Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 26

Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 26

 Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2010

Tiết 2 Đạo đức ( T26)

Cảm ơn và xin lỗi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. HS hiểu

- Khi nào cần nói lời xin lỗi, khi nào cần nói lời cảm ơn

- Vì sao cần nói lời xin lỗi, cám ơn

- Trẻ em có quyền được tôn trọng, đối xử bình đẳng

2. HS biết nói lời xin lỗi, cám ơn trong những tình huống giao tiếp hằng ngày

3. HS có thái độ tôn trọng, chân thành khi giao tiếp, quý trọng những người biết cám ơn và xin lỗi

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Vở bài tập Đạo đức

- Đồ dùng để sắmvai khi chơi trò chơi “ Hoa giấy màu”

 

doc 65 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 26
T.N
MÔN
TCT
TÊN BÀI DẠY
GHI CHÚ
Thứ hai
15/3
C . cờ
26
Tuần 26
Đạo đức
26
Cảm ơn và xin lỗi ( tiết 1)
Toán
101
Các số có hai chữ số
Tập đọc
7
Bàn tay mẹ T1
Tập đọc
8
Bàn tay mẹ T2
Thứ
ba
16/3
Toán
102
Các số có hai chữ số ( tt )
Chính tả
3
Bàn tay mẹ 
Kể chuyện
2
Kiểm tra định kì( giữa học kì II)
 .N
26
Học bài : Hoà bình cho bé
Thứ
tư
17/3
Toán
103
Các số có hai chữ số ( tt )
Tập đọc
9
Cái Bống T1 
Tập đọc
10
Cái Bống T2 
Mĩ thuật
26
Vẽ chim và hoa 
Thứ
năm
18/3
Thể Dục
26
Bài thể dục - Trò chơi vận động.
Toán
104
So sánh các số có hai chữ số
Chính tả
4
Cái Bống 
Tập viết
2
Tô chữ hoa : C, D ,Đ
Thứ
sáu
19/3
TNXH
26
Con gà
Tập đọc
11
Ôn Tập T1
Tập đọc
12
Ôn Tập T2
T.Công
26
Cắt, dán hình vuông T2
HĐTT
26
Tổng kết tuần 25-Kế hoạch tuần 26
	Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2010
Tiết 2 Đạo đức ( T26)
Cảm ơn và xin lỗi
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. HS hiểu
- Khi nào cần nói lời xin lỗi, khi nào cần nói lời cảm ơn
- Vì sao cần nói lời xin lỗi, cám ơn
- Trẻ em có quyền được tôn trọng, đối xử bình đẳng
2. HS biết nói lời xin lỗi, cám ơn trong những tình huống giao tiếp hằng ngày
3. HS có thái độ tôn trọng, chân thành khi giao tiếp, quý trọng những người biết cám ơn và xin lỗi
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Vở bài tập Đạo đức
- Đồ dùng để sắmvai khi chơi trò chơi “ Hoa giấy màu”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm ta bài cũ: (5’)
HS1: Hãy nêu những quy định vềø đi bộ?
HS2: Vì sao cần đi bộ đúng quy định?
- GV nhận xét, đánh giá
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hoạt động 1: (8’) Quan sát tranh bài tập 1
- Gv yêu cầu học sinh quan sát tranh bài tập 1 và cho biết:
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Vì sao các bạn làm như vậy?
- Gv nêu kết luận:
+ Tranh 1: Cám ơn khi được bạn tặng quà
+ Tranh 2: Xin lỗi cô giáo khi đến lớp muộn
3. Hoạt động 2: (8’)Học sinh thảo luận nhóm BT2
- GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận về một tranh
- Gv kết luận:
+ Tranh 1: Cần nói lời cảm ơn
+ Tranh 2: Cần nói lời xin lỗi
+ Tranh 3: Cần nói lời cám ơn
+ Tranh 4: Cần nói lời xin lỗi
4. Hoạt động 3: Đóng vai ( BT4) : 10’
- Gv giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm
- GV gợi ý nội dung từng tình huống
