Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học: 2011-2012 - Hồ Thị Hải

Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học: 2011-2012 - Hồ Thị Hải

TẬP ĐỌC BÀI : CÓ CÔNG MÀI SẮT ,CÓ NGÀY NÊN KIM

 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 1.Kiến thức: Hiểu nghĩa từ :ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót ,nguệch ngoạc Hiểu lời khuyên từ câu chuyện:Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.HS khá, giỏi hiểu ý nghĩa câu tục ngữ” Có công mài sắt có ngày nên kim”

 2.Kĩ năng:Đọc đúng rõ ràng toàn bài .Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy,giữa các cụm từ ; Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.

-.Kĩ năng sống ;Kn xác định giá trị,kn phản hồi ,lắng nghe tích cực,kn suy nghĩ sáng tạo,kn kiên định,đạt mục tiêu.

4.Thái độ: Giáo dục HS làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công .

II.CHUẨN BỊ: 1.GV :Tranh minh hoạ, bảng phụ

 2.HS : SGK

 

doc 261 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học: 2011-2012 - Hồ Thị Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1 Thứ hai 15/8/2011 
 Chào cờ :
TẬP ĐỌC BÀI : CÓ CÔNG MÀI SẮT ,CÓ NGÀY NÊN KIM 
 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	1.Kiến thức: Hiểu nghĩa từ :ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót ,nguệch ngoạcHiểu lời khuyên từ câu chuyện:Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.HS khá, giỏi hiểu ý nghĩa câu tục ngữ” Có công mài sắt có ngày nên kim”
	2.Kĩ năng:Đọc đúng rõ ràng toàn bài .Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy,giữa các cụm từ ; Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.
-.Kĩ năng sống ;Kn xác định giá trị,kn phản hồi ,lắng nghe tích cực,kn suy nghĩ sáng tạo,kn kiên định,đạt mục tiêu.
4.Thái độ: Giáo dục HS làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công .
II.CHUẨN BỊ: 1.GV :Tranh minh hoạ, bảng phụ
 2.HS : SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định:
2.Bài cũ: - Kiểm tra sách vở HS- GV nhận xét
3.Bài mới: 
TIẾT 1
3.1.Giới thiệu bài: Treo tranh giới thiệu -> ghi tên bài . 
3.2.Luyện đọc kết hớp giải nghĩa từ
- GV đọc mẫu - GV nêu giọng đọc
a/ GV gọi HS đọc từng câu
- GV theo dõi hướng dẫn HS luyện đọc những từ khó : quyển ,nguệch ngoạc, 
b/ GV gọi HS đọc từng đoạn –GV chia 4 đoạn
- GV g/nghĩa thêm một số từ trong mỗi đoạn
- GV hướng dẫn HS đọc câu dài 
c/Đọc từng đoạn trong nhóm- GV chia nhóm 2
- GV theo dõi hướng dẫn HS đọc- GV nhận xét
d. Cho HS đọc thi đọc. Gọi hai nhóm đọc
- GV nhận xét đánh giábình chọn HS đọc tốt
d/Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2
3.3. Củng cố tiết 1: 
TIẾT 2
 Tìm hiểu nội dung bài
- Gọi HS đọc đoạn 1,2.
* GV hỏi :Câu 1và câu 2 SGK- GV nhận xét chốt ý
+ Bà cụ mài thỏi sắt làm gì?
- Gọi HS đọc đoạn 3,4:
* GV hỏi câu 3 và câu 4 SGK
+ Câu chuyện khuyên em điều gì?
3.4. Luyện đọc lại: 
- GV phân vai HS đọc theo nhóm.
 - GV nh/xét ,bình chọn nhóm đọc hay nhất .
4.Củng cố:-Em thích nhân vật nào nhất?Vì sao?
Liên hệ giáo dục HS
5.Nhận xét,dặn dò:Về nhà các em đọc bài .
- GV nhận xét tiết học 
- Hát
- HS để sách vở dụng cụ lên bàn
- HS quan sát tranh nêu.
- HS nghe, kết hợp đọc thầm. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
- HS đọc từ khó cá nhân +đồng thanh
- HS đọc từng đoạn trước lớp
- HS đọc chú giải- HS khá đặt câu
- HS cá nhân +đồng thanh .
- HS đọc theo nhóm đôi
- Các nhóm thi đọc :cá nhân ,đồng thanh 
- HS đọc đồng thanh .
- 1học sinh đọc thành tiếng,lớp đọc thầm
- HS trả lời câu hỏi1 -2 em-Lớp nhận xét 
- HS trả lời 
- HS đọc đoạn 3,4 – Lớp đọc thầm
- HS khá, giỏi trả lời-Lớp nhận xét 
- HS phân vai đọc trong nhóm
- HS thi đọc theo vai- HS nhận xét
- HS trả lời
-HS thực hiện 
 	 TOÁN: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS biết đếm, đọc ,viết các số từ 0 đến 100. Nhận biết được các số có một chữ số, cóhai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số;số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số,số liền trước, số liền sau của1 số.( Bài tập cần làm1,2,3 )
2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng đếm, đọc, viết số 1 đến 100, làm toán nhanh, chính xác.
3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, yêu thích học toán.
II.CHUẨN BỊ:
 1.GV:Bảng phụ kẻ ô vuông
 2.HS:SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định:
2.Bài cũ:- Kiểm tra dụng cụ học toán- GV nhận xét
3.Bài mới: 
3.1.Giới thiệu bài: Giới thiệu chương trình toán lớp 2
3.2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Bài tập 1: - Gọi HS đọc đề
- Cho HS làm miêng
- GVcùng HS nhận xét sửa sai
Bài tập 2:- Gọi HS đọc đề
- Cho HS làm vào SGK, 1 HS làm phiếu bài tập
- GVcùng HS nhận xét sửa sai
Bài tập 3: -Yêu cầu HS đọc đề
- HS làm vào vở nháp - Gọi HS lên điền số 
-Yêu cầu lớp nhận xét
- GV theo dõi nhận xét sửa sai 
3.Củng cố: 
- GV yêu cầu HS đếm số từ 0 đến 100
- Nêu số lớn nhất có 1 chữ số?
- Nêu số lớn nhất có hai chữ số?
- Cho HS đếm các số tròn chục.
- Giáo dục học sinh cẩn thận làm toán
4.Nhận xét, dặn dò:
- Dặn dò HS về nhà học bài
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương
- HS hát
- HS để dụng cụ lên bàn
- HS nghe
-1 HS nêu yêu cầu 
-HS nối tiếp nhau nêu miệng
-HS nêu số có 1 chữ số.
-Số bé nhất có 1 chữ số: 0
-Số lớn nhất có 1 chữ số: 9
- 1-2 emđọc đề
- Cả lớp làm bài vào SGK- 1HS làm phiếu bài tập
- HS nêu các số có 2 chữ số.
- Số bé nhất có 2 chữ số: 10.
- Số lớn nhất có 2 chữ số: 99
-1 HS nêu yêu cầu
- 4 HS lên bảng điền; Lớp làm nháp
a. Số liền sau của 39 là 40
b. Số liền trước của 90 là 89
c. Số liền trước của 99 là 98
d. Số liền sau của 99 là 100
- HS đếm các số từ 0-> 100
- HS trả lời cá nhân
- HS nghe
 Thứ ba ngày 16/8/2011 
 MÔNTHỦ CÔNG: GẤP TÊN LỬA (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: HS biết cách gấp tên lửa
2.KĨ năng: HS gấp được tên lửa .Các nếp gấp tương đối bằng phẳng
3.Thái độ: Giáo dục HS hứng thú và yêu thích gấp hình.
II.CHUẨN BỊ:
	1. GV:Mẫu tên lửa, qui trình gấp tên lửa -HS: Giấy gấp, kéo hồ dán.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- GV cùng HS nhận xét
2. Bài mơi : 
2.1.Giới thiệu bài:Giới thiệu chương trình thủ công lớp 2.
Hoạt động 1: Quan sát mẫu và nhận xét
- Cho HS quan sát mẫu tên lửa và nhận xét.
+ Hình dáng? Mũi,Thân ?
- GV mở dần mẫu gấp tên lửa.
- GV gấp lại lần lượt từng bước đấn khi được tên lửa như ban đầu.
- GV nêu câu hỏi về cách gấp tên lửa.
- GV nhận xét 
* GV thao tác mẫu
- GV vừa thao tác mẫu vừa chỉ vào qui trình gấp
+ Bước 1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa
.Gấp đôi tờ giấy để lấy đường dấu giữa, mở giấy ra và gấp theo đường dấu gấpmới gấp cho thẳng và phẳng
+ Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng
- Bẻ các nếp gấp sang hai bên đường dấu giữa và miết dọc theo đường dấu giữa được tên lửa.
..cho 2 cánh tên lửa ngang ra và phóng tên lửa theo hướng chếch lên không trung.
- GV cho HS nhắc lại qui trình gấp.
Hoạt động 2:Thực hành
- Cho HS thực hành gấp
- GV theo dõi hướng dẫn HS
- Gọi 3 em đại diện 3 tổ thi gấp- GV nhận xét
* Trưng bày sản phẩm
- Trưng bày 1 số sản phẩm đã làm xong.
- GV cùng HS nhận xét
3.Củng cố: - Cho HS nêu lại cách gấp tên lửa?
- Giáo dục HS? Yêu quí và bảo quản sản phẩm.
4.Nhận xét - Dặn dò: 
- Chuẩn bị tiết học sau. -GV nhận xét tiếthọc.
- HS để dụng cụ lên bàn
- HS nghe
- HS quan sát nhận xét
- HS quan sát trả lời
- H S theo dõi
- HS chú ý
- 2 em nhắc lại
- Cả lớp thực hành trên giấy nháp.
- 3 HS lên bảng thi gấp -Lớp nhận xét bình chọn
- HS trưng bày sản phẩm
- 2-3 HS nhắc lại cách gấp
 MÔN TOÁN: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (Tiếp )
 I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Biết viết số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị, thứ tự của các số.Biết so sánh các số trong phạm vi 100.(Bài tập cần làm1,3,4,5)
2.Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng viết số, so sánh số , sắp xếp số theo tt, nhanh, ch/xác
3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận yêu thích học toán.. 
II.CHUẨN BỊ :1. GV : Bảng phụ - HS : SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định:
2.Bài cũ: -Gọi 2 em làm bảng.
 -Số liền sau số 39.
-Nêu số lớn nhất có một chữ số?
-GV nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài :GV giới thiệu bài ghi bảng tên bài. 
3.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1: Gọi HS đọc đề .
- Gọi 1em lên bảng làm-lớp làm vào SGK
- GV cùng HS nhận xét sửa bài .
-Yêu cầu HS nêu cách , đọc , viết số?
Bài tập 2 :Khuyến khích HS khá, giỏi làm
- GV theo dõi
 Bài tập 3:- Gọi HS đọc đề . 
-Yêu cầu HS làm vào SGK–chia nhóm HS cho HS thi đua giữa các nhóm.
- Yêu cầu HS nhận xét
 -Yêu cầu HS nêu cách so sánh ?
Bài tập 4:- Gọi 1em đọc đề .
- Hướng dẫn HS so sánh . 72.>70 vì cùng chữ số hàng chục là 7 mà 2 > 0 nên 72 >70.
- Gọi 2 HS làm bảng .Lớp làm vào vở. 
- GV cùng HS nhận xét
Bài tập 5:Gọi HS đọc yêu cầu
4.Củng cố:
- Cho HS so sánh 82+3 86
- Muốn so sánh 2 số ta làm thế nào?
- GV liên hệ giáo dục HS
5.Nhận xét,dặn dò: - Dặn HS về nhà ôn bài 
- GV nhận xét tiết học tuyên dương.
- HS hát
- 2 HS lên bảng làm
- HS nhận xét
- HS nghe
- 1-2 emđọc đề
- 1HS lên bảng làm-Lớp làm vào SGK
-1HS nêu 
- HS khá, giỏi nêu miệng
- 2 emđọc yêu cầu đề - Điền dấu ,= 
- 2 nhóm mỗi nhóm 2 em lên bảng làm
 3438 2772 80 + 685
- HS nêu
- 1H S đọc đề
-2 HS lên bảng làm. Lớp làm bài vào vở
- 1 HS đọc; Lớp làm SGK
 - HS nêu miệng
 - 2 HS thi làm
 - H S nêu
 Mỹ thuật : GV mỹ thuật dạy 
MÔN ĐẠO ĐỨC: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ(Tiết 1)
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:HS nêu được một số biểu hiện cụ thể và nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý hằng ngày của bản thân, thực hiện theo thời gian biể
2.Kĩ năng:Biết được quyền được học tập, quyền được đảm bảo sức khoẻ, quyền tham gia xây dựng thời gian biểu cá nhân.Thực hiện theo thời gian biểu.
3.Kĩ năng sống .kn quản lí thời gian,kn lập kế hoạch,kn tư duy tự phê phn..
 4.Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự học tập, sinh hoạt đúng giờ.
II.CHUẨN BỊ: 1. GV:Dụng cụ sắm vai, phiếu học tập cho hoạt động 1,2.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA H SINH
1.Ổn định:
2.Bài cũ: - Kiểm tra dụng cụ học tập. GV nhận xét
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài :Trong học tập và sinh hoạt nếu thực hiện đúng giờ sẽ có lợi gì ? hôm nay 
* Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
* Mục tiêu: HS có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến trước các hành động
* Cách tiến hành: - GV chia nhóm
- Cho HS quan sát tranh 1-2 vở bài tập và thảo luận theo các tình huống sau.
 Việc làm nào đúng? việc làm nào sai? Tại sao đúng? Tại sao sai?
- Mời đại diện nhóm trình bày-GV nhận xét 
*GV kết luận chung:Giờ học toáncả nhà
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
* Mục tiêu:HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
* Cách tiến hành: Cho HS đọc yêu cầu của bài
- H S thảo luận nhóm. HS đóng vai cách xử lí tình huống
- Gọi từng nhóm lên đóng vai-Các nhóm tranh luận
*GV kết luận: Có nhiều cách ứng xử .Chúng ta nên chọn.. 
* Hoạt động 3: Giờ nào việc nấy
* Mục tiêu: Giúp HS biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ
*Cách tiến hành: - GV chia nhóm yêu cầu HS thảo luận - Mời đại diện nhóm trình bày- GV nhận xét
* GV kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lí để đủ thời 
4.Củng cố:-Vì sao chúng ta cần phải học ... . HD viết câu ứng dụng:
- Mở phần bảng phụ viết câu ứng dụng.
- Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng
- Con hiểu gì về nghĩa của câu này?
 Ích nước lợi nhà
Quan sát chữ mẫu:
- Nêu độ cao của các chữ cái?
- Vị trí dấu thanh đặt như thế nào ?
- Khoảng cách các chữ như thế nào ?
- Viết mẫu chữ “Ích” trên dòng kẻ ( Bên chữ mẫu).
* HD viết chữ “Ích” vào bảng con.
- Nhận xét- sửa sai.
HĐ4. HD viết vở tập viết: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu viết, cho HS viết bài 
- Theo dõi, hướng dẫn thêm cho một số em viết chậm. 
- Lưu ý HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
Chấm chữa bài: 
- Thu 5 - 7 vở chấm bài.
- Nhận xét bài viết.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà viết lại chữ viết sai.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- 2 HS lên bảng viết.
