Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 31 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Nụ

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 31 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Nụ

TUẦN 31: Thứ hai ngày 11 tháng 04 năm 2011

Tiết 1: CHÀO CỜ

Tiết 2, 3: TẬP ĐỌC

Chiếc rễ đa tròn

I- Mục tiêu :

- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc phân biệt lời của các nhân vật.

- Hiểu nghĩa từ mới: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc.

- Hiểu nội dung của truyện: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ cây mọc thành cây. Khi trồng cái rễ, Bác cũng nghĩ cách trồng như thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.

 

doc 39 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 348Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 31 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Nụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31: 	 Thứ hai ngày 11 tháng 04 năm 2011
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2, 3: Tập đọc
Chiếc rễ đa tròn
I- Mục tiêu : 
- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. 
- Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc phân biệt lời của các nhân vật.
- Hiểu nghĩa từ mới: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc. 
- Hiểu nội dung của truyện: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ cây mọc thành cây. Khi trồng cái rễ, Bác cũng nghĩ cách trồng như thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.
II- Đồ dùng :
- Tranh SGK.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tiết 1:
A- Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra đọc và trả lời câu hỏi bài: “Cháu nhớ Bác Hồ”
Nhận xét cho điểm 
2 HS đọc 
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài :
Nêu yêu cầu của bài
2- Luyện đọc : 
+ GV hướng dẫn và đọc mẫu:
- HS lắng nghe.
+ GV hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ :
+ Đọc từng câu :
- GV uốn nắn cho HS.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Đọc từ khó :
+ Đọc từng đoạn trước lớp 
 thường lệ , rễ , ngoằn ngoèo  
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Đọc câu khó :
+ Đọc từng đoạn trong nhóm :
 Đến gần cây đa,/ Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ / và dài ngoằn ngoèo / nằm trên mặt đất.//
- Hướng dẫn HS giải thích một số từ khó.
- HS nêu cách đọc.
th thường lệ , tần ngần , chú cần vụ , thắc mắc.
- H HS đọc theo nhóm 3.
+ Đọc đồng thanh:
- HS đọc một lượt.
Tiết 2:
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
Câu 1:
Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ làm gì?
- Bác bảo chú cần vụ trồng cho nó mọc tiếp.
Câu 2:
Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào?
- Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, buộc tựa vào hai cái cọc sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất.
Câu 3:
Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng như thế nào?
- Chiếc rễ đa trở thành một cây đa có vòng lá tròn.
Câu 4:
Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa?
- Các bạn vào thăm nhà Bác thích chui qua chui lại vòm lá tròn được tạo nên từ rễ đa.
4- Luyện đọc lại :
Phân vai đọc 
C- Củng cố- dặn dò:
Củng cố nội dung bài
Nhận xét giờ học. 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... 
.................................................................................................................................................... 
.................................................................................................................................................... 
Tiết 4: Đạo Đức 
Bảo vệ loài vật có ích (tiết 2)
I- Mục tiêu : 
- HS hiểu: ích lợi của một số loài vật trong cuộc sống con người; Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.
- HS có kỹ năng: Phân biệt được hành vi đúng, hành vi sai đối với các loài vật có ích. Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày.
 - HS có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích, không đồng tình với những người không biết bảo vệ loài vật có ích. 
II- Đồ dùng :
- Thẻ ý kiến.
 III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Bài giảng: 
Hoạt động 1: 
Bày tỏ ý kiến
- GV nêu yêu cầu: Khi đi chơi trong vườn thú, em thấy một số bạn nhỏ dùng gậy chọc hoặc ném đá vào chuồng thú.Em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây:
a) Mặc các bạn không quan tâm. 
b) Đứng xem, hùa theo trò nghịch của bạn. 
c) Khuyên ngăn các bạn.
d) Mách người lớn.
- HS thảo luận nhóm. 
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Hoạt động 2 : 
Chơi đóng vai
GV nêu tình huống
GV yêu cầu HS nói trước lớp 
HS nói trong nhóm 4.
1 HS dóng An
1 HS đóng Huy
Hoạt động 3 : 
Tự liên hệ.
- GV nêu yêu cầu: “ Em đã biết bảo vệ loài vật có ích chưa? Hãy kể một vài việc làm cụ thể.”
- HS tự liên hệ
C- Củng cố- dặn dò: 
Củng cố nội dung bài
Nhận xét giờ học. 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... 
.................................................................................................................................................... 
.................................................................................................................................................... 
Tiết 5: Thể dục
(Đồng chí Trung dạy)
 Tiết 6: Toán
Luyện tập
I- Mục tiêu :
- Biết cách làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn.
- Biết tính chu vi hình tam giác.
II- Đồ dùng :
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ:
Kiểm tra làm tính
Nhận xét cho điểm 
2 HS 
253
660
+
+
24
336
277
996
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
Nêu yêu cầu của bài
2. Bài tập 
Bài tập 1: Tính
225
362
683
502
261
+
+
+
+
+
634
425
204
256
27
859
787
887
758
288
Củng cố phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000
Nêu yêu cầu, làm bài, chữa bài, nhận xét 
Bài tập 2: Đặt tính rồi tính
245
68
+
+
312
27
557
95
Củng cố cộng không nhớ trong phạm vi 1000, cộng có nhớ trong phạm vi 100
Nêu yêu cầu, làm bài, chữa bài, nhận xét 
Bài tập 4: Giải toán
Gấu nặng: 210kg
Sư tử nặng hơn gấu: 18kg
Sư tử nặng:.kg?
Chữa, nhận xét, củng cố cách giải toán có lời văn.
1 HS đọc đề bài
Giải 
Con sư tử nặng số kg là:
210 + 18 = 228 (kg)
ĐS: 228 kg
Bài tập 5: Tính chu vi tam giác
Nêu yêu cầu bài tập 
1 HS nêu
Lớp làm bài
Chu vi tam giác ABC là:
300 + 200 + 400 = 900(cm)
ĐS: 900cm 
3. Củng cố- dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Dặn dò, nhắc nhở. 
Xem lại bài 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... 
.................................................................................................................................................... 
.................................................................................................................................................... 
Tiết 7: Hướng dẫn tự học
I- Mục tiêu: 
- Giúp HS hoàn thiện bài học trong ngày.
- Bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu.
II- Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định
ổn định tổ chức lớp 
Lớp hát
2. Các hoạt động 
Hoạt động 1
Hoàn thiện bài học môn:   
Hoạt động 2
Phụ đạo HS yếu 
Hoạt động 3
Bồi dưỡng HS giỏi 
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... 
.................................................................................................................................................... 
Thứ ba ngày 12 tháng 04 năm 2011
Tiết 1: chính tả (nghe - viết)
Việt Nam có Bác
I- Mục tiêu : 
- Nghe và viết lại chính xác, đẹp bài thơ Việt Nam có Bác.
- Trình bày đúng, đẹp thể thơ lục bát.
- Biết cách viết hoa các danh từ riêng.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r / d / gi và dấu hỏi / dấu ngã.
- Giúp HS rèn chữ viết đẹp và giữ vở sạch sẽ.
II- Đồ dùng :
- Bảng phụ, phấn màu.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra viết chữ dễ lẫn
Nhận xét cho điểm 
Bảng con: học trò
Bảng lớp: chào hỏi
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài :
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn viết bài :
- GV đọc toàn bài chính tả một lượt.
- GV hướng dẫn HS nắm nội dung của bài.
- 2 HS nhìn bảng đọc lại bài chính tả.
- Cả lớp đọc thầm.
+ Bài thơ nói về ai?
- Bài thơ nói về Bác Hồ.
+ Công lao của Bác Hồ được so sánh với gì?
- Công lao của Bác Hồ được so sánh với non nước, trời mây và đỉnh Trường Sơn.
+ Các chữ đầu dòng được viết như thế nào?
- Các chữ đầu dòng thì phải viết hoa, chữ ở dòng 6 tiếng lùi vào 1 ô, chữ ở dòng 8 tiếng viết sát lề. 
+ Ngoài các chữ đầu dòng thơ, trong bài chúng ta còn viết hoa những chữ nào?
- Viết hoa các chữ Việt Nam, Trường Sơn vì là tên riêng. Viết hoa chữ Bác để thể hiện sự kính trọng với Bác.
Viết chữ dễ lẫn
Bảng con: non nước
Bảng lớp: Trường Sơn
Viết bài vào vở:
Nhắc nhở trước khi viết 
- HS nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, cách trình bày.
- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết, mỗi dòng thơ đọc 2, 3 lần.
HS viết bài xong, soát lỗi
Chấm và chữa bài: 
3 - Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
- GV chấm 7 đến 9 bài.
Bài tập 2 :
Nêu yêu cầu:
Thứ tự điền: bưởi, dừa, sào rau, những, chẳng, gỗ, giường.
HS làm bài, chữa bài, nhận xét 
C- Củng cố- dặn dò: 
Củng cố nội dung bài
Nhận xét giờ học.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... 
.................................................................................................................................................... 
.................................................................................................................................................... 
Tiết 2: âm nhạc
(Đồng chí Lý dạy)
Tiết 3: Toán
Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000
I- Mục tiêu :
- Giúp HS biết cách đặt tính và tính trừ các số có 3 chữ số theo cột dọc.
- Biết trừ nhẩm các số tròn trăm.
- Biết giải toán về ít hơn.
II- Đồ dùng :
- Bộ ô vuông
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra làm tính
Nhận xét cho điểm 
408
67
+
+
31
132
439
199
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài :
- GV nêu yêu cầu của bài học.
2- Bài giảng :
Hướng dẫn trừ các số có 3 chữ số
Tính: 635 - 214 = ?
Thực hiện bằng đồ dùng trực quan
6 trăm - 2 trăm 3 chục - 1 chục
 4 trăm 2 chục
HS đọc phép trừ, nêu các hàng trăm, chục, ... oạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định
ổn định tổ chức lớp 
Lớp hát
2. Các hoạt động 
Hoạt động 1
Hoàn thiện bài học môn:   
Hoạt động 2
Phụ đạo HS yếu 
Hoạt động 3
Bồi dưỡng HS giỏi 
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... 
.................................................................................................................................................... 
 Thứ sáu ngày 15 tháng 04 năm 2011
Tiết 1: Tập làm văn
Đáp lời khen ngợi. Tả ngắn về Bác Hồ
I- Mục tiêu : 
- Biết đáp lại lời khen ngợi.
- Quan sát ảnh Bác Hồ trả lời đúng các câu hỏi về ảnh Bác.
- Viết được đoạn văn ngắn về ảnh Bác Hồ dựa vào BT2.
II- Đồ dùng :
- ảnh Bác Hồ.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 
? Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ?
Nhận xét cho điểm 
2 HS nêu
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài tập 1: ( miệng)
Nêu yêu cầu
Thảo luận và nói trong nhóm đôi trình bày
Ví dụ:
Vai cha: vui vè khen
Vai con: đáp lời khen phấn khởi
Bài tập 2 : ( miệng)
Quan sát ảnh Bác Hồ treo trong lớp học, trả lời các câu hỏi sau :
Nêu yêu cầu, làm bài, chữa bài
HS đọc bài, nhận xét 
a) ảnh Bác được treo ở đâu?
- ảnh Bác được treo trên tường.
b)Trông Bác như thế nào? (Râu, tóc, vầng trán, đôi mắt sáng ngời)
- Râu tóc Bác trắng như cước. Vầng trán cao và đôi mắt sáng ngời.
c) Em muốn hứa với Bác điều gì?
- Em muốn hứa với bác là sẽ chăm ngoan học giỏi.
Bài tập 3 : ( viết)
Viết một đoạn văn từ 3 -5 câu về ảnh Bác Hồ.
HS viết bài, đọc bài, nhận xét 
 VD: Trên bức tường chính giữa lớp học em treo một tấm ảnh Bác Hồ. Bác lúc nào cũng mỉm cười với chúng em. Râu tóc Bác trắng như cước, vầng trán cao, đôi mắt sáng ngời. Em nhìn ảnh Bác và luôn hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ và thầy cô vui lòng.
C- Củng cố- dặn dò: 
Củng cố nội dung bài
Nhận xét giờ học. 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... 
.................................................................................................................................................... 
.................................................................................................................................................... 
Tiết 2: Toán 
Tiền Việt Nam
I- Mục tiêu :
- Giúp HS nhận biết đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng.
- Nhận biết một số loài giấy bạc: 100đ, 200đ,,tiền xu, 
- Bước đầu nắm được quan hệ giá trị trao đổi (mệnh giá) của các loại giấy bạc đó.
- Biết làm các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
II- Đồ dùng :
- Các tờ tiền Việt Nam.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ
Kiểm tra làm tính
Nhận xét cho điểm 
300 + 200 = 
1000 - 800 =
B. Bài mới:
1. Giới thiệu các loại giấy bạc
Giới thiệu: 100 đ, 200 đ, 500 đ, 1000đ, tiền xu.
Khi mua bán cần đến tiền, đơn vị tiền Việt Nam là đồng và tiền xu.
HS quan sát, viết các loại tiền mà GV đưa ra.
Quan sát cả 2 mặt các loại giấy bạc trên.
Nhận xét màu sắc các loại tiền
2. Bài tập 
Bài tập 1
Hướng dẫn HS quan sát hình (tiền thật) nhận biết: 200 đ = 2 tờ 100đ
HS hiểu: 100đ + 100đ = 200đ
200đ đổi được 2 tờ giấy bạc 100đ
500đ đổi bao nhiêu tờ 100đ?
1000đ đổi bao nhiêu tờ 100đ?
500đ đổi được 5 tờ 100đ
1000đ đổi được 10 tờ giấy bạc 100đ.
Bài tập 2: Số?
Nêu yêu cầu bài tập 
Để biết số cần điền ta phải làm như thế nào?
Chữa, nhận xét 
HS quan sát tính đ điền số
200 + 200 + 200 + 100 = 700đ
500đ + 200đ + 100đ = 800đ
500đ+200đ+200đ+100đ=1000đ
Nhận xét 
Bài tập 4: Tính
Nêu yêu cầu bài tập
Hướng dẫn: tính cộng, trừ bài tập cần 
Chú ý ghi tên đơn vị đi kèm
Chữa, nhận xét 
Lớp làm bài, nêu kết quả 
Nhận xét 
100đ + 400đ = 500đ
900đ - 200đ = 700đ
700đ + 100đ = 800đ
800đ - 300đ = 500đ
C. Củng cố- dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Chuẩn bị bài sau. 
Xem lại bài 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... 
.................................................................................................................................................... 
.................................................................................................................................................... 
Tiết 3: âm nhạc (bs)
(Đồng chí Lý dạy)
Tiết 4: giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh
Bài 7: Trang phục thể thao
I- Mục tiêu: 
- HS nhận thấy cần lựa chọn trang phục phù hợp với môn thể thao mình tham gia.
- Kỹ năng: HS biết lựa chọn trang phục với môn thể thao mình tham gia.
- Biết cách thắt dây giày, buộc tóc gọn gàng.
- HS tự giác lựa chọn giữ gìn trang phục khi tham gia chơi thể thao.
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ SGK.
- Thẻ ý kiến, sắm vai
III- Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1
GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức có liên quan đến chủ mặc.
GV ra câu hỏi gợi mở cho phù hợp
GV giới thiệu bài, ghi bảng 
HS trả lời 
Hoạt động 2
Nhận xét hành vi
Cho HS quan sát trang SGK 
HS quan sát thảo luận trình bày kết quả 
GV kết luận 
HS rút ra lời khuyên
GV liên hệ nội dung lời khuyên của HS 
Hoạt động 3
Bày tỏ ý kiến
Cho HS làm bài tập 1 (trang 33)
GV nhận xét 
GV liên hệ với thực tế của HS 
HS thảo luận giơ thẻ ý kiến 
b, c, d, e. đồng ý
a. không đồng ý
Hoạt động 4
Trao đổi thực hành
Cho HS làm bài tập 2 (trang 33)
GV nhận xét 
HS thảo luận trình bày kết quả 
GV liên hệ với thực tế của HS 
HS liên hệ
Hoạt động 5
Tổng kết bài
GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên.
HS nêu lại bài
Dặn dò về nhà
HS chuẩn bị bài 8
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Tiết 5: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Chăm sóc công trình măng non (tuần 26, 22)
I- Mục tiêu: 
- HS biết làm vệ sinh lớp học sạch sẽ, có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học.
- Có thái độ tham gia tích cực trong khi làm vệ sinh.
II- Đồ dùng:
- Dụng cụ làm vệ sinh, chổi, giẻ lau,...
 III- Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài
Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Nhận xét, nhắc nhở
HS nghe
Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh
2. Phân công
Yêu cầu làm theo tổ.
GV phân công công việc cho từng tổ:
Làm theo tổ
Tổ trưởng các tổ điều khiển công việc 
Chọn dụng cụ phù hợp công việc 
Chú ý nhắc bạn tham gia tích cực, đầy đủ.
3. Thực hành công việc:
Giúp các tổ làm tốt công việc của mình
Chú ý: cần đảm bảo an toàn trong khi làm việc
Cần tích cực trong công việc
GV +lớp nhận xét, xếp loại tổ, chọn tổ làm tốt nhất biểu dương.
Các tổ triển khai công việc theo sự phân công.
Tập trung làm tốtcông việc
Kiểm tra kết quả công việc - báo cáo - nhận xét
4. Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học
Nhắc nhở, dặn dò HS thường xuyên giữ vệ sinh môi trường 
Thực hành: luôn giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ
Tiết 6: thủ công 
Làm con bướm (tiết 1)
I- Mục tiêu : 
- HS biết cách làm con bướm.
- HS làm được con bướm. 
- HS hứng thú học tập.
II- Đồ dùng :
- Con bướm mẫu, giấy thủ công, kéo, dây buộc,..
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn làm
Hoạt động 1
Quan sát nhận xét mẫu
GV gắn hình mẫu.
HS quan sát mẫu. 
Con bướm làm bằng gì?
Có những bộ phận nào?
Làm bằng giấy
HS nêu
Hoạt động 2
Giáo viên làm và nêu qui trình làm
+ Bước 1: Cắt giấy. 
- Cắt 1 tờ giấy hình vuông 14 ô, 1 tờ giấy hình vuông 10 ô, 1 nan giấy dài 12 ô rộng gần nửa ô.
- HS quan sát. 
- HS thao tác cắt và gấp vào giấy nháp. 
+ Bước 2: Gấp cánh bướm 
- Tạo các đường nếp gấp bằng các nếp gấp cách đều.
- Gấp đôi và mở rộng để tạo 2 cánh bướm. 
- Gấp tương tự với tờ giấy kia.
+ Bước 3 : Buộc thân bướm.
- Dùng chỉ buộc vào nếp gấp giữa thân bướm.
+ Bước 4 : Làm râu bướm. 
Dùng bút chì vuốt cong râu bướm.
GV làm và hướng dẫn cách làm
HS tập làm theo giáo viên 
C- Củng cố- dặn dò: 
Củng cố nội dung bài
Nhận xét giờ học. 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... 
.................................................................................................................................................... 
.................................................................................................................................................... Tiết 7: Hướng dẫn tự học
I- Mục tiêu: 
- Giúp HS hoàn thiện bài học trong ngày.
- Bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu.
II- Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định
ổn định tổ chức lớp 
Lớp hát
2. Các hoạt động 
Hoạt động 1
Hoàn thiện bài học môn:   
Hoạt động 2
Phụ đạo HS yếu 
Hoạt động 3
Bồi dưỡng HS giỏi 
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... 
.................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_khoi_2_tuan_31_nam_hoc_2010.doc