Toán
BẢNG NHÂN 3
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Giúp HS: Thành lập bảng nhân 3 và học thuộc lòng bảng nhân 3.
- Áp dụng bảng nhân 3 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
- Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt .
II. Đồ dùng dạy học: -Mười tấm bìa mỗi tấm có gắn ba chấm tròn.
-Kẻ sẵn nội dung bài tập ba lên bảng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tuần 20: Thứ hai ngày 12 tháng 1 năm 2009 . Chào cờ (GV trực ban soạn ) Toán Bảng nhân 3 I. Mục tiêu: Giúp học sinh : - Giúp HS: Thành lập bảng nhân 3 và học thuộc lòng bảng nhân 3. - áp dụng bảng nhân 3 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân. - Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt . II. Đồ dùng dạy học: -Mười tấm bìa mỗi tấm có gắn ba chấm tròn. -Kẻ sẵn nội dung bài tập ba lên bảng. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ của GV HĐ của HS 1. KTBC :- Tính 2 kg x 6 = 2 dm x 8 = 2 cm x 5 = 2 l x 3 = -Nhận xét cho điểm học sinh 2.Dạy- học bài mới : a. Hướng dẫn HS lập bảng nhân 3 - GV gắn một tấm bìa có ba chấm tròn lên bảng hỏi.Có mấy chấm tròn? - Ba chấm tròn được lấy mấy lần? - Ba được lấy một lần nên ta lập được phép nhân 3 x 1 = 3 (ghi bảng) - Hướng dẫn HS lập các phép tính còn lại t/ tự . - Yêu cầu HS đọc bảng nhân ba vừa lập được sau đó cho HS đọc thuộc lòng. - Xoá dần bảng cho HS học thuộc lòng. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng. b. Luyện tập thực hành. Bài 1:Yêu cầu HS tự làm bài sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài. Bài 2: Gọi HS đọc đề bài. - Hướng dẫn HS cách làm bài. - Yêu cầu HS viết tóm tắt và trình bày bài giải vào vở. Gọi một HS nên bảng làm . - Nhận xét cho điểm HS. Bài 3: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? - Số đầu tiên trong dãy số này là số nào? - Tiếp sau số 3 là số nào? - Yêu cầu HS tự làm tiếp bài, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: -Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng nhân 3. - Nhận xét giờ học. - Làm bài và kiểm tra kết quả làm bài của bạn. - HS q/sát và làm theo GV. - Có 3 chấm tròn. - Ba được lấy 1 lần. - HS đọc: 3 nhân 1 bằng 3 - HS sử dụng các chấm tròn lập các phép nhân còn lại theo hướng dẫn của GV. - Cả lớp đọc đồng thanh sau đó đọc thuộc lòng. - Đọc bài. - Tóm tắt:1 nhóm :3 h/sinh. 10 nhóm:h/ sinh. - H/s đọc bài . -HS làm bài, chữa bài, nhận xét. - Đếm thêm 3 rồi viết số vào ô trống. - Là số 3. - Là số 6. - HS làm tiếp bài - chữa bài. Tập đọc ông mạnh thắng thần gió I.Mục tiêu : Giúp học sinh : * Đọc : - Đọc trơn được cả bài. - Đọc đúng các từ ngữ khó,các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc. *Hiểu :- Nghĩa các từ: đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chắc, đẵn, ăn năn. - Nội dung bài: Ông Mạnh tượng trưng cho con người. Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Qua câu chuyện chúng ta thấy người có thể thắng thiên nhiên nhờ sự dũng cảm và lòng quyết tâm, nhưng con người luôn muốn làm bạn với thiên nhiên. II.Đồ dùng dạy - học: - GV :Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK Bảng phụ viết sẵn các câu cần luyện đọc. - HS : Sgk III.Hoạt động dạy học: HĐ của GV HĐ của HS 1. KTBC : - Gọi 2 HS đọc t/l bài Thư Trung thu. - Nhận xét cho điểm hs. 2.Dạy- học bài mới : a. GTB : b.Luyện đọc: Tiết 1 Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ: + Tìm các từ có âm đầu l/n,... trong bài (MB). Hỏi: Bài tập đọc có mấy đoạn ? Các đoạn được phân chia như thế nào ? -Thi đọc. -Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân. *Cả lớp đọc đồng thanh. Tiết 2 *Tìm hiểu bài. -Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2, 3. -Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận ? - Sau khi xô ngã ông Mạnh, Thần Gió làm gì ? - Ngạo nghễ có nghĩa là gì ? - Kể việc làm của ông Mạnh chống lại Thần Gió (Cho nhiều HS kể). - Con hiểu ngôi nhà vững chãi là ngôi nhà như thế nào ? - Gọi HS đọc phần còn lại của bài. - Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay ? -Thần Gió có thái độ như thế nào khi quay trở lại gặp ông Mạnh ? - Ăn năn có nghĩa là gì ? - Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình ? - Vì sao ông Mạnh có thể chiến thắng Thần Gió ? - Ông Mạnh tượng trưng cho ai ? Thần - Gió tượng trưng cho ai ? - Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ? -Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại bài. Gọi HS dưới lớp nhận xét và cho điểm sau mỗi lần đọc. Chấm điểm và tuyên dương các nhóm đọc tốt. 3. Củng cố - dặn dò Hỏi: Em thích nhân vật nào nhất ? Vì sao ? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc lại bài. - HS đọc bài . Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV + Các từ đó là: loài người, hang núi, lăn quay, lồm cồm, nổi giận, lớn nhất, làm xong, lên, lồng lộn, ăn năn, mát lành, các loài hoa,... Bài tập đọc được chia làm 5 đoạn: + Đoạn 1: Ngày xưa .... hoành hành. + Đoạn 2: Một hôm... ngạo nghễ. + Đoan 3: Từ đó.... làm tường. + Đoạn 4: Ngôi nhà ... xô đổ ngôi nhà. + Đoạn 5: Phần còn lại. - Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh một đoạn trong bài. 3 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. Thần xô ông Mạnh ngã lăn quay. Thần Gió bay đi với tiếng cười ngạo nghễ. Ngạo nghễ có nghĩa là coi thường tất cả. Ông vào rừng lấy gỗ dựng nhà. Cả ba lần nhà đều bị quật đổ. Cuối cùng, ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Ông đẵn những cây gỗ thật lớn làm cột, chọn những viên đá to làm tường. Là ngôi nhà thật chắc chắn và khó bị lung lay. 1 HS đọc đoạn 4, 5 trước lớp. - Hình ảnh cây cối xung quanh nhà đổ rạp, nhưng ngôi nhà vẫn đứng vững, chứng tỏ Thần Gió phải bó tay. Thần Gió rất ăn năn. -Ăn năn là hối hận về lỗi lầm của mình. - Ông Mạnh an ủi và mời Thần thỉnh thoảng tới chơi nhà ông. Vì ông Mạnh có lòng quyết tâm và biết lao động để thực hiện quyết tâm đó. Ông Mạnh tượng trưng cho sức mạnh của người, còn Thần Gió tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên. - Câu chuyện cho ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ lòng quyết tâm và lao động, nhưng người cần biết cách sống chung (làm bạn) với thiên nhiên. - 5 HS lần lượt đọc nối tiếp nhau, mỗi HS đọc một đoạn truyện. - Em thích ông Mạnh vì ông Mạnh đã chiến thắng được Thần Gió. .
Tài liệu đính kèm: