổn định lớp.
HOẠT ĐỘNG 1:Đánh giá các hoạt động trong tuần 
-Lớp trưởng điều khiển-tổ trưởng báo cáo
-Lớp trưởng nhận xét – Các HS khác góp ý kiến bổ sung
-GV nhận xét chung
-GV đưa ra nhận xét trong tuần như sau
*Ưu điểm:
+Tiếp thu bài khá tốt
+Có tinh thần giúp đỡ bạn 
+Vệ sinh trường lớp khá sạch sẽ 
+Hăng say phát biểu bài:
*Tồn tại
+Mặc đồng phục chưa đúng quy định:
+Chưa nghiêm túc trong giờ học:
+Đi học còn trễ:
-Các tổ thảo luận biện pháp khắc phục mặt tồn tại - báo cáo -GV chốt
*Biện pháp khắc phục
-Nhắc nhở những em vi phạm lần sau phải cố gắng,nếu không khắc phục thì lần sau sẽ có hình thức phạt thích đáng cho các em đó 
 HOẠT ĐỘNG 2.Nhận xét chung 
 	 Đa số các em ngoan học bài, làm bài đầy đủ tích cực phát biểu, có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung. Một số em học tập có tiến bộ.Vẫn còn có em chưa bỏ rác đúng nơi quy định, xả rác ra sân trường.
 	Bên cạnh đó vẫn còn có em đọc trơn vẫn chưa thạo, còn đánh vần, vài em viết chữ xấu, học còn thụ động, tính toán chậm .
HOẠT ĐỘNG 3.Sinh hoạt tập thể
-GV dạy cho HS 1 số trò chơi
-HS chơi
-Nhận xét + tuyên dương
-Dặn dò:Thực hiện tốt kế hoạch 
-Nhận xét tiết học
 III.PHƯƠNG HƯỚNG TỚI
-GV nêu kế hoạch
+Phát động phong trào học tập chào mừng ngày Giải phóng Long Khánh, Giải phóng đất nước, Ngày Quốc tế lao động .
+Chấn chỉnh lại nề nếp lớp. Thực hiện tốt nội quy
+Tích cực học tập. Luyện chữ viết. Duy trì việc học phụ đạo
+Tham gia các hoạt động phong trào của trường, lớp đề ra
+Tham gia giải tập MHST thật tốt. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 29.doc