Giáo án Lớp 2 tuần 14 - Trường Tiểu học Phan Bội Châu

Giáo án Lớp 2 tuần 14 - Trường Tiểu học Phan Bội Châu

 MÔN: TẬP ĐỌC

Tiết : CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA

 I. Mục tiêu

 - Đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ ngữ khó trong bài .Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 -Hiểu nghĩa các từ mới: va chạm, dâu, rể, đùm bọc, đoàn kết, chia lẻ, hợp lại.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Câu chuyện khuyên anh chị em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau.

 II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ

 III. Các hoạt động

 

doc 19 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1135Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 14 - Trường Tiểu học Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
 Thứ hai, ngày 23tháng 11 năm 2009
 MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết : CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
 I. Mục tiêu
 - Đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ ngữ khó trong bài .Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 -Hiểu nghĩa các từ mới: va chạm, dâu, rể, đùm bọc, đoàn kết, chia lẻ, hợp lại.
Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Câu chuyện khuyên anh chị em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau.
 II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định (1’)
2. Bài cũ (3’) Bông hoa Niềm Vui.
3. Bài mới :Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (27’)
a. Hoạt động 1: Luyện đọc 
* TH: a/ Đọc mẫu.Chú ý giọng đọc thong thả, lời người cha ôn tồn.
b/ Luyện đọc câu
-Rút từ khó ghi bảng
-Nhận xét sửa sai.
c/Luyện đọc đoạn trước lớp.
-Hướng dẫn hs luyện ngắt giọng.
-Yêu cầu HS tìm cách đọc sau đó tổ chức cho các em luyện đọc các câu khó ngắt giọng.
d/ Đọc cả đoạn trong nhóm..
-Yêu cầu đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp.
-ổ chức cho các nhóm thi đua đọc bài.
-Nhận xét cách đọc của hs.
g/ Đọc đồng thanh
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
- Hát
- 1 HS khá đọc lại cả bài. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
-Nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 câu.
- Đọc từ khó CN + ĐT
-3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
	Một hôm,/ ông đặt 1 bó đũa/ và 1 túi tiền trên bàn,/ rồi gọi các con,/ cả trai,/ dâu,/ rể lại/ và bảo:// 
	Ai bẻ gãy được bó đũa này/ thì cha thưởng cho túi tiền.// ...
-Đọc chú giải	
- Thực hành đọc theo nhóm.
- Các nhóm thi đua đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
	TIẾT 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3. Bài mới:Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (27’)
a.Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài
* TH: Yêu cầu đọc bài
- Hỏi: Câu chuện gồm những nhân vật nào?
Các con của ông cụ có yêu thương nhau không? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?
Va chạm có nghĩa là gì?
Yêu cầu đọc đoạn 2
Người cha đã bảo các con mình làm gì?
Tại sao 4 người con không ai bẻ gãy được bó đũa?
Người cha đã bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 3.
Hỏi: 1 chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó đũa được ngầm so sánh với gì?
Yêu cầu giải nghĩa từ chia lẻ, hợp lại.
Yêu cầu giải nghĩa từ đùm bọc và đoàn kết.
Người cha muốn khuyên các con điều gì?
b.Hoạt động 2: Thi đọc truyện.
Ÿ TH: Tổ chức cho HS thi đọc lại truyện theo vai hoặc đọc nối tiếp.
Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
 - Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Câu chuyện có người cha, các con cả trai, gái, dâu, rể.
- Các con của ông cụ không yêu thương nhau. Từ ngữ cho thấy điều đó là họ thường hay va chạm với nhau.
- Va chạm có nghĩa là cãi nhau vì những điều nhỏ nhặt.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Người cha bảo các con, nếu ai bẻ gãy được bó đũa ông sẽ thưởng cho 1 túi tiền.
- Vì họ đã cầm cả bó đũa mà bẻ.
- Ong cụ tháo bó đũa ra và bẻ gãy từng chiếc dễ dàng.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- 1 chiếc đũa so sánh với từng người con. Cả bó đũa được so sánh với 4 người con.
- Chia lẻ nghĩa là tách rời từng cái, hợp lại là để nguyên cả bó như bó đũa.
- Giải nghĩa theo chú giải SGK.
- Anh em trong nhà phải biết yêu thương đùm bọc đoàn kết với nhau. Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. Chia rẽ thì sẽ yếu đi.
- Các nhóm thực hiện yêu cầu của GV.
MÔN: TOÁN
Tiết: 55 - 8; 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9
 I.Mục tiêu:
 -Giúp HS:Biết cách thực hiện các phép trừ có nhớ dạng 55 – 8; 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9.
 -Ap dụng để giải bài toán có liên quan
 -Củng cố cách tìm số hạng trong một tổng.
Củng cố biểu tượng về hình tam giác, hình chữ nhật.
 II.Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định (1’)
2. Bài cũ (3’) 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
3. Bài mới Giới thiệu: (1’)
.Phát triển các hoạt động (27’)
aHoạt động 1: Phép trừ 55 –8
Ÿ TH: Nêu bài toán: Có 55 que tính, bớt đi 8 que tính, hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
GV hướng dẫn HS thực hiện phép trừ
Yêu cầu HS nhắc lại cách đạt tính và thực hiện phép tính 55 –8.
bHoạt động 2: Phép tính 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9.
Ÿ TH: Tiến hành tương tự như trên để rút ra cách thực hiện các phép trừ 56 –7; 37 – 8; 68 –9. Yêu cầu không được sử dụng que tính.
56 6 không trừ được 7, lấy 16 trừ 7 bằng 9, viết 9 -7	nhớ 1. 5 trừ 1 bằng 4, viết 4. 
49	Vậy 56 trừ 7 bằng 49.
37* 7 không trừ được 8, lấy 17 trừ 8 bằng 9, viết -8	nhớ 1, 3 trừ 1 bằng 2, viết 2. 
29	Vậy 37 trừ 8 bằng 29.
 68 - 9 thực hiện tương tự 
cHoạt động 3: Luyện tập- thực hành
Ÿ TH: Bài 1:
Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập.
Gọi 3 HS lên bảng thực hiện 3 con tính: 45 – 9; 96 – 9; 87 – 9.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:Yêu cầu HS tự làm bài tập.
Yêu cầu HS khác nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng và cho điểm HS.
Bài 3:Yêu cầu HS quan sát mẫu và cho biết mẫu gồm những hình gì ghép lại với nhau?
Gọi HS lên bảng chỉ hình tam giác và hình chữ nhật trong mẫu.
Yêu cầu HS tự vẽ.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Ccccủng cố lại bài 
Nhận xét tiết học
- Hát
Lắng nghe và phân tích đề toán.
- Thực hiện phép tính trừ 55 –8 .
 55
 - 8
 47 
 HS trả lời. 
- Thực hiện trên bảng lớp.
- Nhận xét bài bạn cả về cách đặt tính, kết quả phép tính.
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
- Tự làm bài.
X + 9 = 27 7 + x = 35 
 X = 27 –9 x = 35 – 7 
 X = 18 x = 28 
Mẫu có hình tam giác và hình chữ nhật ghép lại với nhau.
Chỉ bài trên bảng.
Tự vẽ, sau đó 2 em ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra nhau.
 MÔN: ĐẠO ĐỨC 
Tiết: GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP
 I. Mục tiêu:
	-Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 -Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 -Hiểu giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của hs.
 II.Đồ dùng dạy học: phiếu bài tập
 III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Ổn định: (1')
 2.Bài cũ: (3') Quan tâm giúp đỡ bạn
 3.Bài mới: ( 2') Khởi động hát bài" Em yêu trường em"
 Phát triển các hoạt động (27')
a.Hoạt động 1: Tiểu phẩm Bạn Hùng đáng khen.
-GV đọc tiểu phẩm.
-Tiểu phẩm gồm những nhân vật nào?
+Bạn Hùng đã làm gì trong buổi sinh nhật của mình?
+Hãy đoán xem vì sao bạn Hùng làm như vậy?
* Kết luận: Vứt rác vào đúng nơi quy định là góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 b.Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ.( bài3)
-Giới thiệu tranh vở bài tập. Hoie:
+ Em có đồng ý với viêc làm của bạn trong tranhkhông? Vì sao?
+ Nếu là bạn trong tranh em sẽ làm gì?
 +Các em cần làm gì để gữ gìn trường lớp sạch đẹp?
*Kết luận:Để giữ gìn trường lớp sạch đẹp, chúng ta nên làm trực nhật hằng ngày , không bôi bẩn, vẽ bậy lên bàn ghế , không vứt rác bừa bãi;đi vệ sinh đúng nơi quy định. 
c.Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (bài2)
-Phát phiếu học tập và hướng dẫn hs làm bài.
*Kết luận: Gĩư gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mỗi hs điều đó thể hiện lòng yêu trường, yêu lớp và giúp các em được sinh hoạt , học tập trongmột môi trường trong lành.
4.Củng cố dặn dò.(2')
-Nhận xét tiết học.
-Dặn chuẩn bị phần còn lại tiết sau học.
-Lắng nghe 
-Người dẫn truyện, cô giáo, Hùng và các bạn trong lớp.
-Thảo luận theo nhóm đóng tiểu phẩm.
-Trả lời câu hỏi.
-Quan sát tranh theo nhóm.
-Thảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả.
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Trả lời trước lớp.
-Làm bài vào phiếu.
-Đọc bài làm của mình.
 Thứ ba, ngày 24 tháng 11 năm 2009
 MÔN: CHÍNH TẢ 
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
 I. Mục tiêu
 - Nghe và viết lại chính xác đoạn từ Người cha liền bảo đến hết.
 - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/n, i/iê, ăt/ăc.
 - Rèn viết nắn nót, tốc độ viết nhanh.
 - Viết đúng nhanh, chính xác.
 II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định (1’)
2. Bài cũ (3’) 
3. Bài mới Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (27’)
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
* TH: a/ Ghi nhớ nội dung đoạn viết.
-GV đọc đoạn văn cuối trong bài Câu chuyện bó đũa và yêu cầu HS đọc lại.
-Hỏi: Đây là lời của ai nói với ai?
-Người cha nói gì với các con?
b/ Hướng dẫn trình bày.
-Lời người cha được viết sau dấu câu gì?
c/ Hướng dẫn viết từ khó.
GV đọc, HS viết các từ khó theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
d/ Viết chính tả.
GV đọc, chú ý mỗi cụm từ đọc 3 câu.
e/ Soát lỗi
g/ Chấm bài.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
*TH: 2 a/ Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập, 1 HS làm bài trên bảng lớp.
-Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
-Yêu cầu cả lớp đọc các từ trong bài tập sau khi đã điền đúng.
Bài 3 : Phân biệt n /l 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
 Củng cố lại bài 
Nhận xét tiết học 
- Hát
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi
- Là lời của người cha nói với các con.
- Người cha khuyên các con phải đoàn kết. 
-Sau dấu 2 chấm và dấu gạch ngang đầu dòng.
- Viết các từ: Liền bảo, chia lẻ, hợp lại, thương yêu, sức mạnh,
- Nghe và viết lại.
- Đọc yêu cầu.
- Làm bài.
- Đọc bài Bài 2:
a/ Lên bảng, nên người, ăn no, lo lắng.
b/ Mải miết, hiểu biết, chim sẻ, điểm mười.
:a/ Ong bà nội, lạnh, lạ.
b/ hiền, tiên, chín.
C/ dắt, bắc, cắt
 MÔN: TOÁN 
Tiết : 65 – 38; 46 – 17; 57 – 28; 78 – 29
 I. Mục tiêu
 -Giúp HS:Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 65 – 38; 46 – 17; 57 – 28; 78 – 29.
 -Ap dụng để giải các bài toán có liên quan.
 -Củng cố giải bài toán có lời văn bằng một phép tính trừ (bài toán về ít hơn)
. II.Đồ dùng dạy học: Que tính, bảng phụ
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 .Ổn định(1’)
2. Bài cũ (3’) 
3. Bài mới Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (27’)
 a.Hoạt động 1: Phép trừ 65 – 38
* TH: Nêu bài toán: Có 65 que tính, bớt 38 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
-GV hướng dẫn HS tính.
-Có thể yêu cầu HS nêu rõ cách đặt tính và thực hiện phép tính của 1 đến 2 phép tính trong các phép tính trên.
b.Hoạt động 2: Các phép trừ 46–17; 57–28;
 78–29
* TH: Viết lên bảng: 46 – 17; 57 – 28; 78 – 29 và yêu cầu HS đọc các phép trừ trên.
-Gọi 3 HS lên bảng thực hiện. HS dưới lớp làm vào nháp.
-Nhận xét, sau đó gọi 3 HS lên bảng lần lượt nêu cách thực hiện của phép trừ mình đã làm
-Gọi HS nhận ... Bài cũ (3’)
3. Bài mới : Mở rrộng vốn từ: Từ ngữ về tình cảm gia đình. (2')
Phát triển các hoạt động (27’)
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
* TH: Bài 1:Gọi HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS suy nghĩ và lần lượt phát biểu. Nghe HS phát biểu và ghi các từ không trùng nhau lên bảng.
-Yêu cầu HS đọc các từ đã tìm được sau đó chép vào Vở bài tập.
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài sau đó đọc câu mẫu.
-Gọi 3 HS làm bài, yêu cầu cả lớp làm vào nháp
-Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
-Yêu cầu HS bổ sung các câu mà các bạn trên bảng chưa sắp xếp được.
-Cho cả lớp đọc các câu sắp xếp được.
Lời giải:
-Anh thương yêu em. Chị chăm sóc em. Em thương yêu anh. Em giúp đỡ chị. Chị em nhường nhịn nhau. Chị em giúp đỡ nhau.
-Anh em thương yêu nhau. Chị em giúp đỡ nhau. Chị nhường nhịn em. Anh nhường nhịn em,
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
*TH: Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc đề bài và đọc đoạn văn cần điền dấu.
-Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó chữa bài.
-Tại sao lại điền dấu chấm hỏi vào ô trống thứ 2?
4 .Củng cố, dặn dò:( 2')
Dặn dò HS luyện tập đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
Chuẩn bị: Từ chỉ đặc điểm.
- Hát
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
-Hãy tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em.
-Mỗi HS nói 3 từ. VD: Giúp đỡ, chăm sóc, chăm lo, chăm chút, nhường nhịn, yêu thương, quý mến,
- Làm bài vào Vở bài tập.
- Đọc đề bài.
- Làm bài. Chú ý viết tất cả các câu mà em sắp xếp được.
- Nhận xét.
- Phát biểu
- Đọc bài.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- 1 hs Làm bài bảng phụ , lps làm vào vở, điền dấu chấm vào ô trống thứ 1 và thứ 3. Điền dấu chấm hỏi vào ô trống thứ 2.
- Vì đây là câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ : HỌC AN TOÀN GIAO THÔNG.
BÀI 4 : KĨ NĂNG ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN
 I.Mục tiêu:
 - Biết các đặc điểm an toàn, kém an toàn của đường phố.
 - Biết chọ nơi an toàn để qua đường. Biết xử lí khi đi bộ trên đường gặp tình huống không an toàn .
 -Chấp hành những qui luật của giao thông đường bộ .
 II,Đồ dùng dạy học: : các tranh trong sách giáo khoa, phiếu biển báo .
 III, Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Ổn định: (1')
 2.Bài củ: (4') GV đưa 1 số biển báo đã học yêu cầu hs nói nội dung biển báo. 
Nhận xét đánh giá.
3.Bài mới: Giới thiệu bài ( 1')
Phát triển các hoạt động (26')
 a.Hoạt động 1: Đi bộ an toàn trên đường
 -Để đi bộ an toàn trên đường , em phải đi trên đường như thế nào?
-Đường có vỉa hè em đi như thế nào?
 b.Hoạt động 2: Qua đường an toàn.
-Muốn qua đường an toàn cần phải tránh những điều gì?
-Ở nơi không có đèn tín hiệu giao thông em sẻ qua đường như thế nào?
*Kết luận: không qua đường những nơi có nhiều xe qua lại .Không qua đường ở ngã ba, ngã tư.
Không qua đường ở gần xe buýt hoặc ô tô, 
Không qua đường nơi đường dốc sát đầu cầu... Khi qua đường những nơi không an toàn cần dừng lại lắng nghe , quan sát kỷ.
 4.Củng cố, dặn dò: (3')
-Nhận xét tiết học.
-Dặn hs thực hiện tốt an toàn giao thông.
-Quan sát và nêu.
-Đi trên vỉa hè, đi sát mếp đường , đi với người lớn.
-Sát mếp bên phải trên vỉa hè.
-Thảo luận theo cặp và trả lời.
-Lớp nhận xét bổ sung.
 Thứ sáu, ngày 27 tháng 11 năm 2009
 MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
 -Biết vận dụng bảng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
 -Trừ có nhớ trong phạm vi 100 và giải bài toán về ít hơn.
 -Biết tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.
 II. Đồ dùng dạy học:Bảng phụ
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định (1’)
2. Bài cũ (3’) Bảng trừ.
3. Bài mới Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (27’)
 a. Hoạt động 1: Củng cố phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
* TH: Bài 1: Tính nhẩm 
 GV ghi đề lên bảng HS nhẩm trả lời kết quả
Bài2:
-Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập. 3 HS lên bảng làm bài. Mỗi HS làm 2 phép tính.
-Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
-Yêu cầu HS nêu cách thực hiện các phép tính: 35 – 8; 81 – 45; 94 – 36.
-Nhận xét cho điểm HS.
b. Hoạt động 2: Củng cố: Tìm số hạng chưa biết trong một tổng, số bị trừ chưa biết trong một hiệu.
*TH: Bài 3:Hỏi: Bài toán yêu cầu tìm gì ?
-X là gì trong các ý a, b; là gì trong ý c?
-Yêu cầu HS nêu lại cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng, số bị trừ trong phép trừ.
Yêu cầu HS tự làm bài.
 Bài 4 Tóm tắt
 Thùng to : 45 kg đường
 Thùng bé ít hơn: 6 kg đường
 Thùng bé:  kg đường?
Bài 5:Vẽ hình lên bảng.
-Đoạn thẳng thứ nhất dài bao nhiêu đêximet?
-Vậy chúng ta phải so sánh đoạn MN với độ dài nào?
-1 dm bằng bao nhiêu cm?
-Đoạn MN ngắn hơn hay dài hơn 10 cm?
-Muốn biết MN dài bao nhiêu ta phải làm gì?
Yêu cầu HS khoanh vào kết quả.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: 100 trừ đi 1 số.
- Hát
- HS đọc. Bạn nhận xét.
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
HS nhẩm trả lời kết quả 
-Thực hiện đặt tính rồi tính.
-Nhận xét bài bạn về cách đặt tính, cách thực hiện phép tính. (Đúng/sai)
-3 HS lần lượt lên bảng trả lời
-Tìm x.
-x là số hạng trong phép cộng; là số bị trừ trong phép trừ.
-Trả lời.
-HS tự làm bài. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
 Bài giải
 Thùng bé có là:
45 – 6 = 39 (kg)
 Đáp số: 39 kg đường
-1 dm.
-Độ dài 1 dm.
-1 dm = 10 cm.
-Ngắn hơn 10 cm.
-10 cm – 1 cm = 9 cm.
-MN dài khoảng 9 cm.
-Dùng thước đo.
- C. Khoảng 9 cm
 MÔN: TẬP LÀM VĂN
Tiết: QST, TLCH:VIẾT NHẮN TIN 
 I. Mục tiêu:
 -Quan sát tranh và trả lời đúng câu hỏi về nội dung tranh.
 -Viết được mẩu nhắn tin ngắn gọn đủ ý.
 -Ham thích học môn Tiếng Việt.
 II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ SGK
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định: (1’)
2. Bài cũ (3’) Gia đình.
3. Bài mới Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (27’)
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
* TH: Bài 1:Treo tranh minh họa.
-Tranh vẽ những gì?
-Bạn nhỏ đang làm gì?
-Mắt bạn nhìn búp bê thế nào?
-Tóc bạn nhỏ ntn?
-Bạn nhỏ mặc gì?
-Yêu cầu HS nói liền mạch các câu nói về hoạt động, hình dáng của bạn nhỏ trong tranh.
-Theo dõi và nhận xét HS.
 b.Hoạt động 2: Hướng dẫn viết tin nhắn.
* TH: Bài 2:
-Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
-Vì sao em phải viết tin nhắn?
-Nội dung tin nhắn cần viết những gì?
-Yêu cầu HS viết tin nhắn.
-Yêu cầu HS đọc và sửa chữa tin nhắn của 3 bạn trên bảng và của 1 số em dưới lớp.
-Lưu ý HS tin nhắn phải ngắn gọn, đầy đủ.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Củng cố dặn dò 
Nhận xét tiết học. 
- Hát
 Quan sát tranh.
- Tranh vẽ 1 bạn nhỏ, búp bê, mèo con.
- Bạn nhỏ đang cho búp bê ăn (3 HS trả lời).
- Mắt bạn nhìn búp bê rất tình cảm/ rất trìu mến, (3 HS trả lời).
- Tóc bạn nhỏ buộc 2 chiếc nơ rất đẹp./ Bạn buộc tóc thành 2 bím xinh xinh
-Bạn mặc bộ quần áo rất sạch sẽ,/ rất mát mẻ,/ rất dễ thương, (3 HS trả lời).
- 2 HS ngồi cạnh nhau, nói cho nhau nghe sau đó 1 số em trình bày trước lớp.
- Đọc đề bài.
- Vì bà đến nhà đón em đi chơi nhưng bố mẹ không có nhà, em cần viết tin nhắn cho bố mẹ để bố mẹ không lo lắng.
- Em cần viết rõ em đi chơi với bà.
- 3 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào nháp.
- Trình bày tin nhắn.
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
Tiết: PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ
 I.Mục tiêu:
 -Nêu được một số việc cần làm để phong tránh ngộ độc khi ở nhà.
 -Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc.
 *Nêu được một số lí do khiến bị ngộ độc qua đường ăn , uống như thức ăn thiêu...
 II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ SGK
 III.Các hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Ổn định: (1')
 2.Bài cũ: (3') Gĩư sạch môi trường xung quanh nhà ở
3.Bài mới: (1') Giới thiệu bài
Phát triển các hoạt động ( 27')
 a.Hoạt động 1 :Quan sát tranh và thảoluận những thứ có thể gây nguy hiểm.
-Kể tên những thứ có thể gây ngộ độc qua đường an uống?
-Trong những thứ em kể trên thì thứ nào thường được cất giữ trong nhà?
*Kết luận: một số thứ trong nhà có thể gây ngộ độc: thuốc trừ sâu, dầu hoả, thuốc tây...
b.Hoạt động 2: Quan sát hình vẽ thảo luận : Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc.
-Giới thiệu các hình trang 31.Hỏi:
+Chỉ và nói người đang làm gì?
+Nêu tác dụng của việc làm đó?
*Kết luận:Để đề phòng tránh được ngộ độc trong nhà chúng ta cần:
-Sắp xếp gọn gàng , ngăn nắp...
-Thức ăn không nên để với những chất tẩy rửa hoặc các hoá chất khác.
-Không nên ăn những chất hôi , thiu...
c.Hoạt động 3: Đóng vai
-GV nêu yêu cầu trò chơi và hướng dẫn cách chơi.
-Nhận xét tuyên dương những nhóm xử lý tình huống hay
4.Củng cố, dặn dò: ( 3')
-Nhận xét tiết học.
Dặn chuẩn chuẩn bị bài tiết sau
-Quan sát tranh nhận xét.
-Thảo luận theo cặp.
-trả lờicâu hỏi.
-Quan sát và nhận xét .
-Thảo luận theo nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả.
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Hoạt động nhóm thảo luận xử lí tình huống.
-Các nhóm trình bày trước lớp.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I.Mục tiêu:
 -Đánh giá hoạt động trong tuần thứ 14.
 - Triển khai kế hoạch & nhiệm vụ tuần học thứ 15.
 II Chuẩn bị:
 -Bản tổng kết hoạt động trong tuần thứ 14 
 -Bản kế hoạch hoạt động trong tuần thứ 15
 III.Các hoạt động chủ yếu.
 1. Giới thiệu nội dung của tiết học
a.Hoạt động 1.Đánh giá hoạt động của tuần thứ 14 : (15 phút)
 - Các tổ trưởng đọc nhận xét kết quả theo dõi của tổ trong tuần.Giáo viên nhận xét chung:
 * Ưu điểm:-Đi học chuyên cần, chăm chỉ. Sinh hoạt 15phút đầu giờ tốt.
 -Học bài & làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Nhiều bạn được hoa điểm mười .
 -Thực hiện vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
 -Nuôi heo đất để giúp bạn khó khăn.
 *Khuyết điểm: -Một số bạn quên bảng tên và quên đồ dùng học tập
 b. Hoạt động 2. Triển khai hoạt động tuần 15: ( 10 phút)
 - Tiếp tục rèn chữ để dự thi chữ viết đẹp học sinh cấp trường.
 - Ôn bài và làm bài trước khi đến lớp .Đi học đúng giờ. Xem kĩ thời khoá biểu trước khi đến lớp.
 - Thực hiện phong trào đội “rác không chạm đất” thu gom giấy vụn.
 - Thực hiện kiểm tra việc giữ gìn vở sạch chữ đẹp. Tiếp tục duy trì tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ
 -Nạp giấy vụn làm kế hoạch nhhỏ.
 - Giữ gìn trường lớp sạch sẽ. Thi đua dạy tốt, học tốt. “chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam”
 2. Tổng kết dặn dò (7 phút)
 - Sinh hoạt văn nghệ tập thể, lớp phó văn thể điều khiển.
 - Dặn dò học sinh ôn kĩ bài trước khi đến lớp
 - Nhận xét tuyên dương, nhắc nhở khuyến khích học sinh.
***********&*********

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14.doc