Giáo án Tổng hợp các môn khối 2 - Trường tiểu học A Mỹ Phú - Tuần 34

Giáo án Tổng hợp các môn khối 2 - Trường tiểu học A Mỹ Phú - Tuần 34

I. Yêu cầu cần đạt: ( CKTKN: 78 SGK: 173)

- Thuộc bảng nhân và bảng chia 2,3,4,5 để tính nhẩm.

- Biết tính gi trị của biểu thức có hai dấu phép tính ( trong đó có một dấu nhân hoặc chia trong phạm vi bảng tính đ học).

- Biết giải bi tốn cĩ mọt php chia.

- Nhận biết một phần mấy của một số.

- BT cần lm: bi1, bi 2, bi 3, bi 4.

II. Chuẩn bị

- GV: Bảng phụ, phấn màu.

- HS: Vở, bảng con.

III. Các hoạt động

 

doc 37 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1185Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 2 - Trường tiểu học A Mỹ Phú - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34 Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2012
TOÁN 
Tiết 173: ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA (TT)
Yêu cầu cần đạt: ( CKTKN: 78 SGK: 173)
Thuộc bảng nhân và bảng chia 2,3,4,5 để tính nhẩm.
Biết tính giá trị của biểu thức cĩ hai dấu phép tính ( trong đĩ cĩ một dấu nhân hoặc chia trong phạm vi bảng tính đã học).
Biết giải bài tốn cĩ mọt phép chia.
Nhận biết một phần mấy của một số.
BT cần làm: bài1, bài 2, bài 3, bài 4.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ, phấn màu.
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ : Ôn tập về phép nhân và phép chia:
Sửa bài 5.
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
Hỏi: khi biết 4 x 9 = 36 có thể ghi ngay kết quả của 36 : 4 không? Vì sao?
Nhận xét bài làm của HS.
Bài 2:
Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm bài.
Yêu cầu HS nêu cách thực hiện của từng biểu thức trong bài.
Nhận xét bài của HS và cho điểm.
Bài 3:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Có tất cả bao nhiêu bút chì màu?
Chia đều cho 3 nhóm nghĩa là chia ntn?
Vậy để biết mỗi nhóm nhận được mấy chiếc bút chì màu ta làm ntn?
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4:
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
Vì sao em biết được điều đó?
Hình a đã khoanh vào một phần mấy số hình vuông, vì sao em biết điều đó?
4. Củng cố – Dặn dò 
Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
Chuẩn bị: Oân tập về đại lượng.
Hát
2 HS lên bảng sửa bài, bạn nhận xét.
Làm bài vào vở bài tập. 16 HS nối tiếp nhau đọc bài làm phần a của mình trước lớp, mỗi HS chỉ đọc 1 con tính.
Có thể ghi ngay kết quả 36:4=9 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Có 27 bút chì màu, chia đều cho 3 nhóm. Hỏi mỗi nhóm có mấy bút chì màu.
Có tất cả 27 bút chì màu.
Nghĩa là chia thành 3 phần bằng nhau.
Ta thực hiện phép tính chia 27:3
Bài giải.
	Số bút chì màu mỗi nhóm nhận 	được là:
	27 : 3 = 9 (chiếc bút)
	Đáp số: 9 chiếc bút.
Hình nào được khoanh vào một tư số hình vuông?
Hình b đã được khoanh vào một phần tư số hình vuông.
Vì hình b có tất cả 16 hình vuông, đã khoanh vào 4 hình vuông.
Hình a đã khoanh vào một phần năm số hình vuông, vì hình a có tất cả 20 hình vuông đã khoanh vào 4 hình vuông.
V. DUYỆT (Đĩng gĩp ý kiến)	
	Tổ trưởng	Hiệu trưởng
Thứ ba ngày 1 tháng 5 năm 2012
Tập đọc 
Tiết 91: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
Yêu cầu cần đạt: (CKTKN: 46 SGK: )
Đọc rành mạch tồn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
Hiểu ND: Tấm lịng nhân hậu, tình cảm quý trọng của bạn nhỏ đối với bác hàng xĩm làm nghề nặn đồ chơi. ( trả lời câu hỏi 1,2,3,4).
HS khá, giỏi trả lời câu hỏi 5.
* KNS: Giao tiếp, thể hiện sự thơng cảm, ra quyết định.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ trong bài tập đọc. Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. Một số các con vật nặn bằng bột.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ : Lượm
Gọi HS lên đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Lượm.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Cho HS xem một số con vật được nặn bằng bột và giới thiệu: Đây là món đồ chơi rất phổ biến trong dân gian xưa kia. Bằng sự khéo léo của đôi bàn tay, các nghệ nhân nặn bột đã mang đến cho trẻ con những đồ chơi hết sức lí thú như hình Tôn Ngộ Không. Chư Bát Giới những con hổ, con nai, bông hoa, cái kèn,  Nhưng đến ngày nay, chúng ta rất ít khi được gặp những nghệ nhân nặn bột đồ chơi vì các con đã có thêm nhiều loại đồ chơi hiện đại khác. Trong bài tập đọc này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cuộc sống của một nghệ nhân nặn đồ chơi thời xưa để thêm hiểu về công việc của họ.
v Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu đoạn 1, 2.
Giọng kể: nhẹ nhàng, tình cảm.
Giọng bạn nhỏ: xúc động, cầu khẩn khi giữ bác hàng xóm ở lại thành phố; nhiệt tình, sôi nổi khi hứa sẽ cùng các bạn mua đồ chơi của bác.
b) Luyện phát âm
Tổ chức cho HS luyện phát âm các từ sau: 
+ bột màu, nặn, Thạch Sanh, sặc sỡ, suýt khóc, cảm động, món tiền, hết nhẵn hàng,
Yêu cầu HS đọc từng câu.
c) Luyện đọc đoạn
Yêu cầu HS tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn trước lớp.
Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. 
 d) Thi đọc
e) Cả lớp đọc đồng thanh 
4. Củng cố – Dặn dò 
Gọi 6 HS lên đọc truyện theo vai (người dẫn chuyện, bác Nhân, cậu bé). 
Con thích nhân vật nào? Vì sao?
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2.
Hát
3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi cuối bài.
Theo dõi và đọc thầm theo.
7 đến 10 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh các từ này.
Mỗi HS đọc một câu theo hình thức nối tiếp.
Tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn. Chú ý các câu sau.
Tôi suýt khóc/ nhưng cứ tỏ ra bình tĩnh://
Bác đừng về./ Bác ở đây làm đồ chơi/ bán cho chúng cháu.// (giọng cầu khẩn).
Nhưng độ này/ chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa.// (giọng buồn).
Cháu mua/ và sẽ rủ bạn cháu cùng mua.// (giọng sôi nổi).
Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng)
Lần lượt từng HS đọc trước lớp của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
6 HS lên đọc truyện, bạn nhận xét.
Tiết 92: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI (TT)
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
Người làm đồ chơi (tiết 1).
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: Người làm đồ chơi (tiết 2).
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài:
Gọi 2 HS đọc lại bài, 1 HS đọc phần chú giải.
Bác Nhân làm nghề gì?
Các bạn nhỏ thích chơi đồ chơi của bác ntn?
Vì sao các bạn nhỏ lại thích đồ chơi của bác như thế?
Vì sao bác Nhân định chuyển về quê?
Thái độ của bạn nhỏ ntn khi bác Nhân định chuyển về quê?
Thái độ của bác Nhân ra sao?
Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàn cuối cùng?
Hành động của bạn nhỏ cho con thấy bạn là người thế nào?
Gọi nhiều HS trả lời.
Thái độ của bác Nhân ra sao?
Qua câu chuyện con hiểu được điều gì?
Hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ ấy nếu bác biết vì sao hôm đó đắt hàng?
Bạn nhỏ trong truyện rất thông minh, tốt bụng và nhân hậu đã biết an ủi, giúp đỡ động viên bác Nhân.
4. Củng cố – Dặn dò 
Gọi 6 HS lên bảng đọc truyện theo vai (người dẫn chuyện, bác Nhân, cậu bé).
Con thích nhân vật nào? Vì sao?
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà đọc lại bài.
Chuẩn bị: Đàn bê của anh Hồ Giáo
Hát
HS đọc bài. Bạn nhận xét.
2 HS đọc theo hình thức nối tiếp.
1 HS đọc phần chú giải.
Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu và bán rong trên các vỉa hè.
Các bạn xúm đông lại, ngắm nghía, tò mò xem bác nặn.
