Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 30 - Năm học: 2011-2012 - Trương Thị Hạnh

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 30 - Năm học: 2011-2012 - Trương Thị Hạnh

TUẦN 30

Ngày soạn: 1 /4/2012

Ngày dạy: Sáng thứ 2 ngày 2 tháng 4 năm 2012

Tiết 1 : CHÀO CỜ

Tiết 2 Toán KI – LÔ - MÉT

I. Mục tiêu:

- Biết km là 1 đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị km.

- Biết được quan hệ giữa đơn vị km với đơn vị mét.

- Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km.

- Nhận biết được khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ.Làm được BT 1, 2, 3

- GDHS vận dụng kiến thức vào thực tế

II. Chuẩn bị:

- Bản đồ Việt Nam hoặc lược đồ có vẽ các tuyến đường như sách giáo khoa.

III.Các hoạt động dạy và học:

 

doc 24 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 291Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 30 - Năm học: 2011-2012 - Trương Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Ngày soạn: 1 /4/2012
Ngày dạy: Sáng thứ 2 ngày 2 tháng 4 năm 2012
Tiết 1 : CHÀO CỜ
Tiết 2 Toán KI – LÔ - MÉT
I. Mục tiêu:
- Biết km là 1 đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị km.
- Biết được quan hệ giữa đơn vị km với đơn vị mét.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km.
- Nhận biết được khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ.Làm được BT 1, 2, 3
- GDHS vận dụng kiến thức vào thực tế
II. Chuẩn bị:
- Bản đồ Việt Nam hoặc lược đồ có vẽ các tuyến đường như sách giáo khoa.
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Gọi học sinh làm bài:	 1m = ... cm
	 1m = ... dm
 	...dm = 100 cm 
- Chữa bài và cho điểm học sinh .
2. Bài mới: Giới thiệu bài .
a. Giới thiệu ki lô mét (km)
- Ki-lô-met kí hiệu là km .
- 1 km bằng bao nhiêu ? 
*Đọc: 1 km bằng 1000 m.
- Giáo viên viết lên bảng : 1km = 1000 m
- Gọi HS đọc phần bài học trong sách giáo khoa.
b. Thực hành .
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau .
Bài 2:
- Vẽ đường gấp khúc như trong sách giáo khoa lên bảng , yêu cầu HS đọc tên đường gấp khúc. 
- Giáo viên hỏi từng câu hỏi cho HS trả lời: + Quãng đường AB dài bao nhiêu ki lô mét?
- Nhận xét và yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận của bài 
Bài 3: 
- Giáo viên treo lược đồ như sách giáo khoa, sau đó chỉ trên bản đồ để giới thiệu : Quãng đường từ Hà Nội đến cao bằng dài 285km.
- Yêu cầu học sinh tự quan sát hình trong sách giáo khoa và làm bài.
- Gọi tên 1học sinh lên bảng chỉ lược đồ và đọc tên, đọc độ dài của các tuyến đường .
3.Củng cố : Nêu mối quan hệ giữa đơn vị km với đơn vị mét.
4Dặn dò: Dặn dò học sinh về nhà tìm độ dài quãng đường từ Hà Nội đi Bắc Giang , Nam Định , Thái Bình..
 - 2 em làm trên bảng , cả lớp làm bài ra giấy nháp .
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- Học sinh nghe ki-lô-met kí hiệu là km và ghi nhớ.
- 1 học sinh trả lời .
- 1 học sinh đọc .
- Học sinh đọc: 1km = 1000 m
-Đọc yêu cầu
- 2 em lên bảng, cả lớp làm vào sách.
*Đường gấp khúc ABCD
- 1 số học sinh trả lời. 
-Nhận xét
- Quan sát lược đồ.
- Làm bài theo yêu cầu của
giáo viên.
- 6 học sinh lên bảng, mỗi em tìm 1 tuyến đường.
-HS nêu
- Theo dõi
Tiết 3 + 4 Tập đọc AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
I.Mục tiêu: 
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý , biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện
- Hiểu ND: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà , xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. (trả lời được CH 1; 3; 4; 5)* HS khá giỏi trả lời được CH2.
- Kĩ năng sống : Tự nhận thức ,kĩ năng ra quyết định
