Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 8

Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 8

ĐẠO ĐỨC

NHỚ ƠN TỔ TIÊN

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh biết:

- Biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.

- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.

- Biết tự hào về truyền thống gia đình dòng họ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 Tranh minh họa trong SGK.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (bài tập 4, SGK)

* Mục tiêu: Giáo dục HS ý thức hướng về cội nguồn.

* Cách tiến hành

1. Đại diện các nhóm HS lên giới thiệu các tranh ảnh, ảnh, thông tin mà các em thu thập được về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

2. Thảo luậnnhóm đôi các gợi ý sau:

- Em nghĩ gì khi xem, đọc và nghe các thông tin trên?

- Việc nhân dân ta tổ chức Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mồng mười tháng ba hằng năm thể hiện điều gì?

 Đại diện nhóm trình bày

3. GV kết luận về ý nghĩa của Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

 

doc 20 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 8
( Từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 10 năm 2010 )
Thứ ngày
Tiết
Tiết
PCCT
Môn học
Tên bài dạy
Hai
1
2
3
4
8
15
36
15
Đạo đức 
Tập đọc 
Toán 
Thể dục
 Nhớ ơn tổ tiên ( tiết 2 )
Kỳ diệu rừng xanh 
Số thập phân bằng nhau
ĐHĐN-Trò chơi “ Trao tín gậy”
Ba
1
2
3
4
37
8
8
15
Toán 
Mĩ thuật
Chính tả
Khoa hoc 
So sánh số thập phân 
Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có dạng hình trụ.
N - viết: Kỳ diệu rừng xanh
Phòng bệnh viêm gan A.
Tư
1
2
3
4
8
38
8
16
Kể chuyện
Toán
 Lịch sử
Tập đọc
Kể chuyện đã nghe đã đọc.
Luyện tập chung 
Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Trước cổng trời
Năm
1
2
3
4
16
16
39
15
LTVC 
Thể dục
Toán 
TLV
Luyện tập về từ nhiều nghĩa
ĐT: Vươn thở và tay -Trò chơi “ Dẫn bóng”
Luyện tập chung.
Luyện tập tả cảnh.
Sáu
1
2
3
4
8
40
16
16
Âm nhạc
Toán 
Khoa học
TLV
Ôn 2 bài hát : Reo vang bình minh; Hãy giữ 
Viết các số đo độ dài dưới dạng STP.
Phòng tránh HIV. AIDS.
Luyện tập về tả cảnh.
 Thứ 2 ngày 11 tháng 10 năm 2010
Đạo đức
Nhớ ơn tổ tiên 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết:
- Biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên. 
- Biết tự hào về truyền thống gia đình dòng họ.
II. Đồ dùng dạy học :
 Tranh minh họa trong SGK.
Iii – Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (bài tập 4, SGK) 
* Mục tiêu: Giáo dục HS ý thức hướng về cội nguồn.
* Cách tiến hành
1. Đại diện các nhóm HS lên giới thiệu các tranh ảnh, ảnh, thông tin mà các em thu thập được về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
2. Thảo luậnnhóm đôi các gợi ý sau:
- Em nghĩ gì khi xem, đọc và nghe các thông tin trên?
- Việc nhân dân ta tổ chức Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mồng mười tháng ba hằng năm thể hiện điều gì?
 Đại diện nhóm trình bày
3. GV kết luận về ý nghĩa của Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Hoạt động 2: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ (bài tập 2, SGK)
* Mục tiêu: HS biết tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình có ý thức giữ gìn, phát huy các truyền thống đó.
* Cách tiến hành:
1. HS lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình của dòng họ mình.
- Em có tự hào về các truyền thống đó không?
- Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó?
3. GV kết luận: Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp riêng của mình. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy các truyền thống đó.
Hoạt động 3: HS đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề Biết ơn tổ tiên (bài tập 3, SGK)
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố bài học
* Cách tiến hành
Thảo luận nhón 3
 Đại diện trình bày
 2 HS đọc lại phần Ghi nhớ trong SGK.
IV. Cũng cố - Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau
Tập đọc
Kì diệu rừng xanh
I- Mục đích - yêu cầu :
 1. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
 2. Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng 
GDMT: HS thêm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên từ đó có ý thức bảo vệ môi trường
II- Đồ Dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ SGK
III- Các hoạt động dạy học 
A. Bài cũ: - HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
 - Giáo viên nhận xét.
B. Bài mới: 
1) Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc :
– 1 học sinh đọc toàn bài. 
- HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn của bài ( 3 đoạn ) 2 lượt.
- GV giải thích để học sinh hiểu một số từ mới.
- Học sinh luyện đọc theo cặp 
- 1 học sinh đọc lại cả bài - GV đọc diễn cảm bài văn lần 1.
b) Tìm hiểu bài 
- HS đọc đoan 1 trả lời câu hỏi: : Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? (HS Y)
 + Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào? (HS TB, K)
+ Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? (HSG)
- 1HS đọc đoan 2 trả lời câu hỏi: Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng? (TB)
- Học sinh đọc thầm đoạn 3 và trả lời các câu hỏi còn lại.(HS K)
- Học sinh khác và giáo viên nhận xét.
- Học sinh trả lời câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của bài: Qua bài văn tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?(HSG)
- Học sinh khác và giáo viên nhận xét, bổ sung: Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
Chúng ta cần làm gì để bảo vệ được vẻ đẹp của rừng được mãi mãi?
c) Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm 
- Giáo viên hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1. – Học sinh nêu cách đọc.
- HS luyện đọc theo nhóm.
C. Cũng cố – Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học – Dặn học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc thêm.
Toán
Số thập phân bằng nhau
I- Mục tiêu: Giúp HS nhận biết:
- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của STP không thay đổi.
- Rèn kỹ năng so sánh, tính toán và giải toán.
II- Các hoạt động dạy học 
A. Bài cũ: Học sinh làm ở nhà
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu MT tiết học.
2. Phát hiện đặc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) tận cùng bên phải của số thập phân đó.
a. GV hướng dẫn HS tự giải quyết các chuyển đổi trong các ví dụ của bài học để nhận ra rằng: 0,9 = 0,90	 0,09 = 0,900
 0,90 = 0,9	 0,900 = 0,90
Từ đó HS tự nêu được các NX (dưới dạng các câu khái quát) như trong bài học.
b. GV hướng dẫn HS nêu các ví dụ minh hoạ cho các nhận xét đã nêu trên.
3. Thực hành:
Bài 1: - Học sinh đọc yêu cầu 
- Học sinh làm cá nhân và nêu cách làm ( Học sinh TB, yếu ).
- Học sinh nối tiếp nhau chữa bài.
- Học sinh khác nhận xét, giáo viên kết luận. 
Bài 2: - Học sinh đọc yêu cầu (HSK)
- Học sinh làm bài theo nhóm đôi.
- HS làm các nhân vào vở - 1 học sinh chữa bài.
- Giáo viên nhận xét – bổ sung. 
Bài 3: - Học sinh đọc yêu cầu BT 3. (HSG)
- Học sinh làm bài cá nhân.
- HS làm các nhân vào vở - Học sinh chữa bài.
- Giáo viên nhận xét – bổ sung. 
C. Củng cố – Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
bài 15
 đội hình đội ngũ
Trò chơi “TRao tín gậy”
i. mục tiêu:
* Ôn tập kĩ thuật ĐHĐN: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều (thẳng hướng, vòng phải, vòng trái), đứng lại. Yêu cầu HS tập hợp hàng nhanh, trật tự, động tác đúng kĩ thuật, đều, đúng khẩu lệnh.
* Chơi trò chơi “Trao tín gậy”. Yêu cầu HS tham gia chơi chủ động tích cực, chơi đúng luật.
 ii. địa điểm-phương tiện:	+ Sân tập vệ sinh an toàn sạch.
 	 + Kẻ sân trò chơi, dụng cụ chơi.
iii. phương pháp tổ chức dạy học:
phần
nội dung
t.g
pp tổ chức dạy học
 I
mở
đầu
II
cơ
bản
III
kết
thúc
- G.viên nhận lớp,h.sinh khởi động
 + Xoay các khớp.
 + Tìm người chỉ huy.
* Ôn tập kĩ thuật ĐHĐN: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều (thẳng hướng, vòng phải, vòng trái), đứng lại.
* Chơi trò chơi “Trao tín gậy”.
+ Mục đích: Rèn luyện khéo léo nhanh nhẹn.
+ Cách chơi: (Lớp 4).
* Học sinh thả lỏng cùng g.v hệ thống và nhận xét bài học.
4-6’
13-15
7-9’
4-6’
Cán sự điều hành h.sinh k.động. 
 + + + + + + +
 + + + + + + +
 Gv
- Gv nhắc lại khẩu lệnh, kỉ thuật động tác, làm mẫu lại. HS quan sát, lắng nghe. Tổ chức lập luyện.
+ Lần 1 GV HD điều hành.
+ Lần 2: GV chia tổ CS điều hành. GV quan sát giúp đỡ.
+ Lần 3: Thi các tổ. GV cùng HS quan sát nhận xét.
+ Lần 4: CS điều hành tập cả lớp, Gv củng cố.
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi. Tổ chức chơi.
(H.s K, G tham gia chơi chủ động. H.s TB, Y tham gia chơi tương đối chủ động).
- H.sinh thả lỏng cùng g.v nhận xét bài học.
 Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2010
Toán
So sánh 2 số thập phân
. Mục tiêu:
 *Giúp HS biết cách so sánh hai số thập phân và biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc ngược lại).
II. Chuẩn bị : Tờ giấy rôki viết sẳn kết luận và quy tắc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 A. Bài cũ :
 Hai học sinh lên bảng làm bài :
 Viết 5 số thập phân bằng số 0,5  ; 12,5
HS nhận xét GV bổ sung.
B. Bài mới : 	
1. Giới thiệu bài :
 Các em đã biết so sánh 2 số tự nhiên , vậy muốn so sánh 2 số thập phân ta làm như thế nào ? Qua bài học hôm nay bài ‘So sánh HAI số thập phân’các em xẻ hiểu và làm được dạng toán này. GV ghi đầu bài . 
2. Hướng dẫn HS tìm cách so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau 
GV Đưa ra VD so sánh 5, 1m và 4,9m
GV hướng dẫn đổi 5,1m = 51dm 
 4,9m = 49dm
 GV hỏi : 51dm và 49 m đơn vị đo nào lớn hơn ? 
GV ghi bảng 51dm > 49 dm (ở hàng chục 5 > 4 )
Vậy 5, 1m > 4,9m (phần nguyên 5 > 4)
+ HS lấy VD và so sánh
GV hỏi : Muốn so sánh 2 số TP có phần nguyên khác nhau ta làm ntn ?
HS trình bày GV ghi bảng.
 Trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn 
3. Hướng dẫn HS tìm cách so sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau, phần thập phân khác nhau
So sánh 35,7 và 35,698.	 
 GV hướng dẫn :
 - Em hảy viết một số thập phân mới, mà phần thập phân có 3 chử số và bằng số thập phân 35.7 (35,700).
- GV hỏi : Em cố nhận xét gì về 2 số thập phân này ? (hai số TP này đều có phần nguyên bằng nhau và có phần thập phân khác nhau.)
 - 35,700 ; 35 là phần nguyên, 700 là phần thập phân
 - 35,698 ; 35 là phần nguyên, 698 là phần thập phân 
 Trong hai số này ta thấy phần nguyên bằng nhau, phần thập phân khác nhau khi so sánh ta chỉ so sánh phần thập phân
- Ta thấy 700 > 698, nên 35,700 > 35,689. Vậy 35,7> 35,698 (phần nguyên bằng nhau, hàng phần mười có 7 > 6).
 GV lấy ví dụ : 23,32 và 23,214 số nào lớn hơn , HS nêu 
GV hỏi : Khi 2 số TP có phần nguyên bằng nhau ta so sánh ntn ? 
- 1 HS nêu GV treo kết luận , 1HS đọc
* Vậy muốn so sánh hai số thập phân ta làm như thế nào ? HS nêu quy tắc 
GV gắn bảng phụ lên , hai em nhắc lại
 * GV đưa ví dụ1 :Dựa vào quy tắc hãy so sánh 630,72 và 630,70 , vì sao em lại biết ? (phần nguyên bằng nhau, hàng phần mười bằng nhau, ở hàng phần trăm có 2> 0).HS nhận xét, GV bổ sung.
	Ví dụ 2: So sánh 73,321 và 73,8 làm tương tự
4. Thực hành: GV hướng dẫn HS t ... 
* Học động tác: Vươn thở.
+ Nhịp 1: Bước chân trái lên trước, trọng tâm dồn chân trái, chân phải kiểng gót, đồng thời hai tay đưa sang ngang lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau, căng ngực, ngẩng đầu và hít vào.
+ Nhịp 2: Từ từ hạ tay xuống bắt chéo trước bụng, đầu cúi và thở ra gàng miệng.
+ Nhịp 3: Như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về TTCB.
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 như 1, 2, 3, 4. Đổi chân.
* Học động tác: Tay.
+ Nhịp 1: Chân trái bước rộng bằng vai, hai tay dang ngang, bàn tay sấp.
+ Nhịp 2: Hai tay đưa lên cao vổ vào nhau, ngẩng đầu.
+ Nhịp 3: Hai tay đưa về ngang ngực, đồng thời gập cẳng tay, mắt nhìn thẳng.
+ Nhịp 4: Về TTCB.
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 như 1, 2, 3, 4. 
* Chơi trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”.
+ Mục đích: Rèn luyện khéo léo nhanh nhẹn.
- Học sinh thả lỏng cùng g.v hệ thống và nhận xét bài học.
 4-6’
60m
6- 8’
2l. 8n
8-10’
5-7’
4-6’
Cán sự điều hành h.sinh k.động. 
 + + + + + + +
 + + + + + + +
 Gv
- GV nêu tên động tác, làm mẫu giải thích kỷ thuật động tác. Tổ chức tập luyện.
+ Lần 1: GV làm mẫu chậm HS quan sát thực hiện.
+ Lần 2: GV điều hành, quan sát giúp đỡ.
+ Lần 3: Chia tổ. CS điều hành. GV quan sát giúp đỡ. 
(HS: K.G thực hiện tương đối thuần thục động tác. HS: TB. Y biết thực hiện động tác.)
- GV nêu tên động tác, làm mẫu giải thích kỷ thuật động tác. Tổ chức tập luyện.
+ Lần 1: GV làm mẫu chậm HS quan sát thực hiện.
+ Lần 2: GV điều hành, quan sát giúp đỡ.
+ Lần 3: Chia tổ. CS điều hành. GV quan sát giúp đỡ. 
+ Lần 4: Chia tổ. CS điều hành ôn 2 động tác. GV giúp đỡ.
(HS: K.G thực hiện tương đối thuần thục động tác. HS: TB. Y biết thực hiện động tác.)
- GV (HS) nhắc lại cách chơi. Tổ chức chơi.
- H.sinh thả lỏng cùng g.v nhận xét bài học.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:Giúp HS củng cố:
- Đọc, viết, so sánh các số thập phân.
- Tính nhanh bằng cách thuận tiện nhất.
II. Đồ dùng dạy học
SGK; VBT. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Bài cũ:
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu MT tiết học.
2: Thực hành 
Bài 1: - Học sinh đọc yêu cầu 
- Học sinh làm cá nhân và nêu cách làm.
- Học sinh chữa bài (HSY)
 - Học sinh khác nhận xét, giáo viên kết luận. 
Bài 2: - Học sinh đọc yêu cầu BT 2. 
- Học sinh làm bài các nhân.
- HS làm các nhân vào vở (HSTB)	
- 1 học sinh chữa bài.
- Giáo viên nhận xét – kết luận. 
Bài 3: - Học sinh đọc yêu cầu BT 3. 
- Học sinh làm bài cá nhân.
- HS làm các nhân vào vở - Học sinh chữa bài.(HSK)
- Giáo viên nhận xét – bổ sung. 
Bài 4: - HS nêu yêu cầu 4
- HS làm bài cá nhân. – 2 học sinh lên bảng làm bài (HSG)
- Học sinh và giáo viên nhận xét, thống nhất ( a) 54; b) 49 ).
C. Củng cố – dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học - Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Luyện tập về Từ nhiều nghĩa.
I - mục đích – yêu cầu: 
- Phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
- Hiểu được các nghĩa của từ nhiều nghĩa ( Nghĩa gốc, chuyển nghĩa) và mối quan hệ giữa chúng.
- Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một số từ nhiều nghĩa là tính từ.
HSKG biết đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT3
II. Đồ dùng dạy học:
VBT tiếng Việt 5, tập 1.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ:
B. Bài mới: 1: Giới thiệu bài. 
2. Làm bài tập.
a) Hướng dẫn HS làm BT 1.
- Cho HS đọc yờu cầu đề và giao việc.
- Cho HS làm bài - 3 HS lờn bảng (HSY)(HSTB)
- Lớp nhận xột - GV nhận xột, chốt lại như SGV trang 179.
b) Hướng dẫn HS làm BT 2.
- Cho HS đọc yờu cầu đề.
- Cho HS làm việc 
+ Trỡnh bày kết quả.(HS K, G)
- Học sinh khác nhận xét, GV bổ sung, kết luận như SGv trang 179, 180.
C. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
 Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010
Toán
viết các số đo độ dài dưới dạng số đo thập phân
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản)
II. Đồ dùng dạy học
- Kẻ sẵn một bảng đơn vị đo độ dài để trống.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Bài cũ : Kiểm tra bài tập về nhà của hs. 
B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài :
2. Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài:
- Giáo viên cho HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học lần lượt từ nhỏ đến lớn.
- Học sinh nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
- Giáo viên cho HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng.
3. Ví dụ:
- Giáo viên nêu VD 1. Một vài học sinh nêu cách làm ( Học sinh khá, giỏi )
- Học sinh làm cá nhân – 1 học sinh lên bảng làm.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung như trong SGV trang 92.
- VD 2 làm tương tự như VD 1.
4. Thực hành . GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 1: - HS nêu yêu cầu 1.
- HS làm bài cá nhân. – 1 học sinh lên bảng làm bài ( học sinh yêú ,TB ).
- Học sinh và giáo viên Nhận xét. 
Bài 2:- HS nêu yêu cầu 2.
- HS làm bài cá nhân. – 1 học sinh lên bảng làm bài (HSK)
- Học sinh và giáo viên Nhận xét. ( Như SGV trang 93 ).
Bài 3: - Học sinh thảo luận theo cặp nêu cách làm rồi làm bài tập.
- Học sinh làm bài cá nhân - 1 HS lên bảng làm bài.(HSG) 
- Học sinh nhận xét, giáo viên bổ sung. ( a)5,302km; b) 5,075km; c) 0,302km )
C. Củng cố – dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học - Dặn học sinh chuẩn bị bài sau
 Khoa học 
phòng tránh hiv. aids
I. Mục tiêu : Sau bài học, HS biết:
- Giải thích một cách đơn giản HIV là gì, AIDS là gì.
- HSKG: Nêu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV. AIDS.
- Có ý thức tuyên truyền; vận động mọi người cùng phòng tránh HIV. AIDS .
II. đồ dùng dạy – học 
- Thông tin và hình trang 34 SGK 
- Có thể sưu tầm tranh ảnh, tờ rơi, tranh cổ động và các thông tin về HIV. AIDS.
- Các bộ phiếu hỏi - đáp có nội dung như trang 34 SGK (đủ cho mỗi người một bộ)
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: trò chơi “ai nhanh, ai đúng?”
* Mục tiêu: Giúp HS :- Giải thích được một cách đơn giản HIV là gì, AIDS là gì?
- Nêu được các đường lây truyền HIV.
* Cách tiến hành : - Tổ chức và hướng dẫn.
- GV phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu có nội dung như trong SGK, một tờ giấy khổ to và băng keo. Yêu cầu các nhóm thi xem nhóm nào tìm được câu trả lời tương ứng với câu hỏi đúng và nhanh nhất.
- Làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp mỗi câu trả lời tương ứng với một câu hỏi và dán vào giâý khổ to. Nhóm nào làm xong thì dán sản phẩm của mình lên bảng.
- Làm việc cả lớp . GV yêu cầu mỗi nhóm cử một bạn vào ban giảm khảo. Nhóm nào làm đúng , nhanh và trình bày đẹp là thắng cuộc
Dưới đây là đáp án: 1-cl; 2-b; 3-d; 4-e; 5-a.
- GV kết luận: Bệnh HIV.AIDS, đường lây truyền HIV.
Hoạt động 2: Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh và triển lãm.
* Mục tiêu: Giúp HS : - Nêu được cách phòng tránh HIV. AIDS.
- Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV. AIDS.
* Cách tiến hành: - Tổ chức và hướng dẫn
- GV yêu cầu các nhóm sắp xếp, trình bày các thông tin, tranh ảnh, tờ rơi, tranhcổ động, các bài báo,đã sưu tầm được và tập trình bày trong nhóm.
- Làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển và phân công các bạn trong nhóm mình làm việc theo hướng dẫn trên. Ví dụ:
- Một bạn trang trí và trình bày các tư liệu mà nhóm thu thập được về HIV. AIDS.
- Một số bạn khác tập nói về những thông tin sưu tầm được.
- Trình bày triển lãm : - GV phân chia khu vực trình bày triển lãm cho mỗi nhóm. Sản phẩm của mỗi nhóm được bày trên bàn hoặc treo trên tường. Mỗi nhóm cử 2 bạn ở lại để thuyết minh khi có bạn ở nhóm khác sang xem khu vực triển lãm của nhóm mình; các bạn khác đi xem triển lãm của các nhóm bạn.
-Sau khi các nhóm đã xem và nghe nhóm bạn thuyết minh, các thành viên trong nhóm trở về chỗ và cùng chọn ra nhóm làm tốt dựa vào các tiêu chí sau: sưu tầm các thông tin phong phú về chủng loại (tranh ảnh, tờ rơi, tranh cổ động, bài báo,); trình bày đẹp.
Lưu ý: Trong trường hợp HS không sưu tầm được thông tin và tranh ảnh, GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình trang 35 SGK để thảo luận nhóm theo các câu hỏi:
- Tìm xem thông tin nào nói về cách phòng tránh HIV. AIDS, thông tin nào nói về cách phát hiện một người có nhiễm HIV hay không.
- Theo bạn, có những cách nào để không bị lây nhiễm HIV qua đường máu
- HS và GV nhận xét, bình chọn bạn sưu tầm các thông tin nhiều nhất tuyên dương.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học – Dặn học sinh chuẩn bị bài học sau.
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
(Dựng đoạn mở bài, kết bài)
I . Mục đích yêu cầu
1. Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, đoạn kết bài trong bài văn tả cảnh 
2. Biết cách viết các kiểu mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh
II- Đồ dùng dạy - học
- VBT Tiếng Việt 5, tập một 
III. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ 
- HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã được viết lại.
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1: HS đọc nội dung BT 1
- HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp);
+ Mở bài trực tiếp: kể ngay vào việc (bài văn kể chuyện) hoặc giới thiệu ngay đối tượng được tả (bài văn miêu tả)
+ Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào chuyện (hoặc vào đối tượng) định kể (hoặc tả)
+ HS đọc thầm 2 đoạn văn và nêu nhận xét.- Lời giải: (a) là kiểu mở bài trực tiếp, (b) - kiểu mở bài gián tiếp.
Bài tập 2: 
- HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu kết bài(không mở rộng, mở rộng).
- HS đọc thầm 2 đoạn văn, thảo luận nhóm đôi nêu nhận xét 2 cách kết bài
- 2 nhóm trình bày – nhóm khác NX –GV chốt lời giải đúng :.
Bài tập 3: HS nêu YC BT 
- GV lưu ý cách viết mở bài gián tiếp và kết bài kiểu bài mở rộng :
- Để viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương, HS có thể nói về cảnh đẹp nói chung, sau đó giới thiệu về cảnh đẹp cụ thể của địa phương mình.
- Để viết một đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh nói trên, các em có thể kể những việc làm của mình nhằm giữ gìn, tô đẹp thêm cho cảnh vật quê hương.
- Mỗi HS viết mở bài, kết bài theo yêu cầu .
- (3 – 4 ) HS trình bày miệng – HS khác NX – GV sửa lỗi , tuyên dương những bài viết hay.- GV kết luận: Các kiểu mở bài, kết bài trong văn tả cảnh
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhắc HS ghi nhớ hai kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp), hai kiểu kết bài (không mở rộng, mở rộng) trong bài văn tả cảnh.
- GV nhận xét tiết học. Dặn những HS viết 2 đoạn mở bài, kết bài chưa đạt về nhà viết lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 8.Trung.doc