Giáo án khối lớp 3 - Môn Tự nhiên xã hội - Tuần 5 đến tuần 34

Giáo án khối lớp 3 - Môn Tự nhiên xã hội - Tuần 5 đến tuần 34

 I/ Mục tiêu:

a) Kiến thức:

- Kể về tên một số bệnh về tim mạch.

- Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh tim ở trẻ em.

b) Kỹ năng:

- Kể được một số cách đề phòng bệnh thấp tim.

c) Thái độ:

 - Có ý thức phòng bệnh thấp tim.

II/ Chuẩn bị:

* GV: Hình trong SGK tran g 20, 21.

 * HS: SGK, vở.

III/ Các hoạt động:

1. Khởi động: Hát.

2. Bài cũ: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn.

 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:

 + Hoạt động nào có lợi cho tim?

 + Kể tên những loại thức ăn giúp bảo vệ tim mạch.

 - Gv nhận xét.

3. Giới thiệu và nêu vấn đề:

 Giới thiiệu bài – ghi tựa:

 4. Phát triển các hoạt động.

 

doc 103 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 795Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối lớp 3 - Môn Tự nhiên xã hội - Tuần 5 đến tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 05 Tự nhiên xã hội
 Tiết 09 Phòng bệnh tim mạch
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Kể về tên một số bệnh về tim mạch.
- Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh tim ở trẻ em.
Kỹ năng: 
- Kể được một số cách đề phòng bệnh thấp tim.
c) Thái độ: 
 - Có ý thức phòng bệnh thấp tim.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK tran g 20, 21.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Hoạt động nào có lợi cho tim?
 + Kể tên những loại thức ăn giúp bảo vệ tim mạch. 
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
TL
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
* Hoạt động 1: Động não.
- Mục tiêu: Kể tên một vài bệnh vầ tim mạch.
. Cách tiến hành.
- Gv yêu cầu mỗi Hs kể tên một vài bệnh về tim mạch mà các em biết. Ví dụ như: bệnh thấp tim, bệnh cao huyết áp, bệnh xơ vỡ động mạch, bệnh nhồi máu cơ tim.
- Sau đó Gv giải thích và nêu sự nguy hiểm của bệnh tim mạch.
* Hoạt động 2: Đóng vai.
- Mục tiêu: Hs nêu sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấm tm ở trẻ em.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc cá nhân.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình 1, 2, 3 SGK trang 20 và đọc các lời hỏi đáp của từng nhân vật trong các hình.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận các câu hỏi:
+ Ở kứa tuổi nào hay bệnh thấp tim?
+ Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào?
+ Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim?
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Gv yêu cầu các nhóm xung phong đóng vai dựa theo các nhân vật. Mỗi nhóm đóng một cảnh.
- Gv chốt lại.
=> Thấp tim là một bệnh về tim mạch mà lứa tuổi Hs thường mắc.
 + Bệnh này để di chứng nặng nề cho van tim, cuối cùng gây ra suy tim..
+ Nguyên nhân d6ãn đến bệnh là do viên họng, viên amiđan, viên khớp kéo dài.
* Hoạt động 3: Thảo luận.
- Mục tiêu: Kể được một số cách đề phòng bệnh thấp tim.
 Có ý thức đề phòng bệnh thấp tim.
Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình 4, 5, 6 trang 21, chỉ vào hình và nói về nội dung, ý nghĩa của các việc làm trong từng hình đối với việc đề phòng bệnh thấp tim.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số cặp lên trình bày.
- Gv chốt lại: Đề phòng bệnh thấp tim cần phải giữ ấm khi trời lạnh, ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh cá nhân tốt, luyện tập thể dục hằng ngày.
PP: Động não.
Hs kể những bệnh tim mạch.
PP: Đóng vai.
Hs đọc.
Hs thảo luận.
Hs đóng vai.
Hs lắng nghe.
PP: Thảo luận.
Hs quan sát hình và nói.
Hs lên trình bày.
 5 .Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Hoạt động bài tiết nước tiểu.
Nhận xét bài học.
Tuần 05 Tự nhiên xã hội
Tiết 10 Hoạt động bài tiết nước tiểu
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng.
Kỹ năng: 
- Giải thích tại sao hằng ngày mỗi người đều cần uống đủ nước.
c) Thái độ: 
 - Có ý thức bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 22, 23.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Phòng bệnh tim mạnh.
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Bệnh thấp nguy hiểm như thế nào?
 + Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim? 
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
TL
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
* Hoạt động 1: Quan sát, thảo luận.
- Mục tiêu: Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Gv yêu cầu 2 Hs quan sát hình 1 trang 22 SGK và chỉ ra đâu là thận, đâu là ống dẫn nước tiểu.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv treo hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to lên bảng và yêu cầu một vài Hs lên chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Gv chốt lại: Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
- Mục tiêu: Hs hiểu cấu tạo, nhiệm vụ của cơ quan bài tiết nước tiểu.
Các bước tiến hành.
Bước 1: Làm việc cá nhân.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình, đọc các câu hỏi và trả lời của các bạn trong hình 2 trang 23 SGK.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận theo các câu hỏi:
+ Nước tiểu tạo thành ở đâu? Trong nước tiểu có chất gì?
+ Nước tiểu đưa xuống bằng đường nào? TRước khi thảy ra ngoài, nước tiểu được chứa ở đâu?
+ Nước tiểu thảy ra ngoài bằng đường nào? Mỗi ngày trung bình1 người thảy ra bao nhiêu lít nước tiểu?
Bước 3: Thảo luận cả lớp.
- Gv yêu cầu mỗi nhóm lên trình bày.
- Gv chốt lại:
+ Thận có chức năng lọc máu, lấy các chất thải độc hại ra ngoài tạo thành nước tiểu.
+ Oáng dẫn nước tiểu cho nước tiểu đi từ thận xuống bọng đái.
+ Bóng đái có chức năng chứa nước tiểu.
+ Oáng đái có chức năng dẫn nước tiểu ra ngoài.
PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận.
Hs quan sát hình và chỉ ra.
Hs lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận cơ quan bài tiết nước tiểu.
PP: Thảo luận.
Hs quan sát hình.
Hs thảo luận nhóm.
Đại diện mỗi nhóm lên trình bày.
Đại diện mỗi nhóm lên trình bày.
Hs lắng nghe.
 5 .Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
Nhận xét bài học.
Tuần 06 Tự nhiên xã hội
 Tiết 11 Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
Nêu lợi ích của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
Kỹ năng: 
Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Biết giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
c) Thái độ: 
Giáo dục Hs biết giữ vệ sinh chung .
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK. Hình cơ quan bài tiết nhước tiểu phóng to
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Hoạt động bài tiết nước tiểu.
 - Gv 2 Hs lên nhìn hình và kể tên cơ quan bài tiết nước tiểu, chức năng của chúng?
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Thảo luận lớp.
- Mục tiêu: nêu được ích lợi của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
. Cách tiến hành.
Bước 1: 
- Gv Hs thảo luận câu hỏi:
- Gv hỏi : Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
=> giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu giúp cho cơ quan bài tiết nước tiểu sạch sẽ, không bị nhiễm trùng.
Bước 2
- Gv gọi 1 số cặp Hs lên trình bày kết quả thảo luận.
- Gv nhận xét câu trả lời của Hs và chốt lại 
=> Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để tránh bị nhiễm trùng.
 * Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
- Mục tiêu: Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo cặp
-Gv cho Hs xem hình 2, 3, 4, 5 trang 25 SGK :
- Gv hỏi :
+ Các bạn trong hình đang làm gì? 
+ Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số cặp Hs lên hỏi, đáp trước lớp.
- Gv yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi:
+ Chúng ta phải làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài cùa cơ quan bài tiết nước tiểu?
+ Tại sao hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> Chúng ta phải tắm rửa thường xuyên, lau khô người trước khi mặc quần áo, hằng ngày thay quần áo đặc biệt là quần áo lót. Chúng ta cần uống nước đầy đủ để bù cho quá trình mất nước và để tránh bệnh sỏi thận.
PP: Thảo luận, thực hành.
Hs thảo luận câu hỏi.
Hs trình bày kết quả thảo luận.
Hs khác nhận xét.
PP: Quan sát, giảng giải, thảo luận.
Hs trả lời.
Hs khác nhận xét.
Hs thảo luận
Đại diện vài em đứng lên trả lời.
Hs nhận xét.
Hs lắng nghe.
Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Cơ quan thần kinh.