- GV giúp đỡ thêm khi học sinh sắm vai
- Gv nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận:
+ Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn trong tiểu phẩm?
+ Em cảm thấy thế nào khi được bạn cảm ơn?
+ Em cảm thấy thế nào khi bạn xin lỗi?
- GV chốt lại cách cư xử trong từng tình huống và nêu kết luận:
+ Cần nói lời cảm ơn khi nhận được sự quan tâm giúp đỡ của người khác
+ Cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi hay làm phiền người khác
5. Củng cố: 2’
GV: Khi nào chúng ta cần xin lỗi hay cảm ơn?
6. Dặn dò: 1’
- Dặn học sinh phải biết cảm ơn hay xin lỗi đúng lúc
- Chuẩn bị bài cho tiết sau
- 2 học sinh trả lời
- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Học sinh thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Cả lớp trao đổi bở sung
- Học sinh thảo luận nhóm, chuẩn bị đóng vai
- Các nhóm lên sắm vai trước lớp
- Học sinh thảo luận
- Học sinh nhắc lại khi nào cần cám ơn hay xin lỗi
--------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3 Toán 
CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
-HS nhận biết về số lượng trong phạm vi 20, đọc, viết các số từ 20 đến 50
-Đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 20 đến 50
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	-Sách bài tập toán, que tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Kiểm tra bài cũ:
Tính:
50 + 30 50 + 40 20 + 10
40 + 30 30 + 20 10 + 70
-GV nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu các số từ 20 đến 30:
* Số từ 20- 30
-Lấy 2 bó que tính- GV gài bảng cài
-Lấy thêm 1 que- GV gài bảng cài
-Bây giờ có tất cả bao nhiêu que tính? 
-Để chỉ số que tính ta vừa lấy cô có số 21- GV gắn số 21
-21 có mấy chục? Mấy đơn vị? Phân tích?
-GV ghi số 2 ở cột chục, số 1 ở cột đơn vị
-Cho HS đọc
-Tương tự: số 22, 23, , 30
* Đọc số từ 20- 30
-Cho HS đọc xuôi, đọc ngược, phân tích
-Lưu ý cách đọc các số: 21, 24, 25
b/ Giới thiệu các số từ 30 đến 40:
-Giới thiệu tương tự như trên
- Lưu ý cách đọc các số: 31, 34, 35
c/ Giới thiệu các số từ 40 đến 50:
-Giới thiệu tương tự như trên
- Lưu ý cách đọc các số: 41, 44, 45
3/ Thực hành:
Bài 1: Viết (theo mẫu)
-Bài yêu cầu gì?
Bài 2: Viết số
-Bài yêu cầu gì?
Bài 3: Viết số
-Bài yêu cầu gì?
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống
-Bài yêu cầu gì?
IV. Củng cố, dặn dò: 
-Về ôn bài
- Chuẩn bị bài sau
-3 HS lên bảng làm
-HS làm bảng con
-HS lấy 2 bó chục
-Lấy thêm 1 que
-Có tất cả 21 que tính
-21 có 2 chục và 1 đơn vị
-Cá nhân- nhóm- lớp
-Cá nhân- nhóm- lớp
-Viết số từ 20-24
- Làm vở- tự kiểm tra nhau
-Viết số từ 30-39
- Làm vở- tự kiểm tra nhau
-Viết số từ 40-50
-Làm vở- tự kiểm tra nhau
-Đếm miệng
- Làm vở- lên sửa bài - lớp nhận xét
-----------------------------------------------------------------------
Tiết 4+5 Tập đọc (T7,8)
Bàn tay mẹ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó: yêu nhất, nấu cơm, hằng ngày, rám nắng, xương xương
- Biết nghỉ hơi khi có dấu chấm câu: Dấu chấm, dấu phẩy ( dấu chấm nghỉ dài hơn dấu phẩy)
2. Ôn các vần an, at tìm được tiếng có vần an, at. 
3. Hiểu các từ ngữ trong bài: rám nắng, xương xương. Hiểu được tình cảm của bạn nhỏ khi thấy bàn tay mẹ rám nắng. Hiểu được tấm lòng yêu quý, biết ơn mẹ của bạn
- Trả lời được các câu hỏi theo tranh nói về sự chăm sóc của bố mẹ với em
* HSHN: Đánh vần đọc đươc bài thơ, phát âm đúng các từ khó trong bài
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: (5')
GV gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ CH1: Giang viêùt những gì vào nhãn vở?
+ CH2: Bố khen Giang như thế nào?
- GV nhận xét, ghi điể
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: (1')
Hôm nay các em sẽ được tập đọc bài: bàn tay mẹ. Qua đây các em sẽ hiểu thêm tình cảm của một bạn nhỏ đối với mẹ mình
- GV ghi tựa - gọi học sinh nhắc lại
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: (20')
2.1 GV đọc mẫu bài văn
- GV đọc bài văn giọng chậm rãi, nhẹ nhàng tình cảm
2.2 Học sinh luỵên đọc
a. Luyện đọc tiếng, từ ngữ
- GV giúp học sinh đưa ra những tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn lộn
- GV viết những từ ngữ đó lên bảng:
- Gv theo dõi, chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
* Luyện đọc kết hợp phân tích tiếng
- GV yêu cầu học sinh đọc từ: yêu nhất
- GV yêu cầu:
+ Phân tích tiếng "nhất "?
- GV củng cố lại cấu tạo của tiếng "nhất”: Tiếng nhất có âm nh đứng trước, vần ât đứng sau và dấu sắc trên con chữ â
- GV hướng dẫn học sinh phân tích tương tự với những từ còn lại: hằng ngày, giặt tả lót, rám nắng, xương xương
- Khi dạy học sinh phát âm GV cho học sinh luyện đọc trong sự phân biệt với các tiếng có âm vần, dấu thanh đối lập. 
* GV kết hợp giải nghĩa từ
+ rám nắng: da bị nắng làm đen, khô lại
+ Xương xương: bàn tay gầy
b. Luyện đọc câu
- GV chỉ bảng dòng thơ đầu để học sinh nhẩm theo 
- Hướng dẫn học sinh ngắt giọng đúng
VD: Đi làm về / mẹ lại đi chợ/ nấu cơm .//
- GV yêu cầu học sinh nối tiếp đọc các câu trong bài đọc
- GV theo dõi, chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
c. Luyện đọc đoạn, bài
- Gv chia bài thành 3 đoạn và giúp học sinh nắm được:
+ Đoạn 1: 2 câu đầu
+ Đoạn 2: 2 câu tiếp theo
+ Đoạn 3: câu còn lại
- Gv hướng dẫn cho các nhóm và cá nhân thi đua đọc đúng, to, rõ ràng
- Cả lớp cùng giáo viên nhận xét
 Nghỉ giữa tiết
3. Ôn tập vần an,at: (10')
3.1 Tìm tiếng trong bài có vần an 
- Gv nêu yêu cầu 1 trong SGK
- GV: vần cần ôn hôm nay là an, at. 
- GV viết bảng 2 vần: an, at
- Yêu cầu HS tìm tiếng có vần an trong bài
- GV viết bảng những từ đó
- GV hướng dẫn học sinh phân tích tiếng chứa vần ang
- Yêu cầu học sinh đọc các từ mới tìm được
3.2 Tìm tiếng ngoài bài có vần an, at
- Gv nêu yêu cầu 2 trong SGK
- GV tổ chức cho học sinh chơi " Thi tìm tiếng có chứa vần an, at"
- Gv cùng cả lớp nhận xét, chấm điểm thi đua
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Giang viết tên trường, tên lớp, họ và tên của em vào nhãn vở
+ Bố khen Giang đã tự viết được nhãn vở
- 2 học sinh nhắc tựa: Bàn tay mẹ
- HS nghe và chỉ vào từng chữ theo lời giáo viên đọc
- Học sinh tìm và nêu: yêu nhất, hằng ngày, giặt tả lót, rám nắng, xương xương
- Học sinh luyện đọc những từ ngữ khó trên bảng
- HS đọc: yêu nhất
- HS phân tích:
+ nhất = nh + ât + thanh sắc
- Một số HS đánh vần tiếng – đọc trơn từ:
+ nhờ – ât – nhât – sắc – nhất
+ yêu nhất 
- HS phân tích từ tương tự
- HS luyện đọc trong sự phân biệt
+ Giặt / giặc
+ tãlót / tả tơi
+ rám nắng / lo lắng
+ xương xương/ sương gió
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
- 3-4 học sinh đọc câu đầu tiên
- Tiếp tục tương tự với nhữ ... 
* HSHN: Đánh vần đọc đươc bài thơ, phát âm đúng các từ khó trong bài
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK
- Các thẻ từ làm bằng biag cứng để học sinh làm bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: (5')
GV gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ CH1: Khi dậy sớm, điều gì chờ đón em ở ngoài vườn?
+ CH2: Khi dậy sớm, điều gì chờ đón em ở ngoài đồng?
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: (1')
Hôm nay các em sẽ được tập đọc bài: Mưu chú sẻ. Chú se đã gặp tai nạn nhưng làm sao chú thoát được? Mờii các em cùng tìm hểu bài đọc 
- GV ghi tựa - gọi học sinh nhắc lại
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: (20')
2.1 GV đọc mẫu bài văn
- GV đọc bài văn giọng chậm rãi, nhẹ nhàng tình cảm
2.2 Học sinh luỵên đọc
a. Luyện đọc tiếng, từ ngữ
- GV giúp học sinh đưa ra những tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn lộn
- GV viết những từ ngữ đó lên bảng:
- Gv theo dõi, chỉnh sửa lõi phát âm cho HS
* Luyện đọc kết hợp phân tích tiếng
- GV yêu cầu học sinh đọc từ: mưu
- GV yêu cầu:
+ Phân tích tiếng "mưu "?
- GV củng cố lại cấu tạo của tiếng "mưu”: Tiếng mưu có âm m đứng trước, vần ưu đứng sau 
- GV hướng dẫn học sinh phân tích tương tự với những từ còn lại: hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, vuốt râu, xoa mép, tức giận, sạch sẽ.
- Khi dạy học sinh phát âm GV cho học sinh luyện đọc trong sự phân biệt với các tiếng có âm vần, dấu thanh đối lập. Ví dụ
* GV kết hợp giải nghĩa từ
+ chộp: đưa tay ra bắt một vật gì đó rất nhanh
+ lễ phép: tỏ ra biết kính trọng người lớn hơn mình
b. Luyện đọc câu
- GV chỉ bảng câu văn đầu để HS nhẩm theo 
- Hướng dẫn học sinh ngắt giọng đúng
- GV yêu cầu học sinh nối tiếp đọc các câu trong bài đọc
- GV theo dõi, chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
c. Luyện đọc đoạn, bài
- Gv chia bài thành 3 đoạn và giúp học sinh nắm được:
+ Đoạn 1: 2 câu đầu
+ Đoạn 2: câu nói của sẻ
+ Đoạn 3: câu còn lại
- Gv hướng dẫn cho các nhóm và cá nhân thi đua đọc đúng, to, rõ ràng
- Cả lớp cùng giáo viên nhận xét
 Nghỉ giữa tiết
3. Ôn tập vần uôn, uông (10')
 a) Tìm tiếng trong bài có vần uôn, uông
- Gv nêu yêu cầu 1 trong SGK
- GV: vần cần ôn hôm nay là uôn. uông 
- GV viết bảng 2 vần: uôn, uông
- Yêu cầu HS tìm tiếng có vần uôn trong bài
- GV viết bảng những từ đó
- GV hướng dẫn học sinh phân tích tiếng mới tìm
- Yêu cầu học sinh đọc các từ mới tìm được
b) Tìm tiếng ngoài bài có vần uôn, uông
- GV nêu yêu cầu 2 trong SGK
- Cả lớp nhận xét
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Hoa ngát hương đang chờ đón
+ Cả đất trời đang chờ đón
- 2 học sinh nhắc tựa: Mưu chú sẻ
- HS nghe và chỉ vào từng chữ theo lời giáo viên đọc