- Nhận xét.
- Nhắc lại.
* Quan sát chữ mẫu.
- Chữ hoa I gồm 2 nét: Nét 1 là nét kết hợp 2 nét cong trái và lượn ngang. Nét 2 móc ngược trái, phần trái lượn vào trong.
- Cao5 đơn vị, rộng 3 đơn vị.
- Lắng nghe và thực hiện.
 - Viết bảng con 2 lần.
- 2, 3 HS đọc câu ứng dụng.
- Đưa ra lời khuyên nên làm những việc tốt cho gia đình cho đất nước.
- Quan sát, nhận xét.
- Các chữ có độ cao 2,5 đơn vị: I, h, l 
Các chữ còn lại có độ cao 1 đơn vị.
- Dấu sắc đặt trên i ở chữ ích, đặt trên ơ của chữ nước, dấu nặng dưới ơ, dấu huyền trên a.
- Các chữ cách nhau một con chữ o.
- Quan sát.
- Viết bảng con 2 lần.
- Viết bài trong vở tập viết theo đúng mẫu chữ đã qui định.
*HSKG viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở tập viết 2.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
 Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2011
MÔN TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
 Ở tiết học này, HS:
- Thuộc bảng trừ 12 trừ đi một số.
- Thực hiện được phép trừ dạng 52 - 28
- Biết tìm số hạng của một tổng.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 52 - 28.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (cột 1, 2), Bài 3 (a, b), Bài 4.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tóm tắt bài tập 4 trên bảng phụ. 
III. Các Hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra.
Gọi 2 HS lên bảng Đặt tính và tính:
42 - 17	72 - 1 9
52 - 38	82 - 46
GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu: 
Tiết toán hôm nay chúng ta học bài luyên tập.
HĐ 2. Luyện tập - thực hành.
Bài 1.
+ Bài 1 yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS tự làm nhẩm rồi ghi kết quả tính vào vở toán
- Yêu cầu HS thông báo kết quả nhẩm theo hình thức nối tiếp.
- Nhận xét, sửa chữa nếu HS sai
Bài 2. (bỏ cột 3)
- Gọi 2 HS nêu yêu cầu của bài.
+Khi đặt tính các em phải chú ý điều gì?
+Tính từ đâu đến đâu?
- HS làm bài vào vở toán lớp. Gọi 3 HS lên bảng mỗi em 1 cột tính.
62 - 27	72 - 15	32 - 8
53 - 19	36 + 36	25 + 27
- Gọi 3 HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn
- Nhận xét và cho điểm
Bài 3: (bỏ cột b)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở sau đó gọi vài HS nêu cách làm của mình.
Bài 4. Gọi 1 HS đọc đề bài và tóm tắt
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng của bạn
- GV nhận xét và ghi điểm.
Bài 5. 
- Gọi HS đọc đề bài
- Vẽ hình trên bảng.
+Hình tam giác có mấy cạnh?
- Yêu cầu HS đếm số hình tam giác trắng // yêu cầu đếm số hình tam giác xanh // Yêu cầu đếm số hình tam giác nửa trắng, nửa xanh // Có tất cả bao nhiêu hình tam giác?
- Vậy chúng ta khoanh vào câu trả lời nào?
4. Củng cố, dặn dò.
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 2 HS nhận xét bài làm của 2 bạn trên bảng
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
+Tính nhẩm
- Thực hành tính nhẩm
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả của từng phép tính (theo bàn hoặc theo tổ).
- Đặt tính rồi tính
+Viết số bị trừ ở trên, số bị trừ ở dưới số trừ, sao cho đơn vị thẳng cột đơn vị, chục thẳng cột chục.
+Tính từ phải sang trái
- HS làm bài
- Nhận xét về cách đặt tính, kết quả phép tính. Tự kiểm tra lại bài của mình.
- Tìm x
- Làm vào vở
- x bằng 52 – 18 vì x là số hạng chưa biết trong phép cộng x + 18 = 52.
Muốn tìm x ta lấy tổng (52) trừ đi số hạng đã biết (18)
Tóm Tắt
Gà và thỏ: 42 con
Thỏ: 18 con
Gà:  con
Giải.
Số con gà có là:
42 – 18 = 24 (con)
Đáp số: 24 con.
- HS tự sửa bài.
- Gọi 1 HS lên làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở.
- Đọc đề bài
- Hình tam giác có 3 cạnh
- 4 hình
- 4 hình
- 2 hình
- Có tất cả 10 hình tam giác.
- Đ. Có 10 hình tam giác. 
- Nêu.
MÔN TẬP LÀM VĂN: CHIA BUỒN, AN ỦI
I. Mục tiêu
Ở tiết học này, HS:
 - Biết nói lời chia buồn, an ủi đơn giản với ông, bà trong những tình huống cụ thể (bài tập 1, bài tập 2). 
- Viết được một bức bưu thiếp ngắn thăm hỏi ông bà khi em biết tin quê nhà bị bão (BT3).
II. Đồ dùng dạy - học:
1.Giáo viên: Tranh minh họa Bài 2 trong SGK/tr 94, bưu thiếp.
2. Học sinh: Sách Tiếng Việt, vở.
III. Các hoạt doognj dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Gọi HS đọc bài làm của bài tập 2, tuần 10.
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới 
HDD. Giới thiệu bài:
-Khi thấy người khác buồn em phải làm gì? 
-Các em có thường xuyên nói chuyện với ông bà không? 
-Khi ai đó gặp chuyện buồn, ta hãy nói một vài lời an ủi, người đó sẽ thấy vui hơn rất nhiều. Bài học hôm nay dạy các em biết nói lời an ủi với ông, bà hay những người già xung quanh mình. 
- Phát triển các hoạt động 
HĐ 2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- Gọi HS nói câu của mình. Sau mỗi lần HS nói, GV sửa từng lời nói. 
Bài 2:
- Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? 
- Nếu em là em bé đó, em sẽ nói lời an ủi gì với bà? 
- Treo bức tranh và hỏi: Chuyện gì xảy ra với ông? 
- Nếu là bé trai trong tranh em sẽ nói gì với ông? 
- Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt 
HĐ 3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 3 
- Phát giấy cho HS 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và yêu cầu HS tự làm 
- Đọc 1 bưu thiếp mẫu cho HS tham khảo.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét bài làm của HS. 
- Thu một số bài hay đọc cho cả lớp nghe. 
4. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về nhà viết bưu thiếp thăm hỏi ông bà hay người thân ở xa.
- Chuẩn bị bài sau.
- 3 đến 5 HS đọc bài làm. 
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Đọc yêu cầu 
- Ông ơi, ông làm sao đấy? Cháu đi gọi bố mẹ cháu về ông nhé./ Ông ơi! Ông mệt à! Cháu lấy nước cho ông uống nhé./ Ông cứ nằm nghỉ đi. Để lát nữa cháu làm. Cháu lớn rồi mà ông. 
- Hai bà cháu đứng cạnh một cây non đã chết. 
- Bà đừng buồn. Mai bà cháu mình lại trồng cây khác./ Bà đừng tiếc bà ạ, rồi bà cháu mình sẽ có cây khác đẹp hơn. 
- Ông bị vỡ kính 
- Ông ơi! Kính đã cũ rồi. Bố mẹ cháu sẽ tặng ông kính mới./ Ông đừng buồn. Mai ông cháu mình sẽ cùng mẹ cháu đi mua kính mới nhé ông! 
- Nhận giấy làm bài.
- Đọc yêu cầu và tự làm. 
- Lắng nghe và vận dụng.
- 3 đến 5 HS đọc bài làm.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và thực hiện.
MÔNCHÍNH TẢ (Nghe – viết): CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
Làm đúng BT2 ; BT(3) a / b 
GD học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở đẹp, yêu thích môn học chính tả.
KNS: Lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- BP: Viết sẵn đoạn viết, các bài tập 2,3.
III. Các hoạt động dạy - học.
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra sĩ số, HS hát tập thể.
2, Kiểm tra: 
- Đọc các từ cho HS viết: màu nhiệm ruộng vườn, móm mém, dang tay.
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới: 
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. HDHS nghe – viết.
* Đọc đoạn viết.
- Cây xoài có gì đẹp.
* HD viết từ khó:
- Đọc cho HS viết từ khó, dễ lẫn: cây xoài, trồng, xoài cát, lẫm chẫm, cuối. 
- Nhận xét - sửa sai.
*HD viết bài:
- Đọc đoạn viết.
- Lưu ý cách trình bày, quy tắc viết hoa,
- Yêu cầu viết bài.ư
- GV quan sát, uốn nắn tư thế ngồi viết của học sinh.
*. Đọc soát lỗi.
- Đọc lại bài, đọc chậm
* Chấm, chữa bài:
-Thu 7- 8 bài chấm điểm.
- Nhận xét, đánh giá.
HĐ 3. HD làm bài tập:
* Bài 2: 
- Yêu cầu làm bài - chữa bài.
* Bài 3: 
- Yêu cầu làm bài- chữa bài.
- Yêu cầu đổi vở kiểm tra.
- Nhận xét - đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc lại qui tắc chính tả.
- Nhắc những em bài viết mắc nhiều lỗi về viết lại.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- 2 HS lên bảng viết - cả lớp viết b/c.
- Nhận xét, sửa sai (nếu có).
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Nghe - 2 học sinh đọc lại.
- Cuối đông hoa nở trắng cành, đầu hè, quả sai lúc lỉu, từng chùm quả to đu đưa theo gió.
- Viết bảng con.
- Nghe, sửa sai.
- Nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Nghe viết bài.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Soát lỗi dùng bút chì gạch chân chữ sai.
- Lắng nghe và sửa sai.
* Điền vào chỗ trống g/ gh.
Lên thác xuống ghềnh
Con gà cục tác lá chanh
 Gạo trắng nước trong
 Ghi lòng tạc dạ
- Đọc cả nhóm - đồng thanh .
* Điền vào chỗ trống:
a. s hay x ?
 Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm
 Cây xanh thì lá cũng xanh
 Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
b. ươn hay ương?
 Thương người như thể thương thân
 Cá không ăn muối cá ươn
 Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
 - Nhận xét.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Lắng nghe và thực hiện.
Sinh hoạt lớp: KIỂM ĐIỂM TRONG TUẦN
 - HS biết được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần vừa qua.
 - Phương hướng trong tuần tới: Học tập theo chủ đề Biết ơn thầy cô giáo.
 - Biết lễ phép, nghe lời và kính trong thầy cô giáo.
II. Nội dung sinh hoạt.
1. Cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết
2. Kiểm điểm các hoạt động trong tuần.
 - Hoạt động học tập. 
.... 
 - Hoạt động thể dục, vệ sinh: . 
 - Các hoạt động phong trào khác:
..
 3. Phương hướng tuần tới.
 - Tiếp tục rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
 - Đi học đúng giờ quy định. 
 - Có đầy đủ đồ dùng học tập.
 - Chú ý đến vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung. 
 - Thực hiện tốt ATGT.
 4. Tổ chức cho học sinh Giao lưu vẽ tranh về chủ đề “ Thầy cô giáo em”
 - GV HD các nội dung vẽ tranh
 - Tổ chứcvẽ tranh.
 - Cho HS trưng bày tranh và nhận xét đánh giá, xếp loại.
 - Công bố kết quả những HS vẽ tranh đẹp nhất.
 5. Tổng kết- Dặn dò:- Tuyên dương HS có cố gắng trong tuần qua.
 - Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_1_nam_hoc_2011_2012_ho_thi_hai.doc