Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 14 - Trường Tiểu Học Hội Hợp B

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 14 - Trường Tiểu Học Hội Hợp B

TUẦN 14

Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010

Chào cờ

Tập trung nhận xét công tác tuần 13

Triển khai công tác tuần 14

Tập đọc

CHÚ ĐẤT NUNG

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai, nhấn giọng những từ gợi cảm, gợi tả

- Hiểu từ ngữ trong truyện.

- Hiểu nội dung truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lò lửa đỏ.

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh minh hoạ bài trong SGK.

 

doc 46 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 599Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 14 - Trường Tiểu Học Hội Hợp B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010
Chào cờ
Tập trung nhận xét công tác tuần 13
Triển khai công tác tuần 14
Tập đọc
Chú đất nung
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai, nhấn giọng những từ gợi cảm, gợi tả
- Hiểu từ ngữ trong truyện.
- Hiểu nội dung truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lò lửa đỏ.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh hoạ bài trong SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
5’
33’
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: 2 em nối nhau đọc bài trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: Chia làm 3 đoạn.
HS: Nối nhau đọc từng đoạn 2 – 3 lượt.
- GV nghe, kết hợp sửa phát âm và giải nghĩa từ, hướng dẫn cách ngắt nhịp.
HS: Luyện đọc theo cặp.
1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
+ Cu Chắt có những đồ chơi nào? Chúng khác nhau như thế nào?
- Đồ chơi là 1 chàng kị sỹ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trong lầu son, 1 chú bé bằng đất.
+ Chàng kị sỹ và nàng công chúa là món quà được tặng nhân dịp Tết Trung thu.
+ Chú bé Đất là đồ chơi tự nặn lấy từ đất sét. Chú chỉ là 1 hòn đất mộc mạc, có hình người.
- Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
+ Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
- Đất từ người cu Đất giây bẩn hết quần áo của 2 người bột. Chàng kị sỹ phàn nàn bị bẩn hết quần áo đẹp. Cu Chắt bỏ riêng 2 người bột vào trong lọ thuỷ tinh.
+ Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung?
- Vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích.
+ Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
- Phải rèn luyện trong thử thách con người mới cứng rắn, hữu ích
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 
HS: 4 em đọc phân vai 1 lượt.
- GV đọc mẫu 1 đoạn.
- Luyện đọc theo nhóm 4 phân vai.
- Thi đọc phân vai 1 đoạn.
1’
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập đọc lại bài.
Âm nhạc
Giáo viên bộ môn soạn giảng
Toán
Chia một tổng cho một số
I.Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết tính chất 1 tổng chia cho 1 số, tự phát hiện tính chất 1 hiệu chia cho 1 số thông qua bài tập.	
- Tập vận dụng tính chất nêu trên trong thực hành tính.
II. Các hoạt động dạy – học:
5’
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: Chữa bài giờ trước
33’
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS nhận biết tính chất 1 tổng chia cho 1 số:
- GV ghi bảng:
(35 + 21) : 7 = ?
HS: 1 em lên bảng thực hiện, cả lớp làm ra nháp:
(35 + 21) : 7 = 56 : 7
= 8
35 : 7 + 21 : 7
- 1 em lên thực hiện, cả lớp làm ra nháp:
35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8
? Hãy so sánh kết quả 2 biểu thức.
- Kết quả 2 biểu thức đó bằng nhau.
? Vậy 2 biểu thức đó như thế nào với nhau?
- Hai biểu thức đó bằng nhau.
(35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
(viết phấn màu)
=> Rút ra tính chất (ghi bảng).
HS: 2 – 3 em đọc lại.
3. Thực hành:
+ Bài 1: Làm cá nhân.
HS: Nêu yêu cầu của bài tập và tự làm.
- 2 HS lên bảng giải.
a) Cách 1: (15 + 35) : 5 = 50 : 5 = 10
Cách 2: (15 + 35) : 5 = 15 :5 + 35 : 5 
= 3 + 7
= 10
b) Cách 1: 12 : 4 + 20 : 4 = 3 + 5 = 8
Cách 2: 12 : 4 + 20 : 4 = (12 + 20) : 4
= 32 : 4
= 8.
+ Bài 2: 
HS: Làm tương tự.
+ Bài 3: 
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
HS: 1 em đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm, tóm tắt và tự làm vào vở.
- Một em lên bảng giải.
Bài giải:
Số nhóm HS của lớp 4A là:
32 : 4 = 8 (nhóm)
Số nhóm HS của lớp 4B là:
28 : 4 = 7 (nhóm)
Số nhóm HS của 2 lớp 4A và 4B là:
8 + 7 = 15 (nhóm)
Đáp số: 15 nhóm.
- GV chấm, chữa bài cho HS.
- Có thể giải bằng cách khác cũng được.
1’
4. Củng cố – dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
Lịch sử
 nhà trần thành lập
I. Mục tiêu:
- HS biết hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.
- Về cơ bản, nhà Trần cũng giống nhà Lý về tổ chức Nhà nước, pháp luật, quân đội. Đặc biệt là mối quan hệ giữa vua với quan, vua với dân rất gần gũi nhau.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
5’
A.Kiểm tra bài cũ:
HS: 1 em đọc bài học.
30’
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu: (SGV)
2. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân với phiếu.
HS: Đọc SGK, điền x vào ô sau:
Chính sách nào được nhà Trần thực hiện:
+ Đứng đầu Nhà nước là Vua.	c
+ Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con.	c
+ Lập Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ.	c
+ Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuông 	
khi có điều oan ức hoặc cầu xin.	c
+ Cả nước chia thành các Lộ, Phủ, Châu, Huyện, Xã.	c
+ Trai tráng mạnh khoẻ được tuyển vào quân đội, thời bình 	
thì sản xuất, khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.	c
3. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- GV hỏi: Những sự việc nào trong bài chứng tỏ rằng giữa vua với quan và vua với dân chưa có sự cách biệt quá xa?
- ở trong triều, sau các buổi yến tiệc, vua và các quan có luc nắm tay nhau ca hát vui vẻ.
=> Rút ra ghi nhớ (ghi bảng).
HS: Đọc ghi nhớ.
1’
4. Củng cố – dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài
- Nhận xét giờ học.
Kĩ thuật
Thêu MóC XíCH (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích.
- Thêu được các mũi thêu móc xích.
- HS hứng thú thêu.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh quy trình thêu, mẫu thêu, vải, kim, chỉ,
III. Các hoạt động dạy – học:
5’
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 em nêu lại các bước thêu.
30’
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. HS thực hành thêu móc xích:
HS: Nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích.
- GV nhận xét và củng cố kỹ thuật theo các bước:
+ Bước 1: Vạch dấu đường thêu.
+ Bước 2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu.
- GV nhắc lại và hướng dẫn 1 số điểm cần lưu ý như ở tiết 1.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và yêu cầu thời gian hoàn thành sản phẩm.
HS: Nghe để nhớ lại.
HS: Thực hành thêu móc xích.
- GV quan sát, uốn nắn cho những HS còn lúng túng. 
3. GV đánh giá kết quả thực hành của HS:
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
HS: Trưng bày sản phẩm.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá. 
1’
4. Củng cố – dặn dò:
-Hệ thống nội dung bài 
- Nhận xét giờ học.
Luyện từ và câu( Bổ sung)
Ôn tập:Câu hỏi và dấu chấm hỏi
I.Mục tiêu:
