Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 7 - Trường tiểu học Anh hùng Núp

Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 7 - Trường tiểu học Anh hùng Núp

Môn: TẬP ĐỌC (Tiết 19 + 20)

Bài: NGƯỜI THẦY CŨ

I. Mục tiêu:

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài, biết ngắt hơi đúng ở các câu.

- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật: chú Khánh (bố của Dũng) thầy giáo.

- Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ mới: xúc động, hình phạt, các từ ngữ làm rõ ý nghĩa câu chuyện: lễ phép, mắc lỗi.

- Hiểu nội dung bài: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.

( Trả lời các câu hỏi sgk)

-GDHS : các em phải biết ơn và kính trọng các thầy cô đã dạy dỗ các em .

 II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa.

 

docx 44 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 7 - Trường tiểu học Anh hùng Núp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH GIẢNG DẠY TUẦN 7
( Từ ngày 1 tháng 10 đến ngày 5 tháng 10 năm 2012)
Thứ ngày
Tiết
Môn dạy
Tên bài dạy
Đồ dùng dạy học
HAI
1/10
7
19
20
31
7
Chào cờ
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Đạo đức
Người thầy cũ
Người thầy cũ
Luyện tập
Chăm làm việc nhà
Bảng phụ
Bảng phụ
Bảng phụ
BA
2/10
32
7
13
7
 13
Âm nhạc
Toán
Chính tả
Kể chuyện 
Thể dục
Ôn tập bài hát Múa vui
Ki –lô-gam
Tc: Người thầy cũ
Người thầy cũ
Động tác toàn thân- đi đều.
Cân 
Bảng phụ
Tranh 
Còi 
TƯ
3/10
33
 21
 7
 7
Toán
Tập đọc
LTVC 
Thủ công
Luyện tập
Thời khóa biểu
Từ ngữ về môn học. Từ chỉ hoạt động
Gấp thuyền phẳng đáy không mui (tiết 1 ) 
Bảng phụ
Bảng phụ
Bảng phụ
Quy trình gấp thuyền phẳng đáy
NĂM
4/10
14
34
 7
7
Thể dục
Toán
Tập viết
Mĩ thuật
Động tác nhảy. Trò chơi “bịt mắt bắt dê”
6 cộng với một số 6+ 5
Chữ hoa E,Ê- Em yêu trường em
Vẽ tranh. Đề tài em đi học
Còi 
Bộ đồ dùng học toán 
Mẫu chữ 
SÁU
5 /10
7
35
 14
7
 7
TN&XH
Toán
Chính tả
TLV
Sinh hoạt
Ăn uống đầy đủ 
26+ 5
Nv. Cô giáo lớp em
Kể ngắn theo tranh. Luyện tập về
Nhận xét tuần 7. phương hướng tuần8
 Tranh 
Bộ đồ dùng học toán 
Bảng phụ
 Nhận xét của BGH
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Hiệu trưởng
 ( Kí tên, đóng dấu)
Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2012
Môn: TẬP ĐỌC (Tiết 19 + 20) 
Bài: NGƯỜI THẦY CŨ
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài, biết ngắt hơi đúng ở các câu.
- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật: chú Khánh (bố của Dũng) thầy giáo.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ mới: xúc động, hình phạt, các từ ngữ làm rõ ý nghĩa câu chuyện: lễ phép, mắc lỗi.
- Hiểu nội dung bài: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.
( Trả lời các câu hỏi sgk)
-GDHS : các em phải biết ơn và kính trọng các thầy cô đã dạy dỗ các em .
 II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Bài: Ngôi trường mới.
- GV gọi lần lượt 2 học sinh lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.
? Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của ngôi trường?
Giáo viên nhận xét, chốt lại.
