TOÁN $21 38+ 25
I. Mục tiêu: Giúp h/s.
- Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng nhớ số dạng 38 + 25.
- Áp dụng để giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng gài, que tính.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra: Củng cố cách đặt tính.
- Gọi 2 em lên bảng thực hiện đặt tính rồi tính: 48 + 5; 29 + 8;
- Lớp làm vào bảng con.
Thứ 2 ngày 02 tháng 10 năm 2006 S / Tiết 2 / 5 Toán $21 38+ 25 I. Mục tiêu: Giúp h/s. - Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng nhớ số dạng 38 + 25. - áp dụng để giải các bài toán có liên quan. II. Đồ dùng dạy học: Bảng gài, que tính. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Kiểm tra: Củng cố cách đặt tính. - Gọi 2 em lên bảng thực hiện đặt tính rồi tính: 48 + 5; 29 + 8; - Lớp làm vào bảng con. 1. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 49 + 25 - Giáo viên nêu đề bài toán (trong SGK), h/s thực hiện. - H/s sử dụng que tính để tìm kết quả, nêu cách tìm. - Đặt tính và tính: h/s lên bảng đặt tính - G/v ghi vắn tắt nh SGK; + 8 cộng 5 bằng 13 viết 3 nhớ 1. + 3 cộng 2 bằng 5 thêm 1 bằng 6 – viết 6. - Yêu cầu nhiều em nêu lại cách làm; G/v khắc sâu cách làm. Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: H/s lần lợt làm bài tập 1 vào vở; 3 em lên bảng chữa bài. Lớp nhận xét, so sánh. Bài 2: H/s đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài, cách làm. - Cho h/s giải bài toán vào vở.- Cho h/s đổi vở để kiểm tra bài cho nhau. Bài 3: H/s đọc yêu cầu của bài. Vẽ hình lên bảng. Hỏi: Muốn biết con kiến đã đi đoạn đường dài b/nhiêu dm, ta phải làm thế nào? - H/s tự giải vào vở. Gọi vài em đọc kết quả. Bài 3: Yêu cầu 2 em lên bảng điền nhanh; - Nêu cách so sánh- G/v chốt lời giải đúng. Hoạt động nối tiếp: Nhận xét chung, khắc sâu kỹ thuật cộng có nhớ dạng 38 + 25. Thứ 2 ngày 02 tháng 10 năm 2006 S / Tiết 3 + 4 / 5 Tập đọc chiếc bút mực I. Mục tiêu: Giúp h/s. 1. Đọc: Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó, các từ dễ lẫn. Nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa cụm từ dài. Biết đọc phân biệt giọng đọc. 2. Hiểu: Hồi hộp, ngạc nhiên, loay hoay. Nội dung: Khen ngợi Mai vì em là 1 cô bé ngoan tốt bụng, biết giúp đỡ bạn. II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Kiểm tra: Gọi 1 em đọc bài Mít làm thơ / 1 em nêu nội dung của bài. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đọc: - G/v đọc lần 1. Hớng dẫn cách đọc: Giọng kể chậm rãi, giọng Lan buồn, giọn Mai dứt khoát, giọng cô giáo dịu dàng. - 2 em đọc bài. - Luyện tiếng khó: H/s phát hiện từ khó; Luyện đọc cá nhân, đồng thanh. - H/s luyện đọc từng câu; nối tiếp nhau đọc - G/v nghe, chỉnh sửa cho h/s. - Đọc từng đoạn trước lớp; G/v thống nhất cách đọc 1 số câu dài. - Cho h/s đọc trong nhóm. Các nhóm thi đọc. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung: - H/s đọc thầm – trả lời câu hỏi SGK. - G/v giảng nghĩa một số từ : Hồi hộp, loay hoay, ngạc nhiên. - G/v tổng kết các ý kiến – khắc sâu: Mai là cô bé tốt bụng, chân thật. Em cũng tiếc phải đa bút cho bạn viết, tiếc khi cô giáo cũng cho viết bút mực (mà mình đã cho mợn mất rồi) nhưng em luôn hành động đúng vì em biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn. Hoạt động 4: Luyện đọc lại. - G/v h/dẫn h/s tự phân vai – nhận vai cho phù hợp. - Các nhóm cử đại diện đọc phân vai. - G/v nhận xét. Hoạt động nối tiếp: Câu chuyện nói về điều gì? (ý nghĩa câu chuyện) Em thích nhân vật nào trong chuyện. Về nhà đọc lại bài cho thuộc nội dung để tiết sau học kể chuyện. Thứ 2 ngày 02 tháng 10 năm 2006 C / Tiết 5 / 5 Mỹ Thuật Tập nặn tạo dáng tự do Thầy Cường dạy Thứ 2 ngày 02 tháng 10 năm 2006 C / Tiết 6 / 5 đạo đức gọn gàng ngăn nắp I. Mục tiêu: Giúp h/s. 1. Kiến thức: Giúp h/s biết được: Biểu hiện, ích lợi của việc sống gọn gàng, ngăn nắp. 2. Thái độ: Yêu mến, đồng tình với những người sống gọn gàng, ngăn nắp, không đồng tình với những ai không gọn gàng, ngăn nắp. 3. Hành vi: Thực hiện nếp sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập, sinh hoạt II. Đồ dùng dạy học: Phiếu thảo luận HĐ 1, 3. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Kiểm tra: Gọi 1 em nêu: Tại sao khi có lỗi ta phải nhận lỗi và sửa lỗi. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi. Mục tiêu: Giúp h/s phân biệt và rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt, học tập. - Chia lớp thành 2 nhóm thảo luận theo câu hỏi. Nhóm 1: Bạn nhỏ đang làm gì? Nhóm 2: Bạn nhỏ làm nh thế nhằm mục đích gì? - Đại diện các nhóm trình bày. - G/v kết luận: Cần rèn luyện thói quen GG,NN trong sinh hoạt. Hoạt động 2: Phân tích chuyện. Mục tiêu: Giúp h/s biết phân biệt tại sao cần gọn gàng, ngăn nắp và gọn gàng, ngăn nắp giúp chúng ta điều gì? - G/v kể chuyện. - H/s tìm hiểu nội dung câu chuyện. - G/v tổng kết: Tính bừa bãi khiến nhà cửa lộn xộn, làm mất nhiều thời gian tìm kiếm (đồ vật nào đó) khi cần. Do đó phải có thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt Hoạt động 3: Xử lý tình huống. Mục tiêu: H/s biết phân biệt tình huống đúng/sai, có thái độ đồng tình với những ai gọn gàng, ngăn nắp và ngợc lại. - H/s thảo luận, đa ra ý kiến cách ứng xử theo tình huống bài tập 3. - G/v lắng nghe, cùng h/s nhận xét, khắc sâu. Hoạt động nối tiếp: Nhận xét, khắc sâu nội dung vừa học. Thứ 2 ngày 02 tháng10 năm 2006 C / Tiết 7 / 5 Tự nhiên xã hội cơ quan tiêu hoá I. Mục tiêu: Giúp h/s. - Nhận biết đợc vị trí và nói tên các bộ phận của ống tiêu hóa. - H/s chỉ đợc đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá. - Nhận biết đợc vị trí, nói tên một số tuyến tiêu hoá và dịch tiêu hoá. II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ ống tiêu hoá. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Khởi động: Trò chơi: Chế biến thức ăn. - G/v hướng dẫn cách chơi.- Cho h/s chơi.- Kết thúc trò chơi – giới thiệu bài. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá. Yêu cầu h/s hoạt động nhóm đôi: Đọc, chỉ vị trí các bộ phận của ống tiêu hoá. G/v treo tranh – H/s lên bảng chỉ tên các bộ phận – nói đường đi của nó. Hoạt động 2: Các cơ quan tiêu hoá. - G/v chia lớp thành 4 nhóm. - Yêu cầu quan sát, nối tên các cơ quan tiêu hoá cho phù hợp. - Đại diện các nhóm lên chỉ.- G/v khắc sâu – chỉ tranh: * Kết luận: Cơ quan tiêu hoá gồm có: Miệng – thực quản – dạ dày – ruột non – ruột già và các tuyến tiêu hoá nh tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tuỵ. Hoạt động nối tiếp: Yêu cầu h/s về nhà ôn lại bài. Thứ 2 ngày 02 tháng 10 năm 2006 C / Tiết 8 / 5 Tự học Thứ 3 ngày 03 tháng 10 năm 2006 S / Tiết 1 / 5 Thể dục tiết 9 Thầy An dạy Thứ 3 ngày 03 tháng 10 năm 2006 S / Tiết 2 / 5 Tập đọc mục lục sách I. Mục tiêu: Giúp h/s. 1. Đọc: Biết đọc đúng giọng một văn bản có tính chất liệt kê, biết ngắt giọng, chuyển giọng khi đọc tên tác giả, tên truyện trong mục lục sách. 2. Hiểu: Nắm được ý nghĩa của từ mới; Biết dùng mục lục sách để tra cứu. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép 1 dòng để hướng dẫn đọc. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Kiểm tra: 1 em đứng dậy đọc bài Chiếc bút mực.Nêu ý nghĩa câu chuyện. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đọc. - G/v đọc bài – hướng dẫn cách đọc - Luyện đọc: Treo bảng phụ - Thống nhất cách đọc. - Cho h/s đọc từng mục trong nhóm. - 1 em đọc lại. - H/s đọc, phát hiện cách đọc. - H/s đọc nối tiếp nhau từng mục - Các nhóm thi nhau đọc nối tiếp. - G/v nhận xét, bổ sung. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài: - H/s đọc thầm bài – trả lời câu hỏi SGK. - G/v giảng một số từ mới. - Hướng dẫn h/s đọc, tập tra mục lục sách TV2/tập 1 (tìm tuần 5). + 1 em đọc tuần 5 theo cột hàng ngang. (Tuần – chủ điểm – phân môn – nội dung – trang) + H/s đọc nối tiếp. Hoạt động 4: Luyện đọc lại.- H/s luyện đọc lại; G/v khắc sâu. Hoạt động nối tiếp: Nhận xét tiết học. Thứ 3 ngày 03 tháng 10 năm 2006 S / Tiết 3 / 5 Toán $ 22 luyện tập I. Mục tiêu: Giúp h/s củng cố về: - Phép cộng có nhớ dạng 8 + 5, 28 + 5, 38 + 5. - Giải các bài toán có lời văn theo tóm tắt. - Thực hiện bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động 1: Củng cố nội dung. Yêu cầu 2 em lên bảng đặt tính, lớp làm vào bảng con: 28 + 15 38 + 26. Hoạt động 2: Luyện tập. - Yêu cầu h mở VBT – làm từ bài 1 đến bài 5. - Sau mỗi bài h/s nêu yêu cầu và cách làm. Bài 1, 2: Củng cố cách đặt tính: - 2 em lên bảng đặt tính. - Lớp cùng so sánh. Bài 3: H/s đọc đề bài từ tóm tắt.- Nêu yêu cầu và cách làm. - Cả lớp cùng giải vào vở; lưu ý khi viết lời giải có nhiều cách viết. Bài 4: 1 em lên bảng điền; - Cả lớp cùng nhận xét. 37 73 + 9 + 11 + 25 28 48 Bài 5: H/s nêu cách làm: - G/v lưu ý h/s: Trớc khi khoanh được kết quả đúng, phải thực hiện phép tính trước rồi mới khoanh. - H/s nêu kết quả- Cả lớp cùng nhận xét. Hoạt động nối tiếp: Nhận xét chung tiết học. Thứ 3 ngày 03 tháng 10 năm 2006 S / Tiết 4 / 5 Thủ công gấp máy bay đuôi rời ( Tiết 1 ) I. Mục tiêu: Giúp h/s. - Biết cách gấp máy bay đuôi rời. - Gấp được máy bay đuôi rời.- Yêu thích gấp máy bay. II. Đồ dùng dạy học: Quy trình gấp máy bay, mẫu máy bay. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét. - Đa mẫu, h/s quan sát, nhận xét.Hình dáng đầu, cánh, thân, đuôi. - Mở dần phần đầu . trở về tờ giấy ban đầu để h/s nhận dạng. * Kết luận: Để gấp đợc ta phải chuẩn bị 1 tờ giấy A4 sau đó cắt thành 2 phần. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu. Bước 1: Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành 1 hình vuông và 1 hình chữ nhật. Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay. Bước 3: Làm thân và đuôi máy bay. Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng. - Gọi vài em thao tác lại. - Cho h/s gấp nháp. G/v giúp h/s gấp nháp. Hoạt động nối tiếp: - Yêu cầu về nhà chuẩn bị cho tiết thực hành. Thứ 3 ngày 03 tháng 10 năm 2006 C / Tiết 5 / 5 Chính tả Tập chép: chiếc bút mực I. Mục tiêu: Giúp h/s. - Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài “Chiếc bút mực”. - Viết đúng một số từ có âm giữa (âm chính) vần ia/ya. - Phân biệt en/eng. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép nội dung đoạn viết. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động 1: Củng cố cách viết. - Gọi 2 em lêng bảng viết từ: Dỗ em, giỗ ông, dòng sông, ròng rã. Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép. - G/v treo bảng phụ, đọc đoạn viết - 2 h/s nhìn bảng đọc lại đoạn văn; Nêu những chữ viết hoa. - Tập viết từ khó - đọc từ đó. - Chép bài vào vở. * G/v lưu ý hướng dẫn h/s trình bày vào vở. - Soát lỗi, chấm chữa bài viết cho h/s. Hoạt động 3: Thực hành. - Yêu cầu h/s mở vở bài tập và nêu yêu cầu bài tập 2. - Phát hiện điể ... p: Chấm, chữa bài. - Nhận xét chung chữ viết.- Về nhà luyện viết chữ nghiêng. Thứ 4 ngày 04 tháng 10 năm 2006 C / Tiết 7 / 5 Tự học Thứ 5 ngày 05 tháng 10 năm 2006 S / Tiết 1 / 5 Tập làm văn Tuần 5 I. Mục tiêu: - Rèn kỹ năng nghe và nói; Dựa vào tranh và câu hỏi kể lại lần lượt từng việc thành câu; Bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài. - Rèn kỹ năng đơn giản (kỹ năng viết); Biết soạn 1 mục lục đơn giản. II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động 1: Quan sát tranh trả lời câu hỏi.. - H/s đọc đề bài- G/v hướng dẫn h/s trả lời.- G/v chốt lại ý đúng. Hỏi: Bạn trai đang vẽ ở đâu? Bạn trai đang nói gì với bạn gái? Bạn gái nhận xét nh thế nào? Hai bạn đang làm gì? + Yêu cầu h/s kể lại chuyện. - Bạn đang vẽ lên bức tường của trường. - Mình vẽ có đẹp không? - Vẽ lên tường làm xấu trờng lớp. - Quét vôi lại bức tường. + Vài em kể cả chuyện. Hoạt động 2: Đặt tên cho chuyện 1 em đọc yêu cầu. H/s suy nghĩ, phát biểu ý kiến. (Không vẽ bậy lên tường; Bức vẽ đẹp mà không đẹp; Bảo vệ của công) G/v nhận xét, kết luận. Hoạt động 3: Lập mục lục. - H/s nêu yêu cầu. H/s thực hành: Mở sách TV2 – Tuần 6 (từ trang 155 – 156) H/s tự làm vào vở. Cho nhiều em đọc bài G/v nhận xét, chấm một số bài. Hoạt động nối tiếp: Nhận xét, đánh giá- Nhận xét chung tiết học. Thứ 5 ngày 05 tháng 10 năm 2006 S / Tiết 2 / 5 Toán $24 bài toán về nhiều hơn I. Mục tiêu: Giúp h/s. - Hiểu khái niệm về “nhiều hơn” và biết cách giải bài toán về nhiều hơn. - Rèn kỹ năng giải toán có lời văn bằng 1 phép cộng. II. Đồ dùng dạy học: 7 quả cam, bảng dính. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Kiểm tra: Củng cố cách cộng có nhớ. - Gọi 2 em lên bảng thực hiện: 38 + 15 78 + 9 Đặt tính và nêu cách đặt. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu về nhiều hơn. - G/v nêu bài toán: + cành trên có 5 quả cam; + cành dới có 5 quả cam, thêm 2 quả Hỏi: - Hãy so sánh số cam 2 cành? - Cành dưới có nhiều hơn mấy quả? - Muốn biết cành dưới có bao nhiêu quả cam ta làm thế nào? + H/s tìm kết quả; Nêu cách trả lời cho bài toán - Lưu ý: Có thể trả lời bằng nhiều cách. - G/v viết bảng: Cành trên: 5 quả. Cành dưới nhiều hơn cành trên 2 quả. Cành dưới: ? quả. - G/v khắc sâu dạng bài toán. Số cam cành dưới có là. 5 + 2 = 7 (quả) Đáp số: 7 quả. Hoạt động 2: Thực hành: Bài 1,2, 3: H/s đọc đề bài; Nêu yêu cầu. 2 em ngồi cạnh nhau trao đổi bài, làm bài tập. Vài em lên trình bày. - Cả lớp cùng nhận xét, bổ sung. Hoạt động nối tiếp: Ta vừa học dạng toán gì? Nhiều hơn ta làm phép tính gì? Nhận xét chung tiết học. Thứ 5 ngày 05 tháng 10 năm 2006 S / Tiết 3 / 5 Thủ công ôn gấp máy bay đuôi rời I.Mục tiêu : Củng cố cách gấp máy bay đuôi rời -Hs yêu thích gấp máy bay II.Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1: Thực hành Hs nêu lại qui trình gấp máy bay đuôi rời + Bước 1: Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành hình vuông và 1 hình chữ nhật + Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay + Bước 3: Làm thân và đuôi náy bay + Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng - Cho nhiều Hs nhắc lại quitrình gấp Gv nhận xét bổ xung Gv cho Hs thực hành gấp Gv quan sát giúp đỡ Gv chọn 1 số bài nhận xét tuyên dương Gv cho Hs thực hành phóng máy bay Gv nhận xét Hoạt động nối tiếp: nhận xét tiết học, dặn dò ./. Thứ 5 ngày 05 tháng 10 năm 2006 S / Tiết 4 / 5 Thể dục tiết 10 Thầy An dạy Thứ 5 ngày 05 tháng 10 năm 2006 C / Tiết 5 / 5 Chính tả Nghe viết: cái trống trường em I. Mục tiêu: Giúp h/s. - Nghe, viết chính xác 2 khổ thơ đầu của bài; Biết trình bày 1 bài thơ 4 chữ; Viết hoa chữ đầu mỗi dòng thơ (câu thơ); Để cách 1 dòng khi hết khổ thơ. - Làm đúng các bài tập phân biệt l/n; i/iê. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi nội dung bài chính tả. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động 1: Củng cố nội dung: - 1 em lên bảng viết: Chia quà; Đêm khuya.- Lớp viết bảng con. Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe viết - G/v đọc đoạn viết - Hướng dẫn h/s viết bảng con từ khó: Ngẫm nghĩ, nghỉ, trống, buồn. - Cho cả lớp đọc đồng thanh. - G/v đọc cho h/s viết vào vở. - Treo bảng cho h/s soát lỗi. - Chấm, chữa bài. - H/s đọc lại: + Nêu nội dung đoạn viết. + Nhận xét các hiện tượng chính tả trong bài. - H/s nêu cách trình bày. Hoạt động 3: Thực hành. Bài 2c: Yêu cầu h/s. Nêu yêu cầu: Điền i/iê. H/s tự điền; 1 em lên bảng làm ;Cả lớp nhận xét. G/v nhận xét chốt lời giải đúng. Bài 3c: Tiến hành tương tự bài 2c. Hoạt động nối tiếp: G/v nhận xét bài viết của h/s. Nhận xét chung tiết học. Thứ 5 ngày 05 tháng 10 năm 2006 C / Tiết 6 / 5 Hoạt động ngoài giờ I.Mục tiêu: Hs có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp Biết dọn vệ sinh trường lớp cho sach đẹp Có ý thức lao động tốt II.Các hoạt hoạt dạy học chủ yếu Hoạt động 1: Thực hành nhặt giấy, lá xung quanh sân trường + Gv yêu cầu: Gv chia lớp thành 4 nóm Giao nhiệm vụ cho từng nhóm Gv cho lớp ra ngoài sân trường nhặt giấy, lá bỏ vào hố rác Hs thực hành làm- Gv quan sát hướng dẫn Gv nghiệmthu công việc của các nhóm Cho Hs đi rửa tay và vào lớp Hoạt động nối tiếp: Gv tuyên dương nhóm, cá nhân Hs làm tốt Gv nhận xét tiết học, dặn dò ./. Thứ 5 ngày 05 tháng 10 năm 2006 C / Tiết 7 / 5 Tự học Thứ 6 ngày 06 tháng 10 năm 2006 S / Tiết 1 / 5 Mỹ thuật ôn tập Thầy Cường dạy Thứ 6 ngày 06 tháng 10 năm 2006 S / Tiết 2 / 5 Toán $ 25 luyện tập I. Mục tiêu: Giúp h/s. - Củng cố cách giải bài toán có lời văn về “nhiều hơn” bằng 1 phép cộng. II. Đồ dùng dạy học: Bảng gài; 2 số 7 và 5 phục vụ trò chơi. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động 1: Củng cố cách giải toán. Yêu cầu h/s lần lượt làm các bài tập từ 1 đến 4. Từng bài, h/s nêu yêu cầu và hướng làm. Cả lớp cùng nhận xét. Bài 1: H/s đọc đề. Tóm tắt: Cốc có 6 bút chì. Hộp có nhiều hơn cốc 2 bút chì. Hộp có: ? bút chì. H/s nêu cách tìm. - 1 em lên bảng làm. * Các bài còn lại h/s làm tơng tự Hoạt động 2: Chấm, chữa bài. - G/v thu vở, chấm, chữa một số bài. - Nhận xét chung. Hoạt động 3: Trò chơi: Thi “sáng tác đề”. - Chia lớp thành 2 đội. - G/v hướng dẫn cách chơi: Đa 2 số 5 và 7, h/s dựa vào 2 số này để sáng tác đề bài. - H/s đọc to đề bài; Đội nào có nhiều đề bài hơn là đội thắng cuộc. - G/v nhận xét chung. Thứ 6 ngày 06 tháng 10 năm 2006 S / Tiết 3 / 5 Tiếng việt ôn lại bài I. Mục tiêu: Giúp h/s. - Củng cố cách kể chuyện theo tranh. - Lập mục lục sách. II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động 1: Luyện kể chuyện. Lần lượt cho h/s kể lại chuyện (dựa vào tranh vẽ) câu chuyện ở Tiết 1. G/v nghe, nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Lập mục lục sách. Yêu cầu h/s mở sách Toán – Lập mục lục Toán 2 – Tập 1 – Tuần 5. H/s lập theo nhóm. - Đại diện các nhóm đứng tại chỗ thi hỏi đáp nhanh G/v nhận xét, chấm, chữa bài. Hoạt động nối tiếp: Nhận xét chung tiết học Củng cố cách tra tìm mục lục. Thứ 6 ngày 06 tháng 10 năm 2006 S / Tiết 4 / 5 Hoạt động tập thể Hướng dẫn hát, múa. Bài: Em yêu trường em I. Mục tiêu: Giúp h/s. - H/s học thuộc lời ca, giai điệu bài hát “Em yêu trường em” - Hát kết hợp với múa vài động tác phụ hoạ đơn giản. - Có tình cảm yêu mến trường lớp. - Thích được tham gia các hoạt động văn hoá - văn nghệ. II. Chuẩn bị: Thuộc bài hát và vài động tác múa phụ hoạ. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Tổ chức cho h/s tập hát (trên sân trường) G/v tập từng câu hết bài. H/s hát thành thạo lời ca, đúng giai điệu bài hát. G/v tập cho h/s múa phụ hoạ. Hướng dẫn từng động tác. H/s làm thử theo g/v. H/s hát kết hợp múa. Tổ chức cho h/s tập theo nhóm. Các nhóm tập G/v theo dõi, giúp đỡ. Thứ 6 ngày 06 tháng 10 năm 2006 C / Tiết 5 / 5 Toán ôn lại bài I. Mục tiêu: Củng cố cho h/s. - Phép cộng có nhớ thuộc các dạng 8 + 1 số, 9 + 1 số. - Giải toán có liên quan đến dạng “nhiều hơn”. II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động 1: Luyện củng cố phép cộng có nhớ. - Gọi vài em lên bảng làm: Đặt tính và nêu rõ cách làm – Dưới lớp làm vào vở. 18 + 16 19 + 24 50 + 9 61 + 8 - So sánh, nhận xét bài của bạn. - G/v khắc sâu. - Cho h/s làm vào vở: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống. 19 + 3 21 18 + 20 .. 19 + 18 21 + 7 . 20 + 6 9 + 7 .. 9 + 8 - G/v yêu cầu h/s nêu kết quả - cách so sánh. - G/v nhận xét, chấm chữa bài. Hoạt động 2: Luyện giải toán. - Cho đề bài, yêu cầu h/s đọc đề – xác định yêu cầu (nhận dạng). - Tóm tắt và giải bài toán. Bài 1: Lan có 17 que tính, Mai có nhiều hơn Lan 6 que tính. Hỏi Mai có bao nhiêu que tính. Bài 2: Tấm vải xanh dài 64 dm, tấm vải đỏ dài hơn tấm vải xanh 8 dm. Hỏi tấm vải đỏ dài bao nhiêu dm. Bài 4: H/s đọc đề bài theo tóm tắt sơ đồ: G/v hướng dẫn cách tóm tắt sơ đồ. H/s trình bày bài giải: Phép tính + Lời giải. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá kết quả. G/v thu vở, chấm chữa một số bài cho h/s. Chữa bài sai trên bảng để h/s rút kinh nghiệm. Thứ 6 ngày 06 tháng 10 năm 2006 C / Tiết 6 / 5 Hát nhạc ôn lại bài xoè hoa I.Mục tiêu: Hát đúng giai điệu lời ca Tập biểu diễn bài hát II.Các hoạt động gạy học Hoạt động 1: Ôn bài- xoè hoa Lần lượt từng em Hs hát lại bài hát xoè hoa Gv quan sát chỉnh sửa cho Hs Gv cho Hs hát theo nhóm Đại diện các nhóm hát trướclớp- lớp và Gv nhận xét tuyên dương Hoạt động 2: Hát kết hợp múa phụ hoạ Gv chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ Các nhóm thảo luận hát và múa kết hợp Đại diện các nóm lên bảng trình bày Gv nhận xét- tuyên dương Hoạt động nối tiếp : Nhận xét tiết học, dặn dò ./. Thứ 6 ngày 06 tháng 10 năm 2006 C / Tiết 7 / 5 Tự học Thứ 6 ngày 06 tháng 10 năm 2006 C / Tiết 8 / 5 Bồi dưỡng học sinh yếu I.Mục tiêu : Rèn kỹ năng cho Hs Hs đọc đúng các bài đã học trong tuần II.Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Luyện đọc Gv gọi lần lượt từng Hs đọc 1 bài tập đọc đã học trong tuần Gv quan sát chỉnh sửa cho Hs Hoạt động 2: Ôn về tìm hiểu bài Gv nêu câu hỏi theo nội dung từng bài tập đọc ? Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút của mình ? Cố giáo đã khen Mai điều gì ? Qua bài mục lục sách giúp em hiểu điều gì ? Muốn tìm 1 bài trong sách nhanh ta cần phải làm gì Hs dựa vào các câu hỏi và trả lời Gv nhận xét bổ xung Hoạt động nối tiếp: Nhận xét tiết học, dặn dò ./.
Tài liệu đính kèm: