Giáo án Văn hóa giao thông Lớp 2 - Chương trình cả năm

Giáo án Văn hóa giao thông Lớp 2 - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết cách đi bộ trên vỉa hè đúng luật, không tụ tập đùa giỡn ở vỉa hè để bảo đảm an toàn cho bản thân và người đi đường.

2. Kĩ năng:

- HS có hành vi cư xử đúng đắn và văn minh khi gặp sự cố trên đường

3. Thái độ:

- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân không tụ tập đùa giỡn, mua bán trên vỉa; có thái độ văn minh lịch sự khi nhắc nhở mọi người.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tranh ảnh về việc đi bộ, các vỉa hè bị lấn chiếm, cá vỉa hè gần trường học, hình tham gia các phương tiện giao thông công cộng để trình chiếu minh họa.

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2

2. Học sinh

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2.

- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Trải nghiệm:

- H: Em nào hay đi bộ đến trường?

- H: Em có nhận xét gì khi đi trên cá vỉa hè?

- H: Khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng, nếu em ăn bánh kẹo thì em làm gì để giữ vệ sinh chung?

- HS thảo luận theo nhóm đôi, sau đó GV mời một số HS trình bày trước lớp.

 2. Hoạt động cơ bản:

- GV kể câu chuyện “Ai đến trường nhanh hơn?”. – HS lắng nghe.

- GV nêu câu hỏi:

H: Trong câu chuyện, bạn nào đến trường trước? HS trả lời

H: Nếu không gặp sự cố trên đường, Minh và Hải có thể đến trường trước An không? HS trả lời

- HS trao đổi thảo luận theo nhóm đôi.

H: Em thấy các cư xử của Minh và Hải khi gặp sự cố như thế nào?

H: Em có chọn cách đi nhanh đến trường như Minh và Hải không? Vì sao?

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, chốt ý:

 Khi đi bộ trên vỉa hè, chúng ta không nên chen lấn, đẩy xô, không đi nhanh, đi ẩu để bảo đảm an toàn cho bản thân và người đi đường.

 

