Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 7; Thứ 5,6 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 7; Thứ 5,6 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ NGỮ VỀ MÔN HỌC. TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG

I- MỤC TIÊU:

-HS củng cố vốn từ về các môn học và hoạt động của người.

-Rèn cho HS kĩ năng đặt câu với từ chỉ hoạt động.

-HS có ý thức nói, viết thành câu.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa SGK - Bảng phụ ghi bài tập 4.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 8 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 7; Thứ 5,6 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 07 tháng 10 năm 2010
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ MÔN HỌC. TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG
I- MỤC TIÊU:
-HS củng cố vốn từ về các môn học và hoạt động của người.
-Rèn cho HS kĩ năng đặt câu với từ chỉ hoạt động.
-HS có ý thức nói, viết thành câu.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa SGK - Bảng phụ ghi bài tập 4.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
-Cho HS đặt câu hỏi để có câu trả lời sau:
Bé Uyên là HS lớp 1.
Môn học em yêu thích là toán.
-GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: 
*Hoạt động 1: H/dẫn làm bài tập. (30 phút)
 Bài tập1: (miệng)
? Kể tên các môn học lớp 2?
- GV ghi: Tiếng việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên xã hội, Thể dục, nghệ thuật (gồm: Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công)
 Bài tập 2: (miệng)
? Tranh vẽ gì . bạn nhỏ đang làm gì?
? Từ chỉ hoạt động của bạn nhỏ là từ nào?
+Tương tự những bức tranh còn lại..
- GV ghi bảng những từ HS nêu.
 Bài tập 3: (miệng) 
- Kể lại nội dung mỗi bức tranh bằng 1 câu, khi kể mỗi tranh phải dùng từ chỉ hoạt động. ( GV giúp đỡ HS yếu)
 Bài tập 4: (viết) Cho HS thảo luận nhóm song lên bảng làm , chữa bài ,nhận xét bổ sung. 
- GV chấm - chữa bài.
3. Củng cố dặn dò: (2 phút)
-Nhận xét ,dặn dò
- Tìm thêm các từ chỉ hoạt động, học tập, văn nghệ, thể thao.
- 2 HS đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân (Mẫu: Ai là gì?)
- HS khác nhận xét bổ sung.
(1 phút)
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS ghi nhanh các môn học vào giấy nháp.
- HS phát biểu, HS khác nhận xét,bổ sung.
- HS quan sát 4 tranh SGK.
VD: Tranh vẽ 1 bạn gái, đang đọc bài
- Tìm từ chỉ hoạt động của người trong tranh, ghi bảng con.
VD: viết, làm, nghe, nói, trò chuyện
- 4 HS làm bảng lớp, mỗi em 1 câu.
- Cả lớp làm vở nháp.
- Cả lớp chữa bài. 
- HS làm viết vào vở.
VD: Bé đang đọc sách ; Em đi học;
- Cho HS thảo luận nhóm, cử đại diện lên điền.
- HS đọc bài viết.
- Tập đặt câu với các từ đó.
-----------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: TẬP VIẾT
Chữ hoa E Ê
I. MỤC TIÊU: 
-Biết viết chữ hoa E ; Ê theo cỡ vừa và nhỏ
-Viết cụm từ: “Em yêu trường em” theo cỡ nhỏ, viết đều nét, đúng mẫu
-Rèn kĩ năng viết đẹp, đều, đúng qui định.
-Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
II.CHUẨN BỊ: 
-Mẫu chữ E bảng phụ viết câu ứng dụng
 -Các mẫu chữ ở Tiểu học.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
-Giới thiệu mẫu chữ ở trờng Tiểu học.
-HS viết bảng chữ hoa Đ ; Đẹp
2.Bài mới: Giới thiệu bài: Giới thiệu mẫu chữ ở trờng Tiểu học. Nêu mục tiêu giờ học. (1 phút) 
*Hoạt động 1:Hướng dẫn viết: (30 phút)
-GV đưa chữ mẫu: chữ hoa E, Ê được cấu tạo như thế nào?