Nhận xét bài học.
 Tuần 06 Tự nhiên xã hội
 Tiết 12 Cơ quan thần kinh
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
 Kể tên, chỉ trên sơ đồ và trên cơ thể vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh.
 Nêu vai trò của não, tủy sống, các dây thần kinh và các giác quan.
Kỹ năng: 
- Biết được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh.
c) Thái độ: 
Giá dục biết giữ gìn cơ quan thần kinh .
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 26, 27.
 Hình cơ quan thần kinh phóng to
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
+ Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
+ Chúng ta cần phải làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Quan sát tranh.
- Mục tiêu: Kể tên và chỉ được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ và trên cơ thể mình.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Nhó ...  2: 
- Gv chỉ cho Hs biết phần đất và phần nước trên quả địa cầu.
- Gv hỏi: Nứơc hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất.
- Gv mời đại diện một số nhóm lên trình bày
Bước 3:
- Gv giải thích kết hợp với minh họa bằng tranh, ảnh để cho Hs biết thế nào là lục địa, thế nào là đại dương.
+ Lục địa: Là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất.
+ Đại dương: Là khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa.
- Gv nhận xét và chốt lại.
=> Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất. Những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất gọi là lục địa. Phần lục địa chia thành 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- - Mục tiêu: Biết tên của 6 châu lục và 4 đại dương trên thế giới. Chỉ được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu các nhóm trả lời theo gợi ý:
+ Có mấy châu lục? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hình 3?
+ Có mấy đại dương? Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ hình 3?
+ Vị trí của Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời đại diện một số nhóm lên trình bày
- Gv nhận xét và chốt lại.
=> Trên thế giới có 6 châu lục: châu Á, châu Aâu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực và 4 đại dương: Thái Bình Dương, Aán Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi “ Tìm vị trí các châu lục và các đại dương”.
- Mục tiêu: Giúp Hs nhớ tên và nắm vững vi trí của các châu và các đại dương.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : 
- Gv chia nhóm Hs và phát cho mỗi nhóm một lược đồ câm, 10 tấm bìa nhỏ ghi tên châu lục hoặc đại dương.
Bước 2: 
- Khi Gv hô “ bắt đầu “ Hs trong nhóm sẽ trao đổi với nhau và dán các tấm bìa vào lược đồ câm.
PP: Thảo luận nhóm.
Hs các nhóm thảo luận.
Đại diện các nhóm lên trả lời các câu hỏi thảo luận.
Hs cả lớp bổ sung.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs quan sát và trả lời các câu hỏi.
Đại diện vài Hs lên trả lời các câu hỏi.
Hs cả lớp nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs lằng nghe.
Hs cả lớp chơi trò chơi.
Hs cả lớp nhận xét.
5 .Tổng kết – dặn dò.
 - Về xem lại bài. - Chuẩn bị bài sau: Bề mặt lục địa. - Nhận xét bài học.
Thứ , ngày tháng năm 200...
Tự nhiên xã hội
Bài 67 : Bề mặt lục địa.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp hs hiểu
- Mô tả bề mặt lục địa.
Kỹ năng: 
- Nhận biết được suối, sông, hồ.
c) Thái độ: 
 - Biết bảo vệ môi trường sống.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 128 - 129.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Bề mặt trái đất
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Có mấy châu lục? Chỉ và nói tên các châu lục đó?
 + Có mấy đại dương? Chỉvà nói tên các đại dương?
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận cả lớp.
- Mục tiêu: Mô tả bề mặt lục địa.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình trang 128 SGK.
+ Chỉ trên hình 1 chỗ nào là mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước?
+ Mô tả bề mặt lục địa?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi 1 số Hs trả lời trước lớp.
- Gv nhận xét chốt lại:
=> Bề mặt lục địa có chỗ cao (đồi, núi), có chỗ bằng phẳng (đồng bằng, cao nguyên), có những dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa nước (ao, hồ).
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- Mục tiêu: Nhận biết được suối, sông, hồ.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : 
- Gv yêu cầu Hs trong nhóm quan sát 1 hình trong SGK trang 128 và trả lời các gợi ý.
+ Chỉ con suối, con sông trên sơ đồ?
+ Con suối thường bắt nguồn từ đâu?
+ CHỉ trên sơ đồ dòng chảy của các con suối, con sông (dựa vào mũi tên trên sơ đồ).
+ Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu?
Bước 2: Thực hiện.
- Gv mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> Nước theo những khe chảy ra thành suốu, thành sông rồi chảy ra biển hoặc đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ.
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- Mục tiêu: Củng cố các biểu tượng suối, sông, hồ.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : 
- Gv khai thác vốn hiểu biết của Hs hoặc yêu cầu HS liên hệ với thực tế ở địa phương để nêu tên một con suối, sông, hồ.
Bước 2:
- Một vài Hs trả lời kết hợp với trưng bày tranh ảnh.
- Gv nhận xét, đánh giá các đội chơi.
PP: Quan sát, thảo luận nhóm.
Hs quan sát hình trong SGK
Hs trao đổi theo nhóm các câu hỏi trên.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs cả lớp nhận xét.
PP: Thảo luận.
Hs cả lớp thảo luận các câu hỏi.
Hs xem xét và trả lời.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs thực hành trả lời kết hợp với sưu tầm tranh ảnh.
5 .Tổng kết – dặn dò.
 - Về xem lại bài.
 - Chuẩn bị bài sau: Bề mặt lục địa (tiếp theo).
 - Nhận xét bài học.
	Bổ sung :
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thứ , ngày tháng năm 200...
Tự nhiên xã hội
Bài 68 : Bề mặt lục địa (tiếp theo).
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp hs hiểu
- Nhận biết được núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên.
Kỹ năng: 
- Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng.
c) Thái độ: 
 - Biết bảo vệ môi trường sống.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 130 -131.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Bề mặt lục địa (tiết 10
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Mô tả bề mặt lục địa?
 + Kể tên các con suối, dòng sông mà em biết ?
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận cả lớp.
- Mục tiêu: Nhận biết được núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên. Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình 1, 2 trang 130 SGK.
+ Độ cao của núi và đồi?
+ Đỉnh của núi và đồi?
+ Sườn của núi và đồi?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi 1 số Hs trả lời trước lớp.
- Gv nhận xét chốt lại:
=> Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc; còn đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- Mục tiêu: Nhận biết được đồng bằng, cao nguyên. Nhận ra sự khác nhau giữa đồng bằng, cao nguyên.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : 
- Gv yêu cầu Hs trong nhóm quan sát 2, 3, 4 hình trong SGK trang 131và trả lời các gợi ý.
+ So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên?
+ Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào?
Bước 2: Thực hiện.
- Gv mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc.
* Hoạt động 3: Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.
- Mục tiêu: Giúp Hs khắc sâu các biểu tượng về đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : 
- Gv yêu cầu mỗi Hs vẽ mô hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên vào giấy hoặc vở của mình.
Bước 2:
- Hai Hs ngồi cạnh nhau, đổi vở và nhận xét hình vẽ của bạn.
Bước 3:
- Một vài Hs trả lời kết hợp với trưng bày tranh ảnh.
- Gv nhận xét, đánh giá các đội chơi.
PP: Quan sát, thảo luận nhóm.
Hs quan sát hình trong SGK
Hs trao đổi theo nhóm các câu hỏi trên.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs cả lớp nhận xét.
PP: Thảo luận.
Hs cả lớp thảo luận các câu hỏi.
Hs xem xét và trả lời.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs thực hành vẽ hình đồi, núi.
Hs trình bày tranh, ảnh.
5 .Tổng kết – dặn dò.
 - Về xem lại bài.
 - Chuẩn bị bài sau: Oân tập và kiểm tra học kì II.
 - Nhận xét bài học.
	Bổ sung :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH 5-34.doc