doc 35 trang Người đăng haibinhnt91 Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Văn hóa giao thông Lớp 2 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án văn hóa giao thông lớp 2 trọn bộ
THIẾT KẾ BÀI DẠY
MÔN: VĂN HÓA GIAO THÔNG – LỚP 2
LỚP 2: BÀI 1
ĐI BỘ AN TOÀN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- HS biết cách đi bộ trên vỉa hè đúng luật, không tụ tập đùa giỡn ở vỉa hè để bảo đảm an toàn cho bản thân và người đi đường.
2. Kĩ năng:
- HS có hành vi cư xử đúng đắn và văn minh khi gặp sự cố trên đường 
3. Thái độ:
- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân không tụ tập đùa giỡn, mua bán trên vỉa; có thái độ văn minh lịch sự khi nhắc nhở mọi người.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh về việc đi bộ, các vỉa hè bị lấn chiếm, cá vỉa hè gần trường học, hình tham gia các phương tiện giao thông công cộng để trình chiếu minh họa.
- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2
2. Học sinh 
- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2.
- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Trải nghiệm:
- H: Em nào hay đi bộ đến trường? 
- H: Em có nhận xét gì khi đi trên cá vỉa hè? 
- H: Khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng, nếu em ăn bánh kẹo thì em làm gì để giữ vệ sinh chung?
- HS thảo luận theo nhóm đôi, sau đó GV mời một số HS trình bày trước lớp.
	2. Hoạt động cơ bản: 
- GV kể câu chuyện “Ai đến trường nhanh hơn?”. – HS lắng nghe.
- GV nêu câu hỏi:
H: Trong câu chuyện, bạn nào đến trường trước? HS trả lời
H: Nếu không gặp sự cố trên đường, Minh và Hải có thể đến trường trước An không? HS trả lời
- HS trao đổi thảo luận theo nhóm đôi.
H: Em thấy các cư xử của Minh và Hải khi gặp sự cố như thế nào?
H: Em có chọn cách đi nhanh đến trường như Minh và Hải không? Vì sao?
- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, chốt ý:
	Khi đi bộ trên vỉa hè, chúng ta không nên chen lấn, đẩy xô, không đi nhanh, đi ẩu để bảo đảm an toàn cho bản thân và người đi đường.
	3. Hoạt động thực hành
Cá nhân trả lời suy nghĩ của mình: “ em sẽ nói điều gì với Minh và Hải trong câu chuyện trên?”
- GV cho HS quan sát hình trong sách ( trang 6) yêu cầu HS nêu tình huống như SGK 
 GV cho HS thảo luận nhóm bốn 3 câu hỏi sau:
H: Theo em, theo em, bạn Nam nói đúng không?
H: Tại sao mọi người trong quán chè đều nhìn Nam?
H: Nếu em là Nam, em sẽ ứng xử như thế nào để thể hiện mình là người lịch sự, có văn hóa?
 - GV mời các nhóm xử lí tình huống đưa ra theo cách của nhóm các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt ý:
Cho dù mình đúng người sai
Chớ nên cự cải chẳng ai quí mình
Cư xử sao cho thấu tình
Người thương bạn quý gia đình yên vui.
4. Hoạt động ứng dụng
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 tình huống như SGK (trang 7). Phân vai để giải quyết xem “ Bạn Ngọc sẽ nói gì với các bạn trong câu chuyện và các bạn ấy sẽ xử sự ra sao?”
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm HS có câu trả lời 
	+ GV cho HS thảo luận nhóm 3. 
	+ GV cho HS đóng vai xử lí tình huống.
	+ GV mời 2 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét.
	+ GV nhận xét, tuyên dương.
GV chốt ý: Vỉa hè là lối đi chung, không nên tụ tập, đùa giỡn làm ảnh hưởng đến người tham gia giao thông.
	5. Củng cố, dặn dò:
GV liên hệ giáo dục: Muốn giữ gìn an toàn cho bản thân, khi đi bộ trên vỉa hè các em phải làm gì?
GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
LỚP 2: BÀI 2
CHẤP HÀNH TÍN HIỆU ĐÈN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- HS biết thực hiện đúng tín hiệu đèn giao thông khi đi bô, đi xe đạp qua đường để bảo đảm an toàn cho bản thân và người đi đường.
2. Kĩ năng:
- HS có hành vi và thói quen đi đúng theo hiệu đèn giao thông khi đi bô, đi xe đạp qua đường khi tham gia giao thông.
3. Thái độ:
- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thực hiện đúng tín hiệu đèn giao thông khi đi bô, đi xe đạp; có thái độ văn minh lịch sự khi nhắc nhở mọi người.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị đồ dung theo yêu cầu SGK để tổ chức trò chơi như: hai tấm bìa có dán hình tròn xanh, đỏ, vàng như màu của đèn giao thôn.
- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp2 để trình chiếu minh họa
2. Học sinh 
- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2.
- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Trải nghiệm:
- H: Em nào hay đi bộ đến trường? Em có nhìn thấy cột đèn tín hiệu ở các ngã tư không?
 - H: Em nào nêu được các ý nghĩa tín hiệu đèn đỏ, đèn vàng, đen xanh,
 - H: Muốn sang đường em thường em gì?
 - H: Em làm gì khi đi xe đạp đến ngã tư mà gặp đèn đỏ? 
	2. Hoạt động cơ bản: 
- GV kể câu chuyện “Phải nhớ nhìn đèn giao thông?”. – HS lắng nghe.
- GV nêu câu hỏi:
H: Tại sao anh em Hải bị xe gắn máy va phải? HS trả lời
H: Tại sao kkhi có tín hiệu đèn đỏ dành cho các phương tiện giao thông mà bạn Nam vẫn có thể qua đường? HS trả lời
H: Theo em, bạn Thảo nói có đúng không?
- HS trao đổi thảo luận theo nhóm đôi.
H: Nếu chúng ta không chấp hành đúng tín hiệu đèn giao thông thì điều gì sẽ xảy ra?
- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, chốt ý:
	Hãy chấp hành đúng tín hiệu đèn giao thông để bảo đảm an toàn cho bản thân và mọi người.
	3. Hoạt động thực hành
Cá nhân trả lời suy nghĩ của mình: “Em sẽ nói điều gì với Minh và Hải trong câu chuyện trên?”
- GV cho HS quan sát hình trong sách (trang 9) yêu cầu HS nêu tình huống như SGK 
 GV cho HS thảo luận nhóm đôi các nội dung sau:
H: Tranh vẽ gì? Tín hiệu đèn giao thông trong tranh chỉ dẫn chúng ta điều gì?
- GV mời các nhóm nêu nội dung các bức tranh thông qua Trò chơi “Ô cử bí mật” các nhóm khác nhận xét đúng sai. Gv chốt nội dung từng tranh.
Hình 1: Tín hiệu đèn đỏ dành cho các phương tiện giao thông, thì người đi bộ được phép sang đường. 
Hình 2: Tín hiệu đèn xanh dành cho các phương tiện giao thông, thì người đi bộ không được phép sang đường. 
Hình 3: Tín hiệu đèn vàng dành cho các phương tiện giao thông thì người đi bộ đứng chờ.
Hình 4: Tín hiệu đèn đỏ dành cho người đi bộ, thì người đi bộ không được sang đường.
Hình 5: Tín hiệu đèn xanh dành cho người đi bộ.	
- GV cho HS xem tranh và nêu tình huống của BT2, yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để giải quyết tình huống trên
Mời các nhóm trình bày , GV chốt ý đúng
Khi muốn đi bộ qua đường ở ngã tư mà kjhoong có cột đèn giao thông thì cần:
Quan sát trước sau xem có xe đang đi tới không .
Đưa tay xin đường và chậm rãi đi sang đường vào đúng vạch dành cho người đi bộ
4. Hoạt động ứng dụng: Trò chơi “Ai nhanh mắt hơn”
- GV cho HS ra sân trường đã được kẻ sa bàn và tiến hành như SGK (trang 11). Phân vai để thực hiện
- GV là người quản trò thay đổi hiệu lệnh liên tục để trò chơi hấp dẫn hơn. 
5. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh có thái đọ tích cực.
Dặn dò HS chuẩn bị bài sau
LỚP 2: BÀI 3
CÀI DÂY AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- HS biết cách cài dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô và máy bay để bảo đảm an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông.
2. Kĩ năng:
- HS có hành vi thực hiện việc cài dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô và máy bay. 
3. Thái độ:
- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thânthực hiện đúng việc cài dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô và máy bay để bảo đảm an toàn cho bản thân và người thân khi tham gia giao thông. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị 1 dây an toàn của xe ô tô để hướng dẫn và thực hành cài dây an toàn.
- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp2 để trình chiếu minh họa
2. Học sinh 
- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2.
- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Trải nghiệm:
- H: Em nào được đi ô tô? Em nào đã được đi máy bay?
 - H: Em có cảm giác gì khi tham gia giao thông bằng các phương tiện đó?
- H: Khi ngồi xe ô tô và máy bay em thường làm gì?
 2. Hoạt động cơ bản: 
- GV đọc câu chuyện “Lần đầu đi máy bay?”. – HS lắng nghe.
- GV nêu câu hỏi:
H: Ba đưa Nam vào thành phố Hồ Chí Minh thăm bác Hai bằng phương tiện gì? HS trả lời
H: Trên máy bay cô tiếp viên hướng dẫnmọi người làm gì? HS trả lời
H: Tại sao chúng ta phải cài dây an toàn khi đi trên 1 sô phương tiện giao thông?
- HS trả lời, các bạn khác bổ sung
- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, chốt ý:
	Hãy luôn cài dây an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông
	3. Hoạt động thực hành
Cá nhân trả lời suy nghĩ của mình: “ em sẽ nói điều gì với Minh và Hải trong câu chuyện trên?”
- GV cho HS quan sát hình trong sách ( trang 13) yêu cầu 2 HS/ 1 nhóm thảo luận nội dung sau: 
H: Tranh vẽ gì? Việc thực hiện của những người trong tranh đúng hay sai? Vì sao?
- Sau 2 phút GV cho HS sử dụng thẻ đúng sai để đưa ra ý kiến, 
GV đưa từng tranh hỏi ý kiến HS sau đó chốt tranh có hành vi đúng và tranh có hành vi sai 
Cho HS giải thích vì sao đúng, vì sao sai? 
Hình 1: Bạn gái ngồi trên ô tô mà không cài dây an toàn là sai.
Hình 2:Người đàn ông ngồi trên máy bay mà không cài dây an toàn là sai.. 
Hình 3: Bạn gái ngồi trên ô tô cài dây an toàn không chặt vào người là sai. 
Hình 4: Bạn gái ngồi trên ô tô dung kéo cắt đứt dây an toàn là hoàn toàn sai.
 Cho HS trả lời cá nhân: “Em sẽ nói gì với các bạn trong các hình?”
GV chốt ý đúng : 
Cài dây an toàn phải đúng qui cách mới đảm bảo an toàn cho bản thân.
4. Hoạt động ứng dụng: 
- GV cho HS đọc câu chuyện trong SGK (trang 14)
Phân lớp thành 4 nhóm , 2 nhóm sẽ thảo luận và phân vai cho tình huống a và 2 nhóm thảo luận và phân vai cho tình huống b.
Minh không cài dây an toàn như lời chú Ba nhắc nhở. Xe đang chạy bỗng 1 chú chó đột ngột băng qua đường, chú Ba thắng gấp( H: Điều gì sẽ xảy ra?)
Minh nghe lời chú B, cài dây an toàn cẩn thận. Xe đang chạy, bỗng một chú chó đột ngột băng qua đường, chú Ba thắng gấp( H: Điều gì sẽ xảy ra?)
GV cho 2 nhóm đongvai lại 2 tình huống trên, các nhóm khác bổ sung. 
GV chốt ý đúng: Cho HS đọc câu thơ:
 Dây an toàn bảo vệ ta
 Cài đúng quy cách mới là an tâm
5. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh có thái độ tích cực.
Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
Bài soạn Văn hóa giao thông
Bài 4- lớp 2
GIÚP ĐỠ NG ... i lớn nào ở gần đó biết để họ can ngăn, hoặc gọi điện thoại báo cho các chú công an, v.v 
3. Hoạt động thực hành:
- GV cho HS quan sát các tranh trong sách, yêu cầu HS lần lượt xác định hành vi đúng, sai của các bạn trong tranh bằng hình thức giơ thẻ Đúng/ Sai. GV yêu cầu một vài em giải thích về sự lựa chọn của mình.
- GV hỏi: Em sẽ làm gì khi nhìn thấy hành động của những người trong các hình đó? Vì sao?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
Kết luận: Biển báo GT là của công, ta cần gìn giữ, không được nghịch phá.
4. Hoạt động ứng dụng:
- GV cho HS nêu tình huống theo nội dung bài tập.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, sau đó mỗi cá nhân tự làm vào vở nháp bài tập sau:
Hãy viết tiếp câu chuyện sau: “Chiều nay, trên đường đi học về, Trọng và Thắng nhặt những viên đá nhỏ trên đường, vừa đi vừa ném lung tung. Đến ngã ba, thấy biển báo “Cấm rẽ phải”, hai bạn liền thi nhau ném đá vào biển báo, xem ai ném trúng nhiều nhất. Vừa lúc đó, Hồng-bạn cùng lớp với Trọng và Thắng-đi tới. Thấy các bạn làm thế, Hồng nói:”.
- GV mời một số em lần lượt trình bày đoạn tiếp của câu chuyện, các em khác bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, tuyên dương HS có cách xử lý hay.
- GV cho HS đóng vai xử lí tình huống:
	+ GV cho HS thảo luận nhóm 3 để phân công, chuẩn bị đóng vai, sau đó mời một số nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét.
	+ GV nhận xét, tuyên dương nhóm diễn hay nhất.
- GV chốt ý: 
Nghịch phá biển báo giao thông
Đó là điều xấu em không được làm. 
	5. Củng cố, dặn dò:
- GV liên hệ giáo dục: Khi thấy người khác nghịch phá BBGT, các em phải làm gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
 HS tự do phát biểu ý kiến.
HS tự do phát biểu ý kiến.
HS tự do phát biểu ý kiến.
HS lắng nghe.
Thấy hai bạn nghịch phá BBGT, Thủy đã can ngăn các bạn một cách cương quyết.
Theo em, hành động của Thủy rất đúng, vì BBGT là của chung. Nó giúp mọi người lưu thông an toàn trên đường phố nên chúng ta cần phải giữ gìn, không được nghịch phá.
 HS tự do phát biểu ý kiến.
Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Hình 1: Sai. Vì bạn nhỏ trèo lên BBGT sẽ làm gãy đổ BBGT và gây nguy hiểm cho chính bạn đó.
Hình 2: Sai. Vì BBGT là của chung. Nó giúp mọi người lưu thông an toàn trên đường phố nên chúng ta cần phải giữ gìn, không được nghịch phá.
Hình 3: Sai. Vì hai bạn nhỏ tự ý sơn lên BBGT sẽ khiến cho người đi đường không nhìn thấy được nội dung BBGT và dễ gây tai nạn
Vài HS nhắc lại.
HS lắng nghe.
HS thảo luận nhóm đôi, sau đó mỗi cá nhân tự làm vào vở nháp.
 - Một số em lần lượt trình bày đoạn tiếp của câu chuyện, các em khác bổ sung ý kiến.
- Nhận xét, tuyên dương bạn có cách xử lý hay.
- HS đóng vai xử lí tình huống:
	+ HS thảo luận nhóm 3 để phân công, chuẩn bị đóng vai, sau đó mời một số nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét.
	+ Nhận xét, tuyên dương nhóm diễn hay nhất.
Vài HS nhắc lại.
HS trả lời.
Bài 8: KHI NGƯỜI THÂN UỐNG BIA, RƯỢU NHƯNG VẪN ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
 Học sinh hiểu được đã uống rượu, bia thì không nên điều khiển phương tiện giao thông.
Kĩ năng:
Biết cách khuyên người thân không điều khiển phương tiện giao thông khi uống rượu, bia.
Thái độ:
Nhắc nhở người thân khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông thì không nên uống rượu, bia.
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh minh họa bài học trong sách Văn hóa giao thông 2.
- Sưu tầm thêm các tranh minh họa về cảnh uống rượu, bia khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông.
- Bảng phụ.
2. Học sinh: 
 Sách Văn hóa giao thông 2.
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Trải nghiệm
- Gọi 1 học sinh đọc câu chuyện “An toàn là trên hết.”
- Một học sinh đọc, lớp đọc thầm.
- An được ba chở đến nhà ai chơi?
- An được ba chở đến nhà chú Thịnh chơi.
- Sau khi gặp bạn bè ba An đã làm gì?
- Sau khi gặp bạn bè ba An đã ăn cơm và uống khá nhiều bia, rượu.
- Sau khi uống bia, ba An đã chạy xe như thế nào? 
- Sau khi uống bia ba An lái xe không được như mọi khi. Tay lái ba loạng quạng, lúc thì lái sang trái, lúc thì lái sang phải.
- Thấy ba chạy xe không cẩn thận như thường ngày, An đã làm gì?
- Thấy ba chạy xe không cẩn thận như thường ngày, An đã khuyên ba dừng xe và phản ứng mạnh mẽ khi ba vẫn lái xe.
- Sau khi An phản ứng mạnh mẽ, ba An đã làm gì?
- Em nhận xét gì về cách xử lí của An?
- Sau khi An phản ứng mạnh mẽ, ba An đã dừng xe lại.
- An đã xử lí tình huống trên rất tốt.
- Khi người thân uống rượu, bia mà vẫn điều khiển các phương tiện giao thông, em nên làm gì?
- HS: Khi người thân uống rượu, bia mà vẫn điều khiển các phương tiện giao thông, em sẽ ngăn cản và không cho họ điều khiển phương tiện giao thông.
- GV treo bảng phụ và gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
- Kết luận: Khi người thân uống quá nhiều rượu, bia mà vẫn điều khiển phương tiện giao thông thì không chỉ nguy hiểm cho bản thân mà còn gây nguy hiểm cho những người xung quanh.
- 2 đến 3 học sinh đọc lại phần ghi nhớ
2. Hoạt động thực hành:
- GV treo tranh.
- HS quan sát tranh
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 làm các bài tập trong sách giáo khoa.
- HS thảo luận.
- GV gọi đại diện nhóm trình bày.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.
- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét và chốt ý đúng.
- Chọn các ý: 1, 3, 4, 5, 6
- GV gọi học sinh phân tích vì sao chọn hoặc không chọn các ý trong hoạt động thực hành.
- Học sinh nêu ý kiến.
3. Hoạt động ứng dụng:
- GV nêu tình huống: Nếu em là Minh trong câu chuyện sau, em sẽ nói gì với ba mẹ?
- GV chia lớp thành các nhóm (nhóm 4) phát bảng phụ và giao nhiệm vụ.
- GV yêu cầu học sinh thảo luận.
- HS nhận nhiệm vụ.
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- HS thực hiện.
- Yêu cầu nhóm khác nhận xét. 
- HS trình bày ý kiến.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV treo bảng phụ ghi phần ghi nhớ trong sách và gọi học sinh đọc.
- 2 HS nêu:
Em cần nhắn nhủ người thân
Đã uống bia rượu thì đừng lái xe.
4. Củng cố, dặn dò:
GV tổ chức cho HS triển lãm tranh đã sưu tầm.
- HS tham gia triển lãm tranh.
Nhận xét, tuyên dương
GV: Khi thấy người thân uống bia mà vẫn điều khiển phương tiện giao thông em sẽ làm gì? Vì sao?
- Học sinh nêu ý kiến
