Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 8 - Năm học: 2011-2012 - Huỳnh Kim Loan

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 8 - Năm học: 2011-2012 - Huỳnh Kim Loan

Thứ hai, ngày 10 tháng 10 năm 2011

TẬP ĐỌC

Tiết 22&23: NGƯỜI MẸ HIỀN

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết ngắt, nghỉ hơi đúng ; bước đầu biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.

- Hiểu nội dung : Cô giáo như người mẹ hiền vừa yêu thương, vừa nghiêm khắc dạy bảo các em HS nên người .

- GD HS tình yêu thương , quí trọng đối với thầy, cô giáo .

- Thể hiện sự cảm thông, kiểm soát cảm xúc, tư duy phê phán.

II. Các hoạt động dạy học:

TIẾT 1

 Hoạt động 1: Luyện đọc

- GV đọc mẫu toàn bài một lượt.

- Hướng dẫn luyện đọckết hợp giải nghĩa từ.

a/ Đọc từng câu:

- Yêu cầu đọc từng câu nối tiếp nhau.

- HD HS đọc đúng các từ: gánh xiếc, vùng vẫy, nghiêm giọng hỏi, xấu hổ

b/ Đọc từng đoạn trước lớp.

- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn.

 

doc 13 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 8 - Năm học: 2011-2012 - Huỳnh Kim Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 10 tháng 10 năm 2011
TẬP ĐỌC
Tiết 22&23: NGƯỜI MẸ HIỀN
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết ngắt, nghỉ hơi đúng ; bước đầu biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung : Cô giáo như người mẹ hiền vừa yêu thương, vừa nghiêm khắc dạy bảo các em HS nên người . 
- GD HS tình yêu thương , quí trọng đối với thầy, cô giáo .
- Thể hiện sự cảm thông, kiểm soát cảm xúc, tư duy phê phán.
II. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
v Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt. 
- Hướng dẫn luyện đọckết hợp giải nghĩa từ.
a/ Đọc từng câu:
- Yêu cầu đọc từng câu nối tiếp nhau.
- HD HS đọc đúng các từ: gánh xiếc, vùng vẫy, nghiêm giọng hỏi, xấu hổ
b/ Đọc từng đoạn trước lớp.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn.
- GV HD HS đọc nhấn giọng, nghỉ hơi đúng ( SGV/ 163)
- HS đọc từ chú giải sau bài đọc
- GV giảng thêm: thì thầm, vùng vẫy
c/ Đọc từng đoạn trong nhóm.
d/ Thi đọc giữa các nhóm ( từng đoạn, cả bài )
 TIẾT 2
v Hoạt động 2:HD tìm hiểu bài 
 * HD HS đọc thành tiếng, đọc thầm từng đoạn, cả bài, trao đổi TLCH tìm hiểu nội dung bài.
- Giờ ra chơi, Minh rủ Nam đi đâu?
- Hai bạn định ra ngoài bằng cách nào?
- Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo đã làm gì ?
- Những việc làm của cô giáo thể hiện thái độ thế nào ?
- Cô giáo làm gì khi Nam khóc ?
- Người mẹ hiền trong bài là ai ?
v Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu
- HS chia nhóm phân vai thi đọc lại toàn truyện.
- HS, GV nhận xét, bình chọn.
TOÁN
Tiết 36: 36 + 15
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 36 + 15 .
- Biết giải bài toán theo hình vẽ bằng một phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Rèn đặt tính đúng, giải chính xác.
- GD HS tính cẩn thận, ham học.
II. Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 36 +15
- GV nêu đề toán: Có 36 que tính, thêm 15 que tính nữa. Vậy có tất cả bao nhiêu que tính?
- HS thao tác trên que tính để tìm kết quả.
- HS nêu cách thực hiện: 6 que tính rời, cộng 5 que tính bằng 1 bó (10 que tính) và 1 que tính rời, được 51 que tính
36 + 15 = 51
- GV yêu cầu HS đặt tính dọc và nêu cách tính như SGK.
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính ( dòng 1)
- Yêu cầu HS tự làm bài, gọi 3 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính, thực hiện phép tính 26 + 38 và 36 + 47. . .
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: Đặt phép cộng rồi tính tổng, biết các số hạng, GV lưu ý cách đặt tính và cách thực hiện. ( a, b )
- Yêu cầu HS nêu đề bài.
- Muốn tính tổng các số hạng đã biết ta làm gì?
