Giáo án môn học lớp 2 năm 2003 - 2004 - Tuần thứ 14

Giáo án môn học lớp 2 năm 2003 - 2004 - Tuần thứ 14

Đạo đức

 Tiết 14 : GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP/ TIẾT 2.

I/ MỤC TIÊU :

1.Kiến thức : Giúp học sinh biết :

- Một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

- Lí do vì sao cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

2.Kĩ năng : Biết làm một số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

3.Thái độ : Có thái độ đồng tình với các việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

II/ CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên : Bài hát “Em yêu trường em”. “Đi học”. Tranh, Phiếu , tiểu phẩm.

2.Học sinh : Sách, vở BT.

 

doc 44 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 2 năm 2003 - 2004 - Tuần thứ 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
& Kế hoạch dạy học Tuần 14 Lớp Hai/2
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BUỔI SÁNG
 Thứ hai ngày 8 tháng 12 năm 2003
 Hoạt động tập thể.
Tiết 1 : SINH HOẠT ĐẦU TUẦN.
 ----------------------------------------------------
Đạo đức
 Tiết 14 : GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP/ TIẾT 2.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Giúp học sinh biết :
- Một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Lí do vì sao cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
2.Kĩ năng : Biết làm một số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
3.Thái độ : Có thái độ đồng tình với các việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Bài hát “Em yêu trường em”. “Đi học”. Tranh, Phiếu , tiểu phẩm.
2.Học sinh : Sách, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : 
-Em thấy vườn trường, sân trường mình như thế nào 
–Sau khi quan sát em thấy lớp em như thế nào ?
-Nhận xét, đánh giá.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài .
Hoạt động 1 : Đóng vai xử lí tình huống.
Mục tiêu : Giúp học sinh biết ứng xử trong các tình huống cụ thể,
-GV phát phếu thảo luận, yêu cầu các nhóm thảo luận tìm cách xử lí các tình huống trong phiếu.
-Tình huống 1 : Nhóm 1.
Giờ chơi ba bạn Ngọc, Lan, Huệ rủ nhau ra cổng trường ăn kem. Sau khi ăn xong các bạn vứt giấy đựng và que kem ngay giữa sân trường.
-Tình huống 2 : Nhóm 2.
-Hôm nay là ngày trực nhật của Mai. Bạn đã đến lớp 
từ sớm, và quét dọn lau bàn ghế sạch sẽ.
-Tình huống 3 : Nhóm 3.
+ Nam vẽ đẹp từng được giải thưởng, muốn các bạn biết tài nên đã vẽ bức tranh lên tường.
-Tình huống 4 :Nhóm 4.
+Hà và Hưng được phân công chăm sóc vườn hoa trước lớp, hai bạn thích lắm chiêù nào cũng dành ít phút để chăm sóc cây.
-Liên hệ bản thân : Em đã làm gì để trường lớp sạch đẹp?
Kết luận : Cần phải thực hiện đúng các quy định về vệ sinh trường lớp để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Hoạt động 2: Thực hành làm sạch đẹp lớp học.
Mục tiêu : Giúp học sinh biết được các việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-Tổ chức cho HS quan sát lớp, nhận xét lớp có sạch, đẹp không.
-Kết luận (SGV/ tr 53)
Hoạt động 3: Trò chơi “Tìm đôi”