- GV nhận xét và chốt ý: Để đảm bảo an toàn cho người thân và những người xung quanh tham gia giao thông thì khi người thân uống nhiều rượu, bia ta nên khuyên họ không nên lái xe.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Học sinh về nhà chuẩn bị bài 9.
Bài 9: KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG (ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG THỦY)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
 Học sinh biết giữ vệ sinh, không xả rác bừa bãi trên đường bộ, đường thủy là thể hiện nếp sống văn minh.
Kĩ năng:
Học sinh biết giữ vệ sinh chung khi đi trên đường bộ, đường thủy.
Thái độ:
Học sinh thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện giữ vệ sinh, không xả rác bừa bãi trên đường bộ, đường thủy
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh minh họa bài học trong sách Văn hóa giao thông 2.
- Bảng phụ.
2. Học sinh: 
Sách Văn hóa giao thông 2.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Trải nghiệm
- Gọi 1 HS đọc câu chuyện “Không xả rác bừa bãi trên đường giao thông (đường bộ, đường thủy).”
- Một học sinh đọc, lớp đọc thầm.
- Khôi được ba mẹ chở đi du lịch ở đâu ?
- Khôi được ba mẹ chở đi du lịch ở vùng sông nước miền Tây Nam Bộ.
- Khôi thích điều gì khi đi du lịch cùng ba mẹ?
 - Khôi rất vui khi lần đầu được ngồi trên xuồng ngắm sông nước và cây trái ven bờ.
- Ăn trái cây xong Khôi định vứt bì đựng vỏ trái cây đi đâu? 
- Ăn trái cây xong Khôi định vứt bì đựng vỏ trái cây xuống sông.
- Tại sao mẹ ngăn Khôi vứt rác xuống sông?
- Mẹ ngăn Khôi vứt rác xuống sông vì nếu vứt rác xuống sông nguồn nước sẽ bị ô nhiễm.
- Vứt rác xuống sông sẽ gây ra những tác hại gì?
- HS nêu ý kiến.
- Kết luận: Vứt rác xuống sông sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường, 
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ.
Xả rác bừa bãi khi tham gia giao thông là hành vi thiếu văn hóa.
2. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Hãy ghi S vào ở hình ảnh thể hiện hành động không được làm.
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu bài 1.
- HS đọc
- GV treo tranh.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi.
- HS thảo luận.
- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: 
‘Đố bạn”
- GV gọi từng cặp hỏi đáp.
- HS thực hiện.
- Vậy theo em những hình ảnh nào thể hiện hành động không được làm?
- HS: Hình ảnh ở các tranh: tranh thứ 1, tranh thứ 2, tranh thứ 4.
- Những tranh nào vẽ cảnh giao thông đường bộ? Tranh nào vẽ cảnh giao thông đường thủy?
- Tranh vẽ cảnh giao thông đường bộ là tranh 1, tranh 2, tranh 3, tranh 6.
- Tranh vẽ cảnh giao thông đường thủy là tranh 4, tranh 5.
* Giáo dục học sinh thực hiện đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ và đường thủy.
Bài 2: Em sẽ nói gì với những người trong hình ảnh thể hiện hành động không được làm ở bài tập 1.
- GV gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2. 
- GV chia lớp thành các nhóm (nhóm 4) và yêu cầu các nhóm thảo luận.
- HS thực hiện.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm trình bày ý kiến
- GV nhận xét.
* Dặn dò học sinh khi tham gia giao thông đường bộ và đường thủy không nên xả rác bừa bãi.
3. Hoạt động ứng dụng:
Hãy viết tiếp câu chuyện
- GV chia lớp thành các nhóm và phát bảng phụ.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận
- Các nhóm thảo luận và trình bày ý kiến vào bảng phụ.
- Gọi các nhóm trình bày ý kiến.
- Các nhóm nêu ý kiến.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Vì sao không nên vứt rác ra đường?
- Vứt rác ra đường sẽ gây ô nhiễm môi trường.
 Chốt ý: Việc giữ gìn vệ sinh môi trường rất quan trọng vì vậy: 
 Đừng vì một phút tiện tay
 Mà đem vứt rác ra ngay mặt đường
 Sẽ gây ô nhiễm môi trường
 Làm mất vẻ đẹp phố phường đó em.
- 3 HS đọc lại 
4. Củng cố, dặn dò:
* Giáo dục: Khi tham gia giao thông đường bộ, đường thủy em cần làm gì để giữ vệ sinh chung?
- Không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài 10.
Tham khảo thêm tài liệu về giáo án lớp 2:
https://vndoc.com/giao-an-lop-2-tron-bo/download

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_van_hoa_giao_thong_lop_2_chuong_trinh_ca_nam.doc