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, yêu cầu các HS khác làm vào Vở.
Bài 3: GV cho HS đặt đề toán theo hình vẽ.
- Treo hình vẽ lên bảng.
- Hỏi: Bao gạo nặng bao nhiêu kg?
- Bao ngô nặng bao nhiêu kg?
- Bài toán muốn chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS đọc đề bài hoàn chỉnh.
- Yêu cầu HS giải và trình bày bài giải, 1 HS lên bảng làm bài.
Bài 4: HS khá, giỏi làm thêm.
vRút kinh nghiệm:	
Thứ ba, ngày 11 tháng 10 năm 2011
TOÁN
Tiết 37: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng 6, 7, 8, 9 cộng với một số.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn cho dưới dạng sơ đồ.
- Biết nhận dạng hình tam giác.
- GD HS tính cẩn thận, ham học.
II. Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Ôn bảng 6, 7, 8, 9 cộng với một số.
Bài 1: Tính nhẩm
- GV cho HS ghi kết quả, sau đó 1 HS đọc chữa bài.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
- Để biết tổng ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài. Nêu cách thực hiện phép tính 26 + 9 và 15 + 36.
- HS dựa vào tính viết để tính ngay kết quả ở hàng dưới.
Bài 3: HS khá giỏi làm thêm.
Bài 4: HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS đọc tóm tắt. Dựa vào tóm tắt đọc đề.
- Bài toán này thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 5: HS làm câu a 1 
- Vẽ hình lên bảng.
 2 3
- Đánh số cho các phần như hình vẽ.
- Nêu các hình tam giác.
- Có mấy hình tam giác?
- Nhận xét, cho điểm HS.
vRút kinh nghiệm:	
CHÍNH TẢ
Tiết 15: NGƯỜI MẸ HIỀN
I. Mục tiêu:
- Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng lời nói nhân vật trong bài.
- Làm được BT2; BT ( 3 ) a/b .
- Rèn viết đúng, sạch đẹp.
- GD HS tính cẩn thận, chính xác.
II. Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.
* HD HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn văn tập chép – 1, 2 HS đọc lại.
- Cả lớp đọc thầm theo .
* HD HS nắm nội dung đoạn chép.
- Vì sao Nam khóc?
- Cô giáo nghiêm giọng hỏi 2 bạn thế nào?
* HD HS nhận xét.
- Trong bài có những dấu câu nào?
- Dấu gạch ngang đặt ở đâu?
- Dấu chấm hỏi đặt ở đâu?
- Yêu cầu HS đọc các từ khó, dễ lẫn và viết bảng con.
* Hướng dẫn HS chép bài vào vở.
- Yêu cầu HS soát lỗi.
- GV chấm bài, nhận xét.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
BT2: HS đọc yêu cầu bài.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
- Đưa ra kết luận về bài làm.
- Yêu cầu HS đọc các từ vừa tìm được.
BT(3): HS đọc yêu cầu bài.
- GV chọn câu a
- HS làm bài theo HD của GV.
- Chữa bài, nhân xét.
- GV chấm một số vở.
vRút kinh nghiệm:	
KỂ CHUYỆN
Tiết 8: NGƯỜI MẸ HIỀN
I. Mục đích - Yêu cầu: 
- Dựa theo tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Người mẹ hiền.
+HS khá,giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện (BT2)
II. Đồ dựng học tập: 
- Giáo viên: Chuẩn bị một số đồ dùng để đĩng vai. 
- Học sinh: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên kể lại câu chuyện “Người thầy cũ”. 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh kể chuyện. 
- Dựa theo tranh kể lại từng đoạn câu chuyện.
 - Quan sát tranh, đọc lời nhân vật, nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát 4 tranh, đọc lời nhân vật trong tranh, nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện. 
- Các nhĩm học sinh kể từng đoạn theo tranh. 
+ Hai nhân vật trong tranh là ai? Nĩi cụ thể hình dáng từng nhân vật?
- Minh và Nam, Minh mặc áo hoa khơng đội mũ, Nam đội mũ mặc áo màu sẫm. 
+ Hai cậu học trị nĩi với nhau những gì ?
- Minh thì thầm  cĩ thể trốn ra. 
- Dựng lại câu chuyện theo vai. 
- Học sinh tập kể chuyện theo vai
- Yêu cầu học sinh tập kể trong nhĩm. 
- Các nhĩm thi dựng lại câu chuyện theo vai. 
- Cùng cả lớp nhận xét. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dị. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về kể cho cả nhà cùng nghe. 
