Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 5 năm 2010

Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 5 năm 2010

I. Mục tiêu:

 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

 - Hiểu ND: Cô giáo khen ngợi Mai là cô bé chăm ngoan, Biết giúp đỡ bạn.

II. Các hoạt động dạy học:

Tiết 1.

A Kiểm tra bài cũ:

 Gọi HS đọc bài Trên chiếc bè.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu chủ điểm và bài học

2. Luyện đọc:

 - Giáo viên đọc mẫu lần 1. Cả lớp đọc thầm

 - Đọc nối tiếp câu, luyện đọc từ khó : loay hoay, ngạc nhiên, nức nở.

 - Luyện đọc câu khó :" Thế là trong lớp / chỉ còn mình em/ viết bút chì.//."

 - Đọc từng đoạn trước lớp.

 - Đọc từng đoạn trong nhóm ( nhóm 4 )

 - Thi đọc giữa các nhóm

 

doc 160 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1172Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 5 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5. Thứ 2 ngày 27 tháng 9 năm 2010
 Sáng. Tiết 1. Chào cờ. ( Do nhà trường tổ chức )
 __________________________________
Tiết 2,3.Tập đọc : Chiếc bút mực
I. Mục tiêu:
 -	Biết ngắt nghỉ hơi đúng ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
 - Hiểu ND: Cô giáo khen ngợi Mai là cô bé chăm ngoan, Biết giúp đỡ bạn.
II. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1.
A Kiểm tra bài cũ: 
 Gọi HS đọc bài Trên chiếc bè.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm và bài học
2. Luyện đọc:
 -	Giáo viên đọc mẫu lần 1. Cả lớp đọc thầm
 -	Đọc nối tiếp câu, luyện đọc từ khó : loay hoay, ngạc nhiên, nức nở.
 - Luyện đọc câu khó :" Thế là trong lớp / chỉ còn mình em/ viết bút chì.//..."
 -	Đọc từng đoạn trước lớp.
 -	Đọc từng đoạn trong nhóm ( nhóm 4 )
 -	Thi đọc giữa các nhóm
Tiết 2:
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 1 hs đọc đoạn 1
 ? Trong lớp bạn nào còn phải viết bút chì? ( Bạn Lan và Mai)
 1 hs đọc đoạn 2
 ? Những từ ngữ nào cho biết Mai mong có được chiếc bút mực? ( Hồi hộp nhìn cô,...)
 Giảng từ: Hồi hộp.
 1 hs đọc đoạn 3
 ? Chuyện gì xảy ra với Lan? (Lan quên bút ở nhà)
 ? Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút? (Vì Mai muốn cho bạn mượn vừa lại không muốn)
 Giảng từ: loay hoay
 ? Cuối cùng Mai quyết định ra sao? (đưa bút cho Lan mượn)
 1 hs đọc đoạn 4.
 ? Khi được biết mình cũng được viết bút mực. Mai nghĩ và nói thế nào?( Mai thấy tiếc, ...)
 ? Theo em bạn Mai có đáng khen không?Vì sao?
4. Luyện đọc lại
 Các nhóm tự đọc phân vai( người dẫn chuyện, cô giáo, Mai, Lan)
 Gọi các nhóm đọc lại bài.
5. Củng cố dặn dò:
 ? Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì?
? Em thích nhân vật nào trong chuyện ? Vì sao
 Dặn HS đọc lại bài.
___________________________________
Tiết4. Toán: 38 + 25
I. Mục tiêu:
 -	Biết cách thực hiện phép cộng có nhổtng phạm vi 100, dạng 28 + 25.
 - Biết giải bài toán bằng một phép cộng các số với số đo có đơn vị dm.
 - Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh hai số.
II. Đồ dùng dạy học
	5 bó que tínhvà 13 que tính
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
 Cho Hs đặt tính và tính: 58+5; 38+4.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. HĐ1. Giới thiệu phép cộng 38 + 25 
