BÀI 1:
AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM KHI ĐI TRÊN ĐƯỜNG
I.Mục tiêu:
- Hs nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường.
- Hs nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố ( không có hè đường, hè bị lấn chiếm, xe đi lại đông, xe đi nhanh.)
- Biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường.
- Biết cách đi trong ngõ hẹp, nơi hè đường bị lấn chiếm, qua ngã tư.
- GD Hs đi bộ trên vỉa hè, không đùa nghịch dưới lòng đường để đảm bảo an toàn.
II.Chuẩn bị : Tranh SGK , phiếu học tập.
III. Cách hoạt động chính.
Hoạt động 1: Giới thiệu an toàn và nguy hiểm
Gv giải thích thế nào là an toàn, thế nào là nguy hiểm bằng cách đưa ra các tình huống cụ thể.
- Gọi Hs liên hệ kể về một tình huống nguy hiểm mà em đã gặp phải hay nhìn thấy.
- Gv kết luận:
BÀI 1: AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM KHI ĐI TRÊN ĐƯỜNG I.Mục tiêu: - Hs nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường. - Hs nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố ( không có hè đường, hè bị lấn chiếm, xe đi lại đông, xe đi nhanh.) - Biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường. - Biết cách đi trong ngõ hẹp, nơi hè đường bị lấn chiếm, qua ngã tư. - GD Hs đi bộ trên vỉa hè, không đùa nghịch dưới lòng đường để đảm bảo an toàn. II.Chuẩn bị : Tranh SGK , phiếu học tập. III. Cách hoạt động chính. Hoạt động 1: Giới thiệu an toàn và nguy hiểm Gv giải thích thế nào là an toàn, thế nào là nguy hiểm bằng cách đưa ra các tình huống cụ thể. Gọi Hs liên hệ kể về một tình huống nguy hiểm mà em đã gặp phải hay nhìn thấy. Gv kết luận: + An toàn: Khi đi trên đường không để rảy ra va qệt, không bị ngã đau đó là an toàn. + Nguy hiểm: Là các hành vi dễ gây tai nạn. Gv chia nhóm quan sát tranh SGK, yêu cầu thảo luận xem tranh nào là hành vi an toàn, hành vi nào là nguy hiểm. Gọi đại diện các nhóm trình bày. GV kết luận : Đi bộ hay qua đường nắm tay người lớn là an toàn. Đi bộ ,qua đường phải tuân theo tín hiệu đèn giao thông là đảm bảo an toàn. Chạy và chơi dưới lòng đường là nguy hiểm. Ngồi trên xe đạp do bạn nhỏ khác đèo là nguy hiểm. Hoạt động II: Thảo luận nhóm phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm. Gv chia nhóm phát phiếu, yêu cầu Hs thảo luận tìm cách giải quyết Gọi đại diện trình bày Gv kết luận: Khi đi bộ qua đường, trẻ em phải nắm tay người lớn và biết tìm sự giúp đỡ của người lớn khi cần thiết, không tham gia các trò chơi trên vỉ hè, lòng đường Hoạt động III. An toàn trên đường đến trường Cho hs nói về an toàn trên đường đi học. Em đi đến trường trên con đường nào? Em đi như thế nào để được an toàn? Kết luận: IV. Củng cố:Gv tổng kết Nhận xét giờ học. BÀI 2: TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHỐ I Mục tiêu: - Hs kể tên và mô tả một số đường phố nơi em ở hoặc đường phố mà em biết ( rộng, hẹp, biển báo, vỉa hè.) - Hs biết được sự khác nhau của đường phố, ngõ, ngã ba, ngã tư. - Nhớ tên và nêu được đặc điểm đường phố nơi em sống. - GD Hs thực hiện đúng quy định đi trên đường phố. II. Các hoạt động chính. Hoạt động 1: Kiểm tra và giới thiệu bài mới H: Khi đi bộ trên đường phố em thường đi ở đâu để được an toàn? 2 Hs trả lời- Gv nhận xét Giới thiệu ghi bài Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm đường phố nhà em hoặc trường em Gv chia nhóm thảo luận về các đường phố nơi em đi qua. Hs thảo luận Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét *Gv kết luận. - Khi đi trên đường cần phải cẩn thận: đi trên vỉa hè, quan sát kĩ khi đi trên đường. Hoạt động 3: Tìm hiểu đường phố an toàn và chưa an toàn Gv chia nhóm, giao cho mỗi nhóm một bức tranh, yêu cầu Hs thảo luận, nhận biết hành vi đường phố nào là an toàn và chưa an toàn Đại diện trình bày, nhận xét *Gv kết luận: Đường phố là nơi đi lại của mọi người. Có đường phố an toàn và có đường phố chưa an toàn. Vì vậy, khi đi học, đi chơi các em nên nói bố mẹ đưa đi và nên đi trên những con đường an toàn, Nếu đi bộ phải đi trên vỉa hè. III. Củng cố: Gv nhận xét giờ học. dặn dò về nhà. BÀI 3: HIỆU LỆNH CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Mục tiêu Hs biết Cảnh sát giao thông ( CSGT) dùng hiệu lậnh ( bằng tay, còi, gậy) để điều khiển xe và người đi lị trên đường. Biết hình dáng màu sắc, đắc điểm nhóm biển báo cấm. Biết nội dung hiệu lệnh bằng tay của CSGT và của biển báo hiệu giao thông. Quan sát và thực hiện đúng khi gặp hiệu lệnh của CSGT. Phân biệt nội dung 3 biển báo cấm; 101,102,112. Phải tuân theo hiệu lệnh của CSGT. Có ý thức và tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông. Các hoạt động chính Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hiệu lệnh của CSGT GV lần lượt treo 5 bức tranh H1,2,3,4,5 HD học sinh quan sát tìm hiểu tư thế điều khiển của CSGT và nhận biết việc thực hiện hiệu lệnh đó như thế nào? Gv làm mẫu từng tư thế và giải thích nội dung hiệu lệnh của từng tư thế. *Kết luận : Nghiêm chỉnh chấp hành theo hiệu lệnh của CSGT để đảm bảo an toàn khi đi trên đường. Hoạt động 3:Tìm hiểu về biển báo hiệu giao thông. - Gv chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm nhận một biển báo, thảo luận nêu đặc điểm, ý nghĩa của biển báo này. Đại diện trình bày. Gv tóm tắt lại từng biển báo. *Kết luận: Khi đi trên đường, gặp biển báo cấm thì người và các loại xe phải thực hiện theo đúng hiệu lệnh ghi trên biển báo đó. Hoạt động 4.Trò chơi “ Ai nhanh hơn” Gv nêu tên trò chơi ,cách chơi, luật chơi. Chọn 2 đội chơi . Hs thi đua, nhận xét, tuyên dương. Củng cố Gv nhận xét giờ học . Dặn Hs về nhà , đi đường quan sát xem ở đâu có đặt 3 biển báo vừa học. BÀI 4: ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN I.Mục tiêu: -Ôn lại kiến thức về đi bộ và qua đường đã học ở lớp 1. -Hs biết các đi bộ ,biết qua đường trên những đoạn đường có tình huống khác nhau. - Hs biết quan sát phía trước khi đi đường. - Hs biết chọn nơi đi đường an toàn. - Gd Hs ở những đoạn đường nhiều xe qua lại tìm người lớn đề nghị giúp đỡ khi qua đường. -Có thói quen quan sát trên đường đi, chú ý khi đi đường. II. Các hoạt động chính Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Quan sát tranh Gv chia nhóm, các nhóm quan sát tranh thảo luận các hành vi đúng / sai trong các bức tranh. Đại diện trình bày * Kết luận: Khi đi bộ trên đường, các em cần phải đi trên vỉa hè, nơi không có vỉa hè phải đi sát lề đường. + Đi đúng phần đường dành riệng cho người đi bộ. Ở ngã tư, ngã nămmuốn qua đường phải đi theo tín hiệu đèn hoặc sự chỉ dẫn của CSGT. Hoạt động 3: Thực hành theo nhóm Gv chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm một câu hỏi tình huống Các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết. Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. *Kết luận: Khi đi trên đường các em cần quan sát đường đi, không mải nhìn quầy hàng hoặc vật lạ hai bên đường, chỉ qua đường ở những nơi có điều kiện an toàn. III . Củng cố: - Gv nhận xét thái độ của học sinh trong giờ. Nhắc Hs luôn nhớ và chấp hành đúng những quy định khi đi bộ và qua đường. BÀI 5: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I Mục tiêu: - Hs biết một số loại xe thường thấy đi trên đường bộ. - Hs phân biệt xe thô sơ và xe cơ giới và biết tác dụng của các loại PTGT. -Biết tên các loại xe thường thấy. -Nhận biết được các tiếng động cơ và còi của ô tô và xe máy để tránh nguy hiểm. - Không đi bộ dưới lòng đường. - Không chạy theo hoặc bám theo xe ô tô, xe máy đạng đi. II. Chuẩn bị : Tranh SGK III.Các hoạt động chính Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2 :Nhận diện các phương tiện giao thông Gv treo H1,2 trong SGK, yêu cầu Hs nhận diện so sánh và phân biệt 2 loại PTGT đường bộ. Kết luận: Xe thô sơ là các loạii xe đạp,xích lô, xe bò, xe ngựa.. Xe cơ giới là các loại xe: ô tô, xe máy.. Xe thô sơ đi chậm ít nguy hiểm, xe cơ giới đi nhanh dễ gây nguy hiểm. Khi đi trên đường chúng ta cần chú ý tới âm thanh của các loaị xe để phòng tránh nguy hiểm. Hoạt động 3: Trò chơi Gv chia lớp làm 4 nhóm Yêu cấu các nhóm thảo luận ghi tên các PTGT theo hai cột xe thô sơ và xe cơ giới. Các nhóm lên dán phiếu. nhận xét bổ sung. *Kết luận: Lòng đường dành cho ô tô, xe máy, xe đạp đi lại các em không được đi lại hay đùa nghịch dưới lòng đường dễ sảy ra tai nạn. Hoạt động 4: Quan sát tranh Gv treo tranh 3,4 SGK nêu câu hỏi, hs trả lời Kết luận: Khi qua đường phải quan sát các loại ô tô, xe máy đi trên đường và tránh từ xa để đảm bảo an toàn. Củng cố: -Kể tên các loại PTGT mà em biết? -Loại nào là xe thô sơ.? -Loại nào là xe cơ giới? BÀI 6: NGỒI AN TOÀN TRÊN XE ĐẠP , XE MÁY IMục tiêu: Hs biết những quy định đối với người ngồi trên xe đạp , xe máy. Hs mô tả được các động tác khi lên, xuống và ngồi trên xe đạp, xe máy. Hs thể hiện đúng động tác lên, xuống xe đạp, xe máy. Thực hiện đúng động tác và những quy định khi ngồi trên xe. -Có thói quen đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy. II.Chuẩn bị : Mũ bảo hiểm, tranh SGK III.Các hoạt động chính Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới Hoạt động 2: Nhận biết được các hành vi đúng, sai khi ngồi sau xe đạp, xe máy. Gv chia lớp thành 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm một hình vẽ Yêu cấu các nhóm q/s các hình vẽ, nhận xét những động tác đúng/ sai của người trong hình Đại diện trình bày, giải thích. *Kết luận:Khi ngồi trên xe máy ,xe đạp các em cần chú ý: + Lên , xuống ở phía bên trái, quan sát phía sau trước khi lên xe. + Ngồi phía sau người điều khiển xe. + Bám chặt vào eo người ngồi phía trước hoặc bám vào yên xe. +Không bỏ hai tay ,không đung đưa chân. +Khi dừng xe hẳn mới xuống xe. Hoạt động 3: Thực hành và trò chơi Gv chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu cho các nhóm thảo luận giải quyết tình huống. Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. *Kết luận: - Các em cần thực hiện đúng những động tác và những quy định khi ngồi trên xe để đảm bảo an toàn cho bản thân. IV. Củng cố: -Điều gì sảy ra nếu các em không thực hiện đúng những quy định khi ngồi trên xe máy , xe đạp? -Gv nhận xét giờ học . -Dặn hs thực hiện đúng quy định khi ngôì trên xe mày, xe đạp.
Tài liệu đính kèm: