Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần 14 năm 2012

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần 14 năm 2012

TUẦN 14

Thứ 2 ngày 19 tháng 11 năm 2012

Tiết 2: Toán(T66)

55 – 8; 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9

I/Mục tiêu

- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 55 – 8, 56 – 7, 37 – 8, 68 – 9.

- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng.

- Bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 2 (a, b). HS K, G: bài 1 (cột 4, 5), bài 2c, bài 3.

II/Hoạt động dạy học

 

doc 14 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần 14 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ 2 ngày 19 tháng 11 năm 2012
Tiết 2: Toán(T66)
55 – 8; 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9
I/Mục tiêu
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 55 – 8, 56 – 7, 37 – 8, 68 – 9.
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng.
- Bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 2 (a, b). HS K, G: bài 1 (cột 4, 5), bài 2c, bài 3.
II/Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện lần lượt từng phép tính. 
- Giáo viên thực hiện phép trừ 55 – 8
- Yêu cầu học sinh nêu cách làm
- Đặt tính rồi tính
 55 
 - 8
 47
 * 5 không trừ được 8 lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7, nhớ 1. 
 * 5 trừ 1 bằng 4, viết 4. 
 * Vậy 55- 8 = 47
- Yêu cầu học sinh tự làm vào bảng con các phép tính còn lại. 
* Hoạt động 3:, Thực hành:
Bài 1:Tính. HS K, G: làm cột 4, 5.
Bài 2:Tìm x. HS K, G: lầm câu c
Bài 3:Vẽ hình theo mẫu. HS K, G
3. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học. 
- HS chuẩn bị 65-38,56-7, 37-8,68-9.. 
- Theo dõi Giáo viên làm
- Lấy 55 que tính rồi thao tác trên que tính để tìm ra kết quả là 47
- Học sinh nêu cách tính
- Học sinh làm bảng con: 
 56
 - 7
 49
 37
 - 8
 29
 68
 - 9
 59
Bài 1: Làm miệng (cét 1,2,3)
Bài 2: Làm bảng con
 45
 - 9
 36
 75
 - 6
 69
 66
 - 7
 59
 96
 - 9
 87
 87
 - 9
 78
 77
 - 8
 69
Bài 3: Học sinh lên thi vẽ hình nhanh. 
- Cả lớp cùng nhận xét
ó ó ó ó ó
Tiết 3 + 4 :Tập đọc(T25)
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
I. Mục đích yêu cầu: 
Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
Hiểu ND: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em phải đoàn kết, thương yêu nhau. Trả lời được các CH 1, 2, 3, 4, 5.
HS khá giỏi trả lời được CH4.
GDMT: GD tình cảm đẹp đẽ giũa anh em trong gia đình
Giáo dục kĩ năng sống:
Xác định giá trị; Tự nhận thức về bản thân; Hợp tác; Giải quyết vấn đề.
II. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
Tiết 1
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Luyện đọc. 
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài. 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu, đoạn. 
- Đọc theo nhóm. 
- Thi đọc giữa các nhóm. 
- Giải nghĩa từ: Va chạm, đùm bọc, đoàn kết, - Đọc cả lớp. 
Tiết 2:
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.. 
a) Câu chuyện này có những nhân vật nào ?
b) Thấy các con không thương yêu nhau ông cụ làm gì ?
c) Tại sao 4 người con không bẻ gãy được bó đũa?
d) Người cha bẻ bó đũa bằng cách nào ?
đ) Một bó đũa được so sánh với vật gì ? Cả bó đũa được ngầm so sánh với gì ?
e) Người cha muốn khuyên các con điều gì ?
* Hoạt động 4’: 5’ Luyện đọc lại. 
- Giáo viên cho HS các nhóm thi đọc theo vai. 
3. Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
 - Nhận xét giờ học. 
- Học sinh theo dõi. 
- Học sinh nối nhau đọc từng câu, từng đoạn. 
- Đọc trong nhóm. 
- Đại diện các nhóm, thi đọc từng đoạn rồi cả bài. 
- Học sinh đọc phần chú giải. 
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài một lần. 
- Có năm nhân vật. 
- Ông rất buồn phiền, bèn tìm cách dạy bảo các con. 
- Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ. 
- Người cha cởi bó đũa ra và bẻ từng cái một cách dễ dàng. 
- Với sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau. 
- Anh em phải biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Đoàn kết mới tạo ra sức mạnh. 
- Học sinh các nhóm lên thi đọc. 
- Cả lớp nhận xét chọn nhóm đọc tốt nhất. 
ó ó ó ó ó
Thứ 3 ngày 20 tháng 11 năm 2012
Tiết 1: Toán(T67)
65- 38; 46 – 17; 57 – 28; 78 – 29
I/Mục tiêu
Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 65 – 38, 46 – 17, 78 – 29,.
Biết giải bài toán có một phép trừ dạng trên.
Bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 2 (cột 1), bài 3. HS K, G: bài 1 (cột 4, 5), bài 2 (cột 2).
II/Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ 65 – 38, 46 – 17, 57 – 28, 78 – 29. 
- Giáo viên nêu bài toán để dẫn đến phép tính 65- 38. 
- Hướng dẫn thực hiện trên que tính. 
- Hướng dẫn thực hiện phép tính 65- 38 = ?
 65 
 - 38
 27
 *. 5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7, nhớ 1. 
 * 3 thêm 1 bằng 4, 6 trừ 4 bằng 2, viết 2. 
 * Vậy 65 – 38 = 27
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt làm các phép tính còn lại tương tự. 
* Hoạt động 3:18’ Thực hành. 
Bà1: Tính. HS K, G: làm cột 4, 5.
Bài 2: HS K, G: làm cột 2
- Yêu cầu học sinh thi làm nhanh. 
Bài 3: HS K, G
Cho học sinh tự tóm tắt rồi giải vào vở. 
 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét tiết học.
 -HS chuẩn bị Luyện tập.
- Học sinh thao tác trên que tính để tìm ra kết quả là 26
- Học sinh thực hiện phép tính vào bảng con. 
- Học sinh nêu cách thực hiện: Đặt tính, rồi tính. 
- Học sinh nhắc lại: 
 * 5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7, nhớ 1. 
 * 3 thêm1 bằng 4; 6 trừ 4 bằng 2, viết 2. 
- Đọc cá nhân, đồng thanh. 
- Nối nhau nêu kết quả
- Làm bảng con
Bài 1: Làm miệng
Bài 2: Học sinh các nhóm lên thi làm bài nhanh
- Cả lớp cùng nhận xét chốt lời giải 
Bài 3
Bài giải
Số tuổi của mẹ năm nay là
65- 27 = 38 (tuổi)
Đáp số: 38 tuổi
ó ó ó ó ó
Tiết 2: Thể dục
ó ó ó ó ó
Tiết 3: KỂ CHUYỆN(T14)
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
I. Mục đích yêu cầu: 
Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
HS khá giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện (BT2).
II/Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi học sinh lên bảng kể lại câu chuyện “Bông hoa niềm vui”. 
Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1:Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh kể chuyện. 
- Kể từng đoạn theo tranh. 
 + Tranh 1: Vợ chồng người anh và vợ chồng người em cãi nhau. Ông cụ rất buồn. 
 + Tranh 2: Ông cụ lấy chuyện bó đũa để dạy con cái. 
 + Tranh 3: Hai anh em ra sức bẻ bó đũa mà không bẻ được. 
 + Tranh 4: Ông cụ bẻ từng chiếc một cách dễ dàng
 + Tranh 5: Những người con hiểu ra lời dạy của cha) 
- Cho học sinh kể theo vai
- Cho học sinh đóng vai dựng lại câu chuyện. 
- Giáo viên nhận xét bổ sung. 
 3: Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học. 
-HS chuẩn bị Hai anh em.
- Học sinh lắng nghe. 
- Quan sát tranh kể trong nhóm. 
