Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần 26

Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần 26

Tiết 1: ÂM NHẠC

Học hát bài: Chim chích bông .

Nhạc : Văn Dung . Lời: Thơ Nguyễn Viết Bình.

I- Mục tiêu:

- Hát đúng giai điệu và lời ca .

- Biết bài hát: Chim chích bông sáng tác của nhạc sĩ Văn Dung,lời thơ Nguyễn Viết Bình, Chim chích bông là loài chim có ích, còn gọi là chim sâu .

- Thích học hát.

II- Đồ dùng dạy học:

- GV hát chuẩn xác bài hát.

- Bảng phụ chép lời ca, thanh phách, trống nhỏ, song loan

III- Các hoạt dộng dạy học:

1) Kiểm tra:

 

doc 16 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2007
Tiết 1: Âm Nhạc 
Học hát bài: Chim chích bông .
Nhạc : Văn Dung . Lời: Thơ Nguyễn Viết Bình.
I- Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu và lời ca .
- Biết bài hát: Chim chích bông sáng tác của nhạc sĩ Văn Dung,lời thơ Nguyễn Viết Bình, Chim chích bông là loài chim có ích, còn gọi là chim sâu .
- Thích học hát.
II- Đồ dùng dạy học:
- GV hát chuẩn xác bài hát.
- Bảng phụ chép lời ca, thanh phách, trống nhỏ, song loan
III- Các hoạt dộng dạy học:
1) Kiểm tra:
- Cho HS lên bảng hát bài hát : Hoa lá mùa xuân, Trên con đường đến trường.
- Nhận xét.
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hoạt động 1:Dạy hát bài : Chim chích bông
- GV giới thiệu về nội dung và giai điệu của bài hát.
 - GV hát mẫu 
- GV treo bảng phụ cho HS đọc lời ca:
- GV đọc mẫu từng câu theo âm hình tiết tấu
- Cho 1-2 HS đọc lại
- Dạy hát từng câu :
- GV hát mỗi câu 3lần: theo nối móc xích 
- Khi học được 2 câu, cho HS hát nối lại với nhau.
- Chú ý nhắc HS hát đúng dấu luyến ở nhịp thứ 5 và nhịp thứ 8 
- Hát đầy đủ cả bài
- Trình bày bài hát hoàn chỉnh.
c) Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
 - Cho HS dùng thanh phách hoặc song loan gõ đệm theo phách:
2 ¯ / ¯/ 
4
 Chim chích bông bé tẹo teo
 x x x x
- Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu:
2 ¯ / ¯/ 
4
 Chim chích bông bé tẹo teo
 x x x x x x
- GV hướng dẫn từng nhóm hát và vận động phụ hoạ tại chỗ.
- Cho HS hát.
- GV nhận xét uốn sửa.
- 2HS lên bảng hát.
- Cả lớp nhận xét 
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi
- HS đồng thanh đọc theo.
- HS nghe, sau đó hát từng câu..
- Từng tổ hát
- HS đứng tại chỗ hát đầy đủ cả bài.
- HS trình bày theo hướng dẫn của GV. 
 HS gõ theo sự hướng dẫn của GV
+ Hát kết hợp vỗ tay theo phách 
+ HS tập hát + gõ tiết tấu 
- Cho cả lớp hát lại bài.
- Về nhà ôn bài cho thuộc
Từng nhóm 5- 6 em đứng tại chỗ hát biểu diễn 
3) Củng cố dặn dò:
- Cho HS hát lại bài hát.
- Nhận xét tiết học về nhà học hát lại cho thuộc
Tiết 2: Chính tả
Tập chép: Vì sao cá không biết nói ?
I.Mục tiêu:
- Chép chính xác, trình bày đúng truyện vui : Vì sao cá không biết nói?
- Viết đúng một số tiếng có âm đầu r/ d hoặc vần ưt/ ưc
- Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp.
- Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học: 
1)Kiểm tra: Cho 2 HS lên bảng HS dưới lớp viết nháp các từ sau: con trăn, cá trê, chê bai ..