Mục tiêu :Giúp cho học sinh biết phải làm gì trong các tình huống cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-GV nêu luật chơi (SGV/tr 53) Mỗi em bốc 1 phiếu ngẫu nhiên, mỗi phiếu là 1 câu hỏi.Sau khi bốc phiếu, mỗi bạn đọc nội dung và đi tìm bạn có phiếu giống mình làm thành một đôi. Đôi nào tìm được nhau nhanh, đôi đó thắng cuộc.
-Nhận xét, đánh giá.
-Kết luận : Giữ gìn trường lớp sạch đẹp làquyền và bổn phận của mỗi học sinh, đểcác em được sinh hoạt, học tập trong một môi trường trong lành.
Trường em em quý em yêu
Giữ cho sạch đẹp sớm chiều không quên.
-LUYỆN TẬP. Nhận xét.
3.Củng cố : Em sẽ làm gì để thể hiện việc giữ gìn trường lớp ? -Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài.
-Giữ gìn trường lớp sạch đẹp/ tiết 1.
-Làm phiếu.
 c Sạch, đẹp, thoáng mát.
 c Bẩn, mất vệ sinh.
 Ý kiến khác : 
-Ghi ý kiến : 
-Giữ gìn trường lớp sạch đẹp./ tiết 2.
-Các nhóm HS thảo luận và đưa ra cách xử lí tình huống.
+ Các bạn nữ làm như thế là không đúng. Các bạn nên vứt rác vào thùng không vứt bừa bãi làm bẩn sân trường.
+ Mai làm như thế là đúng. Quét hết rác bẩn sẽ làm cho lớp sạch đẹp, 
thoáng mát.
+ Nam làm như vậy là sai, vẽ bẩn tường, mất vẻ đẹp của trường.
+ Hai bạn làm đúng vì chăm sóc cây , hoa nơ,û đẹp trường đẹp lớp.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Tự liên hệ(làm được, chưa làm được) giải thích vì sao.
-Quan sát.
-Thực hành xếp dọn lại lớp học cho sạch đẹp.
-Quan sát lớp sau khi thu dọn và phát biểu cảm tưởng. Đại diện 1 em phát biểu.(2-3 em nhắc lại).
-10 em tham gia chơi. 
-Nhận xét.
-Vài em đọc lại.
-Cả lớp làm bài.
-1 em nêu.
-Học bài.
 Toán
 Tiết 66 : 55 – 8, 56 – 7, 37 – 8, 68 - 9
I/ MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : Giúp học sinh :
- Biết cách thực hiện các phép trừ có nhớ dạng 55 – 8, 56 – 7, 37 – 8, 68 – 9.
- Aùp dụng để giải các bài toán có liên quan
- Củng cố cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng.
- Củng cố biểu tượng về hình tam giác, hình chữ nhật.
2. Kĩ năng : Rèn làm tính nhanh, giải toán đúng chính xác.
3. Thái độ : Phát triển tư duy toán học cho học sinh.
II/ CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên : Hình vẽ bài 3, bảng phụ.
2. Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1. Bài cũ : Luyện tập tìm số bị trừ.
-Ghi : 15 – 8 18 - 9 18 – 9 - 5 
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Giới thiệu phép trừ 55 - 8, 56 – 7,
37 – 8, 68 – 9.
Mục tiêu : Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 55 - 8, 56 – 7, 37 – 8, 68 – 9.
a/ Phép trừ 55 – 8.
Nêu vấn đề: Có 55 que tính, bớt đi 8 que tính.Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
-Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?
-Giáo viên viết bảng : 55 – 8.
-Mời 1 em lên bảng thực hiện tính trừ. Lớp làm nháp.
-Em nêu cách đặt tính và tính ?
-Bắt đầu tính từ đâu ?
-Vậy 55 – 8 = ?
Viết bảng : 55 – 8 = 47.
b/ Phép tính : 56 – 7, 37 – 8, 68 – 9.
-Nêu vấn đề :
-Gọi 1 em lên đặt tính.
-Em tính như thế nào ?
-Ghi bảng : 56 – 7 = 49.
c / Phép tính : 37 – 8.
d/ Phép tính 68 – 9.
Hoạt động 2 : Luyện tập .
Mục tiêu : Aùp dụng phép tính trừ có nhớ dạng 55 – 8, 56 – 7, 37 – 8, 68 – 9 để giải các bài toán có liên quan. Củng cố cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng. Củng cố biểu tượng về hình tam giác, hình chữ nhật.
Bài 1 :
-Gọi 3 em lên bảng. Lớp tự làm.
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 2 : 
-Tại sao lấy 27 – 9 ?
-Muốn tìm số hạng chưa biết em tìm như thế nào ?
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 3 :Trực quan : Hình chữ nhật ghép với hình tam giác.
-Mẫu gồm có những hình nào ?
-Gọi 1 em lên chỉ.
-Nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố : Khi đặt tính cột dọc phải chú ý gì ?
-Thực hiện bắt đầu từ đâu ?
-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài.
-3 em đặt tính và tính, tính nhẩm.Lớp bảng con.
-Nghe và phân tích đề toán.
-1 em nhắc lại bài toán.
-Thực hiện phép trừ 55 - 8
-1 em lên đặt tính và tính.
55
-8
47
-Viết 55 rồi viết 8 xuống dưới, sao cho 8 thẳng cột với 5 (đơn vị). Viết dấu – và kẻ gạch ngang.
-Bắt đầu tính từ hàng đơn vị (từ phải 
sang trái) 5 không trừ được 8, lấy 15 trừ­ 8 bằng 7 viết 7 nhớ 1, 5 trừ 1 bằng 4 viết 4. Vậy : 55 – 8 = 47.
-Nhiều em nhắc lại cách đặt tính và tính.
- Nghe và phân tích đề toán.
-1 em nhắc lại bài toán.
-Thực hiện phép trừ 56 - 7
-1 em lên đặt tính và tính.
56
-7
49
-Viết 56 rồi viết 7 xuống dưới, sao cho 7 thẳng cột với 6 (đơn vị). Viết dấu – và kẻ gạch ngang.
-Bắt đầu tính từ hàng đơn vị (từ phải 
sang trái) 6 không trừ được 7, lấy 16 trừ 7 bằng 9 viết 9 nhớ 1, 5 trừ 1 bằng 4 viết 4. Vậy 56 – 7 = 49.
-1 em lên đặt tính và tính.
37 7 không trừ được 8, lấy 17 trừ -8 8 bằng 9, viết 9 nhớ 1, 3 trừ 1 
29 bằng 2 viết 2.Vậy 37 – 8 = 29 
-1 em lên đặt tính và tính
68 8 không trừ được 9, lấy 18 trừ –9 9 bằng 9 viết 9 nhớ 1, 6 trừ 1 
59 bằng 5 viết 5. 68 – 9 = 59
-4 em nhắc lại cách tính 4 bài.
-3 em lên bảng làm, mỗi em 1 cột.
 45 96 87
 -9 -9 -9
 36 87 78
-Nhận xét.
-Tự làm bài.
x + 9 = 27 
 x = 27 – 9
 x = 18
-Vì x là tìm số hạng chưa biết.Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
-1 em nêu.
-Quan sát. 
-Hình chữ nhật và tam giác.
-1 em lên chỉ hình chữ nhật, tam giác.
-Tự vẽ.
-Chú ý sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.
-Từ hàng đơn vị.
-Học bài.
 ---------------------------------------------------
Tiếng việt
 Tiết 1 : Tập đọc : CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA / TIẾT 1.
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Đọc.
- Đọc trơn toàn bài. Nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết phân biệt giọng kể và giọng nhân vật (người cha, bốn người con)
- Hiểu : Nghĩa các từ mới và từ quan trọng : chia lẻ, hợp lại, đùm bọc. đoàn kết. Hiểu ý nghĩa của truyện :Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau.
2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ : Giáo dục HS biết anh chị em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh : Câu chuyện bó đũa, một bó đũa, túi tiền.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ :
-Gọi 3 em đọc bài “Há miệng chờ sungï” và TLCH :
-Anh chàng lười nằm dưới gốc cây sung để làm gì ?
-Người qua đường giúp chàng lười như thế nào ?
-Câu chuyện phê phán điều gì ?
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
-Trực quan : Tranh : Tranh vẽ cảnh gì ?
-Chỉ vào bức tranh : (Truyền đạt) Truyện ngụ ngôn
Câu chuyện bó đũa sẽ cho các em thấy lời khuyên bổ ích về quan hệ anh em. Chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
Mục tiêu: Đọc trơn toàn bài. Ngh ... ûng trừ.
 -------------------------------------------------------- 
 Tiếng việt
Tiết 10 : Tập làm văn – QUAN SÁT TRANH VÀ TLCH :
 VIẾT NHẮN TIN.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
- Biết quan sát tranh trả lời đúng các câu hỏi về nội dung tranh
- Viết được một mẩu nhắn tin gọn đủ ý.
2.Kĩ năng : Nghe, nói, viết được một mẩu nhắn tin. Viết rõ ý dùng từ đặt câu đúng.
3.Thái độ : Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Bảng phụ chép sẵn gợi ý Bài tập 1.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : 
-Gọi 3 em đọc lại đoạn văn ngắn viết về gia đình mình.
-Nhận xét , cho điểm.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1 : Làm bài tập.
Mục tiêu : Biết quan sát tranh trả lời đúng các câu hỏi về nội dung tranh. Viết được một mẩu nhắn tin gọn đủ ý.
Bài 1 : Yêu cầu gì ?
-Trực quan : Tranh.
-GV nhắc nhở HS : Trả lời câu hỏi theo ý của mình.
-GV tổ chức cho HS trả lời theo cặp.
-Nhận xét.
Bài 2 : Viết : Em nêu yêu cầu của bài ?
-GV nhắc nhở: Khi làm bài chú ý cách dùng từ, đặt câu đúng rõ ý. Viết xong nhớ đọc lại bài phát hiện và sửa sai.
-Nhận xét góp ý, cho điểm.
3.Củng cố : Nhắc lại một số việc khi viết tin nhắn.
-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Tập viết bài
-Kể về gia đình.
-3 em đọc.
-1 em nêu.
-Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
-Quan sát tranh và TLCH.
-Quan sát.
-HS trả lời câu hỏi ( mỗi em nói theo 
cách nghĩ của em )
-Nhiều cặp đứng lên trả lời.
-Lớp nhận xét, chọn bạn trả lời hay.
A/ Bạn nhỏ bón bột cho búp bê/ Bạn nhỏ đặt búp bê vào lòng, bón bột cho búp bê ăn.
B/ Mắt bạn nhìn búp bê thật âu yếm/ Bạn nhìn búp bê thật trìu mến.
C/ Tóc bạn buộc thành 2 bím có thắt nơ/ Tóc bạn buộc 2 bím vểnh lên, thắt hai chiếc nơ trông thật xinh xắn.
D/ Bạn mặc một bộ quần áo rất gọn gàng/ Bạn mặc một bộ quần áo rất đẹp.
-Viết lại một vài câu nhắn.
-Cả lớp làm bài viết vào vở BT.
5 giờ chiều ngày 12 – 12.
Mẹ ơi! Bà nội đến chơi. Bà đợi mãi mà mẹ vẫn chưa về. Bà đưa con đi dự sinh nhật bạn Thu. Khoảng 8 giờ tối Bác Hòa sẽ đưa con về.
Con : Phương Linh.
-1 em nêu.
-Hoàn thành bài viết.
 ---------------------------------------------------------- 
BUỔI CHIỀU.
Anh văn
(Giáo viên chuyên trách dạy)
 ----------------------------------------------------------
Tiếng việt/ ôn
 ÔN LUYỆN VIẾT CHÍNH TẢ : TIẾNG VÕNG KÊU
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Ôn luyện viết chính tả bài : Tiếng võng kêu.
2.Kĩ năng : Rèn viết đúng, viết đẹp.
3.Thái độ : Ý thức rèn chữ giữ vở.
II/ CHUẨN BỊ : 
1.Giáo viên : Hệ thống câu hỏi.
2.Học sinh : Bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
-Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập. Giới thiệu bài ôn.
a/ Giáo viên đọc mẫu lần 1 :Khổ 1&3.
Hỏi đáp : 
-Bạn nhỏ trong bài thơ làm gì ?
-Mỗi câu thơ có mấy chữ ?
-Em trình bày như thế nào ?
b/ Hướng dẫn viết từ khó : Giáo viên đọc.
c/ Viết vở : Giáo viên đọc bài cho học sinh viết (đọc từng câu, từng từ ).
-Đọc lại. Chấm bài. Nhận xét.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò : Tập đọc bài. Sửa lỗi.
-Ôn luyện viết chính tả bài : Tiếng võng kêu.
-1 em đọc lại.
-Ngồi bên cạnh chiếc võng ru em.
-4 chữ, hai câu cuối 2 chữ.
-Viết hoa đầu câu lùi vào 2 ô.
-Viết bảng : Kẽo cà kẽo kẹt, gian nhà.
-Nghe và viết vở.
-Soát lại bài. Sửa lỗi.
-Sửa mỗi chữ sai 1 dòng.
 ------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể.
 Tiết 4 : KỂ CHUYỆN NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Biết sinh hoạt theo chủ đề “Kể chuyện người tốt việc tốt”
2.Kĩ năng : Rèn tính mạnh dạn, tự tin.
3.Thái độ : Có ý thức, kỉ cương trong sinh hoạt.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Bài hát, chuyện kể, báo Nhi đồng.
2.Học sinh : Các báo cáo, sổ tay ghi chép.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
15’
25’
4’
1’
Hoạt động 1 : Kiểm điểm công tác.
Mục tiêu : Biết nhận xét đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu trong tuần.
-Nhận xét.
-Giáo viên đề nghi các tổ bầu thi đua.
-Nhận xét. Khen thưởng tổ xuất sắc.
Hoạt động 2 : Kể chuyện người tốt việc tốt.
Mục tiêu : Học sinh biết sinh hoạt chủ đề “Kể chuyện người tốt việc tốt”
-Các tổ đưa ra những gương người tốt việc tốt.
-Giáo viên nhận xét.
-Sinh hoạt văn nghệ.
Thảo luận : Đưa ra phương hướng tuần 15.
-Ghi nhận, đề nghị thực hiện tốt.
Củng cố : Nhận xét tiết sinh hoạt.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Thực hiện tốt kế hoạch tuần 15.
-Các tổ trưởng báo cáo.
-Nề nếp : Truy bài tốt trật tự ra vào lớp, xếp hàng nhanh, đi học đúng giờ, đầy đủ, giữ vệ sinh lớp, sân trường. Học và làm bài tốt. Không chạy nhảy, không ăn quà trước cổng trường. Học tập tốt. Tham gia các phong trào chào mừng khai mạc Seagames 22 (ngày 5/12/2003)
-Lớp trưởng tổng kết.
-Lớp trưởng thực hiện bình bầu. 
-Chọn tổ xuất sắc, CN.
-Tuần này lớp có nhiều bạn bệnh phải nghỉ học, các bạn thay phiên nhau giúp những bạn đó hoàn thành bài học, bài tập (Mỹ, Khang, Minh, Oanh, Tân)
-Bạn Mỹ nằm viện, lớp trưởng quyên tiền nhịn ăn quà mua đường sữa thăm bạn.
-Bạn Thảo nhiều lần không ăn được các bạn đều quan tâm lo lắng.
-Các tổ trưởng luôn nhắc nhở các bạn thực hiện tốt nội quy không đi học trễ.
-Lớp tham gia văn nghệ.
-Đồng ca bài hát đã học
+ Chúc mừng sinh nhật.
+ Cộc cách tùng cheng.
+ Vì một thế giới ngày mai.
+ Chiến sĩ tí hon.
-Thảo luậän nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Duy trì nề nếp ra vào lớp, truy bài, xếp hàng nhanh, giữ vệ sinh lớp.
-Không ăn quà trước cổng trường.
-Tham gia tiếp phong trào nuôi heo đất.
-Làm tốt công tác thi đua.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày  tháng 12 năm 2003
Duyệt của Ban Giám Hiệu.
Ngày 12 tháng 12 năm 2003
Duyệt của Khối trưởng.