Vì bác nặn rất khéo: ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, con vịt, con gà sắc màu sặc sỡ.
Vì đồ chơi bằng nhựa đã xuất hiện, không ai mua đồ chơi bằng bột nữa.
Bạn suýt khóc, cố tình tỏ ra bình tĩnh để nói với bác: Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.
Bác rất cảm động.
Bạn đập cho lợn đất, đếm được mười nghìn đồng, chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua đồ chơi của bác.
Bạn rất nhân hậu, thương người và luôn muốn mang đến niềm vui cho người khác./ Bạn rất tế nhị./ Bạn hiểu bác hàng xóm, biết cách an ủi bác./
Bác rất vui mừng và thêm yêu công việc của mình.
Cần phải thông cảm, nhân hậu và yêu quý người lao động.
Cảm ơn cháu rất nhiều./ Cảm ơn cháu đã an ủi bác./ Cháu tốt bụng quá./ Bác sẽ rất nhớ cháu./
Con thích cậu bé vì cậu là người nhân hậu, biết chia sẻ nỗi buồn với người khác.
Con thích bác Nhân vì bác có đôi bàn tay khéo léo, nặn đồ chơi rất đẹp.
V. DUYỆT (Đĩng gĩp ý kiến)	
	Tổ trưởng	Hiệu trưởng
BUỔI CHIỀU
LUYỆN ĐỌC
NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
HS TB, yếu đọc từng đoạn bài tập đọc.
LUYỆN CHÍNH TẢ
NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
Học sinh trung bình yếu viết được bài chính tả.
Học sinh khá giỏi làm được bài tập 2,3 trong sgk. 
---------------------------------------------
LUYỆN TỐN
ƠN TẬP
- HS TB, yếu đọc thuộc bảng nhân, chia trong bảng.
--------------------------------------------
V. DUYỆT (Đĩng gĩp ý kiến)	
	Tổ trưởng	Hiệu trưởng
Thứ ba ngày 02 tháng 5 năm 2012
Chính tả 
Tiết 61: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
Yêu cầu cần đạt: (CKTKN: 46 SGK: )
Nghe- viết chính xác bài CT, thình bày đúng đoạn tĩm tắt truyện Người làm đồ chơi.
Làm được BT(2)a/b hoặc BT(3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do Giáo viên soạn.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng chép sẵn nội dung các bài tập chính tả.
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ : Lượm.
Gọi 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm bài vào bảng con theo yêu cầu:
+ Tìm các tiếng chỉ khác nhau âm chính i/ iê; hay dấu hỏi/ dấu ngã.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Giờ Chính tả hôm nay các con sẽ nghe và viết lại đoạn tóm tắt nội dung bài Người làm đồ chơi và bài tập chính tả phân biệt ch/ tr; ong/ ông; dấu hỏi/ dấu ngã.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
a) Ghi nhớ nội dung 
GV đọc đoạn cần viết 1 lần.
Yêu cầu HS đọc.
Đoạn văn nói v ... đoạn tĩm tắt bài Đàn bê của anh Hồ Giáo.
Làm được BT(2) a / b hoặc BT(3) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Chuẩn bị
GV: Bài tập 3 viết vào 2 tờ giấy to, bút dạ.
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ : Người làm đồ chơi.
Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu HS viết các từ cần chú ý phân biệt trong giờ học trước. Yêu cầu HS dưới lớp viết vào nháp.
Yêu cầu HS đọc các từ mà các bạn tìm được.
Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Giờ Chính tả hôm nay lớp mình sẽ nghe và viết lại một đoạn trong bài tập đọc Đàn bê của anh Hồ Giáo và làm các bài tập chính tả.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
GV đọc đoạn văn cần viết.
Đoạn văn nói về điều gì?
Những con bê đực có đặc điểm gì đáng yêu?
Những con bê cái thì ra sao?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Tìm tên riêng trong đoạn văn?
Những chữ nào thường phải viết hoa?
c) Hướng dẫn viết từ khó
Gọi HS đọc các từ khó: quấn quýt, quấn vào chân, nhảy quẩng, rụt rè, quơ quơ. 
Nhận xét và chữa lỗi cho HS, nếu có.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 1 HS thực hành hỏi đáp theo cặp, 1 HS đọc câu hỏi,1 HS tìm từ.
Khen những cặp HS nói tốt, tìm từ đúng, nhanh.
Bài 3
Trò chơi: Thi tìm tiếng
Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy to và 1 bút dạ. Trong 5 phút các nhóm tìm từ theo yêu cầu của bài, sau đó dán tờ giấy ghi kết quả của đội mình lên bảng. Nhóm nào tìm được nhiều từ và đúng sẽ thắng.
Yêu cầu HS đọc các từ tìm được.
Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà làm bài tập 2, 3 vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Chuẩn bị: Ôn tập cuối HKII
Hát
Tìm và viết lại các từ có chứa dấu hỏi/ dấu ngã.
Theo dõi bài trong SGK.
Đoạn văn nói về tình cảm của đàn bê với anh Hồ Giáo.
Chúng chốc chốc lại ngừng ăn, nhảy quẩng lên đuổi nhau.
Chúng rụt rè, nhút nhát như những bé gái.
Hồ Giáo.
Những chữ đầu câu và tên riêng trong bài phải viết hoa.
HS đọc cá nhân.
3 HS lên bảng viết các từ này.
HS dưới lớp viết vào nháp.
Đọc yêu cầu của bài.
Nhiều cặp HS được thực hành. Ví dụ: 
HS 1: Chỉ nơi tập trung đông người mua bán.
HS 2: Chợ.
Tiến hành tương tự với các phần còn lại: 
a) chợ – chò - tròn
b) bảo – hổ – rỗi (rảnh)
HS hoạt động trong nhóm.
Một số đáp án: 
a) chè, tràm, trúc, chò chỉ, chuối, chanh, chay, chôm chôm,
b) tủ, đũa, chõ, võng, chảo, chổi,
Cả lớp đọc đồng thanh.
_____________________________________________________________
V. DUYỆT (Đĩng gĩp ý kiến)	
	Tổ trưởng	Hiệu trưởng
THỦ CƠNG
ÔN TẬP, THỰC HÀNH THI KHÉO TAY
LÀM ĐỒ CHƠI THEO Ý THÍCH. (TT)
I. MỤC TIÊU: (CKTKN: 109 SGK: )
- Ơn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng làm thủ cơng lớp 2.
- Làm được ít nhất một sản phẩm thủ cơng đã học.
- Với HS khéo tay:
+ Làm được ít nhất hai sản phẩm thủ cơng đã học. 
+ Cĩ thể làm được sản phẩm mới cĩ tính sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giấy thủ công, kéo, hồ, bút chì, thước, sợi dây đồng nhỏ dài khoảng 15cm, sợi chỉ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định
2. Bài cũ: HS nêu quy trình các bài chương làm đồ chơi
3. Bài mới:
 Hoạt động 1 : Học sinh thực hành thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích . 
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại qui trình làm con bướm; làm vòng đeo tay
- Cho Hs thực hành thi theo nhóm.
- Gv lưu ý Hs : Các nếp gấp phải thẳng, cách đều, miết kĩ.
- Trong khi thực hành Gv quan sát Hs và giúp đỡ những còn lúng túng.
Hoạt động 2: 
-Tổ chức cho Hs trưng bày sản phẩm 
- Đánh giá sản phẩm của Hs.
4. Củng cố – Dặn dò.
- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập, kĩ năng thực hành và sản phẩm của Hs.
- Dặn dò giờ sau mang đầy đủ các sản phẩm đã làm để tiết sau trưng bày. 
- HS nêu quy trình
Hs nêu quy trình con bướm
Bước 1 : Cắt giấy .
Bước 2 : Gấp cánh bướm.
Bước 3 : Buộc thân bướm.
Bước 4 : Làm râu bướm.
Nêu quy trình làm vòng đeo tay.
Bước 1 : Cắt thành các nan giấy.
Bước 2 : Dán nối các nan giấy
Bước 3 : Gấp các nan giấy
 Bước 4 : Hoàn chỉnh vòng đeo tay.
- Hs tự làm đồ chơi và trưng bày sản phẩm cho các nhóm đánh giá lẫn nhau để chọn ra sản phẩm đẹp nhất.
- Nxét tiết học
_______________________________________
V. DUYỆT (Đĩng gĩp ý kiến)	
	Tổ trưởng	Hiệu trưởng
Thứ sáu 04 tháng 5 năm 2012
Tập làm văn 
Tiết 34:KỂ NGẮN VỀ NGƯỜI THÂN 
Yêu cầu cần đạt: (CKTKN: 47 SGK: )
Dựa vào các câu hỏi gợi ýkể được một vài nét về nghề nghiệp của người thân (BT1).
Biết viết lại những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn (BT2).
II. Chuẩn bị
GV: Tranh của tiết Luyện từ và câu tuần 33. Tranh một số nghề nghiệp khác. Bảng ghi sẵn các câu hỏi gợi ý.
HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ : Đáp lời an ủi. Kể chuyện được chứng kiến.
Gọi 5 HS đọc đoạn văn kể về một việc tốt của con hoặc của bạn con.
Nhận xét, cho điểm. 
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Ơû lớp mình, bố mẹ của các con có những công việc khác nhau. Trong tiết Tập làm văn hôm nay, lớp mình sẽ được biết về nghề nghiệp, công việc của những người thân trong gia đình từng bạn.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1
Gọi HS đọc yêu cầu.
Cho HS tự suy nghĩ trong 5 phút.
GV treo tranh đã sưu tầm để HS định hình nghề nghiệp, công việc.
Gọi HS tập nói. Nhắc HS nói phải rõ 3 ý để người khác nghe và biết được nghề nghiệp công việc và ích lợi của công việc đó.
Sau mỗi HS nói, GV gọi 1 HS khác và hỏi: Con biết gì về bố (mẹ, anh, chú,) của bạn?
Sửa nếu các con nói sai, câu không đúng ngữ pháp.
Cho điểm những HS nói tốt.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài viết:
Bài 2
GV nêu yêu cầu và để HS tự viết.
Gọi HS đọc bài của mình.
Gọi HS nhận xét bài của bạn.
Cho điểm những bài viết tốt.
4. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà ôn tập để chuẩn bị kiểm tra.
Chuẩn bị: Ôn tập cuối HKII.
Hát
5 HS đọc bài làm của mình.
2 HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý.
Suy nghĩ.
Nhiều HS được kể.
HS trình bày lại theo ý bạn nói.
Tìm ra các bạn nói hay nhất.
Ví dụ: 
+ Bố con là bộ đội. Hằng ngày, bố con đến trường dạy các chú bộ đội bắn súng, tập luyện đội ngũ. Bố con rất yêu công việc của mình vì bố con đã dạy rất nhiều chú bộ đội khoẻ mạnh, giỏi để bảo vệ Tổ quốc.
+ Mẹ của con là cô giáo. Mẹ con đi dạy từ sáng đến chiều. Tối đến mẹ còn soạn bài, chấm điểm. Công việc của mẹ được nhiều người yêu quí vì mẹ dạy dỗ trẻ thơ nên người.
HS viết vào vở.
Một số HS đọc bài trước lớp.
Nhận xét bài bạn.
______________________________ 
V. DUYỆT (Đĩng gĩp ý kiến)	
	Tổ trưởng	Hiệu trưởng
TOÁN 
Tiết 177: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (TT)
Yêu cầu cần đạt: (CKTKN: 78 SGK: 177)
Biết tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
BT cần làm : bài 1, bài 2, bài 3.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ : Ôn tập về hình học.
Sửa bài 4.
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
Yêu cầu HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc, sau đó làm bài và báo cáo kết quả.
Bài 2:
Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác, sau đó thực hành tính.
Bài 3:
Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tứ giác, sau đó thực hành tính.
Các cạnh của hình tứ giác có đặc điểm gì?
Vậy chúng ta còn có thể tính chu vi của hình tứ giác này theo cách nào nữa?
4. Củng cố – Dặn dò 
Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
2 HS lên bảng sửa bài, bạn nhận xét.
Đọc tên hình theo yêu cầu.
Chu vi của hình tứ giác đó là:
5cm + 5cm + 5cm + 5cm + = 20cm
Các cạnh bằng nhau.
Bằng cách thực hiện phép nhân 5cm x 4.
V. DUYỆT (Đĩng gĩp ý kiến)	
	Tổ trưởng	Hiệu trưởng
Sinh hoạt lớp 
TUẦN 34
1/ Kiểm điểm tuần 34: 
- Học tập: Đa số các em đều chăm chú học tập, có chuẩn bị bài và làm bài. 
- Duy trì sỉ số: HS đi học 100%
- Trật tự: HS trật tự tốt.
 + Trong lớp: Nghiêm túc, không nói chuyện.
 + Ngoài lớp: còn nói chuyện nhiều khi đi ra về hoặc tập thể dục.
- Thể dục: đa số thực hiện đúng theo hiệu lệnh. Tuy nhiên vẫn còn một ít em tập chưa chính xác.
- Vệ sinh: 
 + Vệ sinh thân thể: Giữ vệ sinh khá tốt. 
 + Vệ sinh lớp học: Các tổ thực hiện VS khá tốt.
- Về đường: Còn nói chuyện nhiều khi ra về.
2/ Hướng khắc phục: Tổ chức cho cán sự tiếp tục theo dõi.
3/ Tuyên dương – Phê bình: 
- Tuyên dương tập thể: 
- Tuyên dương cá nhân:
- Phê bình:
4/ Công việc tuần 35: 
- Đi học đều đúng giờ. 
- Lễ phép với khách đến trường và thầy cô. 
- Duy trì sĩ số lớp
- Tiếp tục vệ sinh lớp phịng chống bệnh tay chân miệng, và bệnh sốt xuất huyết.
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối học kì II.
------------------------------------------------------------------------------------------
V. DUYỆT (Đĩng gĩp ý kiến)	
	Tổ trưởng	Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docBÀI SOẠN TUẦN 34.doc