- Nhận xét cho điểm HS .
2) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài 
b)Hướng dẫn tập chép
*Ghi nhớ nội dung đoạn viết :
GV treo bảng phụ và đọc đoạn chép
-Câu chuyện kể về ai ?
- Việt hỏi anh điều gì?
- Câu trả lời của Lân có gì đáng buồn cười?
* Hướng dẫn cách trình bày 
Câu chuyện có mấy câu ?
- Lời nói của 2 anh em được viết sau những dấu câu nào ?
- Tìm và viết vào bảng con tên riêng trong bài?
*Hướng dẫn viết từ khó :
- Cho HS tìm các từ khó, luyện viết vào bảng con.
- Treo bảng phụ Cho HS chép bài vào vở
- Đọc bài cho HS soát lỗi.
- Thu bài chấm, nhận xét.
c)Bài tập:
+ Bài 2:Cho HS nêu yêu cầu 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét cho HS đọc lại bài.
- GV theo dõi HS thực hiện và nhận xét.
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm đoạn văn: Vì sao cá không biết nói ?
Kể về cuộc nói chuyện giữa 2 anh em Việt .
Hỏi :Vì sao cá không biết nói ?
- Lân cho rằng em là hỏi ngớ ngẩn nhưng chính Lân mới nói ngớ ngẩn khi cho rằng cá không nói được vì miệng ngậm nước.
- Có 5 câu 
- Dấu 2 chấm và dấu gạch ngang.
- Lân, Việt
- Tìm viết bảng con các từ: say sưa, bỗng, ngớ ngẩn, miệng 
- Mở vở viết bài vào vở
- Đổi vở soát lỗi
- HS đọc đề bài trong SGK
- 2 HS lên bảng làm.
- Đáp án :da diết ; rạo rực 
 Rực vàng ; thức dậy .
3)Củng cố, dặn dò : Nhận xét tiết học
- Theo em vì sao cá không biết nói? (Vì nó là loài vật )
- Về nhà học lại bài
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Toán
Tìm số bị chia.
I- Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia.
- Biết cách trình bày bài giải dạng toán này
- Thích học giờ học.
II- Đồ dùng dạy học:
- 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có gắn 3 hình vuông bằng nhau.
- Các thẻ từ :Số bị chia , Số chia , thương 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1) Giới thiệu bài 
2) Bài mới 
a)Nhắc lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia
- GV gắn 6 hình vuông lên bảng và nêu: Có 6 hình vuông xếp thành 2 hàng đều nhau. Mỗi hàng có mấy hình vuông ?
- Hãy nêu phép tính giúp em tìm?
- Nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép tính trên ?( GV gắn thẻ từ)
GV nêu: mỗi hàng có 3 ô vuông hỏi 2 hàng có mấy ô vuông ?
- Trong phép chia 6 : 2 = 3, 6 gọi là gì?
- Trong phép nhân 3 x 2 = 6, 6 gọi là gì?
- 3 và 2 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 
- Vậy trong phép chia , SBC bằng tích của thương và số chia.
b. Hướng dẫn tìm số bị chia chưa biết 
GV viết lên bảng phép tính: X : 2 = 5
Và yêu cầu HS đọc phép tính trên 
Hỏi X là gì trong phép chia ?
 - Muốn tìm SBC ta làm như thế ?
 X = 10 là số phải tìm 
vì 10 : 2 = 5.
- Hướng dẫn cách trình bày 
+ Kết luận : Muốn tìm SBC ta lấy thương nhân với số số chia.
C- Thực hành:
Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- Cho HS tự làm bài vào vở 
- Gọi HS đọc lại bài 
- Khi biết 6 : 3 = 2 có thể nêu ngay kết quả của 2 x 3 không ? Vì sao
Bài 2: Nêu yêu cầu của bài tập 
- Cho HS tự làm bài
- Yêu cầu HS giải thích cách làm 
- GV nhận xét và cho điểm
Bài 3: Mỗi em nhận được mấy chiếc kẹo?
- Có bao nhiêu em được nhận kẹo?
- Để tìm xem có tất cả bao nhiêu chiếc kẹo ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
Chữa bài và nhận xét 
HS quan sát, trả lời mỗi hàng có 3 ô vuông
Phép chia 6 : 2 = 3 
 6 : 2 = 3
 SBC, số chia, thương
- 2 hàng có 6 ô vuông
 3 x 2 = 6 
- 6 là SBC
- 6 là tích của 3 và 2 
- 3 và 2 lần lượt là thương và số chia
Đọc : x chia 2 bằng 5
X là số bị chia 
Lấy thương (5) nhân với số chia( 2 ) được số bị chia ( 10)
X : 2 = 5
 X= 5 x 2 
 X = 10
- Nhiều HS nhắc lại kết luận 
Tính nhẩm
- HS tự làm 
- Theo dõi – nhận xét
- HS nêu có vì.
Tìm x.
3 HS lên bảng làm bài 
 x : 2 = 3 
 x = 3 x 2 
 x = 6
- Mỗi em nhận được 5 chiếc kẹo.
- Có 3 em 
Bài giải : Số chiếc kẹo có tất cả là 
 5 x 3 = 15 (chiếc )
 ĐS : 15 chiếc 
3) Củng cố dặn dò 
- Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào?
- Về nhà học thuộc qui tắc tìm số bị chia
Tiết 4: Kể chuyện
 Tôm Càng và Cá Con
I.Mục tiêu:
- Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV kể lại được từng đoạn và nội dung câu chuyện Tôm càng và Cá Con.
- Biết dựng lại câu chuyện Tôm càng và Cá Con theo vai, phân biệt đúng giọng kể ,lời kể với điệu bộ , cử chỉ , lời nói cho thật sinh động .
- Tập trung nghe bạn kể và ghi nhớ lời kể của bạn, nhận xét đúng lời kể của bạn.
- Thích kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy học.
- 4 tranh minh hoạ trong SGK
III- Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
- 2 HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện :Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn kể chuyện.
a. Kể từng đoạn theo truyện 
Bước 1: Kể trong nhóm 
- GV chia nhóm , yêu cầu mỗi nhóm kể lại nội dung 1 bức tranh trong nhóm 
Bước 2: Kể trước lớp
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp .
- Cho HS nhận xét 
- Với HS kể lúng túng, GV gợi ý:
* Tranh 1:
Tôm Càng và Cá Con quen nhau trong trường hợp nào?
- Hai bạn đã nói gì với nhau?
- Cá Con có hình dáng bên ngoài như thế nào?
Tranh 2: Cá Con khoe gì với bạn ?
- Cá Con đã trổ tài bơi nội như thế nào?
Tranh 3: Câu chuyện có thêm nhân vật nào? Con cá định làm gì? 
- Tôm Càng đã làm gì?
Tranh 4:Tôm Càng quan tâm đến cá con ra sao?
- Cá Con nói gì với Tôm Càng?
- Vì Sao cả 2 lại kết bạn thân với nhau? 
b) Kể lại toàn bộ câu chuyện theo vai .
- Gọi 3 HS kể từng đoạn truyện
- GV nhận xét
- Các nhóm thi kể.
- Cho cả lớp bình chọn cá nhân kể hay nhất 
- GV nhận xét, cho điểm.
3)Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà kể lại câu chuỵên cho người thân nghe.
- HS quan sát tranh và kể lại trong nhóm 
 Mỗi nhóm kể nội dung 1 bức tranh . 
- HS khác nhận xét 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Khi Tôm Càng đang tập búng càng .
- Họ tự giới thiệu và làm quen 
- Thân dẹt , 2 mắt tròn, mình có lớp vẩy bạc óng ánh 
- Đuôi tôi vừa là mái chèo vừa là bánh lái đấy
- Nó bơi nhẹ nhàng, lúc quẹo phải lúc quẹo trái, bơi thoăn thoắt khiến Tôm Càng phục lăn
- Một con cá đỏ ngầu lao tới.
- Ăn thịt Cá Con
- Nó búng càng, đẩy Cá Con vào ngách đá nhỏ