-GDHS có ý thức trong học tập, vâng lời thầy cô giáo.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc. 
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: (3 HS)
- Cây đa quê hương
2. Bài mới: Giới thiệu bài
-GVđọc mẫu
- Luyện đọc câu : HS đọc nối tiếp câu
- Yêu cầu HS nêu từ khó 
-GV chia đoạn 3 đoạn luyện đọc đoạn HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài
Hướng dẫn đọc câu khó
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 2
- Luyện đọc đoạn theo nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
-Đọc đồng thanh
- HS đọc bài cây đa quê hương
Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Đọc thầm theo
- Mỗi em đọc nối tiếp nhau cho đến hết bài (đọc 2 lượt)
- Nêu từ khó
- Đọc từ khó cá nhân + đồng thanh
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài
- 3 HS khác đọc + giải nghĩa từ mới
- Đọc theo nhóm 3. 
- 3 nhóm đọc trước lớp
-HS thi đọc giữa các nhóm
-HS đọc đồng thanh
Tiết 2
Tìm hiểu bài: 
- Đọc thầm, đọc thành tiếng kết hợp trả lời câu hỏi 
+ Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng? 
+ Bác Hồ hỏi các em học sinh những gì?
+ Các em đề nghị chia kẹo cho những ai?
+ Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo bác chia?
+ Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan?
 Luyện đọc lại:
- Thi đọc theo vai
3. Củng cố:
+ Qua câu chuyện em học được điều gì ở Tộ ?
-GD kĩ năng sống ch học sinh
4.Dặn dò: Dặn dò về nhà học đọc bài và xem bài sau
- 1 HS đọc đoạn 1 
- Bác đi thăm phòng ngủ, 
- Đọc thầm đoạn 2 
- Các cháu chơi , Các cháu ăn
- Các cô có mắng phạt 
- Các cháu có thích kẹo không
- Quan tâm tỉ mỉ đến các cháu
- Chia kẹo cho các cháu
- Cho những ai ngoan
- Đọc đoạn 3 
- Tộ thấy mình chưa ngoan
- 1 HS đọc câu 5
Tộ biết nhận lỗi – Tộ thật thà
 Tộ dám nhận khuyết điểm
- Thảo luận nhóm 
- Tự phân vai. Đọc theo vai
- 2 nhóm đọc trước lớp theo vai
- Can đảm, dám nhận khuyết điểm 
-Theo dõi
Ngày soạn: 1/ 4 /2012
Ngày dạy: Sáng thứ 3 ngày 3 tháng 4 năm 2012
 Tiết 1 Toán MI - LI - MÉT
I.Mục tiêu:
- Biết mi-li-mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mi-li-mét.
- Biết được quan hệ giữa đơn vị mi-li-mét với các đơn vị đo độ dài: cm, m.
- Biết ước luợng độ dài theo đơn vị cm, mm trong một số trường hợp đơn giản.Làm được BT 1, 2, 4.
-GDHS ý thức vận dụng kiến thức
II.Chuẩn bị;
 - Thước kẻ học sinh với từng vạch chia mi-li-met.
III.Các hoạt động dạy và học;
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tâp sau:
 Điền vào chỗ trống dấu >, <, =.
 267km .... 276km	
 324km .... 322km	 
 278km .... 278km	 
- Chữa bài và cho điểm học sinh .
2.Bài mới: Giới thiệu bài .
a. Giới thiệu mi-li-mét (mm)
- Mi-li-mét kí hiệu là mm .
- Yêu cầu học sinh quan sát thước kẻ và tìm độ dài từ vạch 0 đến 1 . 
- Đô dài từ 0 đến 1 được chia thành mấy phần bằng nhau? 
- Một phần nhỏ đó chính là độ dài của 1 milimét.
Mi-li-mét viết tắt là mm, 10mm có độ dài bằng 1cm.
- Viết lên bảng : 10mm = 1cm.
- 1 m bằng bao nhiêu xăng-ti-met?
- Giới thiệu : 1m bằng 100cm, 1cm bằng 10mm, từ đó ta nói 1m bằng 1000mm.
- Giáo viên viết lên bảng : 1m = 1000 mm.
- Gọi 1 HS đọc phần bài học trong SGK
b.Thực hành .
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài , sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau .
 - Yêu cầu học sinh đọc lại phần bài làm , sau khi đã hoàn thành.
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa và tự trả lời câu hỏi của bài.
- Nhận xét và yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận của bài .
Bài 4: 
- Gọi 1 HS nêu y/c
- Cho HS tập ước lượng, sau đó làm vào vở.
3. Củng cố:
- Hỏi lại học sinh về mối quan hệ giữa mi-li-mét với xăng-ti-mét và với mét.
- Giáo viên nhận xét tiết học , tuyên dương 4.Dặn dò: Dặn học sinh về nhà ôn lại kiến thức về các đơn vị đo độ dài đã học.
- 2 em làm trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp 
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- Học sinh nghe và ghi nhớ.
-10 mm
- Được chia thành 10 phần bằng nhau.
- Cả lớp đọc : 10mm = 1cm.
-1m bằng 100cm.
- Nhắc lại:1 m = 1000 mm.
- 1 HS đọc.
- 2 em lên bảng, cả lớp làm vào sách.
- Học sinh thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
Học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa và tự trả lời câu hỏi của bài.
-Nhận xét
- 1HS nêu
-HS thực hành đo bằng thước để kiểm tra phép ước lượng
- 3, 4 học sinh trả lời.
-Theo dõi
Tiết 2 Kể chuyện AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG 
I. Mục tiêu:
- Dựa vào tranh minh họa kể lại từng đoạn câu chuyện.
- HS khá, giỏi biết kể lại cả câu chuyện(BT2); kể lại được đoạn cuối theo lời của bạn Tộ (BT3)
- Kĩ năng sống : Tự nhận thức ,kĩ năng ra quyết định
-GDHS ý thức học sinh vào thực tế
II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa .
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng kể lại câu chuyện Những quả đào.
 2. Bài mới : Giới thiệu bài .
a.Hướng dẫn kể chuyện .
*Yêu cầu HS quan sát tranh, nói nội dung từng bức tranh.
*Kể lại từng đoạn truyện theo tranh .
 + Bước 1: Kể trong nhóm.
 - Giáo viên chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm kể lại nội dung của một bức tranh trong nhóm .
+ Bước 2: Kể trước lớp .
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên kể trước lớp.
- Yêu cầu học sinh nhận xét 
b. Kể lại toàn bộ câu chuyện.(HS khá giỏi).
- Yêu cầu học sinh tham gia thi kể .
- Gọi học sinh kể toàn bộ câu chuyện. 
- GV nhận xét , tuyên dương các nhóm kể tốt.
c. Kể lại đoạn cuối câu chuyện theo lời của Tộ. (HS khá giỏi) .
- Đóng vai Tộ, các em hãy kể lại đoạn cuối của câu chuyện. Vì mượn lời bạn Tộ để kể nên phải xưng là “tôi”.
- Gọi 1 học sinh khá kể mẫu .
- Nhận xét , cho điểm từng học sinh .
3. Củng cố :
- Qua câu chuyện, em học tập bạn Tộ đức tính gì? 
4.Dặn dò: Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- 3 em lên bảng kể 
 - 2 HS nhắc lại tên bài.
-HS quan sát tranh, nói nội dung từng bức tranh
- HS tập kể chuyện trong nhóm. Khi học sinh kể, các em khác lắng nghe để nhận xét góp ý và bổ sung cho bạn. 
- Mỗi nhóm 2 học sinh lên kể 
- Nhận xét bạn kể sau khi câu chuyện được kể lần 1.
- Học sinh kể theo trả lời .
- Mỗi lượt 3 học sinh thi kể mỗi em kể 1 đoạn .
- 2 HS khá kể lại cả câu chuyện
-Nhận xét , tuyên dương 
- Học sinh suy nghĩ
- 1 HS khá, giỏi kể mẫu.
- 3 đến 5 học sinh được kể .
-Thật thà , dũng cảm.
-Lắng nghe
Tiết 3 Chính tả (Nghe- viết) AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG 
I. Mục tiêu:
- Chép chính xác bài chính tả,trình bày đúng đoạn văn xuôi.
- Làm được BT 2 a.
- GD các em tính cẩn thận trong khi viết bài.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập . 
III.Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ
- Gọi học sinh lên viết các từ : xuất sắc, đường xa, sa lầy, bình minh, lúa chín....
- Nhận xét cho điểm học sinh .
 2. Bài mới: Giới thiệu bài
a. Hướng dẫn viết chính tả .
*Ghi nhớ nội dung đoạn viết .
- Giáo viên treo bảng phụ đọc mẫu và yêu cầu học sinh đọc lại đoạn chép .
- Đoạn văn kể về chuyện gì? 
*Hướng dẫn viết từ khó:
- Hãy tìm trong bài các chữ bắt đầu bởi âm : ch, tr, vần êt, ac...
- Yêu cầu học sinh viết các từ khó vừa nêu.
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa.
*Hướng dẫn cách trình bày :
- Câu chuyện có mấy câu? 
- Trong bài có những chữ nào phải viết hoa ?
- Khi xuống dòng chữ đầu câu được viết ntn? 
*Viết bài:
- Giáo viên đọc từng câu cho học sinh chép bài.
*Soát lỗi : Đọc lại bài cho học sinh soát lỗi.
*Chấm bài: Thu chấm 10 bài và nhận xét.
b. Hướng dẫn làm bài tập .
 *Bài 2a
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài .
- Giáo viên nhận xét , nêu đáp án đúng:
- Gọi học sinh đọc các từ vừa điền .
3. Củng cố:
- Nhận xét, tuyên dương 1 số em viết đẹp.
4.Dặn ... ng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- HS quan sát
- 5 li.
- 3 nét
- HS quan sát
- HS quan sát.
HS quan sát cách viết
- HS tập viết trên bảng con
- HS đọc câu
- M, g, h : 2,5 li
- t : 1,5 li
- s : 1,25 li
- a, n, ư, o : 1 li
- Dấu sắc (/) trên ă và a
- Khoảng chữ cái o
- HS viết bảng con
- Vở Tập viết
- HS viết vở
- Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp.
 Ngày soạn: 2 tháng 4 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 5 ngày 5 tháng 4 năm 2012
 Tiết 1 Toán : VIẾT SỐ THÀNH TỔNG CÁC TRĂM, CHỤC, ĐƠN VỊ
I. Mục tiêu:
- Biết viết các số có ba chữ số thành tổng của số trăm, số chục , đơn vị và ngược lại
- Vận dụng thực hành thạo chính xác. BTcần làm 1,2,3
- GDHS ham thích môn học
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung của bài tập 1, 3. 
III. Câc hoạt động dạy và học;
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :Gọi 2 em lên bảng chữa bài
-Nhận xét và cho điểm
2. Bài mới 
 Hướng dẫn và viết số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
Viết lên bảng số 375 và hỏi: Số 375 gồm mấy trăm, chục, đơn vị?
- Dựa vào việc phân tích số 375 thành các trăm, chục, đơn vị như trên, ta có thể viết số này thành tổng như sau: 375 = 300 + 70 + 5
Hỏi: 300 là giá trị của hàng nào trong số 375?
- 70 là giá trị của hàng nào trong số 375?
5 là giá trị của hàng đơn vị, việc viết số 375 thành tổng các trăm, chục, đơn vị chính là phân tích số này thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
Yêu cầu HS phân tích các số 456, 764, 893 thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Nêu số 820 và yêu cầu HS lên bảng thực hiện phân tích các số này, HS dưới lớp làm bài ra giấy nháp.
Nêu: Với các số hàng đơn vị bằng 0 ta không cần viết vào tổng, vì số nào cộng với 0 cũng vẫn bằng với chính số đó.
 Luyện tập, thực hành.
Bài 1, 2:
- Yêu cầu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Yêu cầu HS cả lớp đọc các tổng vừa viết được.
- Chữa và chấm điểm một số bài.
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm tổng tương ứng với số.
Viết lên bảng số 975 và yêu cầu HS phân tích số này thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Khi đó ta nối số 975 với tổng
- 900 + 70 + 5.
3. Củng cố :Nêu cách viết các số có ba chữ số thành tổng của số trăm, số chục , đơn vị 
-4. Dặn dò Về nhà xem lại bài,làm lại bài sai, chuẩn bị bài sau
- HS làm bài 1
- Giải bài 2
- Số 375 gồm 3 trăm, 7 chục và 5 đơn vị.
- 300 là giá trị của hàng trăm.
- 70 (hay 7 chục) là giá trị của hàng chục...
- Phân tích số.
	456 = 400 + 50 + 6
	764 = 700 + 60 + 4
	893 = 800 + 90 + 3
- HS có thể viết:
820 = 800 + 20 + 0
820 = 800 + 20
-Đọc yêu cầu và làm bài
389
237
164
352
389 = 300 + 80 + 9
237 = 200 + 30 + 7
164 = 100 + 60 + 4
352 = 300 + 50 + 2
- HS trả lời: 
975 = 900 + 70 + 5
- 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp.
-HS trả lời
Tiết 2 Chính tả: (Nghe viết) CHÁU NHỚ BÁC HỒ 
I. Mục tiêu:
- Nghe và viết lại chính xác bài chính tả,trình bày đúng các câu thơ lục bát.
- Làm được BT 2 a.
- GD các em có ý thức giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2.
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài
a. Hướng dẫn viết chính tả .
*Ghi nhớ nội dung bài viết:
- Giáo viên đọc mẫu 6 câu thơ cuối và yêu cầu học sinh đọc lại .
- Đoạn thơ nói lên tình cảm của ai với ai?
- Những chi tiết nào nói lên bạn nhỏ rất nhớ và kính yêu Bác Hồ? 
*Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu học sinh tìm đọc các từ dễ lẫn và các từ dễ viết
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
* Hướng dẫn cách trình bày bài theo thể thơ lục bát ( dòng 6, dòng 8)
* Viết bài : GV đọc bài thong thả từng dòng cho HS viết .
* Soát lỗi: Đọc toàn bài phân tích từ khó cho học sinh soát lỗi.
* Chấm bài: Chấm bài nhận xét bài viết . 
b. Hướng dẫn làm bài tập .
Bài 2a:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu học sinh lên bảng làm.
- Gọi học sinh nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố : 
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết đẹp
4.Dặn dòVề viết lại những lỗi chính tả.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- 2 học sinh đọc.
*Đoạn thơ nói lên tình cảm của bạn nhỏ miền Nam đối với Bác Hồ.
*Đêm đêm bạn nhỏ mang ảnh Bác ra ngắm, bạn hôn ảnh Bác mà ngỡ được Bác hôn.
- Học sinh tìm và đọc .
* Các từ : bâng khuâng, giở xem, chòm râu, trán rộng, mắt sáng, ngẩn ngơ...
- 4 học sinh lên bảng viết, dưới lớp viết bảng con .
- Học sinh nghe , ghi nhớ.
- Nghe và viết vào vở .
- Học sinh soát lỗi . 
- 1 em đọc đề.
- 2 em lên bảng làm, lớp làm bài vào vở 
-Theo dõi
Tiết 3 Luyện Tiếng Việt : LUYỆN VIẾT CHỮ HOA M (KIỂU 2).
I. Mục tiêu 
Ôn lại cách viết M kiểu 2 (cỡ vừa và nhỏ), câu ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định.
-Rèn viết chữ với rèn chính tả mở rộng vốn từ, phát triển tư duy.
-GDHS rèn luyện tính cẩn thận
II.Đồ dùng dạy học::
GV: Chữ mẫu M kiểu 2 . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
HS: Bảng, vở.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
-Yêu cầu viết: Chữ A hoa kiểu 2 
GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
v Hoạt động 1: Ôn lại chữ cái hoa 
-HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ M kiểu 2 
Chữ M kiểu 2 cao mấy li? 
Viết bởi mấy nét?
GV chỉ vào chữ M kiểu 2 và miêu tả: 
+ Gồm 3 nét là 1 nét móc hai đầu, một nét móc xuôi trái và 1 nét là kết hợp của các nét cơ bản lượn ngang, cong trái.
GV viết bảng lớp.
GV hướng dẫn cách viết:
Nét 1: ĐB trên ĐK 5, viết nét móc 2 đầu bên trái (hai đầu đều lượn vào trong), DB ở ĐK2.
Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đoạn nét cong ở ĐK5, viết tiếp nét móc xuôi trái, dừng bút ở đường kẽ 1.
Nét 3: từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đoạn nét móc ở ĐK5, viết nét lượn ngang rồi đổi chiều bút, viết tiếp nét cong trái, dừng bút ở đường kẽ 2. 
GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
.HS viết bảng con.
GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
GV nhận xét uốn nắn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng bằng chữ nghiêng
* Treo bảng phụ
Giới thiệu câu: Mắt sáng như sao
-Quan sát và nhận xét:
Ôn lại độ cao các chữ cái.
Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
GV viết mẫu chữ: Mắt lưu ý nối nét M và ắt.
-HS viết bảng con
* Viết: : Mắt 
- GV nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 3: Viết vở
* Vở tập viết:
GV nêu yêu cầu viết vào vở bằng chữ nghiêng
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém..
GV nhận xét chung.
3. Củng cố :
GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.
- GV nhận xét tiết học.
4.Dặn dò Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
Chuẩn bị: Chữ hoa N ( kiểu 2).
- HS viết bảng con.
- 2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- HS quan sát
- 5 li.
- 3 nét
- HS quan sát
- HS quan sát.
-HS nhiều em nhắc lại cách viết
- HS tập viết trên bảng con
- HS đọc câu
- M, g, h : 2,5 li
- t : 1,5 li
- s : 1,25 li
- a, n, ư, o : 1 li
- Dấu sắc (/) trên ă và a
- Khoảng chữ cái o
- HS viết bảng con
- Vở Tập viết
- HS viết vở
- Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp.
Ngày soạn: 2 /4 /2012
Ngày dạy: Chiều thứ 6 ngày 6 tháng 4 năm 2012
Tiết 1 Luyện Toán LUYỆN TẬP: PHÉP CỘNG KHÔNG NHỚ 
 TRONG PHẠM VI 1000
I. Mục tiêu
- Ôn lại cách làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000.
-Ôn lại cộng nhẩm các số tròn trăm.
- Rèn cách tính toán nhanh nhẹn
-GDHS ứng dụng kiến thức vào thực tế
II. Chuẩn bị: 
 Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, các hình vuông nhỏ biểu thị đơn vị.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ
* Viết các số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
 234 ,657, 702, 910
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm .
2. Bài mới Giới thiệu bài .
Luyện tập thực hành .
Bài 1 : Tính VBT trang 69
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 1.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó gọi 2 em lên bảng .
- Yêu cầu các em khác nhận xét bài làm của bạn 
- Giáo viên nhận xét tuyên dương
Bài 2: Tính VBT trang 69
 -Đặt tính rồi tính
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó gọi 4 em lên bảng .
- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng, sau đó yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh .
Bài 3 Tính nhẩm ( theo mẫu )
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 3. 
500 + 200 = 800 + 100 =
600 + 300 = 300 + 300 =
400 + 400 = 200 + 200=
- Giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh
Bài 4 (Nâng cao) Tính nhẩm
1000-800 + 500=
400+ 500 – 800 =
500 + 300 – 200=
3. Củng cố : Nêu cách cộng nhẩm các số tròn trăm
4.Dặn dò:Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 3 em lên bảng làm bài, lớp làm bảng con.
-HS nêu cầu yêu bài
Học sinh tự làm bài sau đó gọi 2 em lên bản
HS nhận xét bài làm của bạn 
- 1 học sinh đọc đề bài tập.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- Hs nhận xét, chữa bài.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
500 + 200 = 700 800 + 100 = 900
600 + 300 = 900 300 + 300 = 600
400 + 400 = 800 200 + 200= 400
1 học sinh đọc đề 
-HS nêu kết quả
-Nhận xét
-HS nêu 
-Xem bài sau
Tiết 2 Sinh hoạt: SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu: 
 -Đánh giá được hoạt động tuần qua, nhận ra ưu khuyết điêm để sửa chửa và khắc phục.
 -Nêu ra phương hướng tuần tới.
-HS có ý thức, tự giác.
II.Lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2.GV nhận xét ưu khuyết điểm.
 Ưu :Đi học đúng giờ, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Mơi trường luôn luơn sạch đẹp.
 -Bài tập làm đầy đủ, hăng say phát biểu xây dựng bài, đạt kết quả khá cao trong học tập (Huyền Linh, Phương Linh,Đạt ...)
 - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng (Vy,Nhi,Nguyên...)
 Khuyết : 1 số em đọc chậm , chữ viết chưa đúng độ cao ( Nghĩa)
 - Phong trào giữ vở sạch viết chữ đẹp được duy trì.
 -1 số em nói chuyện trong giờ học.
 - Hoạt động giữa giờ tích cực nghiêm túc.
III. Kế hoạch tuần tới: Tuần31
 -Thi đua học tập tốt.
 -Duy trì sĩ số, nề nếp.Luyện viết chữ đẹp để tham gia chữ đẹp cấp Huyện
Mặc đúng đồng phục quy định, giữ ấm thân thể khi trời nắng, tham gia tốt các phong trào của đội.
+Thực hiện tốt an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.
+Nộp các khoản tiền kế hoạch nhỏ.
 - Tuyên dương những HS có những hoạt động tốt trong tuần.
- HS có ý thức vệ sinh lớp học sạch sẽ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng
Ký duyệt :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_30_nam_hoc_2011_2012_tru.doc