Giáo án Môn Toán học năm 2009

Giáo án Môn Toán học năm 2009

Bài 1

EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (tiết 1)

I. Mục tiêu :

 1. HS biết được :

- Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học.

- Vào lớp Một, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy giáo, cô giáo mới, trường lớp mới, em sẽ học được thêm nhiều điều mới lạ.

II.Chuẩn bị :

- Các điều 7.28 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em.

- Các bài hát về quyền được học tập của trẻ em như : "Trường em", "Đi học", "Em yêu trường em", "Đi đến trường".

III. Các hoạt động dạy - học :

 

doc 32 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Môn Toán học năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN : 1 CHỦ Đề:
(Từ ngày:31/08 đến 07/09 ) Tiên học lễ, hậu học văn
Thứ
 ngày
Môn
TÊN BÀI DẠY
GHI CHÚ
(dạy thay ,dạy bù)
NĂM
30/8
ĐĐ
HV
HV
T
Em là học sinh lớp 1
Ổn định tổ chức
Tiết học đầu tiên
Dạy chương trình của ngày thứ hai
SÁU
31/8
T
ÂN
Nhiều hơn, ít hơn
Học hát bài : Quê hương tươi đẹp
Dạy 2tiết của ngày thứba( toán và âm nhạc)
HAI
3/9
Nghỉ bù lễ 2/9
BA
4/9
TD
T
HV
HV
Trò chơi đội hình đội ngũ
Hình vuông, hình tròn
Các nét cơ bản
Dạy 2 tiết thể dục và toán của
ngày thứ tư
TƯ
5/9
CC
HV
HV
Dự lễ khai giảng năm học
Bài 1 : e
NĂM
6/9
HV
HV
TNXH
MT
Bài 2 : b
Cơ thể chúng ta
Xem tranh thiếu nhi vui chơi
SÁU
7/9
HV
HV
T
SHTT
Bài 3 : /
Hình tam giác
Thứ ngày tháng 9 năm 2009
ĐẠO ĐỨC	
Bài 1
EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (tiết 1)
I. Mục tiêu :
	1. HS biết được :
- Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học.
- Vào lớp Một, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy giáo, cô giáo mới, trường lớp mới, em sẽ học được thêm nhiều điều mới lạ.
II.Chuẩn bị :
- Các điều 7.28 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em.
- Các bài hát về quyền được học tập của trẻ em như : "Trường em", "Đi học", "Em yêu trường em", "Đi đến trường".
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : "Vòng tròn giới thiệu tên” (BT1/3).
 Mục tiêu: Giúp học sinh biết giới thiệu, tự giới thiệu tên của mình và nhớ tên các bạn trong lớp; biết trẻ em có quyền có họ tên.
 Tiến hành: GV yêu cầu HS đứng thành vòng tròn theo từng tổ. Tự giới thiệu tên mình với các bạn.
- Trò chơi giúp em điều gì ?
 Em có thấy sung sướng, tự hào khi tự giới thiệu tên với các bạn, khi nghe các bạn giới thiệu tên mình không ?
- GV kết luận : Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên.
 Hoạt động 2 : HS tự giới thiệu về sở thích của mình.(BT2/3)
 Mục tiêu: Mỗi bạn tự giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em thích.
 Tiến hành: GV mời một số HS tự giới thiệu trước lớp.
 GV chốt lại : Mỗi người đều có những điều mình thích và không thích. Những điều đó có thể giống hoặc khác nhau giữa người này và người khác. Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của người khác, bạn khác.
 Hoạt động 3 : HS kể về ngày đầu tiên đi học của mình. (BT3/3)
Mục tiêu: Kể về ngày đầu tiên đi học của em.
Tiến hành:
+ Em đã mong chờ, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học như thế nào ?
+ Bố mẹ và gia đình đã quan tâm, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em như thế nào ?
+ Em có thấy vui khi đã là HS lớp Một không? Em có thích trường, lớp mới của mình không ?
+ Em sẽ làm gì để xứng đáng là HS lớp Một ?
* GV yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm nhỏ theo từng câu hỏi trên.
* GV mời vài HS kể trước lớp.
* GV kết luận : -Vào lớp Một, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy giáo, cô giáo mới, em sẽ học được nhiều điều mới lạ, biết đọc, biết viết và làm toán nữa.
- Được đi học là quyền lợi, là niềm vui của trẻ em.
- Em rất vui và tự hào vì mình là HS lớp Một.
- Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan.
Họat động 4: 
Củng cố : Em sẽ làm gì để xứng đáng là HS lớp Một?
Nhận xét - Dặn dò :
- Về nhà xem lại bài đã học.
- Xem trước bài mới qua phần quan sát tranh ở tiết 2. (Bài tập 4 . . .)
- Tìm tranh hay vẽ : Trường em.
- Đầu tiên, em thứ nhất giới thiệu tên mình. Sau đó em thứ hai giới thiệu tên bạn thứ nhất và tên mình (cứ tiếp tục hết vòng).
- Mỗi bạn đều được biết tên các bạn
- Em rất sung sướng, tự hào.
-HS tự giới thiệu 
- Em mong đến ngày đi học thật nhanh và chuẩn bị đầy đủ cặp, sách, vở, đồ dùng cho ngày đi học đầu tiên.
- Bố mẹ và gia đình đã quan tâm, chuẩn bị cho em đi học ngày đầu tiên rất chu đáo. Em rất vui khi đã là HS lớp Một. 
 -Em cũng rất thích trường, lớp mới của em.
- Em sẽ học thật chăm, thật giỏi để đạt kết quả tốt.
- HS kể trong nhóm hai người.
- Em sẽ học thật chăm, thật giỏi.
Rút Kinh nghiệm : ...............................................
.
.
.
Thứ ngày tháng 9 năm 2009
HỌC VẦN
ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
I. Mục Tiêu :
GV ổn định tổ chức lớp học.
GV tự giới thiệu tên của mình,địa chỉ nhà.
HS tập giới thiệu tên của mình với các bạn .
GV kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập của HS
Hướng dẫn HS giữ gìn sách vở:không được làm quăn góc,quăn mép sách,vở,không viết vẽ vào sách .
Tập cho các em làm quen với nề nếp học tập môn tiếng Việt.
Tập cho các em biết giơ tay khi cần phát biểu, cách làm việc theo nhóm, tổ,lớp,cá nhân.Cách giơ bảng ,lật SGK.
II. Chuẩn bị :
Các kí hiệu học môn Tiếng Việt .
III. Các họat động dạy - học .
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Họat động 1 : Khởi động 
- Kiểm tra sách vở cả lớp .
Họat động 2 : Kiểm tra từng nhóm
- Có bao nhiêu em đủ sách vở .
- Sách Tiếng Việt 
- Vở Bài Tập Tiếng Việt 
- Vở Tập Viết
- 2 vở Trắng
- Bao nhiêu em đã bao bìa dán nhãn 
Hoạt động 3 : Giới thiệu kí hiệu .
s ( giở sách ) s ( cất sách )
b ( bảng con ) b ( cất bảng )
vở 1 ( tập viết )
vở 2 ( vở bài tập )
vở 3 ( chính tả )
vở 4 ( rèn chữ )
Họat động 4 : Tập cho các em biết giơ tay khi cần phát biểu, cách cầm sách .
- Cách cầm sách, đọc sách .
- Cách ngồi viết, ngồi thẳng, không tì ngực vào bàn 
- Cách giơ bảng, lau bảng
- Cách cầm viết 
Củng cố: Kiểm tra 
- Ghi nhận bao nhiêu em nắm bắt được 
- Ghi nhận và sửa sai cho những em ngồi học chưa hợp lý 
- Nhận xét tuyên dương cách ngồi học của một số em tiêu biểu 
* Giáo dục : Các em phải nắm được các kí hiệu để học cho tốt 
- Học và ngồi viết đúng để tránh được những dị tật khó sửa
- Sách Tiếng Việt, vở Bài Tập Tiếng Việt , Vở Tập Viết .
- Nhóm trưởng kiểm tra báo cáo
Rút Kinh nghiệm : ...............................................
.
.
.
Thứ ngày tháng 9 năm 2009
TOÁN 	BÀI 1 : TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I. Mục tiêu :
Giúp HS: 
+Nhận biết được những việc thường phải làm trong các tiết học toán 1.
+ Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học tập toán 1.
II. Chuẩn bị :
	- Sách toán 1.
	- Bộ đồ dùng học toán 1 của HS.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động: Hát
2. Bài mới
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: GV cho HS sử dụng sách toán 1 
Mục tiêu: Giúp HS biết cách sủ dụng sách toán.
Tiến hành:
a/ GV cho HS xem sách toán 1.
b/ GV hướng dẫn HS lấy sách toán 1 và hướng dẫn HS mở sách đến trang có "Tiết học đầu tiên".
c/ GV giới thiệu ngắn gọn về sách toán 1.
- Từ bìa 1 đến "Tiết học đầu tiên".
- Sau "Tiết học đầu tiên" mỗi tiết học phiếu tên của bài học đặt ở đầu trang, mỗi phiếu thường có phần bài học (cho HS xem phần bài học) phần thực hành, trong tiết học toán HS phải làm việc để phát hiện, và ghi nhớ kiến thức mới phải làm theo lời hướng dẫn của GV. Mỗi phiếu có nhiều bài tập, HS càng làm được nhiều bài tập càng tốt.
- GV cho HS thực hành gấp sách, mở sách, hướng dẫn HS giữ gìn sách . . .
Họat động 2: GV hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học tập toán ở lớp 1 :
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học toán ở lớp 1
Tiến hành:
- GV cho HS mở sách toán 1 đến bài "Tiết học đầu tiên" hướng dẫn HS quan sát từng ảnh rồi thảo luận xem HS lớp 1 thường có những hoạt động nào, bằng cách nào, sử dụng những dụng cụ học tập nào . . . trong các tiết học toán.
Hoạt động 3: Giới thiệu với HS các yêu cầu cần đạt sau khi học toán 1.
Mục tiêu:Giúp HS biết yêu cầu cần đạt đượctrong học tóan 1
Tiến hành:	
- Chủ yếu chỉ giới thiệu những yêu cầu cơ bản và trọng tâm, chẳng hạn như : Học toán 1 các em sẽ biết 
+ Đếm ,đọc số ,viết, so sánh số (số 1 so với số 2 thì bé hơn hay lớn hơn. . . )
+ Làm tính cộng,trừ (1 cộng 1 là 2) (2 trừ 1 bằng 1). Nhìn hình vẽ nêu được bài toán rồi nêu phép tính giải bài toán (có 2 chú thỏ, thêm 1 chú thỏ. Hỏi có mấy chú thỏ ? thực hiện phép cộng : 1+1=2, . . .). Có 3 con ong, bay đi 1 con ong. Hỏi còn mấy con ong ? thực hiện phép trừ 3-1=2, . . .).
+ Biết giải các bài toán (HS nêu bài toán -> nêu phép tính -> trình bày bài giải đầy đủ) : Số con thỏ có là :
	1 + 1 = 2 (con)
	Đáp số : 2 con.
+ Biết đo độ dài. Biết xem lịch hàng ngày
Hoạt động 4. GV giới thiệu bộ đồ dùng học toán của HS .
Mục tiêu: Giúp HS biết tên đồ dùng và biết cách sử dụng đồ dùng trong học toán.
Tiến hành:
 Cho HS lấy rồi mở hộp đựng đồ dùng học toán lớp 1.
- GV giơ từng đồ dùng học toán, cho HS lấy đồ dùng như thế GV nêu tên gọi của đồ dùng đó.. GV giới thiệu cho HS biết đồ dùng đó thường dùng để làm gì (chẳng hạn, que tính thường dùng khi học đếm, hình vuông thường dùng khi học hình vuông , để nhận biết được hình vuông, sau đó có thể dùng trong học đếm, học làm tính).