- Nó xuýt xoa hỏi bạn có đau không 
- Cảm ơn bạn. Toàn thân tôi có một lớp áo giáp lên tôi không bị đau.
- Vì Cá Con biết tài của Tôm Càng. Họ quý mến nhau.
 - Các nhóm thi kể 
 - Mỗi nhóm cử 3 HS thi kể toàn bộ câu chuyện
HS tự nhận vai :Người dẫn chuyện ,Tôm Càng , Cá Con 
Nhận xét bạn kể 
Kiểm tra, ngày tháng 3 năm 2007
tuần 26 
Thứ tư ngày 14 tháng 3 năm 2007
Tiết 1: Âm nhạc
Trò chơi âm nhạc
I.Mục tiêu:
–HS được ôn tập các bài hát thông qua trò chơi âm nhạc . HS lật ô có từ của một bài hát và phải hát được cả bài hát đó.
- Rèn kĩ năng nhận biết bài hát nhanh, chính xác.
- Hát kết hợp với biểu diễn bài hát.
- Thích học hát.
II- Đồ dùng dạy học:
- Một số động tác múa phụ hoạ
II. Hoạt động dạy học:
1) GV nêu y/c nội dung tiết học.
2) Hướng dẫn cách chơi 
GV chọn 2 đội chơi (mỗi đội chơi có 3 HS)
* Hướng dẫn cách chơi: Mỗi đội được phép chọn một ô, nếu ô đó là màu xanh thì đội chơi đó được hát bài hát có mang tên từ đã biết, nếu ô đó là màu đỏ thì đội đó phải nhường cho đội bạn. Nếu cả hai đội chưa tìm ra tên bài hát và chưa thuộc lời bài hát đó thì khán giả được phép hát( Khán giả là số HS còn lại). Mỗi bài hát đúng thì được 10 điểm
* Cho HS xung phong chơi : (Mỗi nhóm chỉ có 3 HS) Hai đội bốc thăm để tìm ra đội được lật ô trước. Sau khi có hiệu lệnh của chủ trò thì đội được hát sẽ lật ô và hát tên bài hát có từ ở ô đó.
3/ Tổng kết trò chơi và trao giải.
- GV và HS tìm ra đội thắng cuộc 
- Đội nào thắng cuộc được trao giải nhất
- Cả lớp lắng nghe
- HS hát tập thể
- HS thực hiện theo nhóm, mỗi nhóm tìm một bài hát theo đúng nội dung mà mình bốc phải hát. Mỗi bài hát đúng thì được 10 điểm
- HS trật tự nghe
- HS biểu diễn theo nhóm
-Từng nhóm biểu diễn 
- HS thực hành chơi vui vẻ, đoàn kết
- Đội nào có nhiều điểm nhất thì đội đó nh ... ộng dạy học:
1) Kiểm tra: Đồ dùng của HS 
2) Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b)Hướng dẫn HS thực hành
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Y/C các nhóm cử nhóm trưởng điều hành 
-Y/C các nhóm nêu lại quy trình làm dây xúc xích.
- Y/C các nhóm thực hành trong vòng 15 phút mỗi HStự làm một sản phẩm sau đó trang trí vào một tờ giấy tờ rô ki
- Tập cắt các nan giấy 
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
c) Trưng bày sản phẩm
- Gọi 1 HS ở mỗi nhóm lên nhận xét đánh giá sản phẩm của nhóm khác.
- GV nhận xét đánh giá chung
3) Củng cố dặn dò:
- Cho 1 em nhắc lại quy trình làm dây xúc xích
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài giờ sau.
- HS nêu lại các bước làm dây xúc xích trang trí
Bước 1: Cắt các nan giấy
Bước 2: Dán các nan giấy thành dây xúc xích 
Bôi hồ vào nan giấy và dán
- HS cắt nan giấy theo đường kẻ thẳng và thực hành làm dây xúc xích trang trí.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm
- Nhận xét bình chọn người làm sản phẩm đẹp nhất.
Tiết 2: Toán
Luyện tập : Độ dài đường gấp khúc
Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
I. Mục tiêu:
- Giúp đỡ HS TB yếu: Rèn kĩ năng giải bài toán về tính chu vi của các hình tam giác, tứ giác. kĩ năng trình bày bài toán có lời văn
- HS khá giỏi : Giải thành thạo các bài toán có liên quan
- Ham học toán.
II. Đồ dùng dạy học:- Các bài tập để luyện
III- Hoạt động dạy – học.
1) Củng cố lý thuyết:
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào?
- Muốn tính chu vi của hình tam giác ;chu vi hình tứ giác ta làm như thế nào?
- GV củng cố, chốt kiến thức
2) Bài tập:
Bài 1: Tính độ dài của đường gấp khúc 
ABC biết độ dài đoạn AB= 18cm ; BC = 12 cm ;CA= 20 cm .
Bài 2 : Tính chu vi mỗi hình tam giác, tứ giác biết độ dài các cạnh như sau
a.6 dm , 7 dm, 9 dm, 
b. 20 cm, 30 cm ,40 cm 10 cm
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu làm bài
Bài 3: Tính chu vi các hình sau:
 B A 3 cm B
 3cm 3cm
 3cm 3m
A C
 4 cm D 3cm C
3) Tổ chức chữa bài cho HS:
Bài 1: Cho HS đọc đề bài 
Cho HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc ?
HS lên bảng chữa bài - Nhận xét 
Bài 2: 
- GV cho HS lên bảng chữa bài 
- GV cho HS nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác, tứ giác?
 - GV chốt lại.
Bài 3:
- Cho HS lên bảng thực hành
- Đối với hình thứ nhất ta có thể làm như thế nào? Hình thứ 2 ta có thể làm như thế nào?
- GV nhận xét
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu:
- HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét
Bài 5 
- Gọi HS lên bảng làm 
- Thu bài chấm nhận xét.
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- HS tự làm bài vào vở
- HS nào làm xong bài 1 có thể làm bài 2, 3, 4
Bài 4: Các cạnh của hình tứ giác có độ dài bằng nhau . Chu vi hình tứ giác là 40 dm .Tính độ dài mỗi cạnh .	 
Bài 5: Một hình tam giác có 3 cạnh bằng nhau . Biết chu vi là 21. Tính độ dài các cạnh?
HS nêu cách tính- Lên bảng chữa bài 
Độ dài đường gấp khúc ABC là :
18 + 12 + 20 = 50 cm
- HS lên bảng làm bài
- Nhận xét bổ sung
a) Chu vi hình tam giác là
6 + 7 + 9= 22 ( dm ) 
Đáp số 22 dm
HS nêu cách tính 
Hình 1: 3+ 3 + 4 = 10 ( cm)
Hình 2: 3 x 4 = 12 ( cm ) 
HS lên bảng làm :
Độ dài mỗi cạnh của hình tứ giác là :
 40 : 4 = 10 (dm )
 ĐS :10 dm
- HS lên bảng làm
Mỗi cạnh dài là : 21 : 3 = 7 (cm)
3) Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học lại bài – Chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Sinh hoạt tập thể.
 Giáo dục quyền trẻ em
I. Mục tiêu
- HS biết thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em theo Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em qui định.
- Tự giác thực hiện tốt quyền, bổn phận của trẻ em .
- Thích giờ học.
II. Đồ dùng dạy học
- Gv : Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em, Gơng tốt ở trờng, lớp. 
III.Hoạt động dạy học chủ yếu
1 GV giới thiệu bài
2 Nội dung	
a, Tìm hiểu các quyền, bổn phận của trẻ em.( Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em)
- Trẻ em có quyền gì ?
- Cho hs yếu nhắc lại.	
- Trẻ em có bổn phận nào ? 
- Cho hs nhắc lại.
*GV kết luận : Nhắc lại các quyền, bổn phận của trẻ em.
b, Liên hệ việc thực hiện bổn phận của trẻ em .
- Em đã thực hiện được bổn phận gì ?
- GV khen hs thực hiện tốt bổn phận của mình.
3 Củng cố dặn dò:
- Nhắc hs cần thực hiện tốt các bổn phận của trẻ em.
- Làm tốt điều đã học.
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện trình bày.
- Lớp bổ sung
- Được đối xử công bằng, không phân biệt trai, gái....
- Trẻ em được chăm sóc, sống chung với cha mẹ, được vui chơi giải trí...
- Phải yêu quí, kính trọng ông, bà, em nhỏ...
- Chăm chỉ học tập, rèn luyện..
- Tôn trọng pháp luật...tài sản của người khác.
Hs thảo luận theo cặp.
Đại diện nêu trước lớp : chăm chỉ học tập , nghe lời bố mẹ,...yêu em nhỏ...
Các nhóm bổ sung.
- HS nêu lại các quyền, bổn phận của trẻ em.
Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2007
Tiết 1 : Tiếng việt 
Tập làm văn: Luyện đáp lời đồng ý.
Quan sát tranh trả lời câu hỏi. Tả ngắn về biển.
I- Mục tiêu: 
 Giúp HS yếu :
- Rèn kĩ năng đáp lời đồng ý 1 trong vài tình huống giao tiếp cụ thể. Biết quan sát tranh và trả lời câu hỏi đung với nội dung tranh
- Đối vơi HS khá giỏi: Quan sát tranh, TLCH , viết thành 1 đoạn văn ngắn, đặt tên cho đoạn văn đó
II-Đồ dùng dạy học:
- Các bài tập để luyện.
III- Các hoạt động dạy học:
1) Củng cố lý thuyết
- Khi đáp lời đồng ý ta cần lưu ý điều gì ?
- Để trả lời câu hỏi đúng nhất, sát với nội dung của tranh vẽ ta cần chú ý điều gì? 
- GV chốt
2) Bài tập:
Bài 1: Hãy viết lời đáp trong các đoạn đối thoại sau: 
a) Hà cho tớ mượn bút chì một tí nhé.
- ừ
-..
b) Chị ơi , giảng giúp em bài toán này với !
- ừ, đưa đây chị giảng cho.
- .
+ GV hướng dẫn, quan sát , giúp đỡ HS làm bài.
Bài 3: Bài tập 1( Trang 66)
3) Tổ chức chữa bài: 
Bài 1 :
- GV nhận xét 
- Cho HS lên bảng đóng vai
- Tuyên dương HS đóng vai tốt
Bài 2: 
- GV nêu yêu cầu.
- Cho HS lên bảng chữa bài
- GV nhận xét 
Bài 3: 
- HS nêu yêu cầu và làm bài
Bài 4: 
- GV gợi ý : Nội dung chính là gì?
- GV nhận xét- bổ sung
- Lễ phép, tỏ sự biết ơn 
- Quan sát kĩ tranh bán sát từng câu hỏi để quan sát tranh
- HS đọc kĩ từng đoạn hội thoại
Bài 2: Quan sát tranh ( SGK trang 65) và trả lời câu hỏi:
1) Tranh vẽ cảnh gì?
2) Bãi biển như thế nào?
3) Nước biển như thế nào?
4) Trên bãi biển mọi người đang làm gì?
Bài 4: Hãy viết những ý trả lời ở bài tập 3 thành 1 đoạn văn ngắn, đặt tên cho đoạn văn đó?
- Nối tiếp nhau đọc lời đáp trong từng lời đối thoại 
- 2- 3 nhóm đóng vai
HS trả lời 
Tranh 1 vẽ về bãi biển.
Bãi biển dài rộng và soải 
Nước biển trong và xanh 
Trên bãi biển mọi người đang tắm
- HS đọc lại yêu cầu và trả lời các câu hỏi.
- HS đọc bài trước lớp 
Đặt tên: VD: Hè trên biển.
 Bãi biển mùa hè
4) Củng cố dặn dò:
GV chốt ý chính
Nhận xét tiết học.
Về nhà học lại bài – Chuẩn bị bài sau.
 __________________________________________________
Tiết 2: Thể dục
 Hoàn thiện bài tập rèn luyện tư thế cơ bản 
I. Mục tiêu
 - HS ôn lại một số bài tập : Ôn và hoàn thiện bài tập rèn luyện tư thế cơ bản .Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác .
- HS tự giác luyện tập.
II. Đồ dùng dạy- học
- GV:Sân tập, vệ sinh nơi tập, còi khăn.
- HS: Trang phục gọn gàng.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Nội dung
KLVĐ
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Khởi động : xoay các khớp 
- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát 
+ Ôn bài thể dục phát triển chung.
- GV cho HS tập lại
5- 7 phút
- Lớp trởng tập hợp lớp, báo cáo GV
- Xoay các khớp. Giậm chân tại chỗ theo nhịp.
- HS chơi. GV điều khiển.
- HS ôn lại bài thể dục phát triển chung( Tập theo tổ, nhóm)
- Cán sự điều khiển
2. Phần cơ bản
* Ôn một số bài tập rèn luyện tư thế cơ bản:
Đi theo vạch kẻ thẳng2 tay chống hông.
- Đi kiễng gót 2 tay chống hông 
- Đi nhanh chuyển sang chạy 
- GV cho HS tập - GV bao quát chung, nhắc nhở HS tập cho đúng .
20 -25phút
- HS tập : Đi theo vạch kẻ thẳng 
Đi nhanh chuyển sang chạy.
- GV chú ý uốn nắn cách đặt bàn chân , tư thế thân người và 2 tay 
- HS tập theo tổ , nhóm (mỗi nhóm 5-6 em)
3.Phần kết thúc
- Chạy theo vòng tròn chạy nhẹ nhàng.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
5- 7 phút
- HS tập hợp 2 hàng dọc.
- Thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về ôn lại các động tác đã học 
- Đi chậm theo vòng tròn, vỗ tay và hát
- Nghe dặn dò
Tiết 3: Tự học
Hoàn thành kiến thức đã học
I . Mục tiêu:
- Giúp HS hoàn thành kiến thức của các môn đã học: Vở bài tập toán trang 44, bài tập 
Tiếng việt .
- Giáo dục HS ý thức suy nghĩ , trật tự để làm bài cho tốt .
- HS sôi nổi tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học : - HS :vở bài tập các môn học.Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. GV nêu yêu cầu giờ học .
2. Hướng dẫn HS tự hoàn thành kiến 
thức đã học.
- Nêu các kiến thức cần hoàn thành ?
- Cho HS tự làm bài vào vở 
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu
3- Hướng dẫn HS chữa bài 
HS nêu nh phần mục tiêu 
- HS tự làm bài vào vở 
*Vở bài tập Tiếng việt: 
+Bài tập chính tả
- GV chốt lại quy tắc chính tả .
+Bài tập Tập làm văn : Đáp lời đồng ý .Tả 
ngắn về biên
- GV giúp đỡ HS yếu 
- GV chốt lại kiến thức
- GV cùng HS chữa bài tập làm văn 
- Nhận xét, chốt bài đúng.
* Toán:Luyện tập 
- HS hoàn thành bài tập toán trang 44
GV giúp đỡ HS yếu, kém.
 Bài 1: GV cho HS nêu yêu cầu
GV đánh dấu các điểm lên bảng 
- Cho HS lên bảng nối theo yêu cầu 
- GV chốt cách xem đồng hồ 
Bài 2: GV treo bảng phụ 
Cho HS nêu yêu cầu.
- Cho HS lên bảng làm
GV chốt bài đúng, Nhận xét 
Bài 3: Cho HS đọc đề bài , HS làm bài 
HS nhắc lại cách tính chu vi hình tứ giác 
GV nhận xét , chốt lại 
Bài 4 :
HS nêu yêu cầu 
Cho HS nêu cách tính 
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Tuyên dương HS có ý thức học tốt. 
- Dặn dò HS về nhà xem bài.
- HS hoàn thành bài tập chính tả 
- HS lên bảng chữa bài 
- HS đọc bài của mình.
- Nhận xét.
- HS tự hoàn thành bài tập toán.
- HS yếu lên bảng làm bài 
- HS khá, giỏi nhận xét.
Đổi vở để kiểm tra
- HS lên bảng tính chu vi hình tam giác ABC :3 + 6 +4 = 13 (cm)
- HS khác nhận xét , bổ sung .
Đổi vở để kiểm tra
-HS lên bảng chữa bài :
Chu vi hình tứ giác : 5+6 + 8+ 5 = 24 (dm)
HS lên bảng chữa bài
HS khác nhận xét 
- HS nghe dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_khoi_2_tuan_26.doc