-GV phân tích cách viết (que chỉ): E
ĐB ở ĐK 6, góc phải ô thứ 2, viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp hai nét cong trái tạo vòng xoắn to ở đầu chữ và vòng xoắn nhỏ ở giữa thân chữ, phần cuối nét cong trái thứ hai lượn lên viết ĐK3 rồi lượn xuống DB ở ĐK2 giữ ô thứ 3
-GV viết mẫu, uốn nắn cho HS.
-Hướng dẫn viết ứng dụng:
-GV đưa bảng phụ
-Giải nghĩa: 
? Nhận xét các chữ trong cụm từ ứng dụng?
? Vị trí các dấu thanh?
-Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng?
-GV viết mẫu chữ ghi tiếng Em
-Luyện bảng con, GV uốn nắn cho HS.
-Viết vở:
-GV nêu số dòng cần viết với từng đối tượng HS.
-GV kèm HS yếu, kém viết
-Chấm bài, nhận xét
- Cao 5 li gồm 1 nét ....
Cao 5 li gồm 1 nét . Nét 1 là con chữ E nét 2 là dấu mũ trên đầu
-HS nghe, nêu lại.
-HS quan sát cách viết.
-HS viết bảng con.(2 cỡ chữ)
-HS đọc : Em yêu trường em
-HS nêu
+2,5 li: E, g , y 
+Có độ cao đặc biệt: r , t
+1 li: n, e, ư, ơ ; ê ;m
-HS nêu
-HS luyện bảng con
-HS viết vở tập viết.
3.Củng cố dặn dò: 
-Nhận xét giờ học.
-Chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: TOÁN
6 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 6 + 5
I- MỤC TIÊU:
-Giúp HS biết cách thực hiện phép cộng dạng 6 + 5 (từ đó lập và thuộc các công thức 6 cộng với 1 số)
-Rèn cho HS kĩ năng tính nhẩm (thuộc bảng 6 cộng với 1 số)
-HS hứng thú, tự tin thực hành toán.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Que tính, bảng gài.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: Giươí thiệu bài, ghi bảng lớp.
*Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 6 + 5
- GV nêu bài toán.
Tính: 6 + 5 = 11 hay 6
 + 5
 11
 - Cho HS tự tìm, báo cáo kết quả ,GV chốt lại. 
 - GV ghi bảng các phép tính 6 cộng với một số.
*Hoạt động 2: Thực hành. (16 phút)
 Bài tập 1: Yêu cầu tính nhẩm.
-GV cho HS chữa miệng và nhận xét:
6 + 7 = 7 + 6 vì sao?
 Bài tập 2: Lưu ý viết 6,8,4 thẳng cột.
 Bài tập 3: Yêu cầu thuộc bảng 6 cộng với một số.
3. Củng cố dặn dò: (2 phút)
-Nhận xét tiết học
-HDCB bài sau
(1 phút)
(14 phút)
- HS nghe.
- HS thao tác trên que tính để tìm kết quả và trả lời.
+1HS nêu cách đặt tính, cách tính theo cột dọc.
- HS tự tìm kết quả các phép tính còn lại ở SGK
- HS học thuộc bảng 6+ với một số.
- HS tự ghi kết quả của phép tính.
- HS khá trả lời: Vì khi đổi chỗ các số hạng trong phép công thì kết quả không thay đổi.
- HS tự tính và ghi kết quả tính dọc.
- Đổi vở kiểm tra bài của nhau.
- HS tìm số thích hợp điền vào chỗ chấm.
-HS làm bảng con, bảng lớp.
6 + ... = 11 ... + 6 = 12 ..6 + ... = 13
- Học thuộc lòng bảng 6 cộng với 1 số
--------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
ĂN UỐNG ĐẦY ĐỦ
I. MỤC TIÊU:
-HS hiểu ăn đủ, uống đủ sẽ giúp cơ thể chóng lớn và khỏe mạnh.
-HS có ý thức ăn đủ 3 bữa chính, uống đủ nước và ăn thêm hoa quả.
-Giúp HS có ý thức thực hiện các bữa ăn uống để có sức khỏe tốt.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh vẽ trong SGK - Tr16, 17
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: 
-Cho HS chơi lại trò chơi “Nhập khẩu” “Vận chuyển” “Chế biến” nhận xét vào bài
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp.
*Hoạt động 1: HS thảo luận. (10 phút)
 Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.
? Hàng ngày các em ăn mấy bữa? 
? Mỗi bữa ăn những gì? và ăn bao nhiêu?
? Ngoài ra các em ăn uống thêm gì?
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Mỗi ngày cần ăn đủ 3 bữa là sáng, trưa, tối
*Hoạt động 2: Thảo luận về ăn uống đầy đủ. 
 Bước 1: Làm việc cả lớp.
- HS nhớ lại những gì các em đã được học ở bài (tiêu hóa thức ăn)
 Bước 2: Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.
GVKL: Cần ăn đủ các loại thắc ăn vàa ưn đủ lượng thức ăn, uống nước để biến thành chất bổ dưỡng nuôi cơ thể làm cơ thể khỏe mạnh, mau lớn.
*Hoạt động 3: Trò chơi : Đi chợ. (9 phút)
- GV treo tranh vẽ một số món ăn thức uống.
- Hướng dẫn HS chơi.
3. Củng cố dặn dò: (2 phút)
-Nhận xét tiết học, dặn dò.
-HDCB bài sau
- HS chơi trò chơi.
- Nhận xét ,phát hiện HS chơi sai.
(1 phút)
- HS hỏi và trả lời trong nhóm.
VD: ăn 3 bữa ,ăn thêm hoa quả ,uống sữa,..
- HS đại diện nhóm báo cáo kết quả, kết luận
- HS liên hệ thực tế 
(10 phút)
- HS suy nghĩ rồi trả lời.
HS nêu:Dạ dầy nhào trộn thức ăn ..biến thành chất bổ dưỡng đi nuôi cơ thể qua đường máu.
- HS đại diện lên bảng trả lời
- Nhiều HS nhắc lại.
HS chơi trò chơi:
- HS từng nhóm chọn đồ ăn thức uống cho mình từng bữa , đại diện nhóm lên giới thieu trước lớp những món ăn đồ uống của nhóm mình.
 - HS thực hiện ăn đủ lượng – chất thức ăn và ăn 3 bữa mỗi ngày.
- HS nghe
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 08 tháng 10 năm 2010
Tiết 1: CHÍNH TẢ 
CÔ GIÁO LỚP EM
I- MỤC TIÊU:
-HS nghe - viết đúng khổ thơ 2,3 của bài "Cô giáo lớp em".
-Trình bày đúng các khổ thơ 5 chữ (chữ đầu mỗi dòng thơ cách lề vở 1 ô, giữa 2 khổ thơ để cách 1 dòng).
-HS làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có vần ui/uy, âm đầu tr/ch (hoặc vần iên/iêng).
-Rèn cho HS viết chữ đẹp, trình bày sạch.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
-GV đọc: huy hiệu, con trăn, cái chăn.. Nhận xét vào bài
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp:
*Hoạt động 1: H/dẫn nghe - viết: (20 phút)
- GV đọc bài viết
? Khi cô giáo dạy viết gió và nắng n t n?
? Câu thơ nào cho thấy bạn HS rất thích điểm 10 cô cho?
? Đây là khổ thơ 5 chữ lưu ý gì khi trình bày viết bài thơ?
- Nêu từ khó trong bài.
- GV đọc bài.cho HS viết bài
- GV chấm chữa bài.
*Hoạt động 2: H/dẫn làm bài tập: (10 phút)
 Bài tập 2:
- Giúp HS nắm được yêu cầu củabài tập: tìm từ thích hợp với mỗi ô trống trong bảng.
 Bài tập 3: (lựa chọn 3a)
- Cho HS thảo luận nhóm gọi HS lên bảng điền, nhận xét , bổ sung.
