Giáo án Tổng hợp môn học lớp 2 - Tuần số 7 - Trường Tiểu Học Phú Thọ A

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 2 - Tuần số 7 - Trường Tiểu Học Phú Thọ A

Tiết 7

Môn: ĐẠO ĐỨC

Bài:

CHĂM LÀM VIỆC NHÀ

I. MỤC TIÊU.

- Giúp Hs biết: Trẻ em có bổn phận tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ Ông bà, Cha mẹ.

- Tham gia một số công việc nhà phù hợp với khả năng.

- Nêu được ý nghĩa của việc nhà.

- Tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Gv:

 + SGK.

 + Tranh, phiếu thảo luận.

- Hs: Vật dụng: Chổi, chén, khăn lau bàn

 

doc 36 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 2 - Tuần số 7 - Trường Tiểu Học Phú Thọ A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
(Từ ngày 27/09 đến ngày 01/10 năm 2010)
TUẦN 7
–ª—
Thứ/ ngày
Môn học
Tiết
Tên bài dạy
Thứ hai
27/09
- Chào cờ
- Đạo đức
- Tập đọc
- Toán
7
7
19, 20
31
- Sinh hoạt dưới cờ.
- Chăm làm việc nhà (Tiết 1).
- Người thầy cũ.
- Luyện tập.
Thứ ba
28/09
- Thể dục
- Kể chuyện
- Chính tả
- Toán
- Thủ công
7
13
32
7
- Người thầy cũ.
- Tập chép: Người thầy cũ.
- Kilôgam.
- Gấp thuyền phẳng đáy (Tiết 1).
Thứ tư
29/09
- Tập đọc
- Tập viết
- Toán
- Mỹ thuật
21
7
33
- Thời khóa biểu.
- Chữ hoa: E, Ê.
- Luyện tập.
Thứ năm
30/09
- Thể dục
- Luyện từ và câu
- Toán
- Tự nhiên xã hội
7
34
7
- Từ ngữ về môn học.
- 6 cộng với một số: 6 + 5.
- Ăn uống đầy đủ.
Thứ sáu
01/10
- Chính tả
- Tập làm văn
- Toán
- Nhạc
- Sinh hoạt lớp
14
7
35
7
- Cô giáo lớp em.
- Kể ngắn theo tranh – Luyện tập.
- 26 + 5.
- Sinh hoạt cuối tuần.
Thứ Hai, ngày 27 tháng 09 năm 2010
Tiết 7
Môn: ĐẠO ĐỨC
Bài:
CHĂM LÀM VIỆC NHÀ
I. MỤC TIÊU.
- Giúp Hs biết: Trẻ em có bổn phận tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ Ông bà, Cha mẹ.
- Tham gia một số công việc nhà phù hợp với khả năng.
- Nêu được ý nghĩa của việc nhà.
- Tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Gv:
	+ SGK.
	+ Tranh, phiếu thảo luận.
- Hs: Vật dụng: Chổi, chén, khăn lau bàn
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu lợi ích của việc giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- Nhận xét.
3. Dạy học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích yêu cầu.
3.2. Hoạt động 1: Phân tích bài thơ “Khi mẹ vắng nhà”
- Gv đọc diễn cảm bài thơ “Khi mẹ vắng nhà”.
- Bạn nhỏ đã làm gì khi mẹ vắng nhà?
- Thông qua những việc đã làm, bạn nhỏ muốn bày tỏ tình cảm gì với mẹ.
- Theo các em, mẹ bạn nhỏ nghĩ gì khi thấy các công việc mà bạn đã làm?
- Gọi Hs đọc ghi nhớ.
3.3. Hoạt động 2: Trò chơi “Đoán xem tôi đang làm gì”.
- Gv chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 Hs.
- Nhận xét trò chơi.
- Gv kết luận: Chúng ta nên làm những công việc nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
3.4. Hoạt động 3: Tự lien hệ bản thân.
- Yêu cầu một vài Hs kể về những công việc mà em đã tham gia.
- Gv kết luận: Ở nhà, các em nên giúp đỡ Ông bà, Cha mẹ làm những công việc nhà phù hợp với khả năng của bản thân mình.
4. Củng cố và dặn dò:
- Gọi Hs nêu lại Ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Thực hành Chăm làm việc nhà.
- Hát.
- 2 – 3 Hs nêu.
- Nghe.
- Bạn nhỏ đã luộc khoai, cùng chị giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ vườn, quét sân và cổng.
- Thông qua những việc đã làm, bạn nhỏ muốn thể hiện tình yêu thương đối với mẹ của mình.
- Theo nhóm em, khi thấy công việc nhà mà bạn nhỏ đã làm, mẹ đã khen bạn. Mẹ sẽ cảm thấy vui mừng, phấn khởi.
- Hs nghe và ghi nhớ.
- 2 đội chơi, mỗi đội 5 Hs.
- Đội 1 cử bạn diễn tả việc làm, đội bạn sẽ đoán là việc gì và ngược lại.
- Đội thắng cuộc là đội ghi nhiều điểm nhất.
- 1 – 2 Hs kể.
- Hs cả lớp nghe, bổ sung và nhận xét bạn làm những công việc nhà như thế đã phù hợp với khả năng của mình chưa, đã giúp đỡ được Ông bà, Cha mẹ chưa.
- Trao đổi, nhận xét của Hs cả lớp.
- 3 – 4 Hs nêu ghi nhớ.
Tiết 19, 20
Môn: TẬP ĐỌC
Bài:
NGƯỜI THẦY CŨ
I. MỤC TIÊU.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Gv: 
	+ SGK.
	+ Tranh, Bảng phụ: Từ, câu.
- Hs: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi Hs đọc bài Ngôi trường mới và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét và cho điểm.
3. Dạy học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Gv Treo tranh và giới thiệu bài đọc Người thầy cũ.
3.2. Tiết 1: Luyện đọc đoạn, đọc cả bài.
a) Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Gv đọc mẫu.
- Đoạn 1:
+ Từ cần luyện đọc. 
+ Từ chưa hiểu.
+ Ngắt câu dài.
- Đoạn 2:
+ Từ cần luyện đọc. 
+ Từ chưa hiểu.
+ Ngắt câu dài.
- Đoạn 3:
+ Từ cần luyện đọc. 
+ Từ chưa hiểu.
+ Ngắt câu dài.
- Cho Hs đọc từng câu.
b) Hoạt động 2: Luyện đọc đoạn, đọc cả bài.
- Luyện đọc đoạn, bài.
- Gv cho Hs đọc từng đoạn.
- Đọc đồng thanh.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị Tiết 2.
3.3. Tiết 2: Phát triển các hoạt động.
a) Hoạt động 1: 
- Cho Hs thảo luận.
- Đoạn 1:
+ Bố Dũng đến trường làm gì?
+ Vì sao bố tìm gặp thầy giáo cũ ngay tại lớp của Dũng?
- Đoạn 2:
+ Khhi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào? Lễ phép ra sao?
+ Bố Dũng nhớ mãi kỷ niệm gì về thầy?
+ Thầy giáo nói với các cậu học trò trèo cửa lớp lúc ấy như thế nào?
- Đoạn 3:
+ Dũng nghĩ gì khi bố đã về?
+ Vì sao Dũng xúc động khi bố ra về?
+ Tìm từ gần nghĩa với lễ phép?
+ Đặt câu.
b) Hoạt động 2: Luyện đọc diễn cảm.
- Thi đọc toàn bộ câu chuyện.
- Lời kể: Vui vẻ, ân cần, chú bộ đội: đọc lễ phép.
- Nhận xét.
- Hs đọc diễn cảm.
- Hỏi: Câu chuyện này khuyên em điều gì?
- Tại sao phải nhớ ơn kính trọng yêu quý thầy cô giáo cũ?
4. Củng cố và dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Thời khóa biểu lớp 2.
- Hát.
- Cả lớp nghe và đọc thầm.
- Hs đọc đoạn 1.
- Nhộn nhịp, xuất hiện.
- Xuất hiện: Hiện ra một cách đột ngột.
- Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi/ từ phía cổng trường/ xuất hiện một chú bộ đội.//
- Hs đọc đoạn 2.
- Nhấc kính, trèo, khẽ, phạt.
- Nhấc kính: Bỏ kính xuống.
- Nhưng/ hình như hôm ấy/ thầy phạt em đâu?//
- Hs đọc đoạn 3.
- Rời lớp, ngả mũ, mắc lỗi.
- Mắc lỗi: Phạm phải điều sai sót. Xúc động: Cảm động.
- Dũng nghĩ,/ bố cũng có lần mắc lỗi/ thầy không phạt/ nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi.//
- Hs đọc mỗi câu liên tiếp cho đến hết bài.
- Hs đọc.
- Đại diện thi đọc.
- lớp đọc đồng thanh.
- 2 đội thi đọc tiếp sức.
- Thảo luận trình bày.
- Hs đọc đoạn 1.
- Tìm gặp người thầy giáo cũ.
- Bố là bộ đội đóng quân ở xa, khi được về phép bố đến thăm thầy.
- Hs đọc đoạn 2.
- Bố vội bỏ chiếc mũ đang đội trên đầu, lễ phép chào thầy: Có thái độ, cử chỉ, lời nói kính trọng người trên.
- Kỷ niệm thời đi học có lần trèo qua cửa lớp, thầy bảo ban nhắc nhở mà không phạt.
- Trước khi làm một việc gì phải nghĩ chứ! Thôi em về đi, thầy không phạt em đâu.
- Hs đọc đoạn 3.
- Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt nhưng đó là hình phạt để nhớ mãi, nhớ để không bao giờ mắc lỗi lại nữa.
- Vì hiểu bố, thêm yêu bố, bố rất kính trọng, yêu quý và biết ơn thầy giáo cũ.
- Lễ độ, ngoan ngoãn.
- Cậu bé nói năng rất lễ phép.
- 2 nhóm tự phân vai (người dẫn chuyện, thầy giáo, chú bộ đội và Dũng).
- Hs đọc đoạn 2 hoặc 3.
- Nhớ ơn, kính trọng, yêu quý thầy cô giáo cũ.
- Vì thầy cô giáo là người đã dạy dỗ, dìu dắt em nên người.
Tiết 31
Môn: TOÁN
Bài:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU.
- Biết giải bài toán nhiều hơn, ít hơn.
- Giải được các bài tập: Bài tập 2, 3, 4.
- Hs khá giỏi giải được Bài tập 1.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Gv:
	+ SGK.
	+ Bảng phụ ghi tóm tắt Bài tập 2, 3.
- Hs: Bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Bài toán về ít hơn.
- Gv cho tóm tắt, Hs giải bảng lớp, ghi phép tính vào bảng con.
3. Dạy học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích yêu cầu.
3.2. Hoạt động 1:
- Bài 1: Giảm tải.
- Bài 2:
+ Gọi Hs đọc bài toán.
+ Nêu dạng toán.
+ Muốn tìm tuổi em ta làm cách nào?
+ Gọi Hs giải.
+ Nhận xét.
- Bài 3:
+ Gọi Hs đọc đề.
+ Bài toán dạng gì?
+ Muốn tìm tuổi anh ta làm cách nào?
+ Gọi 1 Hs giải bảng phụ.
+ Nhận xét.
3.3. Hoạt động 2: Xem tranh SGK giải toán.
- Nêu dạng toán.
- Nêu cách làm.
4. Củng cố và dặn dò:
- Nêu cách giải bài toán Nhiều hơn, ít hơn.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Kilôgam.
- Hát.
- Hs thực hiện.
Giải:
Số ca ở giá dưới có:
29 – 2 = 27 (cái)
Đáp số: 27 cái.
- 1 Hs đọc bài toán.
- Bài toán dạng ít hơn.
- Lấy số tuổi của anh trừ đi số tuổi của em ít hơn.
- Giải:
Số tuổi của em là:
16 – 5 = 11 (tuổi)
Đáp số: 11 tuổi
- Hs đọc đề bài.
- Bài toán dạng nhiều hơn.
- Lấy số tuổi của em cộng với số tuổi của anh nhiều hơn.
- Giải:
Số tuổi của anh là:
11 + 5 = 16 (tuổi)
Đáp số: 16 tuổi
- Hs đọc đề toán.
- Bài toán về ít hơn.
- Giải:
Số tầng nhà tòa thứ 2 là:
16 – 4 = 12 (tầng)
Đáp số: 12 tầng.
Thứ Ba, ngày 28 tháng 09 năm 2010
Tiết 7
Môn: KỂ CHUYỆN
Bài:
NGƯỜI THẦY CŨ
I. MỤC TIÊU.
- Xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện (Bài tập 1).
- Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện.
