Giáo án dạy Tuần 14 Khối 2

Giáo án dạy Tuần 14 Khối 2

 2.Bài mới:

 Hoạt động 1 Nhận xét hành vi .

- Chia lớp thành 4 đội .

-Phát cho mỗi đội 1 phiếu ghi tình huống .

-Yêu cầu các đội thảo luận để nêu cách xử lí

-Tình huống 1 : - Giờ ra chơi Lan , Huệ , Hoa ra cổng trường mua kem ăn khi ăn xong các bạn xả giấy đựng và que kem ra sân trường

- Tình huống 2 : - Hôm nay là ngày trực nhật của Mai , bạn đã đến từ lúc sáng sớm để quét dọn sân trường , lớp học .

 

doc 20 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1159Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 14 Khối 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 c a b d o0oc a b d
Thứ 2
Đạo đức
Toán
Tập đọc 
Kể chuyện 
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp ( t2 )
Luyện tập 
Câu chuyện bó đũa .
Câu chuyện bó đũa .
Thứ 3
Thể dục
Toán
Chính tả 
Tập đọc
Trò chơi “Vòng tròn “
Bảng trừ 
Câu chuyện bó đũa .
Nhắn tin. 
Thứ 4
Toán
Tập viết 
Luyện từ và câu 
TNXH
Luyện tập.
Chữ hoa M
Từ ngữ về tình cảm gia đình - Câu kiểu : Ai làm gì ? 
Loài vật sống ở đâu 
Thứ 5
Thể dục
Toán
Tập đọc 
Chính tả
Trò chơi “ Vòng tròn “ - Đi đều 
100 trừ đi một số .
Tiếng võng kêu .
Nghe viết : Tiếng võng kêu. 
Thứ 6
 Tập làm văn
Toán 
Thủ công 
TNXH
-Quan sát tranh , trả lời câu hỏi . Viết nhắn tin. 
Tìm số trừ . 
Gấp cắt biển báo hiệu giao thông.
Một số loài vật sống trên cạn 
 Thứ hai ngày tháng năm 20
 Đạo đức : Giữ gìn trường lớp sạch đẹp ( t2 ) . 
I / Mục tiêu : Như tiết 1 .
 II /Chuẩn bị : Phiếu học tập .
 III/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 2.Bài mới: 
ª Hoạt động 1 Nhận xét hành vi . 
- Chia lớp thành 4 đội .
-Phát cho mỗi đội 1 phiếu ghi tình huống .
-Yêu cầu các đội thảo luận để nêu cách xử lí 
-Tình huống 1 : - Giờ ra chơi Lan , Huệ , Hoa ra cổng trường mua kem ăn khi ăn xong các bạn xả giấy đựng và que kem ra sân trường 
- Tình huống 2 : - Hôm nay là ngày trực nhật của Mai , bạn đã đến từ lúc sáng sớm để quét dọn sân trường , lớp học .
- Tình huống 3 :Nam là người vẽ rất giỏi đã đạt giải thưởng của tỉnh trong kì thi vẽ . Hôm nay muốn cho các bạn biết tài của mình cậu đã vẽ ngay một bức tranh lên tường lớp học .
- Tình huống 4 : - Hà và Mai được phân công chăm sóc vườn hoa trước lớp hai bạn thích lắm ngày nào cũng dành ít phút để tưới nước bắt sâu cho hoa
- Khen những nhóm trả lời đúng nhất .
- Kết luận : -Cần phải thực hiện đúng các qui định về vệ sinh trường lớp để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
ªHoạt động 2 Ích lợi giữ gìn trường lớp sạch đẹp . 
- Tổ chức để học sinh chơi trò chơi tiếp sức .
- Yêu cầu các đội trong vòng 5 phút viết càng được nhiều việc làm có ích giữ gìn trường lớp sạch đẹp càng tốt .
- Khen những đội có nhiều việc làm nhất .
- Kết luận : -Giữ gìn trường lớp sạch đẹp mang lại lợi ích như : - Làm môi trường cho trong lành sạch sẽ . Giúp em học tập tốt . Thể hiện lòng yêu trường yêu lớp . Giúp các em có sức khoẻ tốt .
ª Hoạt động 3 Trò chơi : “ Đoán xem tôi làm gì “.
- Yêu cầu lớp chia thành hai đội mỗi đội cử 5 em lên tham gia trò chơi với nội dung làm một việc gì đó về giữ gìn trường lớp sạch đẹp .
- Quan sát nhận xét và khen đội thắng cuộc .
* Củng cố dặn dò :
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Giáo dục học sinh ghi nhớ thực theo bài học 
- Lớp chia 4 đội .
- Các đội cử ra đội trưởng để điều khiển đội mình làm việc .
-Lần lượt các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp .
- Các bạn làm như vậy là không đúng nên vứt rác vào thùng qui định .
- Mai làm như vậy là rất đúng quét dọn trường lớp sạch sẽ , thoáng mát để học tập tiếp thu bài tốt hơn 
- Nam làm như vậy là sai vì vẽ lên tường sẽ làm cho bẩn trường lớp .
- Hai bạn làm như vậy là đúng vì chăm sóc cho hoa sẽ làm đẹp trường đẹp lớp .
-Lớp lắng nghe nhận xét bạn .
- Nhiều em nhắc lại ghi nhớ .
-Lần lượt một số em đại diện cho các đội lên tham gia trò chơi tìm những việc làm có ích giữ gìn trường lớp sạch đẹp với hình thức thi tiếp sức .
-Lớp lắng nghe nhận xét xem bạn đã làm được những việc gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp .
- Nhiều em nhắc lại ghi nhớ .
- Một số đại diện lên tham gia trò chơi .
- Lớp quan sát và đoán xem bạn mình đang làm việc gì .
-Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày .
Tập đọc – Kể chuyện Câu chuyện bó đũa . 
I/ Mục đích yêu cầu : A/Tập đọc 1. Rèn kỉ năng đọc thành tiếng :
 - Đọc trơn toàn bài , chú ý các từ khó dễ lẫn do phương ngữ như : mỗi , vần , buồn phiền , bẻ , sức , gãy dễ dàng ... Biết đọc nghỉ hơi các dấu câu và giữa các cụm từ .Hiểu nghĩa các từ mới như :va chạm , dâu , rể , đùm bọc , chia lẻ , đoàn kết , hợp tan . 
-Hiểu ý nghĩa nội dung câu chuyện : -Câu chuyện khuyên anh , chị em trong nhà phải đoàn kết yêu thương nhau .
II / Chuẩn bị - Một bó đũa , bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
C/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1/ Kiểm tra bài cũ :
 - Kiểm tra 2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi trong bài tập đọc : “ Bông hoa niềm vui “ 
2.Bài mới a) Phần giới thiệu :Đưa bó đũa và nói ông cụ đố các con bẻ được bó đũa sẽ được thưởng nhưng không ai bẻ được trong khi ông cụ lại bẻ được , qua câu chuyện ông muốn khuyên các con điều gì .Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài 
“ Câu chuyện bó đũa ” 
 b) Đọc mẫu 
-Đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
-Đọc giọng kể cảm động nhấn giọng những từ ngữ gợi tả .
- Gọi một em đọc lại .
* Hướng dẫn phát âm : -Hướng dẫn tương tự như đã giới thiệu ở bài tập đọc đã học ở các tiết trước .
- Yêu cầu đọc từng câu .
* Hướng dẫn ngắt giọng :- Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài , câu khó ngắt thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp .
* Đọc từng đoạn : 
-Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp .
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh .
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc .
*/ Thi đọc -Mời các nhóm thi đua đọc .
-Yêu cầu các nhóm thi đọc đồng thanh và cá nhân 
-Lắng nghe nhận xét và ghi điểm .
* Đọc đồng thanh -Yêu cầu đọc đồng thanh cả bài 
Tiết 2 : 
c/ Tìm hiểu nội dung đoạn 1
-Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi :
 -Câu chuyện có những nhân vật nào ?
- Các con của ông cụ có yêu thương nhau không ? - 
-Từ ngữ nào cho em biết điều đó ?
- Va chạm có nghĩa là gì ?
-Yêu cầu đọc đoạn 2trả lời câu hỏi :
 -Người cha đã bảo các con mình làm gì ?
- Vì sao bốn người con không ai bẻ được bó đũa ?
- Người cha đã bẻ gãy bó đũa bằng cách nào ?
- Yêu cầu đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi :
Một chiếc đũa ở đây được ngầm so sánh với gì ?
- Hãy giả nghĩa từ “ chia lẻ “ và từ “ hợp lại “
- Người cha muốn khuyên các con điều gì ?
đ/ Thi đọc theo vai:
- Mời 3 em lên đọc truyện theo vai. 
- Chú ý giọng đọc từng nhân vật .
- Theo dõi luyện đọc trong nhóm .
- Yêu cầu lần lượt các nhóm thi đọc .
- Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh .
 đ) Củng cố dặn dò : 
-Tìm các câu ca dao tục ngữ liên quan đến bài học?
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới .
- Hai em lên bảng đọc và trả lời câu hỏi của giáo viên.
-Vài em nhắc lại tựa bài
-Lớp lắng nghe đọc mẫu .Đọc chú thích .
- Chú ý đọc đúng các đoạn trong bài như giáo viên lưu ý .
- Một em đọc lại 
-Rèn đọc các từ như : mỗi , vần , buồn phiền , bẻ , sức , gãy dễ dàng ...
-Lần lượt nối tiếp đọc từng câu cho hết bài.
- Một hôm ,/ ông đặt một bó đũa / và một túi tiền trên bàn ,/ rồi gọi các con ,/ cả trai ,/ gái ,/ dâu ,/ rể lại / và bảo :// 
-Từng em nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp .
- Ba em đọc từng đoạn trong bài .
-Đọc từng đoạn trong nhóm ( 3 em ) .
-Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc .
- Các nhóm thi đua đọc bài ( đọc đồng thanh và cá nhân đọc .
- Lớp đọc đồng thanh cả bài .
-Một em đọc thành tiếng .Lớp đọc thầm đoạn 1 
-Có người cha , các con trai , gái , dâu , rể .
- Các con trong nhà không yêu thương nhau , từ ngữ cho biết điều đó là họ thường xuyên va chạm với nhau .
- Va chạm có nghĩa là cãi nhau vì những điều nhỏ nhặt .
- Một em đọc thành tiếng , lớp đọc thầm theo
- Người cha bảo các con nếu ai bẻ gãy được bó đũa ông sẽ thưởng một túi tiền .
- Vì họ đã cầm cả bó đũa mà bẻ .
- Ông cụ đã chia lẻ ra từng chiếc để bẻ .
- Một em đọc bài , lớp đọc thầm .
- Một chiếc đũa ngầm so sánh với một người con , cả bó đũa là 4 người con .
 chia lẻ có nghĩa tách rời từng cái , hợp lại là để nguyên cả bó như bó đũa . 
-Anh , chị em trong nhà phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau , đoàn kts mới tạo thêm sức mạnh , chia rẻ sẽ bị yếu đi .
- Luyện đọc theo yêu cầu giáo viên .
 - Các nhóm phân vai theo các nhân vật trong câu chuyện .
- Thi đọc theo vai .
- Anh em như thế tay chân .../ Môi hở răng lạnh 
- Hai em nhắc lại nội dung bài .
- Về nhà học bài xem trước bài mới .
Kể chuyện Câu chuyện bó đũa . 
I/ Mục đích yêu cầu : - Biết dựa vào tranh minh họa gợi ý dưới mỗi tranh và các câu hỏi gợi ý của giáo viên kể lại được toàn bộ câu chuyện. Biết thể hiện lời kể tự nhiên và phối hợp được với lời kể với nét mặt , điệu bộ. Biết theo dõi lời kể của bạn và nhận xét đánh giá lời kể của bạn .
