Giáo án các môn lớp 1, học kì I - Trường Tiểu học Tùng Lâm - Tuần 9

Giáo án các môn lớp 1, học kì I - Trường Tiểu học Tùng Lâm - Tuần 9

I- Mục tiêu:

 -HS nhận biết được vần ui-ưi trong các tiếng bất kỳ.

- Đọc , viết được vần ui –ư i.

- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần ui, ưi.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Đồi núi.

 II- Chuẩn bị:

- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: đồi núi , gửi thư.

- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.

 

doc 24 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1114Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 1, học kì I - Trường Tiểu học Tùng Lâm - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Thứ hai ngày 20 tháng 10 năm 2008
Tiếng Việt:
vần ui -ưi
I- Mục tiêu: 
 -HS nhận biết được vần ui-ưi trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc , viết được vần ui –ư i. 
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần ui, ưi. 
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Đồi núi.
 II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: đồi núi , gửi thư.
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Tiết I:
 1/ Kiểm tra bài cũ 
- Viết các từ: cái chổi , đồ chơi:
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài ôi ,ơi trang 68 (4em đọc )
- Nhận xét - cho điểm . 
2/ Bài mới 
 HĐ1: Nhận diện vần ui,ư i:
- GV đưa tranh : đồi núi- HS nhận xét : -Tranh vẽ cảnh đồi núi.
 - Giới thiệu tiếng núi vần ui: 
+ Vần ui gồm mấy âm - Là những âm gì?( 2 âm : u-i)
 - HS gài vần ui:
- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+Muốn có tiếng núi ta thêm âm gì ?(n )
- HS gài núi : - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
 +Tiếng núi gồm có âm gì ghép với vần gì ? ( n- u i )
 +Muốn có từ : đồi núi -ta ghép thêm tiếng gì?( đồi )
+Bài hôm nay học được vần gì ?( ui )
 + Vần ui có trong tiếng gì? ( núi)
 +Tiếng núi có trong từ gì?( đồi núi)
- Tìm tiếng có vần ui : HS nêu - GV ghi bảng - cá nhân - đồng thanh.
- Dạy vầnư i- gửi- gửi thư-( thực hiện tuơng tự các bước trên )
- So sánh 2 vần ui – ưi : đồng thanh 2 vần .
- HS đọc toàn bài trên bảng( 2em lên bảng chỉ- đọc )
HĐ2: Đọc tiếng - từ , câu ứng dụng :
- 4em đọc 4 từ - Giảng từ: gửi quà , ngửi mùi.
- HS đọc nối tiếp các từ - Đồng thanh - cá nhân 
- Phát hiện các tiếng có vần ui ,ư i trong các từ : 
Tiết II:
HĐ1: HD viết bảng con: ui,ư i, đồi núi, gửi thư
- GV đưa bảng viết mẫu: -HS nhận xét cỡ chữ - khoảng cách các con chữ. 
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
 HĐ2: Luyện đọc :
-Đọc SGK Trang70 ( cá nhân - đồng thanh.)
-Đọc SGK trang 71: quan sát tranh : Dì Na - Nhận xét . 
 - Cá nhân - đọc mẫu -đồng thanh .
HĐ3: Luyện nói: : Đồi núi.
 - GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 71( SGK)
HĐ4: Luyện viết vào vở : : ui, ưi, đồi núi, gửi thư
 - GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết .
HĐ5: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần ui,ư i( Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có vần ui,ư i trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết vần , tiếng có ui,ư i.
Toán
Luyện tập .
I -Mục tiêu: 
Củng cố và khắc sâu về phép cộng 1 số với 0.
Ôn bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 5.
So sánh các số và tính chất của phép cộng.
II- Chuẩn bị: 
 GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1.
 HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút,bộ cài toán lớp 1. 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1/Kiểm tra bài cũ : 
1 em nêu nhận xét cộng 1 số với 0.
Làm tính: 3+ 0= 2+0= ..+1=1 2+=2.
2 em lên bảng - lớp viết bảng con.
2/ Bài mới 
 HĐ1: Thực hành trên bảng con 
Bảng con : 0+3= 5 = 5+ 1 = 1+ 
1 em lên bảng - lớp làm bảng con.
 HĐ2: Thực hành - Luyện tập:
Bài 1: Tính: 
- HS áp dụng các kiến thức đã học để làm tính: 1+1= 1+2= 0 + 1 =
HS làm bài - 1 em lên bảng chữa bài .- Nhận xét.
Bài 2: Tính: 
- HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài .- Nhận xét.
 Bài 3: Điền dấu =:
- HS nhẩm kết quả phép tính và điền dấu: 3  2 + 3; 5 5 + 0; 2+34 + 0;
- HS làm bài - 1 em lên bảng chữa bài .- Nhận xét.
 Bài 4: Viết kết quả phép cộng: 
HS dựa vào tranh viết phép tính.
HS làm bài - 1 em lên chữa bài – Nhận xét .
IV- Củng cố-Dặn dò:
 -Về nhà làm các bài tập SGK.
-------------------------------------------------
Đạo đức :
Lễ phép với anh chị , nhường nhịn em nhỏ
I - Mục tiêu: 
HS hiểu lễ phép với anh chị nhường nhịn em nhỏ giúp cho anh chị em hoà thuận , đoàn kết, cha mẹ mới vui lòng.
HS có thái độ yêu quý anh chị em mình.
 - HS biết cư xử lễ phép với anh chị , nhường nhịn em nhỏ trong gia đình .
II- Chuẩn bị :
GV: SGV, vở bài tập đạo đức, 1 số đồ chơi.
HS: Vở bài tập đạo đức, 
III- Các hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra bài cũ:
 Kể về anh , chị, em trong gia đình ?(2 em kể )
2/ Bài mới 
HĐ1: Trình bày việc thực hiện hành vi ở gia đình:
 - HS trình bày trước lớp việc mình đã vâng lời anh chị hay nhường nhịn em nhỏ.
 + HS làm việc theo nhóm : Trao đổi kết quả với nhau:
Em đã vâng lời hay nhường nhịn ai?
Khi đó việc gì đã xảy ra? Em đã làm gì?
Tại sao em làm như vậy ? Kết quả nh thế nào?
 + HĐ cả lớp : 
Đại diện 1 số cặp trình bày trước lớp - Lớp bổ sung - Nhận xét.
HĐ2 : Nhận xét hành vi trong tranh (bài tập 3):
+ HĐ theo nhóm : HS trao đổi với nhau:
 - Trong từng tranh có những ai? Họ đang làm gì?
Việc làm đúng thì nối với( nên) sai thì nối với( không nên)
+ HĐ cả lớp : Đại diện nhóm lên trình bày - Lớp bổ sung - Nhận xét.
HĐ3: Sắm vai theo bài tập 2:
+ HĐ theo nhóm : HS trao đổi với nhau:
Trong từng tranh có những ai? Họ đang làm gì?
Người chị , người anh cần phải làm gì cho đúng với quả cam, chiếc ô tô, đồ chơi.
Các nhóm thảo luận – phân vai.
Theo từng tranh , HS thực hiện trò chơi sắm vai.
+ HĐ cả lớp : 
 Đại diện nhóm lên trình bày - Lớp bổ sung - Nhận xét.
+ Kết luận: - GV nhận xét từng tranh:
IV - Củng cố: - Hướng dẫn HS đọc phần ghi nhớ
- Em phải biết lễ phép với anh chị , nhường nhịn em nhỏ trong gia đình.
 V - Dặn dò: Hằng ngày vâng lời ông bà, cha mẹ, lễ phép với anh chị , nhường nhịn em nhỏ.
 -------------------------------------------------------------
Buổi chiều
 Ôn Toán
ôn tập về phép cộng trong phạn vi 5
I. Mục tiêu
 - Tiếp tục giúp học sinh ôn luyện Phép cộng trong phạm vi 5 và số 0 trong phép cộng
- Làm thông thạo các phép tính trong phạm vi 5và số 0 trong phép cộng
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS nêu nhận xét cộng 1 số với 0.
Bài 2 : Làm tính: 4+ 0= 2+0= ..+1=1 3+=3
2 em lên bảng - lớp viết bảng con.
Bài 3: Điền dấu =:
- HS nhẩm kết quả phép tính và điền dấu: 4  2 + 3; 5 5 + 0; 2+34 + 0;
- HS làm bài - 1 em lên bảng chữa bài .- Nhận xét.
III.Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
 Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau
Ôn Tiếng Việt
Luyện đọc , luyện viết vần ui, ưi( 2 tiết )
I. Mục tiêu
 - Giúp học sinh ôn luyện vần ui –ưi
- HS đọc thông viết thạo vần ui –ưi và các tiếng ứng dụng
II.Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Luyện đọc 
-GV cho học sinh đọc lại bài 35
- Gọi lần lượt HS lên bảng đọc bài 
Hoạt động 2: Thực hành luyện viết 
- GV cho học sinh viết vần ui – ưi vào vở ô li
- GV chấm một số bài và nx .
III.Củng cố dặn dò
-Nhận xet tiết học 
-Dặn học sinh học và chuẩn bị bài học sau
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 21 tháng 10 năm 2008
Tiếng Việt:
Vần uôi-ươi
I- Mục tiêu: 
 -HS nhận biết được vần ôi-ơi trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc , viết được vần uôi, ư ơi 
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần uôi ,ươi. 
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Chuối , bưởi, vú sữa.
 II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: nải chuối, múi bưởi.
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết I:
 1/ Kiểm tra bài cũ :
- Viết các từ :vui vẻ, gửi quà.
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài ui, ư i trang 70 (4em đọc )
2/ Bài mới 
HĐ1 : Nhận diện vần : uôi, ư ơi
- GV đưa tranh : nải chuối - HS nhận xét : -Tranh vẽ nải chuối.
 - Giới thiệu tiếng chuối vần uôi: 
+ Vần uôi gồm mấy âm - Là những âm gì?( 3 âm : u- ô-i)
 - HS gài vần uôi:
- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+Muốn có tiếng chuối ta thêm âm gì ?(ch )
- HS gài chuối : - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
 +Tiếng chuối gồm có âm gì ghép với vần gì ? ( ch- uôi )
 +Muốn có từ : nải chuối-ta ghép thêm tiếng gì?( nải )
- HS gài từ : nải chuối- đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
 +Bài hôm nay học được vần gì ?( uôi )
 + Vần uôi có trong tiếng gì? ( chuối)
 +Tiếng chuối có trong từ gì?( nải chuối)
- Tìm tiếng có vần uôi : HS nêu - GV ghi bảng - cá nhân - đồng thanh.
- Dạy vần ươi- bưởi- múi bưởi-( thực hiện tuơng tự các bước trên )
- So sánh 2 vần uôi – ươi : đồng thanh 2 vần .
- HS đọc toàn bài trên bảng( 2em lên bảng chỉ- đọc )
HĐ2: Đọc tiếng – từ, câu ứng dụng :
- 4em đọc 4 từ - Giảng từ: túi lưới, tuổi thơ.
- HS đọc nối tiếp các từ - Đồng thanh - cá nhân 
- Phát hiện các tiếng có vần uôi ,ư ơi trong các từ : 
Tiết II:
HĐ1: HD viết bảng con: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi.
- GV đưa bảng viết mẫu: -HS nhận xét cỡ chữ - khoảng cách các con chữ. 
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
 HĐ2: Luyện đọc :
-Đọc SGK Trang72 ( cá nhân - đồng thanh.)
-Đọc SGK trang 73: quan sát tranh : Buổi tối - Nhận xét . 
 - Cá nhân - đọc mẫu -đồng thanh .
HĐ3: Luyện nói: Chuối , bưởi, vú sữa.
 - GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 73( SGK)
HĐ4: Luyện viết vào vở : uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi.
- GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết .
HĐ5: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần uôi, ươi( Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
- Tìm tiếng có vần uôi, ươi trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết vần , tiếng có uôi, ươi.
 --------------------------------------------------------------------
Toán:
Luyện tập chung.
I -Mục tiêu: 
Củng cố và khắc sâu về phép cộng 1 số với 0.
Ôn bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 5.
So sánh các số và tính chất của phép cộng.
HS nhìn tranh viết phép tính thích hợp .
II- Chuẩn bị: 
 GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1.
 HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút,bộ cài toán lớp 1. 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1/ Kiểm tra bài cũ : 
1 em nêu nhận xét cộng 1 số với 0.
Làm tính: 3+0= 2+0= 5 = 0 +  4 + = 4
2 em lên bảng – lớp viết bảng con.
2/ Bài mới 
HĐ1: Thực hành – Luyện tập:
Bảng con : 0 + 3 = 5 = 5 + 4 = 0 + 
1 em lên bảng - lớp làm bảng con.
Bài 1: ... rò chơi : Thi tìm chữ có âm cuối i ,y đã học( Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có âm cuối i, y đã học trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết các tiếng có âm cuối i, y đã học.
 -----------------------------------------------------------------
Toán
Phép trừ trong phạm vi 3
I- Mục tiêu: 
-HS hình thành khái niệm ban đầu về phép trừ.
-Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 3.
-Biết làm tính trừ trong phạm vi 3.
-Giải được các bài toán trong thực tế có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 3.
II- Chuẩn bị: 
GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1.
 HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút,bộ cài toán lớp 1. 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu 
 1/ Kiểm tra bài cũ : 
1 em đọc bảng cộng trong phạm vi 5.
Làm tính: 3+1= 3+2= .1+1= 2+1=.
-2 em lên bảng - Lớp làm bảng con.
2/ Bài mới 
HĐ1 : Giới thiệu phép trừ- bảng trừ trong phạm vi 3:
a) Phép trừ:
-GV gài 2 chấm tròn : Có mấy chấm tròn ?( 2 chấm tròn)- 1 em đếm số chấm tròn(2)
-GV bớt 1 chấm tròn :. Còn lại mấy chấm tròn?( 1 chấm tròn ) - 1 em đếm số chấm tròn (1).
-HS nêu bài toán : Có 2 chấm trònbớt đi 1 chấm tròn . Còn lại mấy chấm tròn. – ( Đồng thanh.)
-2 bớt 1 còn mấy? (1)- HS đếm chấm tròn.
HS gài phép tính: 2 - 1=1 ( Đồng thanh )
Giới thiệu dấu trừ - Cách viết dấu trừ HS đồng thanh: dấu trừ .
b) Giới thiệu phép trừ trong phạm vi 3:
GV đa ra 1 số ví dụ khác cho HS nhận xét : 3 cái cốc, bớt 1cái cốc . Còn lại 2 cái cốc  
 HS gài bảng : 3 - 1 = 2 
GV viết : 3 - 1 = 2 ( HS đọc đồng thanh )
Đồng thanh cả 2 phép tính: 3 - 1 = 2; 3 - 2 = 1
Luyện đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 3:
c) Mối quan hệ giữa cộng và trừ.
Cho HS thực hiện bằng que tính để rút ra: 2 + 1 = 3; 3 - 1 = 2; 1 + 2 = 3; 
3 - 2 = 1( Đây là mối quan hệ giữa cộng và trừ )
HĐ2: Thực hành - Luyện tập:
Bảng con : Viết phép tính : Viết dấu trừ - phép trừ : 2 - 1 = 3 - 1 = 3 - 2 = 
 GV viết mẫu - Nêu cách viết phép tính: 2 - 1 =1
1 em lên bảng - lớp viết vào bảng con- đọc phép tính.
Bài 1: tính :
HS dựa vào bảng trừ trong phạm vi 3 để làm tính : 2 - 1 =1 3 -1 = 2
HS làm bài , 1 em lên bảng chữa bài, Nhận xét.
Bài 2:Tính: 
HS làm bài - 1 em lên bảng chữa bài- Nhận xét.
Bài 3: Viết phép tính thích hợp:
HS dựa vào tranh SGK nêu đầu bài toán và nêu phép tính : 3 - 2 = 1 3 - 1 = 2
IV- Củng cố -Dặn dò:
 -Về nhà làm các bài tập SGK.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 24 tháng 10 năm 2008
Tiếng Việt:
vần eo- ao
I- Mục tiêu: 
 -HS nhận biết được vần eo ao trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc , viết được vần , tiếng có eo ao. 
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần eo ao. 
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Gió , mây, mưa, bão, lũ.
 II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: chú mèo , ngôi sao.
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Tiết I:
 1/ Kiểm tra bài cũ :
- Viết các từ : đôi đũa , tuổi thơ.
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài ôn tập trang 76 (4em đọc )
2/ Bài mới 
HĐ1: Nhận diện vần :eo ao
- GV đưa tranh : chú mèo- HS nhận xét : -Tranh vẽ chú mèo.
 - Giới thiệu tiếng mèo vần eo: 
+ Vần eo gồm mấy âm - Là những âm gì?( 2 âm : e-o)
 - HS gài vần eo:
- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+Muốn có tiếng mèo ta thêm âm gì ?(m )
- HS gài mèo: - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
 +Tiếng mèo gồm có âm gì ghép với vần gì ? ( m- eo )
 +Muốn có từ : chú mèo-ta ghép thêm tiếng gì?( chú )
- HS gài từ : chú mèo- đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
 +Bài hôm nay học được vần gì ?( eo )
 + Vần eo có trong tiếng gì? ( mèo)
 +Tiếng mèo có trong từ gì?( chú mèo)
- Tìm tiếng có vần eo : HS nêu - GV ghi bảng - cá nhân - đồng thanh.
- Dạy vần ao- sao- ngôi sao-( thực hiện tuơng tự các bước trên )
- So sánh 2 vần eo ao: đồng thanh 2 vần .
- HS đọc toàn bài trên bảng( 2em lên bảng chỉ- đọc )
HĐ2: Đọc tiếng - từ ứng dụng :
-HS đọc từ dưới tranh: chú mèo , ngôi sao -Nhận xét tranh:
- 4em đọc 4 từ - Giảng từ: trái đào , chào cờ.
- HS đọc nối tiếp các từ - Đồng thanh - cá nhân .
- Phát hiện các tiếng có vần eo, ao trong các từ .
Tiết II
HĐ1: HD viết bảng con: eo , ao chú mèo, ngôi sao.
. - GV đưa bảng viết mẫu: -HS nhận xét cỡ chữ - khoảng cách các con chữ. 
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
 HĐ2: Luyện đọc :
-Đọc SGK Trang78( cá nhân - đồng thanh.)
-Đọc SGK trang 79: quan sát tranh thơ: Suối chảy rì rào - Nhận xét . 
 - Cá nhân - đọc mẫu -đồng thanh .
HĐ3: Luyện nói: Gió, mây, mưa, bão, lũ.
 - GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 79( SGK)
HĐ4: Luyện viết vào vở : eo , ao chú mèo, ngôi sao.
- GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết .
HĐ5: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần eo ao( Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có vần eo ao trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết vần , tiếng có eo ao.
 ------------------------------------------------------------
Tự nhiên Xã hội :
Hoạt động và nghỉ ngơi .
I -Mục tiêu :
-HS kể được những hoạt động em biết và em thích .
-Biết nghỉ ngơi và giải trí đúng cách .
-Có ý thức tự giácthực hiện những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày.
 II- Chuẩn bị : 
 GV : Tranh SGK phóng to.
 HS : SGK, vở bài tập TNXH.
 III- Các hoạt động dạy học :
1/Kiểm tra bài cũ :2 em trả lời câu hỏi:
 -Muốn cơ thể mau lớn , khoẻ mạnh chúng ta phải ăn uống nh thế nào?
Vì sao phải ăn uống hàng ngày?
2/ Bài mới 
HĐ1:Thảo luận nhóm :Kể các hoạt động hoặc trò chơi có lợi cho sức khoẻ ?
Bước 1:Chia nhóm thảo luận :
Hằng ngày em chơi những trò chơi gì?- GV ghi lên bảng 
Trò chơi nào có lợi , trò chơi nào có hại cho sức khoẻ?
Bước 2:Kiểm tra kết quả hoạt động :
Em nên chơi những trò chơi gì có lợi cho sức khoẻ?
GV : Nên giữ an toàn khi chơi. 
HĐ2 :Làm việc với SGK:
Bước 1: Hoạt động nhóm ( 3 nhóm)
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:Quan sát tranh trang 20, 21:
+Bạn nhỏ đang làm gì ? Nêu tác dụng của hoạt động đó?
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động :
Đại diện tổ lên nêu câu hỏi và trả lời- Lớp bổ sung.
Kết luận :Khi làm việc nhiều và quá sức chúng ta cần nghỉ ngơi nhưng nếu nghỉ ngơi không đúng cách sẽ có hại cho sức khoẻ Vì vậy phải nghỉ ngơi hợp lý ( đi chơi , thư giãn , tắm biển)sẽ mau lại sức và hoạt tiếp đó sẽ hiệu quả hơn.
HĐ3: Quan sát các tư thế trang 21( Thực hiện theo cặp ):
Đại diện nhóm nêu : Tư thế nào đúng ? Tư thế nào sai?
Liên hệ :Hằng ngày đi ,đứng, ngồi đúng tư thế .
IV- Củng cố : - Chúng ta nên nghỉ ngơi khi nào?
V - Dặn dò : Hàng ngày nghỉ ngơi và hoạt động đúng lúc , đúng chỗ.
---------------------------------------------------------------
Thủ công:
Xé, dán hình cây đơn giản ( Tiếp)
I - Mục tiêu: 
HS biết cách xé dán hình cây đơn giản .
HS xé .dán được hình tán cây , thân cây và dán cân đối phẳng.
II- Chuẩn bị :
GV: Giấy màu, hồ dán, giấy trắng, bài mẫu .
HS: Giấy nháp, giấy màu, hồ dán, bút chì , vở thủ công . 
III- Các hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra bài cũ:
3 em lên xé, dán hình cây đơn giản - Nhận xét - Đánh giá.
2/ Bài mới 
HĐ1: GV nêu lại các bước vẽ hình và xé, dán hình:
 + Treo sơ đồ các bước vẽ và xé hình tán lá cây tròn - GV nêu các bớc - 2 HS nhắc lại .
- GV vẽ và xé hình tán lá cây tròn:
Lật mặt sau tờ giấy thủ công , đánh dấu và vẽ một hình vuông có cạnh 6 ô (Hình 1)
Tay trái giữ chặt tờ giấy, tay phải dùng ngón cái và ngón trỏ xé dọc theo cạnh hình vuông ( hình 2) 
Lật mặt có màu cho HS quan sát ( hình 3)
Xé vát 4 góc của hình vuông theo đờng vẽ( Không cần xé 4 góc đều nhau )
Xé dần dần , chỉnh sửa thành hình tán lá cây tròn( Hình 5)
Lật mặt có màu cho HS quan sát ( hình 6)
HS lấy giấy nháp kẻ ô tập đếm ô , vẽ và xé hình tán lá cây tròn.
+ Xé tán lá cây dài :
 + Xé hình thân cây:- Lấy tờ giấy màu nâu vẽ và xé 1 hình chữ nhật dài 6 ô , cạnh ngắn 1 ô( Hình 1) tiếp tục vẽ và xé 1 hình chữ nhật dài 4ô , cạnh ngắn 1 ô( Hình 2)
+ Dán hình: GV làm mẫu -HS lên bảng thực hành dán:
HĐ2: HS thực hành:
HS lấy giấy màu xanh lá cây xé hình tán lá cây dài , giấy màu xanh đậm xé hình lá cây tròn , giấy màu nâu sẫm xé hình thân cây , lật mặt sau đếm ô, vẽ và xé, dán vào vở thủ công : Hình cây đơn giản.
HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
IV - Nhận xét- đánh giá :
 + Nhận xét tinh thần học tập , ý thức tổ chức , kỷ luật của HS trong giờ học.
 + Tuyên dương 1 số bài làm đẹp.
 + Đánh giá sản phẩm:
V - Dặn dò: Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy , bút chì , hồ dán để tuần sau xé dán hình con gà con.
------------------------------------------------------------------------------------------------
Buổi chiều
 Ôn Toán
ôn tập về phép trừ trong phạm vi 3
I. Mục tiêu
 - Tiếp tục giúp học sinh ôn luyện phép trừ trong phạm vi 3
- Làm thông thạo các phép tính trừ trong phạm vi 3
II.Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh nhó lại kiến thức
-HS đọc bảng trừ : 5 em
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS làm trên bảng con :
 3- 1 = 3- 2 = 
Bài 2 : Tính 
 3-1-1 = 2 = 3 -..
-HS làm vào vở 
-Gọi lần lượt HS lên chữa bài .
Bài 3: Điền dấu , = :
3- 1 .2 3.3- 2 3-1..3-2
HS làm bài vào vở – GV chấm một số bài , nx 
III.Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
 Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau
-----------------------------------------------------
Ôn Tiếng Việt
Luyện đọc , luyện viết bài 35 , 36 
I. Mục tiêu
 - Giúp học sinh ôn luyện vần uôi – ươi, ay -ây 
- HS đọc thông viết thạo vần uôi –ươi, ay -ây và các tiếng ứng dụng
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Luyện đọc 
-GV cho học sinh đọc lại bà i35 và bài 36
Hoạt động 2: Thực hành luyện viết 
- GV cho học sinh viết vần ay, ây vào vở ôli
III. Củng cố dặn dò
-Nhận xet tiết học 
-Dặn học sinh học và chuẩn bị bài học sau
--------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
GV và các bạn đội viên tổ chức sinh hoạt sao
********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1 - tuan 9.doc