- Hs khá giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện, phân vai dựng lại đoạn 2 của câu chuyện (Bài tập 3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Gv:
	+ SGK.
	+ Tranh.
- Hs: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi Hs kể lại câu chuyện Mẩu giấy vụn.
- Nhận xét và cho điểm.
3. Dạy học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu ngắn gọn và ghi tên bài lên bảng lớp.
3.2. Hoạt động 1: Kể lại đoạn mớ đầu.
- Cho Hs tập kể.
- Nhận xét.
3.3. Hoạt động 2: Tập kể từng đoạn theo tranh.
- Đoạn 1: 
+ Gọi 1 – 3 Hs kể lại đoạn 1 của câu chuyện.
+ Chú ý: để các em tự kể theo lời của mình, sau đó nhận xét bổ sung.
+ Khi gặp thầy giáo chú bộ đội đã làm gì thể hiện sự kính trọng của mình đối với thầy?
+ Chú đã giới thiệu mình với thầy giáo như thế nào?
+ Thái độ của thầy giáo ra sao khi gặp lại cậu học trò năm xưa?
+ Thầy đã nói gì với bố Dũng?
+ Nghe thầy nói vậy, bố Dũng đã trả lời thầy ra sao?
- Đoạn 2:
+ Gọi 3 – 5 Hs đọc đoạn 2, chú ý nhắc Hs đổi giọng cho phù hợp với các nhân vật.
+ Cảm xúc của Dũng như thế nào khi bố ra về?
+ Dũng đã nghĩ gì?
3.4. Hoạt động 3: Dựng lại câu chuyện theo vai.
- Cho các nhóm chọn Hs thi đóng vai, mỗi nhóm cử 3 Hs.
- Gọi Hs diễn trên lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố và dặn dò:
- Câu chuyện nhắc nhở chúng ta điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Người mẹ hiền.
- Hát.
- 4 Hs kể nối tiếp, mỗi Hs kể một đoạn.
- 4 Hs kể theo vai.
- Hs kể.
- Lớp nhận xét.
- Hs kể.
- Bỏ mũ, lễ phép chào thầy.
- Thưa thầy! Em là Khánh, đứa học trò năm nào trên cửa sổ lớp bị thầy phạt đây ạ!
- Lúc đầu thì ngạc ... n thành chất bổ, thấm qua ruột non vào máu đi nuôi cơ thể. Một phần là chất bã xuống ruột già thành phân ra ngoài.
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài. Vài em nhắc lại tựa bài.
- Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi. 
- Đại diện nhóm trả lời.
Hằng ngày các em ăn 2 - 3 bữa sáng, trưa, tối.
Ăn nhiều rau, cá thịt, trứng  vào buổi sáng và trưa, để có sức khoẻ học tập và làm việc. Buổi tối ăn ít uống đủ nước.
Ngoài món canh cơm, khi khát cần uống thêm. Mùa hè đổ mồ hôi nhiều cần uống nhiều nước hơn 
Hs tự kể món ăn uống mình thích.
- Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu 
Ở dạ dày, thức ăn tiếp tục được nhào trộn và vào đến ruột non.
Phần lớn thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng. Chúng thấm qua thành ruột non vào máu, đi nuôi cơ thể.
Chúng ta cần ăn đủ no , uống đủ nước để để chúng biến thành chất bỗ dưỡng nuôi cơ thể, làm cơ thể khỏe mạnh, chóng lớn
Nếu để cơ thể bị đói khát ta sẽ bị bệnh, mệt mỏi, gầy yếu, làm việc, học tập kém.
Thứ Sáu, ngày 01 tháng 10 năm 2010
Tiết 14
Môn: CHÍNH TẢ
Bài:
CÔ GIÁO LỚP EM
I. MỤC TIÊU.
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài Cô giáo lớp em.
- Hs khá giỏi làm bài 2, 3 (a) viết đúng bài chính tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Gv:
	+ Bảng phụ.
	+ SGK.
- Hs: Bảng con, Vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài cũ mời 2 em lên bảng viết các từ học sinh thường hay viết sai. 
- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ.
3. Dạy học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Cô giáo lớp em.
3.2. Hướng dẫn nghe - viết chính tả: 
a) Hướng dẫn Hs chuẩn bị:
- Gv gọi 2 Hs đọc lại.
- Hướng dẫn Hs nắm nội dung đoạn trích của bài chính tả:
+ Nêu những hình ảnh đẹp trong lúc cô dạy em viết?
+ Câu thơ nào cho biết bạn hs thích điểm 10 cô cho
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
+ Các chữ đầu mỗi dòng thơ viết ntn?
- Gv yêu cầu hs ghi vào bảng con những từ ngữ khó cần phải chú ý khi viết bài.
b) Đọc cho Hs viết:
- Gv nhắc Hs chú cách trình bày và những từ ngữ dễ viết sai chính tả.
- Gv đọc từ, cụm từ 3 lần.
c) Soát lỗi và chấm bài:
- Hs tự sửa lỗi. Gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở.
- Gv chấm 5 bài.
- Gv nhận xét chung.
- Sửa lỗi sai phổ biến.
3.3. Thực hành.
- Bài tập 2: 
+ Gọi Hs đọc yêu cầu: Tìm các tiếng và từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống trong bảng.
+ Gv treo bảng phụ phân tích tiếng vui, từ vui, vui vẻ
+ Tương tự các tiếng từ còn lại Hs lên bảng làm 
+ Gv nhận xét, tuyên dương Hs thực hiện tốt.
- Bài tập 3 a:
+ Gọi Hs đọc yêu cầu.
+ Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi làm bài vào SGK bằng bút chì rồi phất biểu.
+ Lớp và Gv nhận xét tuyên dương nhóm tìm đúng và nhiều từ.
4. Củng cố và dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò Hs xem lại bài.
- Chuẩn bị bài mới.
- Hát.
- 2 Hs lên bảng viết mỗi em viết các từ: 
Cháy nhà, trái cây, mái tranh, quả chanh.
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài. 
- Hai em nhắc lại tựa bài.
- 2 Hs đọc.
+ Gió đưa thoảng hương nhài, nắng ghé vào cửa lớp xem các em học bài.
+ Yêu thương em ngắm mãi những điểm mười cô cho.
+ 5 chữ
+ Viết hoa, cách lề 3 ô.
- Lớp thực hiện viết vào bảng con các từ khó: thoảng, ghé, ngắm, điểm
- Lớp nghe đọc chép vào vở.
- Hs nghe - viết bài.
- Tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm. 
- Hs đọc.
- Hs lên bảng làm.
+ vui – vui vẻ.
+ thủy – tàu thủy, thủy thủ.
+ núi – núi non, ngọn núi.
+ lũy – lũy tre, chiến lũy, tích lũy.
- Hs thực hiện: 
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiên che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cao rụng trắng ngoài thềm
Lớp nhận xét làm vào vở
Tiết 7
Môn: TẬP LÀM VĂN
Bài:
KỂ NGẮN THEO TRANH - 
LUYỆN TẬP VIẾT THỜI KHÓA BIỂU
I. MỤC TIÊU.
- Dựa vào 4 tranh minh họa, kể được câu chuyện ngắn có tên bút của Cô giáo (Bài tập 1).
- Dựa vào thời khóa biểu hôm sau của lớp để trả lời được các câu hỏi ở Bài tập 3.
- Hs khá giỏi làm bài 1, 2, 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Gv:
	+ Tranh minh họa.
	+ SGK.
- Hs: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gv cho Hs nói có nghĩa gần giống câu “Em không thích đi chơi”.
- Nhận xét cho điểm.
3. Dạy học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Hôm nay các em học bài “Kể ngắn theo tranh. Luyện tập về thời khóa biểu”.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