II / Chuẩn bị -Tranh ảnh minh họa.Một bó đũa , một túi đựng tiền như trong câu chuyện 
- Bảng phụ viết lời gợi ý tóm tắt câu chuyện .
 C/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- 1/ Bài cũ : - Gọi 3 em lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : “ Bông hoa niềm vui “ .
- Gọi 3 em lên đóng vai kể lại câu chuyện .
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
 2.Bài mới a) Phần giới thiệu :
* Hôm nay chúng ta sẽ kể lại câu chuyện đã học qua bài tập đọc tiết trước “ Câu chuyện bó đũa “ 
 * Hướng dẫn kể từng đoạn :
1/ Bước 1 : Kể lại từng đoạn:
-Treo tranh minh họa mời một em nêu yêu cầu . 
- Yêu cầu quan sát và nêu nội dung từng bức tranh 
- Nhận xét sửa từng câu cho học sinh . 
- Yêu cầu học sinh kể trong nhóm .
- Yêu cầu kể trước lớp .
- Yêu cầu em khác nhận xét sau mỗi lần bạn kể .
*)Kể lại toàn bộ câu chuyện : 
- Yêu cầu nối tiếp nhau kể lại câu chuyện theo vai theo từng bức tranh .
- Lần 1 giáo viên làm người dẫn chuyện .
- Lần 2 : Học sinh tự đóng kịch .
đ) Củng cố dặn dò : 
 -Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn về nhà kể lại cho nhiều người cùng nghe .
- Ba em nối tiếp kể lại câu chuyện mỗi em một đoạn .
- 3 em lên đóng vai kể lại câu chuyện .
-Vài em nhắc lại tựa bài
- Chuyện kể : “ Câu chuyện bó đũa “ . 
- Quan sát và nêu : Tranh 1 : - Các con cãi nhau khiến người cha rất buồn và đau đầu .
Tranh 2 : - Người cha gọi các con đến và đó bẻ gãy bó đũa sẽ được thưởng tiền .
Tranh 3 : - Các con lần lượt bẻ đũa nhưng không ai bẻ gãy đựơc .
Tranh 4 : - Người cha tháo bó đũa bẻ gãy từng cây dễ dàng .
Tranh 5 : - Các con hiểu ra lời khuyên của cha .
-Lần lượt từng em kể trong nhóm . Các bạn trong nhóm theo dõi và bổ sung cho nhau .
- Đại diện các nhóm lên kể chuyện theo tranh . 
- Mỗi em kể một nội dung của 1 bức tr ... ơ cho đẹp ta viết như thế nào ? 
-Mời một em đọc lại khổ thơ .
3/ Hướng dẫn viết từ khó :
- Tìm những từ dễ lẫn và khó viết .
- Yêu cầu lớp viết bảng con các từ khó .
-4/ Tập chép 
Yêu cầu nhìn bảng chép khổ thơ vào vở .
5/Soát lỗi chấm bài :
- Đọc lại chậm rãi để học sinh dò bài 
-Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét.
 c/ Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài 2 : - Yêu cầu đọc đề 
- Yêu 3 em lên bảng làm .
- Yêu cầu lớp nhận xét bài làm của bạn .
- Mời 2 HS đọc lại .
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Nhắc nhớ tư thế ngồi viết và trình bày sách vở 
-Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới 
-Hai em lên bảng viết các từ : lên bảng , nên người , hiểu biết ...
-Nhận xét bài bạn . 
-Lớp lắng nghe giới thiệu bài. 
-Hai em nhắc lại tựa bài.
-Một em đọc đoạn viết lớp đọc thầm .
- Bạn nhỏ đang ngắm em ngủ và đoán giấc mơ của em .
-Có 4 chữ .
- Phải viết hoa .
- Viết khổ thơ vào giữa trang giấy .
- 1 em đọc lại khổ thơ .
- Nêu các từu khó và thực hành viết bảng con 
-vấn vương , kẽo cà kẽo kẹt , ngủ , phất phơ ,..
-Nhìn bảng để chép vào vở .
-Nhìn bảng để soát và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm 
-Đọc bài .
- Ba em lên bảng làm bài , lớp làm vào vở 
- a/ lấp lánh , nặng nề , lanh lợi , nóng nảy 
- b/ tin cậy , tìm tòi , khiêm tốn , miệt mài 
- c/ thắc mắc , chắc chắn , nhặt nhạnh .
- Nhận xét bài bạn và ghi vào vở .
-Ba em nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả.
-Về nhà học bài và làm bài tập trong sách .
 Thứ sáu ngày tháng năm 200
Tập làm văn : Quan sát tranh trả lời câu hỏi - Viết nhắn tin . 
A/ Mục đích yêu cầu ª Nhìn tranh trả lời đúng các câu hỏi tả hình dáng , hoạt động của bé gái được vẽ . Viết được mẫu tin nhắn ngắn gọn , đủ ý .
B/ Chuẩn bị : - Tranh vẽ minh họa bài tập 1 . Bảng phụ ghi sẵn gợi ý bài tập 1 . 
C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1/ Kiểm tra bài cũ : 
- Mời em lên bảng đọc đoạn văn kể về gia đình của em .
- Nhận xét ghi điểm từng em .
2.Bài mới: a/ Giới thiệu bài : 
-Bài TLV hôm nay các em sẽ quan sát tranh trả lời câu hỏi về hình dáng và hoạt động của bé gái trong tranh . Tập viết một tin nhắn .
 b/ Hướng dẫn làm bài tập :
*Bài 1 -Treo tranh minh họa .
- Bức tranh vẽ gì ?
-Bạn nhỏ đang làm gì ?
- Mắt bạn nhìn búp bê như thế nào ? 
- Tóc bạn nhỏ ra sao ?
- Bạn nhỏ mặc đồ gì ? 
- Mời lần lượt học sinh nói liền mạch các câu về hình dáng và hoạt động của bạn nhỏ trong tranh .
- Nhận xét sửa cho học sinh .
- Nhận xét tuyên dương những em nói tốt .
*Bài 2 -Mời một em đọc nội dung bài tập 2.
- Vì sao em phải viết nhắn tin ?
- Nội dung nhắn tin viết những gì ?
- Yêu cầu viết tin nhắn vào vở .
- Mời 3 em lên viết tin nhắn trên bảng .
- Mời một số HS đọc lại bài viết của mình.
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
 c) Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau 
- 3 em lên đọc bài làm trước lớp .
- Lắng nghe nhận xét bài bạn .
- Lắng nghe giới thiệu bài .
- Một em nhắc lại tựa bài 
- Quan sát tìm hiểu đề bài .
- Tranh vẽ bạn nhỏ , búp bê , mèo con 
- Bạn nhỏ đang cho búp bê ăn .
- Mắt bạn nhìn búp bê rất trìu mến ...
- Buộc hai chiếc nơ rất đẹp / Buộc thành hai bím rất xinh ...
- Mặc bộ đồ rất sạch sẽ / Bộ đồ rất đẹp ....
- Hai em ngồi cạnh nhau nói cho nhau nghe .
-Lần lượt từng em lên nói trước lớp .
- Nhận xét lời của bạn .
- Đọc đề bài .
Vì bà đến đón em đi chơi mà bố mẹ không có ở nhà nên em phải nhắn lại để mọi người biết .
- Phải viết rõ là : Con đi chơi với bà .
- Viết bài vào vở .
- Bố mẹ ơi, Bà sang nhà đón con đi chơi . Chờ mãi bố mẹ không về , đến tối hai bà cháu sẽ về .
-Mẹ ơi ! Bà đến đón con đi chơi nhưng chờ mãi mà mẹ chưa về . Bao giờ về mẹ gọi điện cho con mẹ nhé . 
-Đọc bài viết trước lớp để lớp nghe và nhận xét .
- Nhận xét bài bạn .
-Hai em nhắc lại nội dung bài học .
-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
 Toán : 	 Tìm số trừ . 
A/ Mục đích yêu cầu :- Biết cách tìm số trừ trong phép trừ khi biết hiệu và số bị trừ . Aùp dụng cách tìm số trừ để giải các bài tập liên quan . 
B/ Chuẩn bị :- Hình vẽ trong SGK phóng to .
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
-Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta tìm hiểu về dạng toán “ Tìm số trừ chưa biết “
b) Khai thác bài: 
- Tìm số bị trừ : 
* Bước 1 :- Thao tác với đồ dùng trực quan .
- Bài toán 1 : Có 10 ô vuông sau khi bớt đi một số ô vuông thì còn lại 6 ô vuông . Hỏi đã bớt đi bao nhiêu ô vuông ?
- Lúc đầu có bao nhiêu ô vuông ?
- Phải bớt đi bao nhiêu ô vuông ?
-Gắn thanh thẻ ghi tên gọi .
- Gọi số ô vuông chưa biết là x . 
-Còn lại là bao nhiêu ô vuông ? 
- 10 ô vuông bớt đi x ô vuông còn lại là 6 ô vuông , hãy đọc phép tính tương ứng .
- Ghi bảng : 10 - x = 6 .
-Muốn biết số ô vuông chưa biết ta làm như thế nào ?
- Ghi bảng : x = 10 - 6 
 x = 4 
-Yêu cầu đọc thành phần trong phép tính 
 10 - x = 6 .
- Vậy muốn tìm số trừ x ta làm như thế nào ? 
- Gọi nhiều em nhắc lại .
 c/ Luyện tập :
-Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
-Muốn tìm số trừ chưa biết ta làm sao ?
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
-Yêu cầu 3 em lên bảng làm .
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài 
- Muốn tính số trừ ta làm như thế nào ?
- Muốn tính hiệu ta làm sao ?
- Yêu cầu tự làm bài vào vở .
-Mời 2 em lên bảng làm bài .
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở để kiểm tra . 
- Nhận xét bài làm học sinh .
Bài 3: - Yêu cầu 1 em đọc đề .
-Bài toán yêu cầu làm gì ?
- Bài toán cho biết gì ?
- Muốn tính số ô tô rời bến ta làm như thế nào ? 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài .
- Mời 1 em lên làm bài trên bảng .
- Nhận xét bài làm của học sinh .
 d) Củng cố - Dặn dò:
*Nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học và làm bài tập .
-Hai em lên bảng mỗi em thực hiện phép tính HS1 : 100 - 4 ; 100 - 38 .
-HS2 : Tính nhẩm : 100 - 40 ; 100 - 50 - 30 .
- Nhận xét bài bạn .
* Lớp theo dõi giới thiệu bài
-Vài em nhắc lại tựa bài.
- Quan sát nhận xét .
- Có 10 ô vuông .
- Chưa biết phải bớt đi bao nhiêu ô vuông .
- Còn lại 6 ô vuông .
- 10 - x = 6
- Thực hiện phép tính 10 - 6 
Hiệu 
 10 - x = 6
Số bị trừ 
Số trừ 
- Lấy số bị trừ trừ đi hiệu .
- Nhiều em nhắc lại quy tắc .
-Một em đọc đề bài .
- Ta lấy số bị trừ , trừ đi hiệu .
- Lớp thực hiện vào vở .
- Ba em lên bảng làm bài .
 15 - x = 10 32 - x = 18 32 - x = 14 
 x = 15 - 10 x = 32 - 18 x = 32 - 14 
 x = 5 x = 14 x = 18
- Nhận xét bài bạn .
- Đọc đề .
- Nêu lại cách tính từng thành phần .
- 2 em lên bảng làm .
Số bị trừ 
75
84
58
72
55
Số trừ 
36
24
24
53
37
Hiệu 
39
60
34
19
18
 - Nhận xét bài bạn . 
- Đọc đề bài.
- Hỏi số ô tô đã rời bến .
- Có 35 ô tô . Sau khi rời bến thì còn lại 10 ô tô 
- Thực hiện phép tính 35 - 10 .
*Giải : - Sô ô tô đã rời bến là : 
 35 - 10 = 25 ( ô tô ) 
 Đ/S : 25 ô tô .
- Nhận xét bài bạn .
- Hai em nhắc lại nội dung bài vừa học .
- Về học bài và làm các bài tập còn lại .
 Thủ công : gấp , cắt , dán biển báo giao thông chỉ lối thuận chiều , cấm ngược chiều A/ Mục tiêu :ªHọc sinh biết gấp , cắt dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều và biển cấm xe đi ngược chiều . Gấp , cắt , dán đuợc biển báo chỉ lối đi thuận chiều và cấm xe đi ngược chiều .HS có ý thức chấp hành luật lệ giao thông .
B/ Chuẩn bị :ª Hai hình mẫu biển báo hiệu giao thông chỉ lối đi thuận chiều và cấm xe đi ngược chiều . Quy trình gấp cắt , dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều có hình vẽ minh hoạ cho từng bước . Giấy thủ công và giấy nháp khổ A4 , bút màu .. .
C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta tập“ Gấp cắt dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều“
 b) Khai thác:
*Hoạt động1 : Hướng dẫn quan sát và nhận xét . 
-Cho HS quan sát mẫu biển báo hai hình mẫu . 
-Đặt câu hỏi để học sinh trả lời về kích thước , hình dáng , màu sắc hai hình mẫu ?
- Nhắc nhớ học sinh khi đi đường cần tuân theo luật lệ giao thông như không đi xe vào khu vực có biển báo cầm xe đi ngược chiều ( như hình vẽ )
*Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu . 
* Bước 1 :Gấp căt biển báo chỉ lối đi thuận chiều 
- Gấp cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh 6ô . Cắt hình chữ nhật màu trắng có chiều dài 4 ô rộng 1ô . Cắt hình chữ nhật màu khác có chiều dài 10ô rộng 1ô làm chân biển báo .
Bước 2 -Dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều . 
-Dán chân biển báo vào tờ giấy màu trắng H1.
- Dán hình trònmàu xanh chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô H2. Dán hình chữ nhật màu trắng vào giữa hình tròn .
- Gọi 1 hoặc 2 em lên bảng thao tác các bước gấp cắt , dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều cả lớp quan sát . -GV nhận xét uốn nắn các thao tác gấp , cắt , dán. 
-GV tổ chức cho các em tập gấp , cắt , dán thử biển báo chỉ lối đi thuận chiều bằng giấy nháp .
-Nhận xét đánh giá tuyên dương các sản phẩm đẹp .
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu nhắc lại các bước gấp , cắt dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều .
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về học bài và áp dụng vào thực tế khi đi đường 
-Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
-Lớp theo dõi giới thiệu bài 
-Hai em nhắc lại tựa bài học .
- Lớp quan sát và nêu nhận xét về hình dáng , kích thước và màu sắc 2 hình mẫu .
- Mỗi biển báo có 2 phần mặt biển báo và chân biển báo . Mặt đều là hình tròncó kích thuớc giống nhau nhưng màu khác nhau , một màu xanh và một màu đỏ . Ở giữa hình tròn đều có hình chữ nhật màu trắng . Chân biển báo có dạng hình chữ nhật .
- Quan sát để nắm được cách tạo ra biển báo chỉ lối đi thuận chiều .
 H1 H2 H3
-Hai em nhắc lại cách cắt dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều .
- Lớp thực hành gấp cắt dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều theo hướng dẫn của giáo viên .
-Chuẩn bị dụng cụ tiết sau đầy đủ để tiết sau thực hành gấp cắt dán biển báo cấm xe đi ngược chiều .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14(3).doc