- GV ghi điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu, ghi bảng.
b. Luyện đọc: 
- GV đọc mẫu toàn bài với lời kể chuyện từ tốn, lời thầy giáo vui vẻ, trìu mến; lời chú Khánh lễ phép, cảm động.
* Gv hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
 + Đọc từng câu:
- GV gọi học sinh đứng dậy đọc nối tiếp từng câu. 
GV rút ra từ HS đọc sai và ghi lên bảng .
- GV cho học sinh đọc các từ học sinh đọc sai.
GV hướng dẫn học sinh đọc
+ HS đọc từng đoạn trước lớp.
- GV hướng dẫn ngắt nghỉ hơi nhấn giọng một số câu.
Lúc ấy,/ thầy bảo: // trước khi làm gì / cần phải nghỉ chứ !/ Thôi,/ em về đi,/ thầy không phạt em đâu ?
- Nhưng // hình như hôm ấy / thầy có phạt em đâu !//
- GV giúp hs hiểu nghĩa các từ chú giải: xúc động , hình phạt 
Xúc động là như thế nào ?
Hình phạt có nghĩa là gì?
+ HS đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Thi đọc giữa các nhóm
 - Cả lớp và gv nhận xét tuyên dương nhóm đọc hay, đọc tốt.
 GV cho cả lớp đọc
***Tiết 2***
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
GV gọi 1 học sinh đọc toàn bài 
Câu 1: Bố Dũng đến trường làm gì?
H: Em thử đoán xem vì sao bố Dũng lại gặp lại tìm gặp thầy ngay ở trường?
Câu 2: Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?
H: Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy?
Câu 4 : Dũng nghĩ gì khi bố ra về.
- Luyện đọc lại .
- HS thi đọc toàn bộ bài.
4. Củng cố- dặn dò
- Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì? 
Và giáo dục các phải biết kính trọng và biết ơn...
 - GV nhận xét tiết học.
-Dặn dò học sinh về nhà học bài. 
- HS đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi:
- Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa.
Người thầy cũ
HS nhắc lại tên bài
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu .
- cổng trường, xuất hiện, lớp, lễ phép, mắc lỗi, nhộn nhịp, 
Cá nhân , cả lớp ĐT
- HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
Là có cảm xúc mạnh mẽ .
Hình phạt có nghĩa là hình thức phạt người có lỗi.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS thi đọc giữa các nhóm. Mỗi nhóm 1 đại diện đứng dậy thi đọc đoạn 1.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
- 1HS đọc toàn bài.
- Bố Dũng đến trường tìm gặp lại thầy giáo cũ.
- Vì bố vừa về nghỉ phép, muốn đến chào thầy giáo ngay. (vì bố đi công tác, chỉ rẽ qua thăm thầy một lúc) 
- Bố vội bỏ mũ đang đội trên đầu, lễ phép chào thầy.
- Kỉ niệm thời đi học có lần trèo qua cửa sổ, thầy chỉ bảo ban nhắc nhở mà không phạt.
- Khi bố đã ra về Dũng nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi, thầy giáo không phạt nhưng bố vẫn tự nhận đó là hình phạt để ghi nhớ mãi và không bao giờ mắc lại.
- HS thi đọc theo nhóm
- HS phân vai đọc lại chuyện
- Nhớ ơn kính trọng và yêu quý thầy cô giáo. Hình ảnh người thầy đáng kính trọng và tình cảm thầy trò thật đẹp.
--------------------1œ--------------------
Môn: TOÁN (Tiết 31)
 Bài: LUYỆN TẬP ( giảm tải bài 1 ) 
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố khái niệm về ít hơn, nhiều hơn.
- Củng cố và rèn luyện giải bài toán về ít hơn nhiều hơn.( Làm bài 2,3,4)
GDHS tính cẩn thận khi làm bài .
II. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Hôm trước các em học bài gì ?
Gọi học sinh lên bảng làm bài tậpsau: Vườn nhà Mai có17 cây cam, vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà Mai 7 cây cam. Hỏi vườn nhà Hoa có tất cả bao nhiêu cây cam?
- Gv nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
- Gv giới thiệu bài, ghi bảng.
b. Bài mới:
Bài 2: GV cho HS đọc đề bài.
H: Bài toán cho biết gì?
H: Bài toán hỏi gì?
Em kém anh 5 tuổi có nghĩa là em ít hơn anh 5 tuổi.
- Muốn tìm số tuổi của em chúng ta làm phếp tính gì?
- Gv nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Gọi học sinh đọc đề toán theo tóm tắt.
GV phân tích đề bài .
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì?
- Giải bài toán về nhiều hơn thì chúng ta làm phép tính gì?
- GV cho học sinh tự giải vào vở.
- Gv nhận xét, chữa bài.
Bài 4: GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGk.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết tòa thứ hai có mấy tầng ta làm thế nào?
- GV cho học sinh giải vào vở.
- Gv nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố- dặn dò
Hôm nay các em học bài gì ?
Các em học tập được gì ?
GDHS tính cẩn thận khi làm bài .
- Về nhà:Ôn bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
- GV nhận xét tiết học.
Hát. 
Bài toán về ít hơn 
- 1 Hs giải bảng lớp, cả lớp làm vào giấy nháp.
Bài giải
 Vườn nhà Hoa có số cây cam.
 17 – 7 = 10 (cây)
 Đáp số: 10 cây 
Luyện tập
- HS nhắc lại tên bài.
Bài2: 1HS đọc đề theo tóm tắt.
 Anh: 16 tuổi.
 Em kém anh: 5 tuổi.
 Em  ? tuổi.
- Muốn tìm số tuổi của em chúng ta làm phép tính trừ.
- HS tự giải vào vở ,1HS làm trên bảng
Bài giải:
 Tuổi em là:
 16 – 5= 11 (tuổi)
 Đáp số: 11tuổi.
Bài3: HS đọc đề bài theo tóm tắt.
 Em: 11 tuổi.
 Anh hơn em: 5 tuổi.
 Anh:  tuổi.
- Giải bài toán về nhiều hơn chúng ta làm phép tính cộng.
- HS tự giải vào vở.
Bài giải:
 Tuổi anh là:
 11 + 5 = 16 ( tuổi )
 Đáp số: 16 tuổi.
Bài4:1 HS đọc đề.
Tòa thứ nhất: 16 tầng 
Tòa thứ hai ít hơn: 4 tầng
Tòa thứ hai: tầng .
- Muốn biết tòa nhà thứ hai có máy tàng ta làm phép tính trừ.
HS tự làm bài vào vở.
Bài giải
 Tòa thứ hai có số tầng là:
 16 – 4 = 12 (tầng)
 Đáp số: 12 tầng.
Luyện tập
- Tính cẩn thận khi làm bài
---------------------1œ----------------------
ĐẠO ĐỨC (Tiết 7):
CHĂM LÀM VIỆC NHÀ 
I. Mục tiêu : - Giúp học sinh biết:
+ Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
+ HS tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp.
- HS có thái độ không đồng tình với hành vi chưa làm việc nhà phù với khả năng 
+ Giáo dục HS tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng góp phần BVMT
II. Đồ dùng dạy học :.
- Bộ tranh nhỏ và dùng dể làm việc theo nhóm ở hoạt động 2.
- Các thẻ bìa đỏ , xanh, trắng.
III. Các hoạt động dạy học.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Gọn gàng, ngăn nắp.
 + Em cần làm gì đối với góc học tập của mình ?
+ Để gọn gàng, ngăn nắp đồ dùng học tập có lợi gì ?