a) Bài tập 1:
-1 Hs đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn Hs kể mẫu theo tranh:
+ Tranh 1:
Tranh vẽ 2 bạn đang làm gì?
Một bạn bỗng nói gì?
Bạn kia trả lời ra sao?
+ Tranh 2: 
Có thêm ai mới xuất hiện?
Cô giáo làm gì? 
Bạn nói gì với cô?
+ Tranh 3:
Hai bạn đang làm gì?
+ Tranh 4:
Tranh vẽ cảnh gì?
Bạn làm gì? Nói gì?
Bạn nói về điểm 10 như thế nào?
Mẹ bạn nói gì?
Dựa vào tranh kể lại toàn bộ câu chuyện.
Gv nhận xét ý đúng.
b) Bài tập 2: 
- Yêu cầu hs đọc Bài tập 2.
- Gv yêu cầu hs viết lại thời khoá biểu ngày hôm sau (thứ Hai).
- Gv nhận xét.
c) Bài tập 3: 
- Yêu cầu hs đọc Bài tập 2.
- Dựa theo TKB ở bài 2, trả lời câu hỏi:
+ Ngày mai có mấy tiết?
+ Đó là những tiết gì?
+ Cần mang những quyển sách gì đến trường?
- Gv nhận xét chốt ý đúng.
4. Củng cố và dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò Hs xem lại bài.
- Chuẩn bị bài mới.
- Hát.
- 2 Hs lần lượt đọc trước lớp: Thực hiện các cách nói.
+ Em không thích đi chơi đâu.
+ Em có đi chơi đâu.
+ Em đâu có đi chơi.
- 1Hs nhắc lại tựa bài. 
- Hs nêu đề bài, lớp theo dõi SGK.
- Hs quan sát tranh và tập kể.
Ngồi học trong lớp.
Tớ quên mang bút.
Tớ chỉ có 1 cây bút.
Cô giáo.
Cô đưa bút cho bạn.
Em cảm ơn cô ạ.
Chăm chú tập viết.
Bạn Hs và mẹ.
Bạn giơ quyển sách có điểm 10 khoe với mẹ.
Nhờ có bút của cô giáo, con viết bài được điểm 10.
Mẹ mỉm cười nói: Mẹ vui lắm.
2 Hs kể toàn bộ câu chuyện.
Lớp nhận xét chữa bài. 
- Lớp theo dõi đọc. 
- Hs viết: thời khoá biểu ngày thứ hai. Vài Hs đọc lại.
 Thứ hai: Buổi sáng
 (Tiết 1) Chào cờ
 (Tiết 2) Đạo đức 
 (Tiết 3) Tập đọc 
 (Tiết 4) Tập đọc
 Buổi chiều 
 (Tiết 1) Toán
 (Tiết 2) Luyện tập Toán
 (Tiết 3) Luyện tập Tập đọc
- Lớp nhận xét. 
- Lớp theo dõi đọc nội dung SGK.
- Hs dựa vào thời khoá biểu trả lời. 
+ 7 tiết.
+ 2 tiết Tập đọc, 1 tiết Toán, 1 tiết Đạo đức, 1 tiết chào cờ , 1 tiết Luyện tập Toán, 1 tiết Luyện tập Tập đọc.
+ Sách: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức.
- Lớp nhận xét chữa bài
Tiết 35
Môn: TOÁN
Bài:
26 + 5
I. MỤC TIÊU.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 5.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn.
- Biết thực hành đo độ dài đoạn thẳng.
- Bài tập 1 (dòng 1), Bài tập 3, 4.
- Hs khá giỏi làm được hết các bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Gv:
	+ Que tính, bảng phụ.
	+ Thước đo.
- Hs: Que tính, bảng con, thước đo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi Hs đọc công thức 6 cộng với một số.
- Sửa bài 2, trang 34.
- Kiểm tra vở những Hs còn lại.
- Nhận xét bài cũ.
3. Dạy học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Học dạng toán 26 + 5.
- Nêu bài toán: có 26 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm ra kết quả (đếm).
- Hướng dẫn học sinh cách đặt tính và tính: 
26
 5
+
31
- Em đặt tính như thế nào?
- Em thực hiện phép tính như thế nào?
3.2. Thực hành:
- Bài 1:
+ Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.
+ Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- Bài 3:
+ Bài toán này thuộc dạng toán nào đã học? 
+ Bài cho biết gì?
+ Bài hỏi gì?
+ Muốn biết tỏ này bao nhiêu điểm 10 ta làm phép tính gì?
+ Sửa bài trên bảng.
+ Gv nhận xét ghi điểm.
- Bài 4:
+ Gọi Hs đọc đề. 
+ Bài tập yêu cầu gì?
+ Cho Hs lên bảng đo. 
+ Nhận xét và cho điểm.
4. Củng cố và dặn dò:
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 26 + 5.
- Về làm bài tập Vở bài tập.
- Xem bài 36 + 15. 
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- Học sinh thao tác trên que tính để tìm ra kết quả.
- Nhiều em nêu cách thao tác.
- Lớp nhận xét.
-1 em lên bảng đặt tính. Các học sinh khác làm vào bảng con.
- Học sinh nêu cách đặt tính (viết 26 rồi viết 5 xuống dươí thẳng cột với 6. Viết dấu cộng và kẻ vạch ngang.
- Thực hiện phép tính từ phải sang trái. 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 nhớ 1. 2 thêm 1 là 3, viết 3 vào cột chục.
- Vậy 26 cộng 5 bằng 31.
- Nhiều học sinh nhắc lại.
- 2 Hs lên bảng làm, lớp làm bảng con. 
16
4
20
+
36
6
42
+
46
7
53
+
56
8
64
+
- Nhận xét bạn về đặt tính, thực hiện phép tính.
- Bài toán về nhiều hơn.
1 em lên bảng ghi tóm tắt và giải bài toán
Tóm tắt
 - Tháng trước: 16 điểm mười.
 - Tháng này hơn tháng trước: 5 điểm mười.
- Tháng này:điểm mười?
- Phép tính cộng.
Bài giải:
Số điểm mười trong tháng này là:
 16 + 5 = 21 (điểm mười)
 Đáp số: 21 điểm mười
- Đo độ dài đoạn thẳng AB, BC, AC.
- 1 Hs nêu y/c của bài.
- Hs dùng thuớc có chia vạch cm để đo mỗi đoạn thẳng rồi trả lời:
+ Đoạn thẳng AB dài 6cm.
+ Đoạn BC dài 5 cm, AC dài 11cm.
- Hs lấy độ dài đoạn thẳng AB cộng với đoạn thẳng BC và bằng: 
6cm + 5cm=11cm
- Lớp nhận xét.
Tiết 7
Môn: SINH HOẠT LỚP
Bài:
SINH HOẠT LỚP TUẦN 7
I. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TUẦN QUA.
- Học tập.
- Đạo đức.
- Vệ sinh.
- Thực hiện nội quy trường lớp.
- Gv nhận xét chung tình hình lớp tuần qua.
II. PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN TỚI.
- Tiếp tục nhắc nhở Hs thực hiện tốt nội quy trường lớp.
- Các tổ theo dõi các mặt hoạt động của tổ mình để tổng hợp cuối tuần.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường xanh sạch đẹp.
- Tiếp tục giáo dục Hs thực hiện an toàn giao thong.
- Tiếp tục thực hiện tốt tránh ngộ độc thực phẩm.
- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra Hs yếu trốn học buổi chiều.
- Tiếp tục duy trì sĩ số lớp học đầy đủ.
	* Lưu ý: Thời gian qua, tôi có Post lên diễn đàn một số bài giảng của giáo án lớp 2, tôi đã cố gắng trình bày thật cần thận và chi tiết theo chuẩn kiến thức, mặc dù đã có nhiề cố gắng, nhưng không khỏi có những sai sót, để bài giảng được hoàn chỉnh hơn, rất mong các Thầy cô giáo xem qua và cho ý kiến, xin góp ý theo địa chỉ: nguyentinhna@zing.vn. Những bài giảng của giáo án lớp 2 các tuần tiếp theo sẽ được Post vào sáng chủ nhật hàng tuần. Rất cảm ơn các Thầy cô đã quan tâm.

Tài liệu đính kèm:

  • docQuynhGiao an lop 2 Tuan 7Chuan kien thuc.doc