Thiết kế bài dạy lớp 2 năm 2009 - Tuần 25

Thiết kế bài dạy lớp 2 năm 2009 - Tuần 25

I. Mục tiêu:

- Ôn lại bảng chia 5 đã học.

- Rèn kỹ năng làm tính.

II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học:

- GV yêu cầu HS ôn bảng nhân 5 và làm các bài tập 1 đến bài tập 4 trang 34.

* Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò.

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Học sinh về nhà học bài và làm bài.

 

doc 22 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1103Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 năm 2009 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày   tháng  năm 2010
Toán (ôn)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Ôn lại bảng chia 5 đã học.
- Rèn kỹ năng làm tính.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học: 
- GV yêu cầu HS ôn bảng nhân 5 và làm các bài tập 1 đến bài tập 4 trang 34.
* Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC
I. Mục tiêu: 
- Luyện đọc bài Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Biết nghỉ hơi sau mỗi câu. 
- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật. 
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Luyện đọc: 
- Giáo viên đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc từng đoạn. 
- Hướng dẫn đọc phân vai.
*Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Nhắc nhở HS về nhà đọc lại bài.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN CHÍNH TẢ
I. Mục tiêu: 
- Viết đoạn cuối của bài “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” SGK-TV2 tập 2 trang 61.
- Phân biệt được s/x; dấu hỏi/dấu ngã.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng nghe viết. 
- Giáo viên đọc mẫu đoạn 3 của bài. 
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Kể lại cuộc chiến đấu của 2 vị thần? 
+ Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con: Mỵ Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, đuối sức.
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở. 
- GV đọc cho HS viết vào vở. 
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn. 
- Đọc cho học sinh soát lỗi. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 
* Bài tập:
a) Điền vào chỗ trống: s hay x:
 học .inh,inh đẹp,màu ..anh, ..inh sống 
b) Tìm 2 từ có tiếng chứa dấu hỏi, 2 từ có tiếng chứa dấu ngã. 
* Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
Tập đọc 
SƠN TINH, THUỶ TINH
I. Mục tiêu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu ND: Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra,đồng thời phản ánh việc nhân vật đắp đê chống lũ.(trả lời được CH1,2,4 ).
- HS khá,giỏi: trả lời được câu hỏi 3.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP:Quan sát, thảo luận, ...
- Tranh minh họa, bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc. 
2- Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc và trả lời câu hỏi bài “ Voi nhà”. 
2. Bài mới 
a. Phần giới thiệu 
- Treo tranh giới thiệu vào tháng 7, tháng 8 hàng năm nước ta thường xảy ra lụt lội đó là nguyên nhân truyền thuyết Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh để dành lại Mị Nương.Hôm nay chúng ta tìm hiểu điều đó.
b. Đọc mẫu: 
- Đọc mẫu diễn cảm bài văn. 
* Hướng dẫn phát âm: 
- Hướng dẫn tìm và đọc các từ khó. 
- Tìm các từ khó đọc có thanh hỏi và thanh ngã hay nhầm lẫn trong bài 
- GV ghi bảng. HD đọc.
- Yêu cầu đọc từng câu, nghe và chỉnh sửa lỗi cho học sinh về các lỗi ngắt giọng.
* Đọc từng đoạn: 
- Bài này có mấy đoạn? 
- Các đoạn được phân chia như thế nào? 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
- “Cầu hôn” có nghĩa là gì?
- YC lớp đọc thầm và nêu cách ngắt giọng.
- Hướng dẫn học sinh ngắt giọng câu khó.
- Yêu cầu một HS đọc lại đoạn 1.
- Yêu cầu một em đọc đoạn 2.
- Mời một HS đọc lại lời của Vua Hùng (giọng dõng dạc, trang trọng, chú ý nhấn giọng các từ chỉ lễ vật) sau đó nhận xét và cho HS cả lớp luyện đọc lại câu này.
- Gọi một em đọc lại đoạn 2 
- Yêu cầu HS đọc phần còn lại của bài.
- Gọi một HS đọc lời tả cuộc chiến giữa hai vị thần chú ý nhấn giọng ở các từ: hô mưa, gọi gió, bốc dời, nước dâng lên bao nhiêu, núi cao lên bấy nhiêu,..
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc lại cả bài.
* Luyện đọc trong nhóm.
- Luyện đọc bài theo nhóm.
- Theo dõi HS đọc và uốn nắn cho HS.
* Thi đọc:
- Mời các nhóm thi đua đọc.
- Yêu cầu các nhóm thi đọc đồng thanh và cá nhân. 
- Lắng nghe nhận xét và ghi điểm.
* Đọc đồng thanh: 
- Yêu cầu đọc đồng thanh đoạn 3 của bài. 
Tiết 2:Tìm hiểu bài 
- Gọi HS đọc bài.
- Yêu cầu lớp đọc thầm trả lời câu hỏi: 
- Những ai đến cầu hôn Mị Nương?
- Họ là những vị thần từ đâu đến?
- Chuyện gì sẽ xảy ra với đôi bạn chúng ta cùng tiếp hiểu tiếp bài.
- Gọi một HS đọc đoạn 2 
- Hùng Vương đã phân xử việc hai vị thần cùng đến cầu hôn bằng cách nào?
- Lễ vật mà Hùng Vương yêu cầu gồm những gì?
- Vì sao Thuỷ Tinh lại đùng đùng nổi giận cho quân đuổi đánh Sơn Tinh?
- Thuỷ Tinh đã đánh Sơn Tinh bằng cách nào?
- Sơn Tinh đã chống lại Thuỷ Tinh ra sao?
- Ai là người chiến thắng trong cuộc chiến này?
- Hãy kể lại toàn bộ cuộc chiến đấu giữa hai vị thần?
- Câu văn nào trong bài cho thấy Sơn Tinh là người luôn chiến thắng trong cuộc chiến này? 
- Yêu cầu lớp thảo luận trả lời câu hỏi 4.
* GV kết luận: Đây là câu chuyện truyền thuyết, các nhân vật trong truyện như Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Hùng Vương đều được nhân dân ta xây dựng nên bằng trí tưởng tượng phong phú chứ không có thật. Tuy nhiên câu chuyện lại cho ta biết sự thật trong cuộc sống có từ hàng nghìn năm nay, đó là nhân dân ta đã chống bão lụt rất kiên cường.
b. Luyện đọc lại: 
- Yêu cầu nối tiếp nhau đọc lại bài.
- Mời em khác nhận xét, giáo viên ghi điểm sau mỗi lần HS đọc bài.
c. Củng cố dặn dò: 
- Gọi hai em đọc lại bài.
- Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới.
Toán
MỘT PHẦN NĂM
I. Mục tiêu:
- Nhận biết ( bằng hình ảnh trực quan ) “ Một phần năm ” biết đọc, viết 1/5.
- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 5 phần bằng nhau.
- Làm được các bài tập: Bài 1,bài 3.
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên: 
- PP: quan sát, thảo luận,....
- Các hình vuông, hình tròn, hình tam giác đều giống như hình vẽ trong SGK.
2- Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra vở bài tập ở nhà.
- Nhận xét đánh giá bài học sinh.
2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- Hôm nay các em sẽ làm quen với một dạng số mới đó là “ Một phần năm”. 
b. Khai thác bài: 
* Giới thiệu “ Một phần năm ”
- Cho HS quan sát hình vuông như hình vẽ trong sách sau đó dùng kéo cắt hình vuông ra thành 5 phần bằng nhau và giới thiệu: “ Có 1 hình vuông chia thành 5 phần bằng nhau, lấy đi một phần, ta được một phần năm hình vuông”
“ Có 1 hình tròn chia thành 5 phần bằng nhau, lấy đi một phần, ta được một phần năm hình tròn”
“ Có 1 hình tam giác chia thành 5 phần bằng nhau lấy đi một phần, ta được một phần năm hình tam giác”
Trong toán học để thể hiện một phần năm hình tròn một phần năm hình vuông một phần năm hình tam giác người ta dùng số “ Một phần năm”. 
- Viết là: . 
c. Luyện tập: 
Bài 1:
- Gọi HS nêu bài tập.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài, sau đó gọi học sinh phát biểu ý kiến.
- Nhận xét và ghi điểm học sinh.
Bài 3:
- Gọi một em nêu đề bài 3.
- HD HS quan sát hình vẽ và làm bài.
- Vì sao em biết hình b đã khoanh vào một phần năm số con vịt? 
- Giáo viên nhận xét đánh gia.ù
d. Củng cố- Dặn dò: 
- HD làm vở bài tập toán.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
Thứ ba ngày thángnăm 2010 
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Thuộc bảng chia 5.
- Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 5)
- Làm được các bài tập: Bài 1,bài 2,bài 3. 
II. Chuẩn bị: 
1-Giáo viên:
- PP: thảo luận, thực hành, ...
- Viết sẵn bài tập 3 lên bảng phụ.
2- Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1.Bài cũ: 
- Gọi học sinh lên bảng sửa bài tập về nhà.
- Tìm một phần năm trong các hình tô màu.
- Nhận xét đánh giá bài học sinh.
2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- Hôm nay các em sẽ củng cố các kiến thức trong bảng chia 5. Một phần năm.
b. Luyện tập: 
 Bài 1:
- Gọi HS nêu bài tập
- Mời một em lên bảng làm bài.
- Yêu cầu lớp làm vào vở.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng chia 5.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Bài 2:
- Yêu cầu HS nêu đề bài.
- Gọi 4 em lên làm bài trên bảng.
- Yêu cầu lớp làm vào vở.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét bài các bạn trên bảng.
- Hỏi: Một bạn nói: “ Khi biết kết quả của 5 x 2 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả của 10: 5 mà không cần tính.Theo em bạn nói đúng hay sai? Vì sao?
- Nhận xét và ghi điểm học sinh.
Bài 3: 
- Gọi 1 em nêu đề bài.
- Có tất cả bao nhiêu quyển vở?
- Chia đều cho 5 bạn nghĩa là chia như thế nào? 
- Yêu cầu một em lên bảng thực hiện.
- Yêu cầu làm bài vào vở.
- Nhận xét ghi điểm học sinh.
c. Củng cố- Dặn dò: 
- Yêu cầu nêu cách tính một phần năm của một số 
* Nhận xét đánh giá tiết học 
–Dặn về nhà học và làm bài tập.
Kể chuyện
SƠN TINH, THUỶ TINH
I. Mục tiêu: 
- Xếp đúng thứ tự các tranh theo nội dung câu chuyện (BT1); dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện (BT2).
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP:quan sát, thảo luận,...
- 3 Tranh minh hoạ câu chuyện phóng to.
2- Học sinh: Xem trước câu chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. 
III. Các hoạt động dạy học: 
.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 em lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện “ Quả tim Khỉ”.
- Nhận xét ghi điểm học sinh.
2.Bài mới: 
a. Phần giới thiệu: 
- Trong tiết kể chuyện hôm nay chúng ta sẽ kể lại câu chuyện: “ Sơn Tinh Thuỷ Tinh” 
b. Hướng dẫn kể chuyện.
* Sắp xếp lại theo thứ tự các bức tranh đúng nội dung câu chuyện: 
- Gọi một HS đọc yêu cầu bài tập 1.
 - Treo tranh và yêu cầu lớp quan sát tranh.
- Bức tranh 1 minh hoạ điều gì?
- Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện?
- Bức tranh 2 vẽ cảnh gì?
- Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện?
- Hãy nêu nội dung của bức tranh thứ 3?
- Em hãy sắp xếp theo đúng thứ tự của các bức tranh theo nội dung câu chuyện?
* Kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện: 
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 3 em tập kể lại câu chuyện trong nhóm. 
- YC các nhóm kể theo hình thức nối tiếp, mỗi em kể một đoạn với nội dung một bức tranh.
- Tổ chức cho các nhóm thi kể.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện của mình lên kể trước lớp.
- GV nhận xét tuyên dương nhóm kể tốt.
- Gọi một em khá kể lại toàn bộ câu chuyện.
c. Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Dặn về nhà kể cho nhiều người cùng nghe.
Thủ công 
LÀM XÚC XÍCH TRANG TRÍ (T1)
I. Mục tiêu:
- Biết cách làm dây xúc xích trang trí.
- Cắt, dán được dây xúc xích trang trí. Đường cắt tương  ... lời: 
- Chữ V hoa cao mấy ô li?
- Chữ V gồm mấy nét đó là những nét nào?
- Điểm đặt bút của nét thứ nhất nằm ở vị trí nào?
- Điểm dừng bút của nét này nằm ở đâu?
- Chúng ta đã học cách viết nét cong trái hối hợp với nét lượn ngang khi học chữ hoa nào? Hãy nêu lại cách viết này?
- Hãy quan sát mẫu chữ và hãy nêu cách viết nét sổ thẳng?
- Nhắc lại qui trình viết nét 3 từ điểm dừng bút của nét 2 ta đổi chiều bút viết nét xuôi phải. Điểm dừng bút nằm trên ĐKN5. vừa giảng vừa viết mẫu vào khung chữ.
* Học sinh viết bảng con: 
- Yêu cầu viết chữ hoa V vào không trung và sau đó cho các em viết chữ V vào bảng con.
*Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: 
- Yêu cầu một em đọc cụm từ.
- “ Vượt suối băng rừng” nghĩa là gì?
* Quan sát, nhận xét: 
- Cụm từ: “ Vượt suối băng rừng ” có mấy chữ? Là những chữ nào?
- Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ V hoa và cao mấy ô li? Các chữ còn lại cao mấy ô li?
- Khi viết chữ vượt ta viết nét nối giữa âm V và ư như thế nào? 
- Hãy nêu vị trí dấu thanh có trong cụm từ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
* Viết bảng: 
- Yêu cầu viết chữ Vượt vào bảng
- Theo dõi sửa cho học sinh. 
* Hướng dẫn viết vào vở: 
- Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh.
* Chấm chữa bài 
- Chấm từ 5- 7 bài học sinh.
- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 
c. Củng cố- Dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà hoàn thành nốt bài viết trong vở	
Tự nhiên xã hội 
MỘT SỐ LOẠI CÂY SỐNG Ở TRÊN CẠN
I. Mục tiêu: 
- Nêu được tên, lợi ích của một số cây sống trên cạn.
- Quan sát và chỉ ra được một số cây sống trên cạn.
II.Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP:quan sát, thảo luận, ....
-Tranh ảnh trong sách trang 52, 53. Một số tranh ảnh (sưu tầm), Các cây có ở sân trường, vườn trường. Bút dạ, giấy A3, phấn màu.
2- Học sinh: Sưu tầm 1 số cây sống ở trên cạn.
III.Các hoạt động dạy - học: 	
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra các kiến thức qua bài: “ Cây sống ở đâu”
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- Hôm nay chúng ta tìm hiểu về chủ đề tự nhiên bài học đầu tiên đó là: “Một số loại cây sống trên cạn”.
b. Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa 
* Bước 1: Hãy kể tên và ích lợi của các loại cây sống ở trên cạn?
* Bước 2:- Yêu cầu đại diện lên chỉ và nói đối với từng loại cây. 
+ Hình 1,hình 2,hình 3,hình 4,hình 5,hình 6,hình 7.
- Vậy theo em các loại cây nói trên cây nào thuộc loại cây ăn quả?
- Loại cây lương thực, thực phẩm?
- Loại cây cho bóng mát?
+ Ngoài ra những cây nào thuộc các loại sau: 
- Thuộc loại cây lấy gỗ?
- Thuộc loại cây làm thuốc?
c. Hoạt động 2: Trò chơi: “Tìm đúng loại cây” 
- Yêu cầu lớp chia thành 4 đội.
- Phát cho mỗi đội một tờ giấy vẽ sẵn một cây.õ ghi tất cả các loại cây cần tìm. 
- Nhiệm vụ các nhóm là tìm các loại cây thuộc đúng nhóm để gắn vào.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc.
d. Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp trò chơi ô chữ.
*GV:
- Kẻ ra ô chữ như sách hướng dẫn.
- Nêu ra các câu gợi ý: 
1. Loài hoa tượng trưng cho mùa thu.
2. Quả màu đỏ, dùng để thổi xôi 
3. Họ hàng nhà cam 
4. Quả gì có nhiều gai 
5. Loài cây có thể sống ở sa mạc 
6. Một bộ phận không thể thiếu ở cây 
7. Cây có lá hành kim 
8. Quả gì bà chúng ta hay ăn 
9. Quả gì lòng đỏ vỏ xanh 
10. Loài hoa thường nở vào mùa hè có ở sân trường?
d. Củng cố- Dặn dò: 
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Xem trước bài mới.
Thứ sáu ngày thángnăm 2010 
Toán 
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I. Mục tiêu: 
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6.
- Nhận biết các khoảng thời gian 15 phút, 30 phút.
- Làm được các bài tập: Bài 1,bài 2,bài 3. 
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên:
- PP: quan sát, thảo luận,....
- Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ chỉ phút theo ý muốn.
2- Học sinh: Bộ đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng thực hành quay đồng hồ theo yêu cầu: 12 giờ 15 phút ; 7 giờ 30 phút.
- Nhận xét đánh giá ghi điểm. 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- Hôm nay chúng ta học cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3 hoặc số 6 
b. Khai thác: 
* Hướng dẫn thực hành: 
Bài 1:
- Gọi một em nêu bài tập.
- Yêu cầu quan sát từng mặt đồng hồ minh hoạ và đọc giờ ở các mặt đồng hồ. 
- YC nêu vị trí mỗi kim đồng hồ.
- Vì sao em biết đồng hồ thứ nhất đang chỉ 4 giờ 15 phút?
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá ghi điểm.
- Kết luận: Khi xem giờ trên đồng hồ, nếu thấy kim phút chỉ vào số 3 em đọc là 15 phút, nếu kim chỉ vào số 6 em đọc là 30 phút.
Bài 2:
- Yêu cầu nêu yêu cầu đề bài. 
- Lưu ý học sinh để làm tốt bài này các em cần đọc kĩ từng câu trong bài, khi đọc xong 1 câu cần xem câu đó nói về hoạt động nào, hoạt động đó diễn ra vào thời điểm nào, sau đó mới đối chiếu với từng mặt đồng hồ để có giờ thích hợp thời điểm đó.
- 5 giờ 30 phút chiều còn được gọi là mấy giờ?
- Tại sao em lại chọn đồng hồ G tương ứng với câu: An ăn cơm tối lúc 7 giờ tối?.
- Mời lần lượt từng cặp lên trả lời trước lớp.
- Gọi hai học sinh khác nhận xét chéo nhau. 
Bài 3: Trò chơi: Thi quay đồng hồ.
- Tổ chức HS thi quay đồng hồ theo hiệu lệnh
- Chia lớp thành 4 đội phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ có thể quay kim được tuỳ ý 
- GV hô một giờ bất kì nào đó để 4 em cùng quay sau một số lần nhóm nào quay xong trước và đúng là nhóm thắng cuộc.
d. Củng cố- Dặn dò: 
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập.	
Chính tả
Nghe - viết: BÉ NHÌN BIỂN
I.Mục tiêu: 
- Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng 3 khổ thơ 5 chữ.
- Làm được BT2 a / b hoặc BT (3) a /b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên:
- PP: thực hành,...
- Bảng phụ chép sẵn bài chính tả. 
2- học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học: 	
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 HS lên bảng viết các từ: số chẵn, số lẻ,chăm chỉ, lỏng lẻo, buồn bã, mệt mỏi.
- Lớp thực hiện viết vào bảng con. 
- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
- Bài viết hôm nay các em sẽ nghe viết bài thơ “ Bé nhìn biển”.
b. Hướng dẫn nghe viết: 
* Ghi nhớ nội dung cần viết: 
- GV đọc mẫu bài thơ.
- Lần đầu tiên ra biến bé thấy biển như thế nào?
* Hướng dẫn cách trình bày: 
- Bài thơ có mấy khổ thơ? Mỗi khổ có mấy câu?
- Mỗi câu thơ có mấy chữ?
- Các chữ đầu câu thơ viết như thế nào?
- Giữa các khổ thơ viết ra sao? 
- Ta nên bắt đầu viết mối dòng thơ từ ô nào trong vở cho đẹp?
* Hướng dẫn viết từ khó: 
- Tìm những từ có âm và vần khó viết? 
- YC lớp viết bảng con các từ khó vừa nêu.
- Nhận xét và sửa những từ học sinh viết sai.
* Viết chính tả: 
- Đọc cho học sinh viết bài vào vở.
* Soát lỗi chấm bài: 
- Đọc lại chậm rãi để học sinh dò bài. 
- Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét.
c. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 2:
- Yêu cầu một em đọc đề.
- Bài này yêu cầu ta làm gì?
- Gọi 2 em lên bảng làm.
- Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 4 em.
- Tìm và ghi lên giấy.
- Gọi đại diện các nhóm đọc các từ tìm được.
- Mời nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Nhận xét và ghi điểm học sinh.
Bài 3:
- Yêu cầu một em đọc đề.
- Yêu cầu lớp tự suy nghĩ và làm vào vở.
- Mời một em lên bảng làm bài.
- Nhận xét ghi điểm học sinh.
d. Củng cố- Dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà viết lại chữ viết sai.
Tập làm văn 
ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý. QUAN SÁT TRANH TRẢ LỜI CÂU HỎI
I. Mục tiêu: 
- Biết đáp lời đồng ý trong tình huống giao tiếp thông thường (BT1,BT2).
- Quan sát tranh về cảnh biển, trả lời đúng các câu hỏi về cành trong tranh (BT3)
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP:quan sát, thảo luận, ...
- Các tranh ảnh minh hoạ bài tập 3. Các câu hỏi gợi ý bài tập 3 viết vào bảng phụ. 
2- Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Mời 2 em lên bảng nhập vai diễn lại tình huống bài tập 2.
- Gọi một em kể lại câu chuyện Vì sao? đã học ở tiết trước.
- Nhận xét ghi điểm từng em.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- Bài TLV hôm nay, các em sẽ học cách đáp lời đồng ý. Sau đó quan sát tranh để trả lời câu hỏi có nội dung về biển. 
b. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1
- Yêu cầu một HS nêu đề bài.
- Treo bảng phụ gọi HS đọc lại đoạn hội thoại 
- Khi đến nhà Dũng Hà nói gì với bố Dũng?
- Lúc đó bố Dũng trả lời như thế nào?
- Đó là lời đồng ý hay không đồng ý?
- Lời của bố Dũng là một lời khẳng định ( đồng ý với ý kiến của Hà ) để đáp lại lời khẳng định của bố Dũng Hà đã nói thế nào?
- Khi được người khác cho phép hoặc đồng ý, chúng ta thường đáp lại bằng lời cảm ơn chân thành.
Bài 2
- Gọi một em đọc các tình huống. 
- Yêu cầu 2 em ngồi gần nhau thảo luận để đáp lại tình huống trong bài.
- Gọi một cặp HS lên một em đọc yêu cầu một em trả lời 
- Yêu cầu lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác 
- Có thể cho nhiều cặp lên nói.
- GV nhận xét và ghi điểm.
Bài 3:
- Treo tranh minh hoạ và hỏi. 
- Bức tranh minh hoạ điều gì? 
- Yêu cầu HS quan sát tranh trả lời các câu hỏi sau:- Sóng biển như thế nào?
- Trên mặt biển có những gì?
- Trên bầu trời có những gì?
c Củng cố- Dặn dò: 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về viết vào vở chuẩn bị tốt cho tiết sau.	
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới.
- Vui chơi giải trí.
II. Nội dung:
1. Đánh giá hoạt động tuần qua:
- GV đánh giá chung các hoạt động về: nề nếp, học tập, lao động của lớp trong tuần qua.
+ Nề nếp: Ổn định tổ chức lớp; đi học chuyên cần, đúng giờ.
+ Học tập: Chuẩn bị đầy đủ sách vở, ĐDHT trước khi đến lớp. Cần tích cực phát biểu xây dựng bài hơn nữa. Duy trì phong trào thi đua chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS HCM 26/3.
+Lao động: vệ sinh trường lớp chưa sạch sẽ.
-Tuyên dương những HS chăm ngoan, tích cực trong các hoạt động.
- Phê bình những HS còn mắc phải nhiều khuyết điểm.
2. Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì, phát huy các mặt đã đạt được, sửa chữa những khuyết điểm còn mắc phải.
- Tiến hành lao động vệ sinh khu vực trường như sơ đồ phân công.
3.Vui chơi, giải trí:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
Ngày  tháng năm 2010 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25.doc