 - Gv lấy 3 bó và 8 que tínhvà hỏi : Có bao nhiêu que tính?
 - GV lấy tiếp 2 bó và 5 que tính nữavà hỏi: Có mấy que tính? 
 ? Tất cả có bao nhiêu que tính?
 - Học sinh thao tác trên que tính tìm kết quả.
 Gv thao tác trên que tính và hướng dẫn cách tính.
 ? Vậy 38 cộng 25 bằng bao nhiêu? Giáo viên đính lên bảng:38 +25 = 63
 -	Học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
 - Gọi HS thực hiện phép tính. Cả lớp đồng thanh thực hiện lại.
HĐ2. Thực hành:
Bước 1. Gv hướng dẫn.
 Bài 1. Gv cho HS làm vào bảng con cột 1,2,3.
 Bài 3. Gọi HS đọc đề, yêu cầu HS nêu cách làm:
 ? Bài toán cho biết gì ? (Đoạn thẳng AB dài 28 dm, đoạn thẳng BC dài 34 dm )
 ? Bài toán hỏi gì ? ( Con kiến đi từ A đến C dài bao nhiêu dm )
 Bài 4. Cho HS nêu yêu cầu.
 ? Muốn điền dấu đúng ta phải làm gì? ( Phải tính và so sánh)
 Bước 2. HS làm bài .
 Hs làm bài 3;bài 4 cột 1 vào vở
 Bước 3. Chấm, chữa bài.
 Bài 3: Đoạn đường con kiến phải bò là:
 28 + 34 =62 (dm)
	Đáp số: 62 dm
Bài 4: Học sinh giải thích lí do điền dấu.
3. Củng cố dặn dò:
 Gv củng cố bài. Nhận xét tiết học.
______________________________________
Tiết 5. Thủ công: Gấp máy bay đuôi rời( tiết 1)
I. Mục tiêu:
 -	HS biết gấp máy bay đuôi rời;
 -	Yêu thích gấp hình.
II. Đồ dùng dạy-học:
 -	Mẫu giấy máy bay đuôi rời;
 -	Quy trình gấp máy bay đuôi rời.
 -	Giấy màu, kéo, bút màu, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Giới thiệu bài.
 2.HĐ1. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
 -	GV mở phần đầu và cánh máy bay, HS nhận xét.
 -	GV đặt tờ giấy làm thân, đuôi máy bay và tờ giấy làm đầu, cánh máy bay lên tờ giấy khổ A4 , nhận xét.
HĐ2. GV hướng dẫn mẫu.
 -	Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành một hình vuông và 1 hình chữ nhật.
 -	Gấp đầu và cánh máy bay;
 -	Làm thân và đuôi máy bay;
 -	Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng.
Hđ3. Hoạt động nhóm.
 Các nhóm gấp máy bay đuôi rời. GV nhận xét.
4. Củng cố dặn dò.
	GV nhận xét tiết học, dặn HS tiết sau thực hành.
 __________________________________________
Chiều. Tiết 1. Luyện Toán. Luyện đặt tính dạng 38 + 25
I. Mục tiêu:
 Củng cố kĩ năng thực hiện phép tính dạng 38+25.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Giới thiệu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bước 1. GV chép đề và hướng dẫn HS làm bài:
 Bài 1. Đặt tính và tính: 
 28+45 48+36 68+13 18+59 38+38
 28+16 38+41 8+53 80+8
Bài 2. Một đàn vịt có 78 con vịt mái và 15 con vịt trống . Hỏi đàn vịt có tất cả bao nhiêu con?
Bài 3( Dành cho HS khá giỏi ) Tính nhanh:
 2+8+7 8+2+8 3+8+2 5+28+2
Bài 4.( Dành cho HS khá giỏi)
 Hiện nay tuổi của Mai là 13 và tuổi của anh Tùng là 18. Hỏi:
 a. Hiện nay tuổi của cả hai anh em là bao nhiêu?
 b. 3 năm nữa tuổi của hai anh em là bao nhiêu?
Bước 2. Hs làm bài.
Bước 3. Chấm , chữa bài 
 3. Nhận xét tiết học.
 __________________________________ 
 Tiết 2: Luyện tiếng việt: Luyện đọc: Chiếc bút mực
I. Mục tiêu:
-	Luyện đọc to rõ ràng , Biết phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật.
-	Nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
II. Các hoạt động dạy-học:
1. GV giới thiệu bài đọc:
2. Luyện đọc:
Hoạt động 1:Đọc nối tiếp đoạn
 Đọc theo nhóm 4: .
Thi đọc gữa các nhóm
Hoạt động 2: Đọc phân vai ( Người dẫn chuyện, cô giáo, Mai, Lan )
	Các nhóm phân vai. Luyện đọc phân vai theo nhóm 4
	Một số học sinh thi đọc phân vai
III. Củng cố, dặn dò:
Qua bài này em thấy bạn Mai là người thế nào?
 __________________________________
Tiết 3. Hoạt động tập thể: Sinh hoạt Đội, Sao
___________________________________________________________________
 Thứ 3 ngày 22 tháng 9 năm 2009
Sáng.Tiết 1: Thể dục: Chuyển đội hình hàng dọc thành vòng tròn và ngược lại...
I. Mục tiêu:
- Thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân lườn tương đối chính xác
- Học cách chuyển đội hình hàng dọc thành vòng tròn và ngược lại
II. Địa điểm, phương tiện
	 Sân trường, còi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
 - Giáo viên phổ bến nội dung, yêu cầu tiết học
- HS	giậm chân tại chỗ và đếm to theo nhịp
2. Phần cơ bản:
- Chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại
+ Tư thế cơ bản : Đứng nghiêm
+GV yêu cầu HS nắm tay nhau di chuyển thành vòng tròn, đi thường( ngược chiều kim đồng hồ)Khi có lệnh dừng lại mới dừng. 
+ GVcho HS đứng lại và quay mặt vào tâm
- Tập chuyển về đội hình ban đầu
	Khẩu lệnh: Thành 4 hàng dọc . Bước
- Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân, lườn
3. Phần kết thúc
 -	Cúi người thả lỏng
 -	Nhảy thả lỏng
 -	Giáo viên nhận xét tiết học
_________________________________________
Tiết 2. Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
 - Thuộc bảng 8 cộng với một số.
 - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5; 38 + 25.
 - Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
 Cho Hs làm vào bảng con: 44+8 48+27
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bước 1. Gv hướng dẫn.
 Bài 1: Gv nêu yêu cầu, cho HS suy nghĩ và gọi HS nối tiếp nêu kết quả.
 Bài 2. Cho HS nêu yêu cầu , nêu cách đặt tính và thực hiện tính.
 Bài 3. Cho HS đọc tóm tắt bài toán.
 ? Bài toán cho biết gì?
 ? Bài toán yêu cầu tìm gì?
Bước 2. HS làm bài 2,3 vào vở.
Bước 3. Gọi HS chữa bài.
 Bài 2: một học sinh chữa trên bảng.
 HS nhận xét các phép tính trên bảng.
 Bài 3: Một HS lên bảng chữa bài.
 Cả hai gói có số cái kẹo là:
 28+26= 54 (cái)
IV. Củng cố dặn dò:
 Gv hướng dẫn làm bài 4,5;Dặn hs về nhà làm thêm
 GV nhận xét tiết học
_____________________________________________
Tiết 3. Kể chuyện: Chiếc bút mực
I. Mục tiêu:
 - Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện Chiếc bút mực (BT1 )
 - Hs khá, giỏi bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện. ( BT2 )
II. Đồ dùng dạy-học:
 Tranh vẽ minh họa
III. Các hoạt động dạy-học:
A. Bài cũ:
2 HS kể nối tiếp câu chuyện “Bím tóc đuôi sam”.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể chuyện.
a. Kể từng đoạn theo tranh.
 -	GV yêu cầu bài. HS quan sát tranh trong sách giáo khoa. Phân biệt tên nhân vật (Mai, Lan, Cô giáo).
 -	HS nêu tóm tắt nội dung từng bức tranh
 Tranh 1: Cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực.