3. Củng cố dặn dò: (2 phút)
- Nhận xét tiết học, dặn dò.
-HDCB bài sau
-2 HS viết bảng lớp
-Cả lớp viết bảng con, nhận xét, bổ sung.
(1 phút)
- 2 HS đọc lại, HS nêu và trả lời câu hỏi
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm 10 cô cho
- Viết lùi vào lề vở từ 2- 3 ô.
- HS nêu và viết bảng con những tiếng khó: bảng con, lớp, lời, dạy, giảng.
- HS viết bài vào vở.
-Nộp 1/3 lớp
- HS tự chữa bài.
- Vui, vui vẻ, vui vầy, yên vui, vui thích, vui sướng, vui mừng...
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS đọc thầm - làm vở
- HS chữa bài ,nhận xét ,bổ sung.
- HS nghe dặn dò.
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN
Kể ngắn theo tranh. Luyện tập về thời khoá biểu
I- MỤC TIÊU:
-HS biết dựa vào 4 tranh vẽ liên hoàn, kể được một câu chuyện đơn giản có tên 
"Bút của cô giáo".
-Trả lời được một số câu hỏi về TKB của lớp.
-Rèn cho HS kĩ năng viết: Viết TKB hôm sau của lớp theo mẫu đã học.
-Giáo dục HS nói, viết thành câu.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh họa bài tập 1 trong SGK.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- GV gọi HS lên bảng làm bài, nhận xét vào bài.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: *Hoạt động 1: H/dẫn làm bài tập (30 phút)
 Bài tập 1: GV H/dẫn HS thực hiện.
-Gọi HS đọc yêu cầu 
- Treo 4 bức tranh
+Tranh 1: Vẽ cảnh gì ở đâu?
- Hai bạn đang làm gì? Nói gì?
- Gọi HS kể lại nội dung tranh 1
- Cho HS nhận xét bạn
+Tương tự các tranh còn lại 
+ Kể theo tranh 2
- Nếu còn thời gian cho HS kể câu chuyện theo vai qua 4 tranh.
 Bài tập 2: (viết)
- GV giúp HS nắm được yêu cầu của bài tập.Yêu cầu HS tự làm. GV theo dõi và giúp đỡ HS
- GV kiểm tra bài viết của HS
 Bài tập 3: (miệng)
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV cho HS làm bài.
3. Củng cố dặn dò: (2 phút)
? Hôm nay lớp ta học câu chuyện gì?
? Ai có thể đặt tên khác cho câu chuỵên được không ? 
-Nhận xét tiết học. 
-Dặn dò thực hành.
- 1 HS làm bài tập 2 tuần 6.
- 2,3 HS đọc tên truyện, tên tác giả và số trang theo mục lục tập truyện Thiếu nhi.
- HS đọc yêu cầu: Quan sat tranh trả lời câu hỏi
+ Kể theo tranh 1.
 +Tớ quên không mang bút .
 +Tớ chỉ có một cái bút.
* HS nhận xét về : Nội dung ,lời kể , giong điệu cử chỉ và điệu bộ .
- HS kể, HS khác nhận xét , bổ sung
*HS khá kể theo vai
- HS mở trước mặt TKB của lớp.
- HS đọc TKB hôm sau của lớp
- HS viết vào vở
- HS dựa vào TKB đã viết, trả lời lần lượt từng câu hỏi SGK.
- HS khác nhận xét ,bổ sung.
- HS nghe trả lời câu hỏi.
- HS nghe dặn dò
_______________________________________________
Tiết 3: TOÁN
26 + 5
I- MỤC TIÊU:
-HS biết đặt tính và thực hiện phép tính cộng có nhớ dạng 26 + 5
-HS được củng cố cách giải tóan về nhiều hơn. Đo độ dài đoạn thẳng cho trước. Và giải các bài toán có lời văn.
-Giúp HS có hứng thú học toán có dạng 26 + 5
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Que tính - Nội dung bài tập 2,4 viết sẵn
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
-GV nhận xét ghi điểm
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp
*Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 26 + 5
- GV nêu bài toán có 26 que tính, thêm 5 que tính. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?
- GV tiến hành tương tự như giới thiệu phép cộng 6 + 5.
- GV cho HS sử dụng que tính tìm kết quả.
- 6 que tính với 5 que tính là 11 que tính (có được 1 chục và 1 que tính), 2 chục que tính thêm 1 chục que tính là 3 chục que tính, thêm 1 que tính nữa là 31 que tính. Vật 26 + 5 = 31 
GV viết lên bảng 26 + 5 = 31 
 26 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 nhớ 1
 + 5 2 thêm 1 bằng 3, viết 3
 31
- GV cho HS nêu lại cách thực hiện phép tính viết.
*Hoạt động 2: Luyện tập: (15 phút)
 Bài 1: GV cho HS nêu yêu cầu của bài.
-GV theo dõi giúp đỡ HS yếu cách đặt tính và tính?
 Bài 3: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
? Bài toán ở dạng toán nào? Nêu phép tính câu trả lời của bài toán?(dành cho HS khá)
-GV giúp đỡ HS yếu tìm hiểu bài và làm bài.
 Bài 4: HS đo mỗi đoạn thẳng rồi trả lời.
- GV nhận xét riêng với HS khá nếu em nào làm bài 4.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò về nhà xem bài.
- 2 HS lên bảng làm bài tập 3 SGK trang 34
(1 phút)
(12 phút)
- HS nêu bài toán
- HS làm bài ,chữa bài, nhận xét.
- HS sử dụng que tính tìm kết quả
- HS nêu cách tính
- HS nêu cách đặt tính
- HS nêu cách tính 26
 + 5
 31
- Nhiều HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
- HS lên bảng giải
- Cả lớp làm bảng con - Nhận xét
- HS nêu nhanh kết quả
- HS đọc bài toán
- Bài toán về nhiều hơn.
- 1 HS lên bảng tóm tắt. Cả lớp giải toán.
Tháng này tổ em được số điểm 10 là:
16 + 5 = 21( điểm mười)
- HS khá làm bài xong thì làm bài4: Đo mỗi đoạn thẳng
- Đoạn thẳng AB dài 7 cm. Đoạn thẳng BC dài 5cm. Đoạn thẳng AC dài 12 cm. Vậy 7 + 5 = 12(cm), từ đó có: Độ dài đoạn thẳng AC = AB + BC
- HS hoàn thành bài tập
- HS nghe dặn dò.
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN
I. MỤC TIÊU:
-Nhận ra ưu khuyết điểm, có hướng khắc phục trong tuần tới.
--Học sinh biết phê và tự phê.
Giáo dục học sinh tinh thần làm chủ tập thể.
II. CHUẨN BỊ:
-Sổ ghi chép các hoạt động xảy ra trong tuần. Phương hướng tuần đến.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HĐGV
HĐHS
*Hoạt động 1: Nhận xéthoạt động tuần 7.
-GV nhận xét.
+Về học tập: Trong tuần các em có cố gắng hơn về việc phát biểu xây dựng bài. Làm bài nhanh và chính xác hơn. 
Tuyên dương: TRÂM, HẢI, NGUYỄN HÀ,.. 
Nhắc nhở:NHÂẤNANGH, HUỆ, .....
Nề nếp: các em xếp hàng ra vào lớp ngay ngắn, tuy nhiên việc xả rác trong lớp vẫn còn nhiều bạn chưa thực hiện tốt.
-Lớp trưởng nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Các tổ trưởng bào cáo tình hình hoạt động của tổ.
-Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc.
*Hoạt động 2: nêu phương hướng tuần8.
-Khắc phục mọi nhược điểm của tuần 7.
HS theo dõi để thực hiện.
*Hoạt động 3: Sinh hoạt văn nghệ.
Gvtheo dõi hướng dẫn
Cho cả lớp sinh hoạt văn nghệ.
Chơi với hình thức ca hát và tập kể chuyện: “Đổi giày”.
-----------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_7_thu_56_nam_hoc_201.doc