-Củng cố cho HS những kiến thức về câu hỏi và dấu chấm hỏi.
-Rèn cho HS kĩ năng làm bài tập.
II.Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1.ổn định lớp
3’
2.Kiểm tra bài cũ
-Thế nào là câu hỏi? Cho ví dụ?
-GV nhận xét.
31’
3.Bài mới
-Giới thiệu bài
-Nội dung
Bài 1: Trong các câu trong đoạn chích dưới đây đã bị lược bỏ dấu hỏi. Hãy đặt đúng dấu hỏi vào những câu hỏi.
Một chú lùn nói:
-Ai đã ngồi vào ghế của tôi
Chú thứ hai nói:
-Ai đã ăn đĩa của tôi
Chú thứ bảy nói:
-Ai đã uống vào cốc của tôi
Một chú nhìn quanh , rồi đi lại giường mình. Thấy có chỗ trũng ở đệp, chua bèn nói:
-Ai đã giẫm lên giường của tôi
-GV chữa bài nhận xét
-HS tự làm bài
Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận in nghiêng và cho phần in đậm trong mỗi câu dưới đây:
a)Dưới ánh nắng chói chang, bác nông dân đang cày ruộng.
b)Bà cụ ngồi bán những con búp bê khâu bằng vải vụn.
-HS làm bài tập vào vở
Bài 3: Dựa vào những tính huống dưới đây, em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình:
a)Tự hỏi về một người trông rất quên nhưng không nhớ tên.
b)Một dụng cụ cần tìm nhưng chưa thấy.
c)Một công việc mẹ dặn nhưng quên chưa làm.
-GV thu vở chấm ,chữa nhận xét.
-HS tiép nối nêu câu hỏi
1’
4.Củng cố, dặn dò:
-Nhắc lại nội dung.
-Nhận xét giờ học.
.
Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2010
Thể dục
ôn bài thể dục phát triển chung
trò chơi: đua ngựa
I. Mục tiêu:
	- Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thuộc thứ tự động tác và tập tương đối đúng.
	- Trò chơi “Đua ngựa”, yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
	- Sân trường, vệ sinh nơi tập, còi,
III. Các hoạt động dạy – học:
10’
1. Phần mở đầu: 
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
HS: Hát, vỗ tay, khởi động các khớp, chơi trò chơi.
20’
2. Phần cơ bản: 
a. Trò chơi vận động:
- Trò chơi “Đua ngựa”.
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi.
HS: Chơi thử sau đó chơi thật.
b. Bài thể dục phát triển chung:
- Ôn cả bài 3 – 4 lần.
+ Lần 1: GV điều khiển.
HS: Một em tập chậm 1 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
+ Lần 2: GV tập chậm từng nhịp để dừng lại sửa cho 1 số em.
+ Lần 3: Lớp trưởng hô cho cả lớp tập.
+ Lần 4: Hô không làm mẫu.
HS: Tự tập.
- Sau mỗi lần GV nhận xét để tuyên dương những HS tập tốt và động viên những HS tập chưa tốt.
HS: Thi đua tập 1 lần.
- Thi giữa các tổ.
6’
3. Phần kết thúc:
- GV cùng hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học và giao bài về nhà.
- Đứng tại chỗ hát, vỗ tay, thả lỏng toàn thân.
Toán
Chia cho số có một chữ số
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kỹ năng thực hiện phép chia cho số có 1 chữ số.
II. Đồ dùng: 
SGK, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
5’
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: Lên bảng chữa bài tập.
33’
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Trường hợp chia hết:
- GV ghi bảng: 	128472 : 6 = ?
	128472 6
 	 08 21412
 24
 07
 12
a. Đặt tính:
b. Tính từ trái sang phải. Mỗi lần chia hết đều tính theo 3 bước: Chia, nhân, trừ nhẩm.
+ Lần 1: 12 chia 6 được 2, viết 2; 
2 nhân 6 bằng 12
12 trừ 12 bằng 0, viết 0.
+ Lần 2: Hạ 8; 8 chia 6 được 1, viết 1.
1 nhân 6 bằng 6
8 trừ 6 bằng 2, viết 2.
128472 6
 0 8 21
 2
+ Lần 3: Hạ 4, được 24; 
24 chia 6 được 4, viết 4.
4 nhân 6 bằng 24.
24 trừ 24 bằng 0 viết 0.
+ Lần 4: 
+ Lần 5: Tương tự: 
128472 6
 0 8 21412
 24
 07
 12
 0 
Vậy:	128472 : 6 = 21412.
3. Trường hợp có dư:
- GV viết bảng: 	230859 : 5 = ?
a. Đặt tính:
b. Tính từ trái sang phải:
HS: Tiến hành tương tự như trên.
HS: Ghi 230859 : 5 = 46174 (dư 4)
* Lưu ý: Số dư bé hơn số chia.
4. Thực hành:
+ Bài 1: Làm cá nhân.
HS: Đọc bài và tự làm.
+ Bài 2:
HS: Đọc đề toán, chọn phép tính thích hợp và trình bày bài giải.
Bài giải:
Số lít xăng ở mỗi bể là:
128610 : 6 = 21435 (lít)
Đáp số: 21435 lít xăng.
+ Bài 3: Làm vào vở.
HS: Đọc đề toán và làm vào vở.
Bài giải:
Thực hiện phép chia ta có:
187250 : 8 = 23406 (dư 2)
Vậy có thể xếp được vào nhiều nhất 23406 hộp và còn thừa 2 áo.
Đáp số: 23406 hộp và còn thừa 2 áo.
- GV gọi HS nhận ... i đất nước?
Bài 6: Nêu mới quan hệ giữa vua quan nhà Trần?
-GV nhận xét bổ sung, chốt ý đúng.
4.Củng cố, dặn dò:
-Nhắc lại nội dung.
-Nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 3 tháng 12 năm 2010
Toán
Chia một tích cho một số
I. Mục tiêu:
- Nhận biết cách chia 1 số cho 1 tích.
- Biết vận dụng vào cách tính thuận tiện hợp lý.
II. Đồ dùng: 
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
5’
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập.
30’
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giảng bài:
a. Tính và so sánh giá trị của 3 biểu thức (trường hợp cả 2 thừa số đều chia hết cho số chia).
(9 x 15) : 3
9 x (15 : 3)
(9 : 3) x 15
- GV ghi 3 biểu thức đó lên bảng.
HS: Ba em lên tính giá trị của ba biểu thức 
(9 x 15) : 3 = 135 : 3 = 45
9 x (15 : 3) = 9 x 5 = 45
(9 : 3) x 15 = 3 x 15 = 45
- So sánh giá trị của 3 biểu thức đó?
HS: 3 giá trị đó bằng nhau.
- GV hướng dẫn HS ghi.
(9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15
- GV: Vì 15 3; 9 3 nên có thể lấy 1 thừa số chia cho 3 rồi nhân kết quả với thừa số kia.
b. Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức: (trường hợp có 1 thừa số không chia hết)
(7 x 15) : 3 và 7 x (15 : 3)
- GV ghi 2 biểu thức đó lên bảng.
HS: 2 em lên tính rồi so sánh giá trị.
(7 x 15) : 3 = 105 : 3 = 35
7 x (15 : 3) = 7 x 5 = 35
- Hai giá trị đó như thế nào?
- Hai giá trị đó bằng nhau.
=> Vì 15 3 nên có thể lấy 15 chia cho 3 rồi nhân kết quả với 7
=> Kết luận: (SGK)
HS: Đọc lại ghi nhớ.
3. Thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 2 HS lên bảng làm 2 cách.
1a) 
Cách 1: (8 x 23) : 4 = 184 : 4 = 46.
Cách 2: (8 x 23) : 4 = 8 : 4 x 23 = 46.
1b) 
Cách 1: (15 x 24) : 6 = 360 : 6 = 60
Cách 2: (15 x 24) : 6 = 15 x (24 : 6)
= 15 x 4 
= 60
+ Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
+ Bài 3: Các bước giải.
HS: Đọc đầu bài và tự làm.
- Tìm tổng số mét vải.
- Tìm số mét vải đã bán.
Giải:
Cửa hàng có số mét vải là:
30 x 5 = 150 (m)
Cửa hàng đã bán số mét vải là:
150 : 5 = 30 (m)
Đáp số: 30 mét vải.
- GV chấm bài cho HS.
1’
4. Củng cố – dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài
- Nhận xét giờ học.
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn soạn giảng
Khoa học
Bảo vệ nguồn nước
I. Mục tiêu:
- Sau bài học HS biết nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
- Cam kết bảo vệ nguồn nước.
- Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước.
II. Đồ dùng dạy - học:
Hình trang 58, 59 SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
5’
30’
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS nêu bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Giảng bài:
a. Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước:
- GV yêu cầu HS:
HS: Quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 58 SGK. Hai em quay lại với nhau chỉ vào từng hình vẽ, nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc theo cặp.
+ Nên làm: Hình 3, 4, 5, 6.
+ Không nên làm: Hình 1, 2.
- Liên hệ xem bản thân em và gia đình, địa phương đã làm được gì để bảo vệ nguồn nước?
HS: Tự liên hệ.
=> GV kết luận hoạt động a.
b. Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ.
- Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước.
- Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh.
- Phân công từng thành viên vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh.
Bước 2: Thực hành.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm.
- GV đi từng nhóm, kiểm tra và đánh giá, giúp đỡ cho mọi HS đều tham gia.
Bước 3: Trình bày và đánh giá.
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình.
- Cử đại diện nhóm phát biểu cam kết.
- GV đánh giá, nhận xét tuyên dương các nhóm có sáng kiến hay.
1’
3. Củng cố – dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài
- Nhận xét giờ học.
Tập làm văn
Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật.
II. Đồ dùng:
Tranh minh hoạ “Cái cối xay”, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học: 
5’
A. Kiểm tra:
HS: Một em nhắc lại ghi nhớ giờ trước.
30’
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
+ Bài 1:
- 2 em nối nhau đọc bài văn “Cái cối ” những từ được chú thích và những câu hỏi sau bài.
- GV giải nghĩa: áo cối (vòng bọc người của thân cối).
HS: Quan sát tranh minh hoạ cái cối.
- Đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi suy nghĩ và trả lời các câu hỏi d, a, b, c.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a) Bài văn tả cái gì?
- Cái cối xay gạo bằng tre.
b) Mỗi phần nói lên điều gì?
+ Mở bài: Giới thiệu cái cối.
+ Kết bài: Nêu kết thúc của bài (tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ).
c) Các phần đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học?
- Giống mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện.
d) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào?
- Tả hình dáng theo trình tự từ lớn đến nhỏ, từ ngoài vào trong, từ chính đến phụ.
- Tiếp theo tả công dụng của cái cối.
+ Bài 2: 
HS: Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
3. Phần ghi nhớ:
HS: 2 – 3 em đọc nội dung phần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
HS: 2 em nối nhau đọc nội dung bài tập.
- Một em đọc đoạn thân bài tả cái trống và trả lời câu hỏi.
Câu a: Câu văn tả bao quát cái trống?
HS: “Anh chàng  phòng bảo vệ”.
Câu b: Tên các bộ phận được miêu tả?
- Mình tr.ống, ngang lưng trống, hai đầu trống.
Câu c: Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của trống?
- Hình dáng: Tròn như cái chum phẳng
- Âm thanh: Tiếng trống ồm ồmHS được nghỉ.
Câu d: 
HS: Viết thêm đoạn mở bài, kết bài cho hoàn chỉnh bài văn.
VD: 
- Mở bài trực tiếp: “Những ngày đầu cắp sách đến trường, có một đồ vật gây cho tôi ấn tượng thích thú nhất đó là chiếc trống trường.”
- Kết bài mở rộng: “Rồi đây tôi sẽ trở thành học sinh trung học. Rời xa mái trường tuổi thơ, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng đặc biệt của chiếc trống trường tôi, những âm thanh thôi thúc, rộn ràng của nó.”
- Kết bài không mở rộng: “Tạm biệt anh trống, đám trò nhỏ chúng tôi ríu rít ra về.”
- Mở bài gián tiếp: “Kỷ niệm của những ngày đầu đi học là kỷ niệm mà mỗi người không bao giờ quên. Kỷ niệm ấy luôn gắn với những đồ vật và con người. Nhớ những ngày đầu đi học, tôi luôn nhớ tới chiếc trống trường tôi, nhớ những âm thanh rộn rã, náo nức của nó.”
1’
5. Củng cố:
- Hệ thống nội dung bài	
- Nhận xét giờ học.
Tập làm văn
Ôn tập: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
I.Mục tiêu:
-Củng cố cho HS về cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật
-Rèn cho HS kĩ năng quan sát và kĩ năng viết bài theo đúng cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật.
II.Các hạot động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1.ổn định lớp
3’
2.Kiểm tra bài cũ
-Bài văn miêu tả đồ vật gồm mấy phần? Đólà những phần nào?
-GV nhận xét.
-HS nêu
1’
32’
3.Bài mới.
-Giới thiệu bài.
-Nội dung.
Bài 1:Đoạn văn sau:
 Ông cụ thợ gặt tháo cái hái ở tay ra rồi đưa ra cho Ban. Cậu đỡ lấy để ngắm nghía. Cái hái có một thân chính bằng gỗ dài hơn một cánh tay. Về phía giữa thân , có ghép một cái lưỡi bằng thép rất sắc. Một đầu cái thân có buộc dây vòng để luồn cánh tay giữ cho chắc, đầu kia là một thân gỗ khác cũng có khi bằng tre gập lại gần như thước thợ đối với thân chính nhưng nhỏ hơn và vút nhọn như một cái sừng. Người gặt dùng cái ấy để vơ lúa rồi đưa lưỡi hái ở giữa thân chính ra cắt.
a)Đạon văn trên viết về cái gì?Hãy đặt tên cho đoạn văn?
b)Đoạn văn trên ứng với phần nào trong ba phần của bài văn miêu tả đồ vật.
c)Những câu nào trong đoạn có thể tách ra để tạo thành đoạn mở bài cho bài văn tả cái hái.
-GV hướng dân xhọc sinh làm bài.
Bài 2: Em hãy thay lới cô chủ trong câu chuyện “ Búp bê của ai?” , viết đoạn văn tả con búp bê khi cô nhặt được và nêu trình tự quan sát được thể hiện trong đoạn văn của em.
-GV thu vở chấm chữa nhận xét.
-HS đọc bài và làm bài
-HS làm bài tập vào vở.
1’
4.Củng cố, dặn dò:
-Nhắc lại nội dung.
-Nhận xét giờ học.
Toán ( Bổ sung)
Ôn tập: Chia một tích cho một số
I.Mục tiêu:
-Củng cố cho HS biết cách chia một tích cho một số.
-Biết vận dụng vào tính toán thuận tiện, hợp lí.
II.Các họat động dạy học
1’
3’
1’
30’
1.ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
-Nêu quy tắc chi một tích cho một số?
GV nhạn xét, cho điểm.
3.Bài mới
-Giới thiệu bài
-Nội dung 
1’
Bài 1: Tính bằng 2 cách:
a) (14 x 27) : 7 b) ( 32 x 24) : 4
-GV nhận xét.
Bài 2: Tính nhanh
45 x 51 : 5 
49 x 42 : 7
56 x 32 : 8 
Bài 3: Một cửa hàng có 6 tấm vải , mỗi tấm dài 30 m. Cửa hàng đã bán được số vải . Hỏi cửa hàng đẫ bán được bao nhiêu mét vải?
-GV chữa bài nhận xét.
Bài 4: Bà Tư bán gạo có 8 bao, mỗi bao gạo nặng 20 kg. Bà đẫ bán được số gạo đó. Hỏi bà Tư đã bán được bao nhiêu gạo?
-HD HS phân tích đề.
4.Củng cố, dặn dò: 
-Nhắc lại nội dung.
-Nhận xét giờ học
-HD về nhà.
HS làm bài tập theo nhóm
-HS lên bảng tính
 45 : 5 x 51 = 9 x 51 = 459
Tương tự học sinh lên bảng tính các phép tính còn lại
-HS làm bài tập vào vở
HS làm bài tập vào vở
Tám bao gạo nặng số ki-lô-gam là:
20 x 8 = 160 ( kg)
Bà Tư bán số gạo là:
160 : 4 = 40 ( kg)
 Đáp số: 40 kg gạo
Sinh hoạt 
Sơ kết tuần 14
A.Mục đích : 
 - Kiểm điểm nề nếp học tập trong tuần
 - HS nắm được ưu khuyết điểm của bản thâncũng như của cả lớp trong tuần
 - Phát huy những ưu điểm đã đạt được . Khắc phục những mặt còn tồn tại 
 -Tổng hợp số điểm tốt trong đợt thi đua.
 - Nắm được kế hoạch tuần sau.
 - Giáo dục học sinh có ý thức xây dựng tập thể vững mạnh.
B. Chuẩn bị:
 Nội dung sinh hoạt.
C.Tiến hành sinh hoạt:
3’
1. Tổ chức : Hát
15’
2. Nội dung :
 a. Đánh giá các hoạt động trong tuần, về các mặt sau:
- Học tập : Số điểm tốt:
- Nề nếp: 
- Đạo đức: 
- Văn thể : 
- Vệ sinh: 
b. Kế hoạch hoạt động tuần sau:
 - Khắc phục những mặt còn hạn chế , phát huy những ưu điểm đã đạt được .
 - Tập trung cao độ vào học tập , phát huy tinh thần học nhóm , giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập .
 - Thi đua lập thành tích (giành nhiều điểm tốt)
 - Thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người học sinh.
 - Tăng cường rèn chữ giữ vở
12’
 c. ý kiến tham gia của học sinh
 Nếu còn thời gian GV tổ chức cho học sinh vui văn nghệ
 d. Dặn dò: thực hiện đúng nội quy của lớp, của trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 14.doc