 Tranh 2: Lan khóc vì quên bút ở nhà
 Tranh3: Mai đưa bút của mình cho Lan mượn
 Tranh 4: Cô giáo cho Mai viết bút mực. Cô đưa bút của mình cho Mai mượn.
 -	Nối tiếp kể từng đoạn trong nhóm.
 -	Đại diện thi kể trước lớp. Cả lớp nhận xét.
b. Kể toàn bộ nội dung câu chuyện.
 3 HS khá kể toàn bộ nội dung câu chuyện. Cả lớp nhận xét.
3. Củng cố dặn dò.
 GV nhắc nhở HS noi gương bạn Mai.
_____________________________________________
Tiết 4. Chính tả (Tập chép): Chiếc bút mực
I. Mục tiêu:
 - Chép lại chính xác nội dung đoạn tóm tắt bài Chiếc bút mực
 - Viết đúng một số tiếng có âm giữa vần ia/ ya. Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có vần en/ eng.
II. Đồ dùng dạy-học:
	Bảng phụ viết nội dung bài cần chép
III. Các hoạt động dạy-học:
A. Bài cũ:
	Hai học sinh viết bảng: dỗ em, ăn giỗ, dòng sông, ròng rã
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn tập chép
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
 - Giáo viên đọc bài viết. 2 học sinh đọc lại.
 ? Những từ nào trong bài được viết hoa? Vì sao?
 - Học sinh viết bảng con: bút mực, lớp, quên, lấy, mượn
b. Học sinh chép bài vào vở. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm.
c. Chấm bài và chữa lỗi:
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài tập 2: GV nêu yêu cầu , cho HS làm bài vào vở rồi gọi HS chữa bài.
 Tia nắng, đêm khuya, cây mía
 Gv củng cố quy tắc viết chính tả ia, ya
Bài 3: HS làm bài tập theo cặp.
 Từng cặp nêu kết quả.
4. Củng cố, dặn dò:
 Gv nhận xét tiết học.
________________________________________
Chiều.Tiết 1. Luyện Tiếng Việt: Luyện viết: Quê hương
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS viết đúng, trình bày đẹp bài thơ Quê hương (Tiếng Việt 3).
 - Rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho HS.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn viết:
 GV đọc 3 khổ thơ cần viết, gọi 2 HS đọc lại bài.
 ? Bài viết có mấy khổ thơ? ( có 3 khổ thơ).
 ? Qua mỗi khổ thơ ... thái độ yêu mến, giúp đỡ bạn bè xung quanh. Đồng tình với những biểu hiện 
quan tâm giúp đỡ bạn bè.
III. Hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài :
Học sinh hát bài : Tìm bạn thân
2.Hoạt động 1: Kể chuyện: Trong giờ ra chơi
a. Giáo viên kể chuyện
 b. Thảo luận:
 ? Các bạn đã làm gì khi Cường bị ngã? ( Đỡ Cường dậy và đưa Cường xuống trạm y tế của 
 trường)
? Em có đồng tình với việc làm của bạn không? Vì sao?( HS thảo luận rồi trình bày)
 Giáo viên kết luận: Khi bạn bị ngã, em cần hỏi thăm và nâng bạn dậy. Đó là biểu hiện của 
 việc quan tâm, giúp đỡ bạn.
 HĐ 2. Việc làm nào đúng?
	Từng cặp quan sát tranh và chỉ ra những hành vi nào là quan tâm, giúp đỡ bạn? Tại sao?
 - Đại diện một số cặp nêu các hành vi đúng.
 GV kết luận: Luôn vui vẻ, chan hoà với bạn, sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.
 Hoạt động 3. Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn?
 Các nhóm làm bài tập 3
	 Đại diện nhốm nêu kết quả thảo luận.
 5. Củng cố dặn dò:
 Gv nêu: Quan tâm, giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết của mỗi HS. Khi quan tâm đến bạn, 
 em sẽ mang lại niềm vui cho bạn, cho mình và tình bạn càng thêm thân thiết, gắn bó.
 Dặn HS chuẩn bị tiết 2.
 Thứ năm ngày 20 tháng 11 năm 2008
 ( Tổ chức ngày lễ)
Tiết 3: Thể dục: Ôn: Điểm số 1-2, 1- 2, ...vòng tròn.Trò chơi: Bỏ khăn.
I. Mục tiêu:
- Điểm số đúng, rõ ràng.
- Ôn trò chơi: Bỏ khăn . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức độ ban đầu, chưa 
chủ động.
II. Đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị khăn, còi
III. Hoạt động dạy học:
1.Phần mở đầu: 
- Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
2. Phần cơ bản:
- Điểm số 1 –2, 1- 2 , theo vòng tròn.
Lần 1. GV nhắc cách điểm số, hô khẩu lệnh cho HS điểm số.
Lần 2. Gv điều khiển dưới dạng thi xem ai thực hiện động tác và điểm số đúng,rõ ràng.
- Trò chơi “ Bỏ khăn:
 + Giáo viên nhắc lại cách chơi. Chơi thử 1 lần
 + Cả lớp chơi
3. Hoạt động 3: Phần kết thúc:
- Thả lỏng người, hít thở sâu.
- Nhảy thả lỏng.
- GV nhận xét tiết học.
Thứ 6 ngày 21 tháng 11 năm 2008.
Sáng. Tiết 1. Tập viết : Chữ hoa K 
I. Mục tiêu: 
- Rèn kỹ năng viết chữ hoa K theo cỡ vừa và nhỏ
- Viết đúng mẫu chữ, cở chữ đều nét cụm từ ứng dụng: Kề vai sát cánh
II. Đồ dùng dạy học:
- Chữ hoa K trên khung chữ
- Bảng phụ viết từ ứng dụng: Kề vai sát cánh
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 Học sinh viết bảng con: I, Ich
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2.Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa:
- Học sinh quan sát chữ mẫu : K .Nhận xét
? Độ cao chữ hoa K? (cao 5 li, rộng 5 li)
? Gồm mấy nét?(3nét: nét 1,2 viết như chữ hoa I, nét 3 đặt bút trên đường kẻ 5 viết móc 
xuôi phải...) 
- Giáo viên viết mẫu, nêu qui trình viết chữ K
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con: K
- GV nhận xét, uốn nắn.
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng:Kề vai sát cánh- Hs đọc cụm từ ứng dụng 
- Giáo viên nêu ý nghĩa: Đoàn kết cùng nhau làm việc
- Học sinh quan sát, nhận xét: độ cao của các chữ cái và cách đặt dấu thanh ở các chữ?
- Hướng dẫn học sinh viết chữ Kề vào bảng con
4. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở:
- GV nêu yêu cầu cho HS viết, Gv giúp đỡ HS viết chậm, viết yếu.
5. Hoạt động 4: Chấm chữa bài
 GV chấm 1 số bài nêu lỗi - HS chữa lỗi.
6 .Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn Hs luyện viết ở nhà.
Tiết 2: Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Củng cố phép trừ dạng: 13 – 5; 33 – 5; 53 – 15
- Giải toán có lời văn
- Bài toán trắc nghiệm 4 lựa chọn.
II. Đồ dùng dạy học:
Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: 
2. Thực hành:
Bước1: Hướng dẫn Hs làm bài tập:
Bài 1:Yêu cầu HS nhẩm và nêu kết quả.
Bài 2: Gọi HS nêu cách đặt tính. 
Bài 3: Gv hướng dẫn 33 - 9 - 4. Ta thực hiện phép tính như thế nào?( trừ lần lượt). 
Bài 4: HS đọc yêu cầu, GV tóm tắt: Cô có: 63 quyển vở
 Cho : 48 quyển
 Còn : ? quyển
Bước 2. HS làm bài.
Bước 3. Chấm, chữa bài.
Bài 4.
 Giải:
 Cô giáo còn số quyển vở là:
 63 - 48 = 15 ( quyển )
 Đáp số: 15 quyển vở 
 4.Củng cố dặn dò:
 GV tổng kết giờ học.
 Tiết 3: Tập làm văn: Gọi điện 
I. Mục tiêu: 
- Rèn kỹ năng gọi điện thoại
- Học sinh có ý thức gọi điện thoại có văn hóa.