- Gv nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới : a.Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Phân tích bài thơ: Khi mẹ vắng nhà.
* Mục tiêu: HS biết 1 số biểu hiện về chăm làm việc nhà
- GV đọc diễn cảm bài thơ “Khi mẹ vắng nhà” của Trần Đăng Khoa.
- Thảo luận lớp:
H: Bạn nhỏ đã làm gì khi mẹ vắng nhà?
H:Việc làm của bạn nhỏ đã thể hiện tình cảm như thế nào đối với mẹ?
- Em hãy đoán xem mẹ bạn nghĩ gì khi thấy những việc bạn đã làm?
GV kết luận: Bạn nhỏ đã làm các việc nhà vì bạn thương mẹ muốn chia sẻ nổi vất vả với mẹ. Việc làm của bạn mang lại niềm vui và sự hài lòng cho mẹ. Chăm làm việc nhà là một đức tính tốt mà chúng ta nên học tập.
Hoạt động 2: Bạn đang làm gì?
 * Mục tiêu: Hs biết được 1 số công việc nhà phù hợp với khả năng của các em .
+Thảo luận theo nhóm đôi yêu cầu các nhóm quan sát tranh nêu tên việc nhà mà các bạn nhỏ trong mỗi tranh đang làm.
Tranh 1 vẽ gì ?
Tranh 2 vẽ gì ?
Tranh 3 vẽ gì ?
Tranh 4 vẽ gì ?
Tranh 5 vẽ gì ?
Tranh 6 vẽ gì ?
- GV: Em nào có thể làm được những công việc trên.
- GV khen HS làm tốt.
GV kết luận: Chúng ta nên làm những công việc nhà phù hợp với khả năng đó chính là BVMT
Hoạt động 3: Điều này đúng hay sai?
* Mục tiêu: hs nhận thức, thái độ đúng với công việc gia đình.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến.
a.Làm việc nhà là trách nhiệm của người lớn trong gia đình.
 b.Trẻ em có bổn phận làm những việc nhà phù hợp với khả năng?
c.Chỉ làm việc nhà khi bố mẹ nhắc nhở.
d.Cần làm tốt việc nhà khi có mặt, cũng như khi vắng mặt người lớn.
e.Tự giác làm những việc nhà phù hợp với khả năng là yêu thương cha mẹ.
- Gv mời một số HS giải thích lí do.
Các ý kiến b, d, e là đúng vì sao ... nh
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài 1.
- GV hướng dẫn HS viết các chữ số thẳng cột đơn vị với đơn vị, chục với chục. Khi tính được kết quả bao nhiêu thì các em cũng phải viết hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị, hàng chục thẳng cột với hàng chục.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở, 1 HS lên bảng.
- Gv nhận xét, chữa bài.
 Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài.
 Gv phân tích đề bài.
H:Bài toán cho biết gì?
H: Bài toán hỏi gì?
- Giải bài toán về nhiều hơn thì chúng ta thực hiện phép tính gì?
- Yêu cầu học sinh tự giải vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ.
- GV nhận xét , chữa bài.
Như vậy, giải bài toán có lời văn chúng ta thực hiện qua mấy bước?
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu bài 4.
Cho HS đo độ dài các đoạn thẳng.
- Biết độ dài đoạn thẳng AB: 7 cm; BC 5 cm. Vậy độ dài đoạn thẳng AC là bao nhiêu?
Muốn biết độ dài đoạn thẳng AC ta làm thế nào?
- Độ dài đoạn thẳng AC bằng tổng độ dài đoạn thẳng AB và BC.
4. Củng cố- dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- GDHS : ham thích học toán .
- Chuẩn bị bài: 36 + 15.
-GV nhận xét tiết học .
6 cộng với một số 6 +5
Cả lớp làm bảng con.
1 HS làm bảng lớp
6 + 9 = 15 9 + 6 = 15
7 + 9 = 16 6 + 8 = 14
- 26 que tính.
- 5 que tính
26 + 5 .
- HS thao tác trên que tính để tìm kết quả .
 - HS nêu kết quả: 26 + 5 = 31
- HS đặt tính.
B ài 1 : HS nêu yêu cầu bài.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS tự làm bài vào vở, 1 HS lên bảng.
 16 36 46 56 66
 + 4 + 6 + 7 + 8 + 9
 20 42 53 64 75
Bài 3: 1 HS đọc đề bài, ;lớp đồng thanh.
- Tháng trước : 16 điểm mười.
- Tháng này hơn: 5 điểm mười.
- Tháng này : ... mười?
- Giải bài toán về nhiều hơn thì chúng ta làm phép tính cộng.
- HS tự giải vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ.
Bài giải:
 Tháng này tổ em có số điểm 10 là : 
 16 + 5 = 21 (điểm 10)
 Đáp số : 21 điểm 10.
- HS nhắc lại các bước giải một bài toán có lời văn.
Bài 4: 1 HS nêu yêu cầu bài.
- 1 HS đo độ dài đoạn thẳng AB và nêu độ dài.
- Đoạn AB: 7 cm
- 1 HS đo độ dài đoạn thẳng BC và nêu: Đoạn BC: 5 cm
- Đoạn AC là: 7 + 5 = 12 cm
- Muốn biết AC dài bao nhiêu cm thì chúng ta thực hiện cộng độ dài đoạn thẳng AB và đoạn thẳng BC.
HS chú ý lắng nghe .
-------------1œ--------------
Môn: CHÍNH TẢ ( nghe - viết) (Tiết 14)
Bài: CÔ GIÁO LỚP EM
I. Mục tiêu 
- Nghe- viết chính xác bài chính tả , trình bày đúng hai khô thơ đầu của bài cô giáo lớp em trình bày đúng các khổ thơ 5 chữ (chữ đầu mỗi dòng thơ cách lề vở 3 ô, giữa 2 khổ thơ để cách 1 dòng)
- Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có vần ui/ uy; âm đầu ch/ tr hoặc vần iên./iêng.( Bt2; Bt3a/b)
-Rèn kĩ năng viết đúng , đẹp , làm bài tập chính tả chính xác.
-GDHS : viết chữ cẩn thận , đúng mẫu chữ quy định.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ kẻ sẵn BT 2.
- Bảng viết nội dung BT 3a.
III. Hoạt động dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Người thầy cũ
- GV đọc cho HS viết từ: huy hiệu, vui vẻ, con trăn, cái khăn.
- Gv nhận xét ghi điểm HS.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Cô giáo lớp em.
- GV đọc 2 khổ thơ cuối bài.
- Gọi lần lượt 2 HS đọc lại bài.
GV nêu câu hỏi giúp HS hiểu nội dung bài chính tả:
H: Khi cô dạy viết, gió và nắng thế nào?
H: Câu thơ nào cho thấy bạn HS rất thích điểm mười cô cho?
H:Mỗi dòng thơ có mẫy chữ ?
H: Các chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?
- GV cho HS phân tích từ khó và viết bảng con. Sau đó cho học sinh đọc lại các từ khó.
+GV cho HS đọc bài viết.
 - GV đọc bài cho HS viết.
- Gv theo dõi và nhắc HS nghe cho chính xác, viết chữ rõ ràng, đúng chính tả.
- GV hướng dẫn HS đổi vở soát lỗi
 - GV thu vở 5-7 em chấm điểm và nhận xét.
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
GV giúp HS nắm được yêu cầu bài tập.
H: Tiếng có âm đầu v vần ui thanh ngang là tiếng gì?
H: Từ có tiếng vui là từ nào?
- GV ghi ý kiến đúng vào bảng phụ.
- GV cho HS làm các câu tiếp theo vào vở bài tập.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
Như vậy, chúng ta phải tìm cá tiếng, từ theo yêu cầu của đề bài sao cho khi đọc lên từ đó phải có nghĩa.
Bài 3 (lựa chọn) Gọi HS đọc yêu cầu.
GV chọn bài tập a.
- GV chia bảng làm 2 cột.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố dặn dò:
GDHS : viết chữ cẩn thận , đúng mẫu chữ quy định
- Về nhà xem lại bài và làm tiếp các bài tập trong vở bài tập.