-Cả lớp lấy sách và quan sát
-Hs mở sách trang 4
-Cả lớp lắng nghe
-Hs thực hành
-Hs thảo luận theo nhóm đôi
-Hs nêu ý kiến
Cả lớp mở hộp và lấy đồ dùng theo HD của GV
-Hs nêu tên đồ dùng
3. Củng cố-dặn dò
- Về nhà thực hành mở sách , gấp sách
-Chuẩn bị bài : Nhiều hơn ít hơn
Rút Kinh nghiệm  ... ranh mẫu có chủ đề vui chơi Bức tranh này vẽ những gì?
-Hình ảnh nào chính?(thể hiện rõ nội dung bức tranh)
-Hình ảnh nào phụ?(hỗ trợ nội dung chính)
-Em nào thích nhất màu nào trên bức tranh của bạn
-Em thích bức tranh nào nhất?Vì sao em thích bức tranh đó
-Gv nhận xét+ tuyên dương
Họat động 3: Củng cố 
Muốn thưởng thức được cái hay,cái đẹp của bức tranh,trước hết các em cần phải làm gì?
3. Dặn dò
-Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh
-Chuẩn bị bài sau: Vẽ nét thẳng
-Nhận xét tiết học
-Hs đưa dụng cụ học tập lên bàn
-Hs nhắc tựa bài
-Học sinh lắng nghe.
-Hs trả lời: 5-6 em
- Nhảy dây, múa hát, kéo co, bắn bi
-Thả diều, tắm biển đi chơi du lịch
-Hs chú ý, lắng nghe
-Hs quan sát tranh thời gian từ 2-3 phút
-Vẽ các bạn đá cầu và các bạn đang xem vũ
-Các bạn đang đá cầu
-Các bạn xem và cổ vũ, cây, ong
-Hs trả lời theo ý thích của mỗi em
-Hs trả lời theo ý thích của mình
-Hs trả lời theo cảm nhận từng em
-Quan sát vàTLCH ,đồng thời đưa ra những nhận xét riêng của mình về bức tranh.
Rút Kinh nghiệm : ...............................................
.
.
.
Thứ ngày tháng 9 năm 2009
HỌC VẦN
BÀI 3 : /
I. Mục tiêu : 
- HS nhận biết được dấu và thanh sắc ( / ).
- Biết ghép tiếng bé.
- Biết được dấu và thanh sắc ( / ) ở các tiếng chỉ các đồ vật, sự vật.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : các hoạt động khác nhau của trẻ em.
II. Chuẩn bị : 
- Các vật tựa như hình dấu /
- Tranh minh họasgk vật mẫu các tiếng : bé, cá, lá (chuối), chó, khế.
III. Các họat động dạy - học :	 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Tiết 1
Khởi động: Kiểm tra bài cũ :
Tiết trước các em học bài gì ?
	- Giáo viên đưa bảng tay ghi âm b.
	- be 
	- Giáo viên đọc chữ b be.
+ Nhận xét tiết kiểm tra.
Họat động 1Giới thiệu bài và nhận diện dấu :
Giáo viên giới thiệu từng tranh và đặt ra từng câu hỏi : Các tranh này vẽ ai và vẽ gì ? GV chỉ tranh 
- Các tiếng : bé, cá, lá, chó, khế giống nhau điểm nào?
- GV đưa bảng có dấu thanh /
- GV ghi đề bài.
1. Dạy chữ ghi âm :
- GV viết lên bảng dấu /
a. Nhận diện dấu 
- GV tô lại dấu / đã viết trên bảng và nói : dấu / là một nét sổ về bên phải.
- GV đưa ra các hình, mẫu vật hoặc dấu / để HS nhớ lâu .
b. Ghép chữ và phát âm :
- Các bài trước chúng ta đã học chữ e, b và tiếng be. Khi thêm dấu / ta được tiếng gì ?
- GV viết lên bảng chữ bé.
- Dấu / được đặt ở đâu.
- GV phát âm mẫu : bé
- GV sửa sai cách phát âm cho HS.
- GV đưa tranh : bé, cá, chó sau đó hướng dẫn học sinh tìm và thể hiện tiếng bé.
Họat động 2 :. Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con :
- GV viết mẫu lên bảng lớp dấu / vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết .
- GV yêu cầu HS viết bảng con / 
- GV nhận xét – sửa sai – Tuyên dương
- GV hướng dẫn HS viết bảng con : bé
Họat động3: Củng cố : 
 Các em vừa học bài gì ?
- Gọi 2 HS lên thi viết : bé
- GV hướng dẫn HS ghép bảng cài chữ : bé
- Nhận xét – Tuyên dương.
+ Nhận xét tiết học.
Tiết 2
Họat động 1 : Luyện tập 
- Kiểm tra tiết 1: tiết trước các em học bài gì ?
 Luyện đọc bảng : GV chỉ bảng 
GV sửa sai phát âm
*Đọc sgk
Họat động 2 : Luyện viết : 
GV hướng dẫn cách để HS tập tô vào vở tập viết.
- Nhắc nhở cách ngồi, cách cầm bút 
Họat động 3 : Luyện nói : (SGK)
Bài luyện nói bé : nói về các sinh hoạt thường ngày thường gặp của các em bé ở tuổi đến trường.
- GV giới thiệu từng bức tranh và hỏi :
+ Quan sát tranh em thấy những gì ?
+ Các bức tranh này có gì giống nhau ?
+ Các bức tranh này có gì khác nhau ?
+ Em thích bức tranh nào nhất ? Vì sao
- GV phát triển chủ đề luyện nói : Emvà các bạn ngoài các giờ hoạt động kể trên còn những hoạt động khác nào nữa ?
 Ngoài giờ học tập, em thích làm gì nhất ? 
Củng cố :
 Hôm nay cô dạy em bài gì ? 
* Trò chơi : thi tìm tiếng có dấu / 
- GV nhận xét – Tuyên dương.
 Nhận xét – dặn dò :
- Về nhà học thuộc bài / bé.
- Viết bảng con – Xem trước bài 4 : Œ .
- Học sinh đọc : b
- Học sinh đọc chữ b.
- Học sinh đọc chữ be – phân tích
- Học sinh viết bảng 
- Học sinh thảo luận và trả lời : bé, cá, lá (chuối), chó, khế
- HS phát âm đồng thanh các tiếng trên 
- Đều có dấu và thanh /
- HS đọc / đồng thanh
- HS thảo luận và trả lời giống cái thước kẻ nghiêng .
bé
- Đặt bên trên con chữ e
- HS đọc cả lớp, bàn , cá nhân
- HS đọc nhiều lần : bé bé (em bé), cá thở ra các bong bóng be bé, con chó thì bé nhỏ.
- HS viết lên mặt bàn bằng ngón trỏ để nhớ cách viết 
- HS viết bảng con / 
- HS đưa bảng kiểm tra cách viết / 
 Dấu / 
- HS viết thi : bé
- HS ghép tiếng bé 
Dấu / 
HS phát âm bé
- HS phát âm theo bàn, nhóm
- Đ ọc CN+ĐT
- HS tô be , bé
- Các bạn đang ngồi nghe cô giáo giảng bài.
- Các bạn đang nhảy dây.
- Bạn gái đang đi học, bạn vẫy tay chào tạm biệt.
- Bạn gái tưới rau.
- Đều có các bạn
- Các hoạt động : học, nhảy dây, đi học, tưới rau.
HS trả lời tùy thích
 /
- HS tìm dấu / trong tiếng / (giáo), / (phát), / (sách), / (mới), / (bé).
Rút Kinh nghiệm : ...............................................
.
.
.
Thứ ngày tháng 9 năm 2009
TOÁN
BÀI 4 : HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu :
	Giúp HS :
- Nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác
- Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật
II. Chuẩn bị :
	- Một số hình bằng nhựa có hình tam giác có kích thước, màu sắc khác nhau.
	- Một số đồ vật thật có mặt hình tam giác.
III. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
1.KTBC : Hôm trước các em học bài gì ?
- GV nêu yêu cầu HS nêu tên các vật hình tròn
- GV yêu cầu HS vẽ bảng con hình vuông hình tròn
- GV nhận xét kiểm tra.
2. Bài mới :
 Giới thiệu bài : Hôm nay cô hứơng dẫn các em nhận biết hình dạng 1 hình khác, đó là hình tam giác. GV ghi bảng.
 Họat động 1:Giới thiệu hình tam giác.
Mục tiêu:Học sinh nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác
Tiến hành:
- GV giơ lần lượt từng tấm bìa hình tam giác cho HS xem, mỗi lần giơ 1 hình tam giác đều nói "Đây là hình tam giác".
- GV cho HS nhìn hình tam giác và nhắc " hình tam giác” 
- GV cho HS lấy các loại hình có trong hộp, chọn hình tròn (để riêng một chỗ) hình vuông cũng vậy. Còn các loại hình khác HS tự nêu tên hình gì. GV nhận xét, tuyên dương.
- Nếu HS nào nêu chưa được GV hứơng dẫn sửa
- Cho cả lớp cầm các hình tam giác có trong hộp giơ lên và nói " hình tam giác"
- SGK : GV cho HS xem các hình trong bài học, yêu cầu HS nêu tên hình. 
Họat động 2: Luyện tập .
 Bài 1: GV vẽ sẵn hình theo mẫu trong VBT/6 cho học sinh tô màu. - GV nhận xét
Bài 2:Gv vẽ hình lên bảng,hd học sinh tô màu.
Gv nhận xét sửa bài
Bài 3:Tô màu-Gv yêu cầu học sinh tô màu hình tam giác còn những hình khác không tô
 Họat động 3 : Củng cố
- Các em vừa học bài gì ?
 * Trò chơi - GV chọn 1 số hình tam giác, yêu cầu HS lên ghép hình chiếc thuyền.(2 nhóm, 1 nhóm 4 em).
+ Sau mỗi trò chơi GV nhận xét.
Học sinh
- Hình vuông, hình tròn.
- Bánh xe đạp, vòng đeo tay, ông mặt trời . . .
- HS vẽ hình vuông ,hình tròn
- HS theo dõi, nhắc lại đề bài : hình tam giác.
- HS quan sát nhận biết hình dạng 1 hình tam giác.
- HS nhắc " hình tam giác"
- Hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.
- HS sửa sai cách gọi tên hình.
- HS vừa giơ hình vừa nói " hình tam giác".
- HS chỉ vào từng tranh và gọi " hình tam giác"
- Học sinh tô màu hình tam giác
-Học sinh tô màu hình tam giác
-Học sinh tô màu hình tam giác.
-Hình tam giác
- Hai nhóm lên thi đua ghép hình chiếc thuyền.
	3. Nhận xét dặn dò : 
	- Về nhà tìm xem các đồ vật có hình tam giác và tập xếp hình bài 4.
	- Xem trước bài luyện tập. - Nhận xét tiết học.
Rút Kinh nghiệm : ...............................................
.
.
.
Thể dục
 BÀI 1: ỔN ĐỊNH TỔP CHỨC LỚP- TRÒ CHƠI
I/MỤC TIÊU:
-Phổ biến nội dung luyện tập, biến chế tổ chức học tập, chọn cán sự bộ môn, yêu cầu hs biết được những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ thể dục
-chơi trò chơi: “diệt các con vật có hại” yêu cầu bước đầu biết tham gia được vào trò chơi
II/ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:
-lớp học trên sân
III/NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1)Phần mở đầu
-Gv hướng dẫn hs thành 2-4 hàng dọc (mỗi hàng 1 tổ)
-Gv phổ biến nội dung và yêu cầu của bài học (2-3 phút)
-Gv hướng dẫn đội hình hàng ngang hoặc hàng dọc
2)Phần cơ bản
-Gv hướng dẫn biên chế tổ chức tập luyện, chọn cán sự bộ môn: 2-4 phút
-Gv dự kiến và nêu lên để hs cả lớp quyết định
-Phổ biến nội quy tập luyện: 1-2 phút
-Gv nêu ngắn gọn những quy định dưới đây khi học tiết thể dục
-Gv hướng dẫn hs sử lại trang phục 
(2 phút)
3)Phần kết thúc
-Gv cùng hs hệ thống bài : 1-2 phút
-Gv nhận xét tiết học
-Gv kết thúc giờ học
1 – 2 phút
2 – 3 phút
18–22 phút
3 – 4 phút
2 – 3 phút
2 – 3 phút
6 - 8 phút
2 lần
4 – 6 phút
1 – 2 phút
1 – 2 phút
-Nhận lớp 
==========
==========
==========
==========
5GV
-HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang nghe giới thiệu.
========== 
==========
========== 
==========
 5GV
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.
====
====
====
====
5GV
-HS hô “khỏe”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an toan lop 1 tuan 1.doc