Giáo án Toán tiết 7: Số bị trừ – số trừ – hiệu (Phan Thị Oanh)

Giáo án Toán tiết 7: Số bị trừ – số trừ – hiệu (Phan Thị Oanh)

Tiết: 7 Tuần: 2

I)Mục tiêu:

Giới thiệu chohọc sinh biết:

- Tên gọi các thành phần và kết quả của phép trừ

 -Củng cố về phép trừ (không nhớ ) các số có hai chữ số,giải toán có lời văn

II) Dồ dùng dạy học

- Thước kẻ, phấn màu, thẻ ghi tên gọi các thành phần trong phép trừ

- Bảng phụ.

 

doc 4 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1372Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán tiết 7: Số bị trừ – số trừ – hiệu (Phan Thị Oanh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M«n: To¸n
Ngµy so¹n: Ngµy d¹y:
Tên bài dạy :Số bị trừ-Số trừ -Hiệu 
TiÕt: 7 TuÇn: 2
I)Mục tiêu:
Giới thiệu chohọc sinh biết:
- Tên gọi các thành phần và kết quả của phép trừ 
 -Củng cố về phép trừ (không nhớ ) các số có hai chữ số,giải toán có lời văn 
II) Dồ dùng dạy học 
- Thước kẻ, phấn màu, thẻ ghi tên gọi các thành phần trong phép trừ 
- Bảng phụ. 
III)Các hoạt động dạy học học chủ yếu
Thời gian
Nội dung
 các hoạt động dạy học
Phương pháp và hình thức
 tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
3
phút
A)Kiểm tra bài cũ 
3dm + 4dm=7dm
18dm - 12dm =6dm
2 học sinh lên bảng làm,các học sinh khác làm vào vở nháp
1 dm =10 cm
Hỏi đ áp :
1dm bằng bao nhiêu cm?
B)Bài mới 
10
phút
1)Giới thiệu bài:
- 35 = 24 
số bị trừ số trừ hiệu
GV ghi bảng phép tính:
59-35=24
? Hãy đọc phép tính trên
Giáo viên giới thiệu trực tiếp các thành phần của phép trừ. 
 59àsố bị trừ
 - 35àsố trừ
 24àhiệu
-Giáo viên chỉ từng số trong phép trừ và nêu tên gọi của số đó
-Giáo viên gọi học sinh nêu tên gọi của số đó (số bị trừ,số trừ,hiệu).
-Giáo viên ghi tên bài lên bảng
 Chú ý: 59 - 35cũng gọi là một hiệu đọc là hiệu của 59 và 35
- Giáo viên viết phép trừ trên theo cột dọc rồi yêu cầu học sinh nhắc lại tên gọi của các số trong phép trừ đó(hoặc giáo viên có thể viết một phép trừ khác nếu học sinh tiếp thu tốt)
2)Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập 
Phương pháp luyện tập thực hành 
3 phút
Bài 1
Nối (theo mẫu):
39-5=34 66-22=44
- Học sinh nêu yêu cầu của bài tập 
- Học sinh làm bài dưới lớp
- Giáo viên và học sinh chữa bài(vấn đáp) 
5 phút
Bài 2: Số?
- Ggiáo viên ghi nhớ lại cho học sinh 
 Hiệu = Số bị trừ - Số trừ
- Học sinh đọc yêu cầu của bài 
- Cả lớp làm bài vào vở
- Gọi 6 học sinh của một dãy nối tiếp chữa miệng 6ô trốngtrong bài (chú ý yêu cầu học sinh đọc cả tên gọi của các số trong phép tính)
 Giáo viên nhận xét và hỏi học sinh dưới lớp làm đã đúng chưa nếu bạn nào đúng thì ghi chữ đ, nếu bạn nào làm sai thì sửa
- Giáo viên hỏi lại học sinh cách làm bài tập
? Muốn điền được số vào chỗ trống ta phải làm gì? (lấy số ở hàng trên trừ cho số ở hàng dưới) 
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh 
7
phút
Bài 3: Dặt tính rồi tính hiệu (theo mẫu),biết:
a) Số bị trừ là 79,số trừ là 25
b) Số bị trừ là 87,số trừ là32
c) Số bị trừ là 68,số trừ là 18
d) Số bị trừ là 49, số trừ là40
- Gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Giáo viên giải thích mẫu, tính hiệu theo cột dọc
- Giáo viên hỏi học sinh khi đặt tính phải chú ý điều gì ? (các chữ số thẳng hàng nhau ) 
- Gọi 1học sinh lên bảng làm vào bảng phụ
- Các học sinh khác làm bài vào vở
- Giáo viên chữa bài (yêu cầu học sinh đọc rõ từng bước tính) 
5phút
Bài 4 :
Tóm tắt 
Mảnh vải dài: 9dm
May túi hết :5dm
Còn lại :....dm?
Bài giải
Độ dài mảnh vải còn lại là:
 9-5=4(dm)
 Đáp số:5 dm
Ghi nhớ:
Bài toán tìm phần còn lại ta làm phép tính trừ.Nói cách khác đây là dạng toàn tìm hiệu
- Gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở 
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm (nhằm tạo sự thi đua cho các em)
- Giáo viên chữa bài (cho học sinh giải thích rõ cách làm khi chữa bài )
- Giáo viên khắc sâu dạng toán cho học sinh 
2 phút
Bài 5: Viết ba phép trừ có số bị trừ bằng số trừ:
5-5=0
8-8=0
6-6=0
 Giáo viên ghi nhớ cho học sinh trong phép tính mà số bị trừ bằng số trừ thì hiệu luôn luôn bằng không
- Gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở 
- Giáo viên chữa miệng một số
học sinh, yêu cầu các em khác chữa bài của mình.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét về các phép trừ đặc biệt này.
- Giáo viên rút ra kết luận 
2 phút
3) Củng cố
 Vấn đáp :
- Giáo viên đưa ra phép trừ yêu cầu học sinh nhắc lại tên gọi các thành phần của phép trù đó.
- Lưu ý học sinh trong phép trừ thì số bị trừ thường lớn hơn số trừ
1 phút
4) Dặn dò
Nhận xét tiết học
 Giáo viên nhận xét tiết học 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 7 tuan 2.doc