II. Đồ dùng dạy học:
	Một số máy điện thoại
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
- 3 học sinh đọc bức thư thăm hỏi ông bà.
- Cả lớp nhận xét
B. Dạy bà mới:
1.Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 1 học sinh nêu yêu cầu
- Học sinh nêu miệng ý a: Thứ tự cần làm khi gọi điện thoại:
+ Tìm số máy của bạn trong sổ.
+ Nhấc ống nghe lên
+ Nhấn từng số	
- Từng cặp thảo luận ý (b, c). Nêu các tín hiệu..
Bài 2: 1 học sinh nêu yêu cầu
- Giáo viên gọi học sinh trả lời. Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Học sinh viết bài vào vở. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm lưu ý học sinh ghi câu 
hội thoại.
- Một số học sinh đọc bài của mình. Giáo viên nhận xét
- Giáo viên chấm một số bài
3.Củng cố dặn dò:
 Nhắc HS ứng xử có văn hóa khi gọi hoặc nghe điện thoại.
Tiết 4: Hoạt động tập thể: Sinh hoạt lớp
1. Nhận xét tình hình tuần 12.
-Gv nhận xét những ưu, nhược điểm về các mặt hoạt động: học tập, vệ sinh trực nhật, vệ 
sinh cá nhân, sinh hoạt tập thể,...
- Sơ kết đợt thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.
 Tuyên dương những HS có tiến bộ,chăm học,...	
- HS phát biểu ý kiến.
2. Kế hoạch tuần 13:
 - Duy trì nề nếp lớp.
 - Phân công nhiệm vụ cho các tổ trưởng.
Chiều. Tiết 1: Tự nhiên và xã hội: Đồ dùng trong gia đình
I. Mục tiêu: 
- Biết kể tên và nêu công dụng một số đồ dùng thông thường trong nhà.
- Biết phân biệt các loại đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng.
- Biết cách sử dụng và bảo quản một số đồ dùng trong gia đình
- Có ý thức cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp
II. Đồ dùng dạy học:
 Các hình vẽ trong sách giáo khoa trang 26, 27.
 Một số đồ chơi: bộ ấm chén, nồi chảo, bàn ghế
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy kể những công việc mà em và các thành viên trong gia đình em thường làm?
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2.Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Kể tên một số đồ dùng trong nhà.Phân loại các đồ dùng theo vật liệu làm ra 
chúng.
- Học sinh quan sát hình 1, 2, 3 trang 26, thảo luận theo cặp:
+ Kể tên các đồ dùng có trong các hình? Chúng được dùng để làm gì?
+ Chỉ, nói tên và công dụng của từng đồ dùng được vẽ trong SGK.
- Một số học sinh trình bày trước lớp.
- Từng nhóm kể tên các đồ dùng trong gia đình.
- Đại diện các nhóm trình bày
Kết luận: Mỗi gia đình đều có những đồ dùng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. 
Tuỳ vào nhu cầu và điều kiện kinh tế nên đồ dùng của mỗi gia đình cũng có sự khác biệt.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về: Bảo quản, giữ gìn một số đồ dùng trong nhà.
 Làm việc theo cặp:
- Quan sát tranh 4, 5, 6 trang 27, nói các bạn trong mỗi tranh làm gì? Việc đó có tác dụng 
gì?
- Một số nhóm trình bày.
Kết luận: Muốn đồ dùng bền đẹp ta phải bết cách bảo quản và lau chùi thường xuyên, đặc 
biệt khi dùng xong phải xếp đặt ngăn nắp. Đối với đồ dùng dễ vỡ khi sử dụng cần chú ý nhẹ
 nhàng, cẩn thận.
3. Hoạt động chuyển tiếp:
 GV nhận xét tiết học. Nhắc HS bảo quản các đồ dùng trong nhà.
Tiết 2: Luyện toán: Luyện đặt tính, tính dạng: 33-5, 53 - 15
I. Mục tiêu: 
- Củng cố kỹ năng đặt tính và tính dạng: 33-5, 53 - 15.
- Củng cố tìm số bị trừ
- Luyện giải toán
III. Hoạt động dạy học:
1.Củng cố kiền thức:
? Khi đặt tính ta lưu ý điều gì?
Cho học sinh đặt tính và tính: 43 – 18
2. Hoạt động 1: Thực hành: 
Bước 1: GV chép đề và hướng dẫn h/s làm bài tập.
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
 43-9 33-5 63-28 33-15 53-46 93-34 83-47
Bài 2. Tìm x:
 x-27=15 x+7=63 x-9=24 x+38=83
Bài 3. Năm nay ông 63 tuổi, bố ít hơn ông 34 tuổi. Hỏi năm nay bố bao nhiêu tuổi?
Bài làm thêm: Điền số thích hợp vào ô trống
a,	 3	b,	 6 
	 1 5	 4 6
	 4 7
Bước 2.: Giáo viên theo dõi học sinh làm bài, hướng dẫn thêm
Bước 3: Chữa bài
Bài 1. Nêu cách đặt tính và tính
Bài 2. Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
	Muốn tìm số hạng ta làm thế nào?
Bài 3. ? Bài toán thuộc dạng nào? 
- Bài làm thêm: 
a. Hàng đơn vị: 3 không trừ được 5 ,lấy 13 trừ 5 bằng 8, 	 = 8
-	Hàng chục: 	-1-1( nhớ) = 4, - - 2 = 4 	 = 6
ta có: 
 63
	 15
	 48
Bài b, 1 học sinh chữa bài. Cả lớp nhận xét	
3. Nhận xét tiết học.
Tiết 3. Chính tả(tập chép): Mẹ 
I. Mục tiêu: 
- Chép lại chính xác đoạn: “Lời ru. suốt đời”trong bài thơ Mẹ
- Trình bày đúng hình thức thơ lục bát .
- Làm đúng các bài tập phân biệt iê /yê / ya; phân biệt r/ gi; thanh hỏi/ thanh ngã.
II. Đồ dùng dạy học:
-	Bảnglớp chép nội dung đoạn thơ
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- 2 học sinh lên bảng viết: sữa mẹ, ngon miệng, bãi cát. Cả lớp viết bảng con
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2.Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
- Giáo viên đọc mẫu bài .Hai học sinh đọc lại.
? Người mẹ được so sánh với những gì? ( ngôi sao, ngọn gió)
- Giáo viên đọc cho học sinh viết tiếng khó: lời ru, quạt, thức, giấc tròn, gió, suốt đời.
- Học sinh nêu cách trình bày bài thơ.( dòng 6 chữ lùi vào 2 ô, dòng 8 chữ lùi vào 1 ô)
- Học sinh chép bài vào vở, GV theo dõi HS chép bài.
- Khảo lỗi.
- Gv chấm bài, nhận xét.
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: 1 học sinh đọc yêu cầu.
 Học sinh làm bài tập:thứ tự các nguyên âm cần điền là: ya, yê, yê, yê, iê, iê
Bài 3: HS đọc yêu cầu:ghi vào chỗ trống các tiếng có âm gi: 
-Các tiếng có âm r: rồi, ru
- Các tiếng có thanh hỏi: cả, chẳng, của
- Các tiếng có thanh ngã: cũng, vẫn, kẻo, võng, những. 
4.Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết có tiến bộ. Dặn HS luyện viết thêm.
	 Thủ công: Gấp thuyền phẳng đáy có mui( tiết 2)
I. Mục tiêu: 
-	Học sinh gấp được thuyền phẳng đáy có mui
-	Học sinh yêu thích gấp hình
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh vẽ quy trình
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Thực hành gấp thuyền phẳng đáy có mui:
-	2 học sinh nêu quy trình gấp:
 + Gấp tạo mui thuyền
	 + Gấp thân và mũi thuyền
	 + Tạo thuyền phẳng đáy có mui
-	Học sinh thực hành gấp. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm
3. Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm. Đánh giá kết quả
4.Củng cố dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 sieu chuan ca nam.doc