vRút kinh nghiệm:	
Thứ tư, ngày 12 tháng 10 năm 2011
TẬP ĐỌC
Tiết 16: BÀN TAY DỊU DÀNG
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt, nghỉ ngơi sau các dấu câu, cụm từ; bước đầu biết đọc lời nhân vật phù hợp với nội dung.
- Hiểu nội dung : Thái độ ân cần của thầy giáo đã giúp An vượt qua nỗi buồn mất bà và động viên bạn học tập tốt hơn, không phụ lòng tin yêu của mọi người.
- GD HS biết khắc phục hoàn cảnh để học tập tốt hơn.
II. Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu lần 1, giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm.
- HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a/ Đọc từng câu:
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi sai cho HS, nếu có.
b/ Đọc từng đoạn trước lớp
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn. 
- GV HD HS đọc một số câu theo SGV.
- HS nêu chú giải cuối bài .
- GV giảng thêm: mới mất, đám tang
c/ Đọc từng đoạn trong nhóm
d/ Thi đọc giữa các nhóm
e/ Cả lớp đọc đồng thanh
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
* Yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi.
- Chuyện gì xảy ra với An và gia đình?
- Từ ngữ nào cho thấy An rất buồn khi bà mới mất.
- Khi biết An chưa làm bài tập, thái độ của thầy giáo thế nào ?
- Theo em, vì sao thầy giáo có thái độ như thế ?
- An hứa với thầy thế nào?
- Vì sao An lại hứa với thầy sáng mai sẽ làm bài tập ?
- Các em thấy thầy giáo của bạn An là người như thế nào ?
v Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
- GV chia nhóm cho HS đọc.
- Lắng nghe, nhận xét, cho điểm HS.
- Tổng kết giờ học.
vRút kinh nghiệm:	
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 8 : TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG , TRẠNG THÁI - DẤU PHẨY
I. Mục tiêu:
- Nhận biết và bước đầu biết dùng một số từ chỉ hoạt động, trạng thái, của loài vật và sự vật trong câu ( BT1, BT2).
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3)
- GD HS có thói quen dùng đúng từ, nói viết thành câu .
II. Các hoạt động dạy học:
vHoạt động 1: Luyện tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái
 Bài 1 (làm miệng)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc câu a.
- Từ nào là từ chỉ loài vật trong câu Con trâu ăn cỏ ?
- Con trâu đang làm gì ?
- Nêu: Ăn chính là từ chỉ hoạt động của con trâu.
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm tiếp bài tập b, c.
- Gọi HS đọc bài làm và cho lớp nhận xét.
- Cho cả lớp đọc lại các từ: ăn, uống, toả
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tư điền các từ chỉ hoạt động thích hợp và các chỗ trống.
- Gọi một số HS đọc bài làm.
- Lật (treo) bảng phụ cho HS đọc đáp án.
 Con mèo, con mèo
 Đuổi theo con chuột
 Giơ vuốt, nhe nanh
 Con chuột chạy quanh
 Luồn hang luồn hốc .
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 1 HS đọc 3 câu trong bài.
- Yêu cầu HS tìm các từ chỉ hoạt động của người trong câu: Lớp em học tập tốt lao động tốt.
- Muốn tách rõ hai từ cùng chỉ hoạt động trong câu người ta dùng dấu phẩy. Suy nghĩ và cho biết ta nên đặt dấu phẩy vào đâu ?
- Gọi 1 HS lên bảng viết dấu phẩy.
-Yêu cầu cả lớp suy nghĩ và làm các câu còn lại.
vRút kinh nghiệm:	
TOÁN
Tiết 37 : BẢNG CỘNG
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng cộng đã học.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về nhiều hơ.Nhận dạng hình tam giác, tứ giác.
- Rèn tính đúng, chính xác. 
- GD HS tính cẩn thận, ham học. 
II. Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Lập bảng cộng có nhớ 
Bài 1: Tính nhẩm.
- GV cho HS ôn lại bảng cộng : 
- 9 cộng với 1 số  và nêu 2 + 9 = 11  Cho học sinh nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng 
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi nhanh kết quả các phép tính trong phần bài học.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng cộng.
- GV hỏi kết quả bài 1 vài phép tính bất kì.
- Yêu cầu các em tự làm bài.
Bài 2: Tính.
- GV cho HS tính và nêu cách đặt tính, cách thực hiện phép tính trong bài.
Bài 3 : Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Bài toán cho gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng gì?
- Để biết Mai cân nặng bao nhiêu, ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài vào Vở, 1 HS lên bảng làm bài. 
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4: HS khá, giỏi làm thêm
 Có  hình tam giác 
 Có  hình tứ giác 
 1 2 
 3
vRút kinh nghiệm:	
TẬP VIẾT
Tiết 8 : CHỮ HOA G
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa G ( 1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Góp ( 1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ), Góp sức chung tay (3 lần) 
- Rèn HS viết chữ đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định.
- Góp phần rèn luyện tính cẩn thận.
II. ĐDDH:
GV: Chữ mẫu G hoa
III. Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa G
* Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Chữ G hoa cao mấy li, rộng mấy li ?
- Chữ G hoa được viết bởi mấy nét (chỉ bảng từng nét cho HS gọi tên).
- Che phần nét khuyết và yêu cầu HS nhận xét phần còn lại giống chữ gì ?
- HS nêu quy trình viết: 
- GV vừa viết mẫu vừa giảng lại quy trình .
- HS viết bảng con.
- GV cho HS viết vào không trung chữ G hoa.
- Yêu cầu HS viết vào bảng con, chỉnh sửa lỗi cho các em, nếu có.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
* Giới thiệu cụm từ : “ Góp sức chung tay”
- Yêu cầu HS mở vở và đọc cụm từ ứng dụng của bài.
- “Góp sức chung tay” nghĩa là gì ? 
* Quan sát và nhận xét:
- Yêu cầu HS nhận xét về số chữ trong cụm từ “Góp sức chung tay”.
- Yêu cầu HS nhận xét về chiều cao các chữ trong cụm từ ứng dụng.
- Yêu cầu nêu khoảng cách giữa các chữ, cách đặt dấu thanh.
- Yêu cầu HS quan sát chữ mẫu và cho biết cách viết nét nối từ G sang o.
- HS viết bảng con
- Yêu cầu HS viết bảng con chữ Góp và chỉnh sửa lỗi cho các em.
v Hoạt động 3: Viết vở
- Yêu cầu HS viết vào vở, theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho các em.
- GV nhắc nhở HS chú ý tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
- HS luyện viết theo yêu cầu.
- Thu và chấm một số bài.
vRút kinh nghiệm:	
Thứ năm, ngày 13 tháng 10 năm 2011
TOÁN
Tiết 39 : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : 
- Ghi nhớ và tái hiện nhanh bảng cộng trong phạm vi 20 để tính nhẩm; cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán có một phép tính cộng.
- GD HS tính cẩn thận.
II. Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Thực hiện phép cộng có nhớ phạm vi 100.
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Chốt lại: Khi đổi chỗ các số hạng trong phép cộng thì tổng không thay đổi.
Bài 2 : HS khá giỏi làm thêm.
Bài 3 : HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS đặt tính và làm bài.
- GV lưu ý HS đặt tính thẳng cột.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 35 + 47 , 69 + 8.
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 4 : HS đọc đề toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và làm bài.
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 5 : HS khá giỏi làm thêm.
- GV chấm một số vở, nhận xét.
vRút kinh nghiệm:	
CHÍNH TẢ
Tiết 16: BÀN TAY DỊU DÀNG
I. Mục tiêu:
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi; biết ghi đúng các dấu câu trong bài.
- Làm được BT2; BT(3) a/b.
- Rèn viết đúng sạch đẹp. 
- GD HS tính cẩn thận, chính xác.
II. Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe, viết.
- GV đọc đoạn trích- HS đọc lại
- Đoạn trích này ở bài tập đọc nào?
- An đã nói gì khi thầy kiểm tra bài tập?
- Lúc đó thầy có thái độ như thế nào?
- Tìm những chữ viết hoa trong bài?
- An là gì trong câu?
- Các chữ còn lại thì sao?
- Khi xuống dòng, chữ đầu câu phải viết thế nào?
- Yêu cầu HS đọc các từ khó, dễ lẫn sau đó cho viết bảng con.
- GV đọc bài cho HS viết.
- GV chấm. Nhận xét
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập
- HS thi tiếp sức, từng nhóm nối tiếp lên bảng viết từ có tiếng mang vần ao / au.
- Sau thời gian qui định, HS viết chữ cuối cùng đại diện nhóm đọc kết quả.
- Cả lớp, GV nhận xét , kết luận nhóm thắng cuộc.
Bài (3): HS nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn HS làm
- HS làm bài theo HD của GV.
- GV nhận xét.
vRút kinh nghiệm:	
Thứ sáu, ngày 14 tháng 10 năm 2011
TẬP LÀM VĂN 
Tiết 8 :MỜI, NHỜ, YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ
 KỂ NGẮN THEO CÂU HỎI
I. Mục tiêu:
- Biết nói lời mời, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản.(BT1)
- Trả lời được câu hỏi về thầy giáo (cô giáo) lớp 1 của em(BT2); viết được khoảng 4, 5 câu nói về cô giáo(thầy giáo) lớp 1 ( BT3).
- Bồi dưỡng tình cảm lành mạnh tốt đẹp về bản thân, bạn bè, tình yêu loài vật thiên nhiên xung quanh em.
- KNS Giao tiếp: cởi mở, tự tin, biết lắng nghe ý kiến người khác. Hợp tác, ra quyết định, tự nhận thức về bản thân, lắng nghe phản hồi tích cực. 
II. Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1:Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- GV giúp HS nắm nội dung, yêu cầu bài tập.
- Gọi 1 HS đọc tình huống a.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và nói lời mời (cho nhiều HS phát biểu).
- Nêu: Khi đón bạn đến nhà chơi, hoặc đón khách đến nhà các em cần mời chào sao cho thân mật, tỏ rõ lòng hiếu khách của mình.
- Yêu cầu: Hãy nhớ lại cách nói lời chào khi gặp mặt bạn bè. Sau đó cùng bạn bên cạnh đóng vai theo tình huống, một bên đến chơi và một bạn là chủ nhà.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Treo bảng phụ và lần lượt hỏi từng câu cho HS trả lời. Mỗi câu hỏi cho càng nhiều HS trả lời càng tốt.
- Yêu cầu trả lời liền mạch cả 4 câu hỏi.
- Nhận xét câu trả lời của HS. Khuyến khích các em nói nhiều, chân thật về cô giáo (thầy giáo) cũ.
Bài 3: Gv nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS viết các câu vừa kể ở BT2 thành lời văn sao cho trôi chảy, dùng từ, đặt câu cho đúng.
- HS viết bài vào vở.
- Nhiều HS đọc đoạn văn vừa viết.
- Nhận xét, góp ý.
- GV chấm một số tập.
vRút kinh nghiệm:	
TOÁN
Tiết 40 : PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép cộng có tổng bằng 100.
- Biết cộng nhẩm các số tròn chục.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng có tổng bằng 100. 
- GD HS tính cẩn thận , chính xác. 
II. Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 83 + 17 
- HS nêu cách thực hiện.
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện phép tính. Yêu cầu cả lớp làm ra nháp.
- Em đặt tính như thế nào ? 
- Nêu cách thực hiện phép tính.
- Yêu cầu HS nhắc lại.
v Hoạt động 2: Luyện tập và thực hành
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính thực hiện phép tính: 
- Lưu ý trình bày kết quả thẳng cột.
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập.
- Viết lên bảng 60 + 40 và hỏi xem có HS nào nhẩm được không?
- Hướng dẫn nhẩm:
- 60 là mấy chục? 40 là mấy chục?
- 6 chục cộng 4 chục là mấy chục? 10 chục là bao nhiêu?
- Vậy 60 cộng 40 bằng bao nhiêu?
- Yêu cầu HS nhẩm lại.
Bài 3: HS khá, giỏi làm thêm.
Bài 4: HS đọc đề.
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài vào Vở bài tập.
 Tóm tắt:
Sáng bán : 85 kg
Chiều bán nhiều hơn sáng : 15 kg
Chiều bán :  kg ? 
- HS trình bày bài giải.
- Chữa bài, nhận xét. Chấm điểm.
vRút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_8_nam_hoc_2011_2012.doc