 Trần Thị Ngọc Dung
Hoạt động tập thể
 Bài 5 :An toàn giao thông .
 PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
- Biết một số loại xe thường thấy đi trên đường bộ.
- Phân biệt được xe thô sơ và xe cơ giới và biết tác dụng của các loại PTGT.
2.Kĩ năng : Biết tên các loại xe thường thấy. Nhận biết được tiếng động cơ, tiếng còi của ô tô và xe máy để tránh nguy hiểm.
3.Thái độ : Không đi bộ dưới lòng đường. Không chạy theo hoặc bám theo xe ô tô, xe máy đang đi.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : 5 tranh phóng to ở SGK. Phiếu học tập.
2.Học sinh : Sách ATGT Lớp Hai.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
30’
4’
1’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu : HS biết các loại xe lưu thông đường bộ.
-Trực quan : Tranh .
-Hằng ngày các em đến trường bằng loại xe gì ?
-Các loại xe ta thường thấy là : Xe máy, ô tô, xe đạp gọi là PTGT đường bộ.
-Phương tiện giao thông giúp cho con người đi lại nhanh hơn.
-Nhận xét.
Hoạt động 2: Nhận diện các PTGT.
Mục tiêu : Biết nhận diện các phương tiện giao thông đường bộ. Phân biệt xe thô sơ và xe cơ giới.
Tranh : Hỏi đáp : Quan sát các loại xe đi trên đường chúng ta thấy được diều gì ?
-Phát 5 phiếu cho 5 nhóm.
-Nhận xét.
-Kết luận (SGV/ tr 28) 
- Xe thô sơ là các loại xe đạp, xích lô, xe bò, xe ngựa. Xe cơ giới là các loại xe ô tô, xe máy. Xe thô sơ đi chậm ít nguy hiểm, xe cơ giới đi nhanh nguy hiểm. Khi đi trên đường phải chú ý âm thanh của các loại xe.
Hoạt động 3: Trò chơi..
Mục tiêu : Giúp HS củng cố lại kiến thức ở hoạt động 1.
-Trực quan : Tranh phóng to (SGK/ tr 26)
-GV yêu cầu thảo luận nhóm.
-Nhận xét. Chốt ý.
Kết luận (STK / tr 29).
-Lòng đường dành cho ô tô, xe máy, xe đạp..em không được đi lại hay đùa nghịch dưới lòng đường dễ gây tai nạn.
Hoạt động 4 : Quan sát tranh.
Mục tiêu : Nhận thức được sự cần thiết phải cẩn thận khi đi trên đường có nhiều PTGT đang đi lại.
-Trực quan : Tranh 3-4/ SGK.
-Trong tranh có các loại xe nào ?
-Khi qua đường cần chú ý các loại phương tiện nào ?
-Khi tránh ô tô xe máy ta đợi xe đến gần mới tránh hay tránh từ xa ? Vì sao ?
Kết luận : Khi đi trên đường phải quan sát các loại ô tô, xe máy đi trên đường và tránh từ xa để bảo đảm an toàn.
Củng cố : Kể tên các loại PTGT mà em biết?
- Giáo dục tư tưởng : Chấp hành tốt luật giao thông là bảo đảm được tính mạng và ổn định tốt trật tự đô thị .
Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài.
-Phương tiện giao thông đường bộ.
-Quan sát 
-Xe máy, ô tô, xe đạp.
-HS nhắc lại.
-Có loại xe đi nhanh, đi chậm, có xe gây ồn ào, xe không gây ồn.
- Nhận phiếu Thảo luận.
-Thảo luận : Nhận diện so sánh và phân biệt 2 loại PTGTđường bộ.
-Nhóm cử đại diện lên trình bày.
-Vài em đọc lại.
-Quan sát.
-Chia 4 nhóm thảo luận (mỗi nhóm ghi tên các PTGT theo 2 cột : xe thô sơ, xe cơ giới.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét, bổ sung.
-Quan sát, nhận xét, TLCH.
-Tránh từ xa vì ô tô xe máy đi rất nhanh.
-Bài học (vài em nhắc lại).
-1 em kể .
-Học bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14.doc