GV nhận xét tiết học .
Hát tập thể 1 bài hát.
- 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con theo tổ: huy hiệu, vui vẻ, con trăn, cái khăn.
- HS lắng nghe.
- 2HS đọc lại 2 khổ thơ cuối bài .
- Gió đưa thoảng hương nhài, nắng ghé vào cửa lớp xem chúng em học bài.
- Yêu thương em ngắm mãi /những điểm mười cô cho.
- 5 chữ.
- Viết hoa cách lề 3 ô.
- HS viết bảng con từ: thoảng, giảng, trang, ngắm mãi, điểm mười.
- HS đọc bài viết.
- HS nghe và viết vào vở.
- HS trình bày: ghi tên bài giữa trang vở, chữ đầu của mỗi dòng thơ viết cách lề vở 3 ô, giữa 2 khổ thơ để cách dòng.
- HS đổi vở dò lỗi.
Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu bài.
- Vui.
- Vui, vui vẻ, vui vầy, yên vui, vui thích, vui sướng, mừng vui.
HS làm vào vở bài tập, tìm những từ ngữ chứa tiếng: thủy, núi, lũy.
- HS phát biểu ý kiến: 
Thủy: tàu thủy, thủy thủ, thủy tổ, thủy quân, thủy chiến, tủy chung, nguyên thủy.
Núi: núi non, núi đá, sông núi, ngọn núi, miền núi. 
Lũy: chiến lũy, thành lũy, tích lũy, lũy tre.
Bài3: 1 HS đọc yêu cầu bài.
- 2 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức:
iên: biển, liền, bà tiên, viên phấn, niên học, tiến bộ, đèn điện, chiến thắng, miên man, 
iêng: khiêng vác, siêng học, tiếng nói, thiêng liêng, viếng thăm,
- Học sinh chú ý lắng nghe .
-------------1œ--------------
 TẬP LÀM VĂN (Tiết 7)
KỂ NGẮN THEO TRANH- LUYỆN TẬP VỀ THỜI KHOÁ BIỂU
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng nghe và nói
+Dựa vào 4 tranh vẽ minh hoạ, kể được một số câu chuyện đơn giản có tên Bút của cô giáo.( BT1)
Dựa vào thời khoá biểu hôm sau của lớp trả lời được một số câu hỏi( Bt3)
-GDHS : tính cẩn thận , siêng năng trong học tập
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa BT 1.
- Bảng cho các nhóm viết TKB ( BT 2)
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS làm bài tập 3.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
 Bài 1: (miệng) Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
- GV cho HS quan sát từng tranh SGK, đọc lời nhân vật trong mỗi tranh.
- GV treo tranh cho HS quan sát và hướng dẫn kể nội dung từng tranh.
H:Tranh1 vẽ hai bạn HS đang làm gì?
H: Bạn trai nói gì?
H: Bạn kia trả lời ra sao?
Gọi 2-3 HS tập kể tranh 1.
H: Tranh 2 vẽ gì?
H: Bạn nói gì với cô? 
H: Tranh 3 vẽ cảnh gì?
H: Tranh 4 vẽ cảnh gì? 
H: Mẹ bạn nói gì ?
- GV giúp HS kể đúng, đủ ý, kể sinh động, hấp dẫn.
+ Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn HS kể giỏi nhất.
Bài 2: (Viết) Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
- Giúp HS nắm yêu cầu bài tập.
- Gọi HS đọc thời khóa biểu của lớp.
- GV cho cả lớp làm vào vở, 1 HS lên làm vào bảng phụ.
- Cả lớp và GV nhận xét , sửa bài viết.
- Chấm 5-7 bài, nhận xét.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu bài 3.
GV nêu câu hỏi- HS trả lời
Ngày mai có mấy tiết ?
Đó là những tiết nào ?
-Em mang những loại sách nào đến lớp ?
- GV nhận xét, chốt lại.
Như vậy, có thời khóa biểu giúp chúng ta biết được các môn học trong ngày. Từ đó giúp cho chúng ta chuẩn bị sách vở, chuẩn bị bài và đồ dùng học tập được tốt hơn.
4. Củng cố – dặn dò
- Tập làm văn hôm nay các em học bài gì ? (kể ngắn câu chuyện theo tranh và viết được thời khoá biểu)
GDHS : tính cẩn thận , siêng năng trong học tập.
- GV nhận xét tiết học.
- dặn dò học sinh về nhà làm các bài tập còn lại trong vở bài tập.
Hát tập thể một bài hát.
2-3 HS đọc tên truyện, tác giả và số trang theo thứ tự trong mục lục (bài 3) 
Một /Quang Dũng /Mùa quả cọ /trang 7 ...
Kể ngắn theo tranh – luyện tập về thời khóa biểu.
Bài 1 : HS đọc yêu cầu của bài.
- HS quan sát tranh và đọc lời các nhân vật.
- HS quan sát tranh và kể từng tranh.
giờ tập viết hai bạn học sinh chuẩn bị viết bài .
 tớ quên khơng mang bút.
 tớ chỉ có một cái bút.
- 2-3 HS kể tranh 1.
- Cô giáo đến và đưa bút cho bạn trai.
- Bạn nói: Cảm ơn cô ạ! 
- 2 HS kể lại tranh 2.
- Hai bạn đang chăm chú viết bài.
- Bạn HS nhận được điểm 10 bài viết. Bạn về nhà khoe với mẹ. Bạn nói: Nhờ bút của cơ, con viết bài được điểm 10.
- Mẹ bạn mỉm cười và nói: “Mẹ rất vui vì con được điểm 10 và vì con đã biết ơn cô giáo”
Bài2: 1 HS đọc yêu cầu bài .
- Cả lớp mở sách trước mặt , thời khóa biểu của lớp.
- 1 HS đọc thời khoá biểu của lớp.
- 1 HS viết lại thời khoá biểu ngày hôm sau vào vở. 1 HS viết bảng phụ
Bài3: HS nêu yêu cầu
a. Ngày mai có 5 tiết.
b. Đó là những tiết: Chính tả, toán, đạo đức , thủ công,sinh hoạt.
c. Em cần mang sách toán, tiếng việt, VBT đạo đức,thủ công.
Học sinh chú ý lắng nghe .
- Kể ngắn theo tranh – luyện tập về thời khóa biểu.
--------------------{›---------------------
Sinh hoạt lớp tuần 7
- GV phổ biến nội dung tiết sinh hoạt.
- GV yêu cầu từng tổ nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm của tổ mình trong tuần.
- Lớp trưởng đánh giá bổ sung.
- GV đánh giá các mặt hoạt động trong tuần.
 + Học tập : 
- Các em đã có ý thức vươn lên trong học tập, điểm kém đã giảm nhiều.
- Trong giờ học phát biểu xây dựng bài sôi nổi.
- Học bài và làm bài trước khi đến lớp tiêu biểu như em : Nhang, Glim, Đuyn, Tân, Khỏe, Púi,
 + Nề nếp : 
- Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn , đi học đều và đúng giờ.
- Trật tự trong lớp học. Chấp hành tốt nội qui của nhà trường.
 + Thể dục :
- Các em xếp hàng nhanh , tập đúng , đều các động tác.
 + Sinh hoạt tập thể :
 -Các em tham gia sinh hoạt tập thể vui vẻ và đoàn kết.
 + Tồn tại :
- Một số em còn lười học, hay quên đồ dùng học tập như em : Thứ,Thưc...
- Một số em còn đi học trễ như em : In, Ih,...
- Một số em không chịu học bài và làm bài tập ở nhà, ngồi học không chú ý như: Lý, Ih, Khlen, Thức, Onh,...
- Một số em chữ viết còn nguệch ngoạc, cẩu thả: Lý, Thứ, Thanh, Chuyên,...
* Phương hướng tuần tới :
- Học văn hoá tuần 8.
- Duy trì phụ đạo HS yếu vào 15 phút đầu giờ và cuối buổi. 
- Thực hiện tốt luật giao thông, an ninh học đường.
- Chấp hành tốt nội quy của lớp , của trường đề ra.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động của trường, lớp.
----------------------—­–-----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxTUẦN 7 đã sửa.docx