- Học sinh kể trong nhóm. 
- Học sinh các nhóm nối nhau kể trước lớp. 
- Đại diện các nhóm kể. 
- Cả lớp cùng nhận xét nhóm kể hay nhất. 
- Học sinh kể theo vai. 
- Đóng vai kể toàn bộ câu chuyện. 
ó ó ó ó ó
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC(T14)
GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP (Tiết 1)
BVMT
I/Mục tiêu
Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Hiểu: giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS.
Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
GDMT:Tham gia và nhắc nhở mọi người giữ gìn trường lớp sạch đẹp là góp phần làm môi trường thêm sach đẹp, góp phần BVMT
- SDNLKHQ :
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là góp phần giữ gìn môi trường của trường lớp, môi trường xung quanh, đảm bảo một môi trường trong lành, giảm thiểu các chi phí về năng lượng cho các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. (liên hệ)
Giáo dục kĩ năng sống:
Kĩ năng hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1:Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ. 
- Cho học sinh quan sát tranh
- Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh trả lời
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
- Giáo viên nêu từng ý để học sinh tỏ thái độ. 
- Giáo viên kết luận: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mỗi học sinh, điều đó thể hiện lòng yêu trương, yêu nước và giúp các em được sinh hoạt, học tập trong môi trường trong lành. 
GDMT
3: Củng cố - Dặn dò.
- . Nhận xét giờ học. -HS chuẩn bị T2
- Học sinh nhắc lại kết luận. 
- Học sinh quan sát tranh
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày theo nội dung tranh. 
- Học sinh bày tỏ ý kiến và giải thích. 
- Nhắc lại kết luận. 
ó ó ó ó ó
Thứ 4 ngày 21 tháng 11 năm 2012
Tiết 1: Tập đọc(T28)
NHẮN TIN
I. Mục đích yêu cầu: 
Đọc rành mạch hai mẩu tin nhắn. biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
Nắm được cách viết tin nhắn (ngắn gọn, đủ ý).
 Trả lời được các CH trong SGK.
II/Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1:Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Luyện đọc. 
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lần. 
- Đọc nối tiếp từng dòng, từng đoạn. 
- Luyện đọc các từ khó: lồng bàn, que chuyền, quyển, 
- Giải nghĩa từ: Nhắn tin, lồng bàn, 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.. 
a) Những ai nhắn tin cho Linh ? Nhắn tin bằng cách nào ?
b) Vì sao chị Hà phải nhắn tin cho Linh bằng cách ấy ?
c) Chị Nga nhắn cho Linh những gì ?
d) Hà nhắn Linh những gì ?
đ) Tập viết nhắn tin. 
* Hoạt động 4:Luyện đọc lại.. 
- Giáo viên cho học sinh thi đọc toàn bài. 
- Giáo viên nhận xét chung. 
3: Củng cố - Dặn dò. 3’
- Nhận xét giờ học. 
HS chuẩn bị Hai anh em .
- Học sinh theo dõi. 
- Đọc nối tiếp từng dòng, từng đoạn. 
- Học sinh luyện đọc cá nhân. 
- Học sinh đọc phần chú giải. 
- Đọc theo nhóm. 
- Chị Nga và Hà nhắn tin cho Linh bằng cách viết ra giấy. 
- Lúc chị Nga đi Linh còn ngủ, chị Nga không muốn thức Linh dậy. 
- Nơi để quà ăn sáng và các việc cần làm. 
- Hà mang đồ chơi cho Linh và dặn Linh mang sổ hát cho Hà mượn. 
- Viết nhắn tin cho chị vì nhà đi vắng.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ó ó ó ó ó
Tiết 2: Âm nhạc
ó ó ó ó ó
Tiết 3:TOÁN(T68)
BẢNG TRỪ
I/Mục tiêu
Thuộc các bảng trừ trong phạm vi 20.
Biết vận dụng bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 20 để làm tính cộng rồi trừ liên tiếp.
Bài 1, bài 2 (cột 1). HS K, G: bài 2 (cột 2, 3), bài 3.
II/Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
- gviên gọi học sinh lên bảng làm bài
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1:2’ Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2:Hướng dẫn lập bảng trừ. 
Bài 1: Giáo viê ... mắc
Chắc cắn
Nhặt nhạnh
ó ó ó ó ó
Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU(T14)
TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH. CÂU KIỂU AI LÀM GÌ?
DẤU CHẤM, DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI
I. Mục đích yêu cầu: 
Nêu được một số từ ngữ về tình cảm gia đình (BT1).
Biết sắp xếp các từ đã cho thành câu theo mẫu Ai làm gì? BT2. Điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có ô trống (BT3).
II/Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
Học sinh lên bảng làm bài 3 / T108. 
Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài. 
- Giáo viên nhận xét. 
Bài 2: Giúp học sinh nắm yêu cầu. 
- Giáo viên cho học sinh lên bảng làm. 
- Giáo viên nhận xét bổ sung. 
Bài 3: Giáo viên gợi ý để học sinh điền đúng dấu câu vào mỗi ô trống. 
- Yêu cầu học sinh làm vào vở. 
- Thu chấm một số bài. 
 3: Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học. 
- HS chuẩn bị Từ chỉ đặc điểm câu kiểu Ai thế nào?
- Yêu thương, yêu quí, yêu mến, thương yêu, 
Bài 1: HS tìm 3 từ nói về tình thương yêu giữa anh chị em : giúp đỡ , chăm sóc , nhường nhịn , yêu qúi , thương yêu 
Bài 2:
- Học sinh lên bảng làm. 
Ai
làm gì ?
Anh
chị
Em
chị em
Khuyên bảo em. 
Chăm sóc em. 
Chăm sóc chị. 
Trông nom nhau. 
Bài 3:
- Học sinh làm bài vào vở. 
 Bé nói với mẹ: 
- Con xin mẹ tờ giấy để viết thư cho bạn Hà. 
 Mẹ ngạc nhiên: 
- Nhưng con đã biết viết đâu ?
 Bé đáp: 
- Không sao, mẹ ạ! Bạn Hà cũng chưa biết đọc. 
ó ó ó ó ó
Tiết 4: Thể dục
ó ó ó ó ó
Tiết 5 :TẬP VIẾT(T14)
CHỮ HOA M
 I. Mục đích yêu cầu: 
Viết đúng chữ hoa M (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ). Chữ và câu ứng dụng: Miệng (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Miệng nói tay làm (3 lần).
II/Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết. 
+ cho học sinh quan sát chữ mẫu. 
+ Giáo viên viết mẫu lên bảng vừa viết vừa phân tích cho học sinh theo dõi. 
+ Hướng dẫn học sinh viết bảng con. 
- Hướng dẫn học sinh viết cụm từ ứng dụng. 
+ Giới thiệu cụm từ ứng dụng: 
+ Giải nghĩa từ ứng dụng: 
+ Hướng dẫn học sinh viết bảng con. 
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở theo mẫu sẵn. 
+ Giáo viên theo dõi uốn nắn, giúp đỡ học sinh chậm theo kịp các bạn. 
- Chấm chữa: Giáo viên thu 7, 8 bài chấm rồi nhận xét cụ thể. 
 3 Củng cố - Dặn dò.
- Học sinh về viết phần còn lại. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh quan sát mẫu. 
- Học sinh theo dõi. 
M
- Học sinh viết bảng con chữ M từ 2, 3 lần.
- Học sinh đọc cụm từ. 
 MiÖng nãi tay lµm
- Giải nghĩa từ. 
- Luyện viết chữ MiÖng vào bảng con. 
- Học sinh viết vào vở theo yêu cầu của giáo viên. 
- Tự sửa lỗi. 
ó ó ó ó ó
Thứ 6 ngày 23 tháng 11 năm 2012
Tiết 1: TẬP LÀM VĂN(T14)
QUAN SÁT TRANH VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI.VIẾT NHẮN TIN
I/Mục đích yêu cầu: 
Biết quan sát tranh và trả lời đúng câu hỏi về nội dung tranh (BT1).
Viết được một mẩu tin nhắn ngắn gọn, đủ ý (BT2).
II/Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Một vài học sinh lên kể về gia đình em.
 - Giáo viên cùng cả lớp nhận xét. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1:Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: Giáo viên nhắc học sinh quan sát tranh vẽ, trả lời câu hỏi. 
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi. 
a) Bạn nhỏ trong bài đang làm gì ?
b/ Mắt bạn nhìn búp bê như thế nào ?
c/ Tóc bạn như thế nào ?
d/ Bạn mặc áo màu gì ? 
Bài 2: 
Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. 
- Gọi một số học sinh đọc bài vừa làm của mình. 
 3: Củng cố - Dặn dò
 . - Nhận xét giờ học. 
-HSchuẩn bị Chia vui Kể về anh chị em.
Bài 1:
- Học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa. 
- Bạn đang cho búp bê ăn. 
- Mắt bạn nhìn búp bê thật âu yếm. 
- Tóc bạn buộc thành hai bím có thắt nơ. 
- Bạn mặc áo màu xanh rất đẹp. 
Bài 2:
- Học sinh làm vào vở. 
9 giờ ngày 7 tháng 12 năm 2007. 
Bố mẹ ơi !
Bà đến nhà mình chơi nhưng bố mẹ đi vắng. Bà dẫn con đi sang nhà bác chơi. Bố mẹ đừng lo. Đến chiều bà dẫn con về. 
Con gái: Hà Linh. 
ó ó ó ó ó
Tiết 2: TOÁN(T70)
LUYỆN TẬP
I/Mục tiêu
Biết vận dụng bảng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm, trừ có nhớ trong phạm vi 100, giải toán về ít hơn.
Biết tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.
Bài 1, bài 2 (cột 1, 3), bài 3b, bài 4. HS K, G: bài 2 (cột 2), bài 3 (a, c), bài 5.
II. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động:30’’ Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 1: Yêu cầu học sinh làm miệng. 
Bài 2: HS K, G: làm cột 2
- Cho học sinh làm bảng con. 
- Nhận xét bảng con. 
Bài 3: Tìm x.. HS K, G: làm câu a, c 
- một học sinh lên bảng làm, lớp làm bảng con. 
- Giáo viên nhận xét. 
Bài 4: 
Tóm tắt
Thùng to: 	45 kg
Thùng bé ít hơn: 	 6 kg. 
Thùng bé: 	 .... kg ?
Bài 5: HS K, G
- Chọn câu trả lời đúng
 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh chuẩn bị 100 trừ đi một số.. 
Bài 1: Học sinh làm nhẩm rồi nêu kết quả
Bài 2: - Làm bảng con. 
 35
 - 8
 27
 57
 - 9
 48
 63
 - 5 
 48
 72
- 34
 38
 81
 - 45
 36
 94
- 36
 58
Bài 3: 
x + 7= 21
x =21 – 7
x = 14
8 + x = 42
x = 42 – 8
x = 36
x – 15 = 15
x = 15 + 15
x = 30
Bài 4: - Giải vào vở: 
Bài giải: 
Thùng bé có là: 
45- 6 = 39 (kg)
Đáp số: 39 kilôgam đường.
Bài 5:HS K,G
ó ó ó ó ó
Tiết 3: Mĩ thuật(T14)
Vẽ trang trí - VÏ tiÕp häa tiÕt vµo h×nh vu«ng vµ vÏ mµu
I.Mục tiêu
- Hs nhận biết đợc cách sắp xếp 1 số họa tiết đơn giản trong hình vuông
- Vẽ tiếp được họa tiết vào hình vuông và vẽ màu theo ý thích
- Bước đầu cảm nhận đợc cách sắp xếp họa tiết cân đối trong hình vuông
II/Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ôn định tổ chức. 
2.Kiểm tra đồ dùng. 
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 
3.Bài mới
Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét
- Gv g.thiệu một số đồ vật dạng h.vuông và một vài bài trang trí hình vuông rồi gợi ý để HS nhận xét:
+ Hoạ tiết dùng để tr/trí thường là hoa, lá, các con vật ...
+ Cách sắp xếp hoạ tiết trong hình vuông.
* Hình mảng chính thường ở giữa.
* Hình mảng phụ ở các góc, ở xung quanh.
* Hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu ...
Hoạt động 2: C/vẽ hoạ tiết và vẽ màu vào h. vuông:
- Gv y/c HS xem hình 1 ở Vở tập vẽ 2 để nhận ra các họa tiết cần vẽ tiếp ở giữa, ở các góc. 
- Yêu cầu HS nhìn hoạ tiết mẫu để vẽ cho đúng.
- Gợi ý HS cách vẽ màu:
- Giáo viên cho quan sát một số bài vẽ trang trí hình vuông của lớp trước để các em học tập cách vẽ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:
- Gv gợi ý HS cách vẽ tiếp h.tiết vào các mảng ở h.v.
- Giáo viên nhắc HS:
+ Không nên dùng quá nhiều màu (dùng 3 - 4 màu).
+ Màu nền đậm thì màu hoạ tiết nên sáng, nhạt-ngc lại.
GV có thể vẽ to hình vuông có họa tiết vẽ tiếp (2 hoặc 3 bản) cho HS vẽ theo nhóm. 
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- Giáo viên chọn một số bài hoàn chỉnh giới thiệu cho cả lớp 
cùng xem, nhận xét, đánh giá cách vẽ họa tiết và vẽ màu-
. Động viên HS vẽ chưa xong .
* Dặn dò: - Hoàn thành bài tập vẽ ở nhà (nếu ở lớp HS vẽ chưa xong).
- Tìm các đồ vật có trang trí (khăn bàn, khăn vuông, lọ hoa .- Q/sát các loại cốc.
+ HS q/sát tranh-trả lời:
+Vẻ đẹp của các hình vuông được trang trí.
+ Nhiều đồ vật dùng trong sinh hoạt có thể sử dụng cách trang trí hình vuông (cái khăn vuông, cái khay ...)
+ Hoạ tiết giống nhau nên vẽ cùng một màu.
+Vẽ màu kín trong h.tiết
+ Có thể vẽ màu nền trước, màu h.tiết vẽsau. 
 + Bài tập: 
-Vẽ tiếp hoạ tiết vào hình vuông và vẽ màu.
- HS tự tìm màu cho mỗi hoạ tiết theo ýthích.
**HS khá giỏi : Vẽ được hoạ tiết cân đối , tô màu đều đẹp. 
HS tìm ra bài vẽ đẹp theo cảm nhận riêng
ó ó ó ó ó
Tiết 4: THỦ CÔNG(T12)
GẤP, CẮT, DÁN HÌNH TRÒN (Tiết 2)
I/Mục tiêu
Biết cách gấp, căt, dán hình tròn.
Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình có thể chưa tròn đều và có kích thước to, nhỏ tùy thích. Đường cắt có thể mấp mô.
Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được hình tròn. Đường cắt ít mấp mô. Hình dán phẳng.
Có thể gấp, cắt, dán được thêm hình tròn có kích thước khác.
II/Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh quan sát mẫu. 
- Cho học sinh quan sát mẫu hình tròn bằng giấy. 
- Yêu cầu học sinh nêu lại qui trình gấp, cắt, dán hình tròn. 
- Cho học sinh nêu các bước thực hiện. 
* Hoạt động 3: Thực hành. 
- Cho học sinh làm
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm. 
- Hướng dẫn học sinh trang trí sản phẩm. 
- Giáo viên chấm điểm các sản phẩm của học sinh. 
- Nhận xét chung. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh theo dõi. 
 - Học sinh nhắc lại các bước gấp, cắt, dán hình tròn. 
- Bước 1: Gấp hình tròn. 
- Bước 2: Cắt hình tròn. 
- Bước 3: Dán hình tròn. 
- Học sinh thực hành. 
- Học sinh tự trang trí sản phẩm của mình theo ý thích. 
- Học sinh tự trang trí theo ý thích. 
- Học sinh trưng bày sản phẩm. 
- Tự nhận xét sản phẩm của bạn. 
HĐNGLL
Chủ điểm: Kính yêu thầy cô giáo
1.Nội dung
Thảo luận về: chủ đề "Thầy cô và mái trường", 
2.Hoạt động
Các nhóm thảo luận tình nghĩa thầy trò, trách nhiệm của học sinh
Các nhóm trình bày những sáng tác về thầy cô giáo
Cả lớp nx, bổ sung
 Gv kết luận.
ó ó ó ó ó
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP TUẦN 14
I/Nhận xét tuần qua :
 1/Ưu điểm :
- Các em đi học đầy đủ đúng giờ.thực hiện tốt truy bài đầu giờ
- Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ.
- Biết xếp hàng khi ra vào lớp.
- Biết quét lớp sạch sẽ.
- Một số em có sự tiến bộ
 2/Khuyết điểm :
-Trong lớp học không tập trung vẫn còn nói chuyện nhiều
II/Phương hướng tuần tới : 
-Tiếp tục vận động học sinh đi học chuyên cần đầy đủ.
-Rèn chữ viết cho cả lớp, tập cách trình bày vở khoa học.
 3/Biện pháp:
- Thường xuyên quan tâm, nhắc nhở.
- Kiểm tra, đánh giá kịp thời.
- Thi đua giữa các tổ.
ó ó ó ó ó

Tài liệu đính kèm:

  • doc14 CKTNN KNS.doc