- Học sinh tìm và nêu: mưu, hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, vuốt râu, xoa mép, tức giận, sạch sẽ.
- Học sinh luyện đọc những từ ngữ khó trên bảng
- HS đọc: mưu
- HS phân tích:
+ mưu = m + ưu + thanh không
- HS phân tích từ tương tự
- HS luyện đọc trong sự phân biệt
+ hoảng lăm/ hoan hô
+ vuốt râu / vút cao
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
- HS tự đọc nhẩm câu thứ nhất
- 3-4 học sinh đọc câu đầu tiên
- Tiếp tục tương tự với những câu còn lại
- 1 học sinh đầu bàn hoặc đầu dãy đọc xong câu thứ nhất các em sau tự đứng lên đọc câu tiếp theo
* HSHN đánh vần đọc 2-3 câu theo tay chỉ của giáo viên
- Học sinh ghi nhớ
- Từng nhóm (3 em) đọc nối tiếp bài mỗi em 1 đoạn
- HS đọc nhẩm theo tay chỉ của GV
- Cá nhân thi đọc bài
- HS thi đọc đọc đồng thanh theo bàn, tổ
- Cả lớp đọc đồng thanh 1lần
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh phát âm: uôn, uông
- Học sinh tìm và nêu những tiếng có vần ăp trong bài: muộn, xuống
- Học sinh phân tích tiếng:
+ muôn: m + uôn + thanh nặng
+ xuống: x + uông + thanh sắc
- HS đọc to các từ mới tìm: 
muộn, xuống
- 2 học sinh đọc từ mẫu: 
+ chuồn chuồn
+ buồng chuối
- Học sinh thi tìm tiếng có chứa vần uôn, uông 
- HS đọc lại những tiếng đã tìm
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói : (32')
4.1 Tìm hiểu bài đọc
+ CH1: Khi Sẻ bịi mèo chộp được Sẻ đã nói gì với mèo? Chọn ý trả lời đúng?
a) Hãy thả tôi ra
b) Sao anh không rửa mặt
c) Đừng ăn thịt tôi
- Gv nhận xét và củng cố lại câu trả lời
+ CH2: Sẻ làm gì khi mèo đặt nó xuống đất?
+ CH3: Xếp các ô chữ thành câu nói đúng về chú sẻ trong bài:
 Thông minh
Sẻ Ngốc nghếch
 Nhanh trí
- Cả lớp cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng
- Gv đọc diễn cảm bài văn giọng nhẹ nhàng, tình cảm
- GV theo dõi, hướng dẫn các em ngắt hơi đúng chỗ
5. Củng cố: (2' )
- Yêu cầu học sinh nhắc lại tên bài đọc
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những em học tốt, yêu cầu những em chưa đọc được về nhà luyện đọc
6. Dặn dò: (1')
- GV dặn HS về nhà luyện đọc và làm bài tập
- Đọc trước bài sau
- 1 học sinh đọc câu hỏi 1
- 2 học sinh đọc nối tiếp 2 đoạn văn đầu sau đó chọn câu trả lời đúng:
+ b) Sao anh không rửa mặt
- 1 học sinh đọc câu hỏi 2
- 3 học sinh đọc đoạn 3 , cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: 
+ Sẻ vụt bay đi
- 1 học sinh đọc thẻ từ
- 1 học sinh đọc mẫu
- 2-3 học sinh lên bảng thi xếp đúng, nhanh các thẻ từ
- Từng học sinh đọc kết quả làm bài: Sẻ + thông minh
- Học sinh lắng nghe
- 2-3 học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài văn
- HS nhắc: Bàn tay mẹ
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
------------------------------------------------------------------------
Tiết 1 Thủ công (T2)
Cắt, dán hình vuông
I. Mục đích, yêu cầu
- HS biết cách cắt, kẻ, dán hình vuông
- Cắt, dán hình vuông theo 2 cách
* HSHN biết cách cắt ( theo hình vẽ trước) và dán hình vuông
II. Đồ dùng dạy học
1. Gv chuẩn bị
- 1 hình vuông bằng giấy màu trên nền giấy trắng có kẻ ô li
- 1 tờ giấy kẻ ô có kích thước lớn
- Bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán
2. HS chuẩn bị
- 1 tờ giấy kẻ ô có kích thước lớn
- Bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ : 5’
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Nhắc lại 2 cách cắt, dán hình vuông:7’
- GV đính 2 tờ mẫu lên bảng và nhắc lại cách cắt, kẻ hình vuông theo 2 cách
3. Học sinh thực hành: 17’
- GV nhắc học sinh lật mặt sau của tờ giấy để thực hành
- Gv quan sát học sinh thực hành và giúp đỡ các em thực hành còn lúng túng
4. Nhận xét, dặn dò: 5’
- Gv nhận xét về tinh thần học tập, sự hoàn thành sản phẩm, sự chuẩn bị đồ dùng học tập và kĩ nắng cắt, kẻ, dán hình vuông
- Dặn học sinh chuẩn bị giấy màu, một tờ giấy có kẻ ô li, thước kẻ, kéo, bút chì, hồ dán để học bài: Cắt, kẻ, dán hình tam giác
- 2 học sinh nhắc lại 2 cách cắt, dán
- Học sinh thực hành
- Học sinh lắng nghe
--------------------------------------------------------------------------
Tiết 5 Sinh hoạt tuần 27
I. Mục đích, yêu cầu 
- Học sinh nhận biết cách nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của mình
- Giúp học sinh nhận ra ưu điểm, khuyết điểm trong tuần qua, đề ra nhiệm vụ tuần tới
- Rèn luyện cho HS tính kỉ luật, tinh thần tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể
II. Các hoạt động lên lớp
Các hoạt động của giáo viên
Các hoạt động của HS
1. Ổn định lớp
2. Tổ chức trò chơi
- GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi
- Cho học sinh chơi thử 1 -2 lần
- Cho học sinh chơi thật
- GV nhận xét thái độ của học sinh khi tham gia trò chơi
3. Nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua
- GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong tổ xem bạn nào thực hiện tốt, bạn nào chưa..
- GV hướng dẫn tổ trưởng các tổ báo cáo
- GV kết luận chung:
a. Ưu điểm:
+ Đi học tương đối đầy đủ, ra vào lớp đúng giờ
+ Có ý thức học tập tốt, giữ gìn sách vở sạch sẽ
+ Đa số học sinh có ý thức học bài và làm bài ở nhà
+ Một số học sinh có ý thức giúp đỡ bạn trong học tập: 
( Đức Anh, Nhàn, Tuân, Phương, Quý...)
b. Khuyết diểm:
+ Còn một số em đi học chưa chuyên cần (Quên, Thị, Hanh, Qiút...) 
+ Aên mặc chưa sạch sẽ, đầu tóc chưa gọn gàng: Na, Đen, Nam, Hanh..
+ Cần chú ý rèn chữ viết: Na, Cút, Nam, Vân..
+ Một số học sinh chưa học bài ở nhà: Na, Siu nên còn yếu môn Toán
- Tuyên dương những học sinh đã thực hiện tốt
- GV chấm điểm thi đua cho các tổ
4. Đề ra nhiệm vụ tuần tới
+ Duy trì tốt nề nếp đạo đức: vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn
+ Phải học bài, viết bài, làm bài tập đầy đủ. Đầu giờ học các tổ trưởng kiểm tra vở của các bạn trong tổ
+ Thực hiện tốt an toàn giao thông, đi về bên phải
+ Giữ vệ sinh thân thể, quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, đi học đúng giờ và chuyên cần
+ GV tăng chường kiểm tra bài cũ, nhất là Toán và Tiếng Việt
5. Kết thúc tiết học 
- GV cho học sinh hát
- Cả lớp hát 1 bài
- HS lắng nghe
- HS chơi trò chơi
- Học sinh tham gia chơi
- HS thảo luận trong tổ
- Các tổ trưởng báo cáo trước lớp. Các thành viên khác bổ sung
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh hát

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 26,27.doc