Sinh hoạt ngoại khóa tuần Chủ đề: Mái trường thân yêu của em

Sinh hoạt ngoại khóa tuần Chủ đề: Mái trường thân yêu của em

TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

I. Mục tiêu hoạt động:

- Hs biết được: truyền thống giảng dạy, học tập và các phong trào thi đua, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của gv và hs nhà trường.

- Giáo dục hs niềm tự hào về những truyền thống tốt đẹp đó.

II. Quy mô hoạt động: Tổ chức theo quy mô lớp.

III. Tài liệu và phương tiện:

- Tư liệu về truyền thống vẻ vang của nhà trường qua từng giai đoạn phát triển.

- Tư liệu về truyền thống giảng dạy và học tập của các thế hệ giáo viên và hs nhà trường như: Các danh hiệu gv dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi, Gv _ Tổng phụ trách đội giỏi các cấp, những hs đạt giải thi hs giỏi các cấp.

- Tư liệu, tranh ảnh về các hoạt động văn hóa, văn nghệ - thể thao

IV. Các bước tiến hành:

 

doc 32 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sinh hoạt ngoại khóa tuần Chủ đề: Mái trường thân yêu của em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ  ngày. tháng năm 20.
SINH HOẠT NGOẠI KHÓA
Tuần Chủ đề: Mái trường thân yêu của em
TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
I. Mục tiêu hoạt động:
Hs biết được: truyền thống giảng dạy, học tập và các phong trào thi đua, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của gv và hs nhà trường.
Giáo dục hs niềm tự hào về những truyền thống tốt đẹp đó.
II. Quy mô hoạt động: Tổ chức theo quy mô lớp.
III. Tài liệu và phương tiện:
Tư liệu về truyền thống vẻ vang của nhà trường qua từng giai đoạn phát triển.
Tư liệu về truyền thống giảng dạy và học tập của các thế hệ giáo viên và hs nhà trường như: Các danh hiệu gv dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi, Gv _ Tổng phụ trách đội giỏi các cấp, những hs đạt giải thi hs giỏi các cấp.
Tư liệu, tranh ảnh về các hoạt động văn hóa, văn nghệ - thể thao
IV. Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị
Trước 1 – 2 tuần, gv chuẩn bị đầy đủ các tư liệu về truyền thống nhà trường qua từng giai đoạn phát triển.
Chọn một vài hs có khả năng nói to rõ ràng để cùng gv giới thiệu thành tích nhà trường đã đạt được qua từng giai đoạn khi cả lớp đến tham quan phòng truyền thống nhà trường, phân công cho mỗi hs chỉ giới thiệu về một mảng hoạt động.
Gv hướng dẫn các “thuyết minh viên” chuẩn bị đọc, giới thiệu thành tích, truyền thống của trường.
Bước 2: Hs tham quan, tìm hiểu về truyền thống nhà trường
Gv đưa hs tham quan phòng truyền thống và giới thiệu:
+ Tên trường, ý nghĩa của cái tên đó.
+ Trường được thành lập ngày, tháng, năm nào.
Hs thứ nhất giới thiệu danh sách những gv đạt danh hiệu gv dạy giỏi trong năm học vừa qua.
Hs thứ hai giới thiệu những hs của trường đã đạt thành tích nổi bật về học tập, văn nghệ, thể thao trong năm học vừa qua.
Hs thứ ba giới thiệu những danh hiệu trường đã đạt được trong những năm học trước.
Hs thứ tư giới thiệu thành tích của Đội trong năm học vừa qua.
Hs thứ năm giới thiệu các danh hiệu Đội đã đạt được trong những năm học trước.
Bước 3: Nhận xét – Đánh giá
Hs trở về lớp, gv tổ chức thảo luận theo các câu hỏi:
+ Các em vừa tham quan phòng truyền thống của nhà trường, các em có thấy tự hào không? Vì sao?
+ Chúng ta cần làm gì để xứng đáng là hs của nhà trường?
Gv kết luận: Cô mong mỗi người trong lớp chúng ta hãy phấn đấu học tốt, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường để góp thêm những thành tích quý báu vào trang sổ truyền thống nhà trường. Chúc các em thành công!
Cho lớp trưởng lên điều khiển cả lớp cho chơi trò chơi và hát bài “Em yêu trường em”.
Gv nhận xét chung.
Hs tham quan phòng truyền thống và lắng nghe gv gt.
1 hs gt, hs còn lại lắng nghe.
1 hs gt, hs còn lại lắng nghe.
1 hs gt, hs còn lại lắng nghe.
1 hs gt, hs còn lại lắng nghe.
1 hs gt, hs còn lại lắng nghe.
Hs trở về lớp.
Tự hào vì những thành tích đó giúp em cố gắng học hơn nữa.
Hs lắng nghe.
Hs chơi trò chơi.
Thứ  ngày. tháng năm 20.
SINH HOẠT NGOẠI KHÓA
Tuần Chủ đề: Mái trường thân yêu của em
VUI TRUNG THU
I. Mục tiêu hoạt động:
Hs hiểu: Trong ngày tết trung thu, mặt nạ là một trong những món đồ chơi truyền thống được lứa tuổi trẻ yêu thích, nhất là trẻ em.
Hs biết cách làm mặt nạ để vui trung thu.
Rèn đôi bàn tay khéo léo và khả năng tư duy sáng tạo của hs.
II. Quy mô hoạt động: Tổ chức theo quy mô lớp.
III. Tài liệu và phương tiện:
Một số loại mặt nạ truyền thống.
Các nguyên liệu để làm mặt nạ: giấy bìa cứng, bút, hộp màu, dây chun loại nhỏ sợi, mềm dùng làm dây đeo, kéo, keo dán
Ảnh về các loại mặt nạ truyền thống, mặt nạ thời hiện đại
IV. Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị
Trước 1 tuần, gv phổ biến cho hs nắm được:
Trong ngày tết trung thu, mặt nạ là một trong những món đồ chơi truyền thống được lứa tuổi trẻ yêu thích, nhất là trẻ em. Các loại mặt nạ truyền thống thường được làm bằng giấy bìa hoặc bằng giấy bồi. Người ta thường chọn những bộ mặt nạ của các nhân vật ngộ nghĩnh, sinh động, gần gũi với trẻ em. Ngày nay ngời ta dùng cả nguyên liệu nhựa làm mặt nạ và hình thù mặt nạ cũng phong phú, đa dạng tùy theo trí tưởng tượng của người làm ra nó. Một chiếc mặt nạ truyền thống, giá không đắt nhưng trong ngày tết Trung Thu, ngày tết của trẻ em, nếu chúng ta biết tự tay mình làm mặt nạ để tham dự hội rước đèn thì đêm chung vui càng có ý nghĩa hơn.
Làm mặt nạ đơn giản cần có, giấy bìa cứng, bút vẽ, hộp màu, dây chun loại nhỏ sợi, mềm dùng làm dây đeo, kéo, keo dán
Mỗi cá nhân suy nghĩa, lựa chọn mình sẽ làm mặt nạ hình gì để tập vẽ.
Gv treo các bức ảnh sưu tầm về mặt nạ để hs quan sát, học tập.
Bước 2: Gv hướng dẫn hs cách làm mặt nạ
Làm khuôn hình mặt nạ:
+ Cách 1: Đo miếng bìa lên khuôn mặt của mặt nạ mẫu, vẽ theo kích cỡ: mặt, mắt, mồm. Cắt theo hình đã vẽ ta được khuôn mặt nạ.
+ Cách 2: Nếu không có mặt nạ mẫu, đặt miếng bìa lên khuôn mặt nạ của mình, vẽ hình khuôn mặt, mắt, mồm sao cho hình vẽ to hơn khuôn mặt thật. Cắt rời hình ra khỏi miếng bìa.
Trang trí mặt nạ theo ý tưởng sáng tạo của mình:
+ Dùng bút vẽ, trang trí mặt nạ theo trí tưởng tượng của mình.
+ Có thể cắt, dán thêm các bộ phận ( tai, mũi, râu, tóc sừng) để mặt nạ thêm phần sinh động, ngộ nghĩnh.
+ Sau khi hoàn thành phần trang trí, đục hai lỗ tròn nhỏ ở hai bên mang tai, luồn vào buộc sợi chun vừa khít để khi đeo, mặt nạ không bị rơi.
Hs ngồi theo nhóm ( mỗi nhóm nên có các bạn vẽ đẹp, khéo tay) để cùng giúp nhau hoàn thành sản phẩm.
Bước 3: Nhận xét – Đánh giá
Gv chọn một số sản phẩm đẹp treo lên cho cả lớp học tập.
Gv tổng kết khen ngợi các”nghệ nhân tí hon” đã có nhiều sáng tạo, tạo ra những mặt nạ sinh động, ngộ nghĩnh trong khả năng của mình. Các sản phẩm mặt nạ hôm nay sẽ có mặt trong đêm hội rước đèn của lớp, của toàn trường.
Cho lớp trưởng lên điều khiển cả lớp cho một vài trò chơi.
Gv nhận xét chung.
Hs lắng nghe.
Hs làm mặt nạ.
Hs trình bày sản phẩm.
Hs chơi trò chơi.
Thứ  ngày. tháng năm 20.
SINH HOẠT NGOẠI KHÓA
Tuần Chủ đề: Mái trường thân yêu của em
TIỂU PHẨM “PHẠT VI CẢNH”
I. Mục tiêu hoạt động:
Thông qua tiểu phẩm “Phạt vi cảnh”, hs hiểu được sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người khi tham gai giao thông.
Giáo dục hs ý thức tự giác và thói quen đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Vận động những người thân cùng thực hiện.
II. Quy mô hoạt động: Tổ chức theo quy mô lớp.
III. Tài liệu và phương tiện:
Kịch bản “Phạt vi cảnh” 
Tranh ảnh về tình trạng giao thông đường bộ
IV. Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị
Trước 1 tuần, gv phổ biến:
- Mỗi tổ nhận kịch bản tiểu phẩm “Phạt vi cảnh”. Các tổ tiến hành phân vai đọc tiểu phẩm. Buổi sinh hoạt tới lớp ta sẽ thi đọc phân vai trước lớp và trả lời một số câu hỏi tìm hiểu nội dung bài.
Bước 2: Hs thi đọc và tìm hiểu nội dung tiểu phẩm
Gv cung cấp kịch bản.
Các tổ chia nhóm ( 4 bạn ) đọc phân vai trong nhóm. Khuyến khích hs giọng đọc rõ ràng, phù hợp với nhân vật.
Thi đọc trước lớp, gv mời các nhóm lên thi đọc trước lớp.
Hs chọn bạn mình có giọng đọc thích nhất.
Gv hướng dẫn hs trao đổi nội dung tiểu phẩm:
+ Vì sao người bố không tán thành khi bị chú cảnh sát yêu cầu ngừng xe?
+ Em hãy nhận xét về thái độ chú cảnh sát
+ Theo em nếu tai nạn giao thông xảy ra sẽ gây những thiệt hại gì?
Bước 3: Nhận xét – Đánh giá
Gv khen ngợi cả lớp có ý thức đọc phân vai. Khen ngợi các bạn đã được bạn mình bầu chọn giọng đọc hay. Sau khi thảo luận nội dung tiểu phẩm, cô tin rằng các em đã hiểu được sự cần thiết để đảm bảo an toàn cho mình, cho mọi người khi tham gia giao thông. Cô mong các em hãy tự giác và có thói quan đội mũ bảo hiểm và vận động người thân cùng thực hiện khi tham gia giao thông.
Hs nhận kịch bản
Hs chia nhóm, đọc phân vai.
Hs đọc trước lớp.
Hs chọn bạn có giọng đọc hay.
Vì người bố cho rằng mình chạy xe đúng luật, đúng phần đường dành cho xe máy, không vượt đèn đỏ, không phóng nhanh vượt ẩu.
Ôn tồn giảng giải.
 Kiên trì thuyết phục. 
Vui vẻ khi người mắc lỗi đã nhận ra
Thiệt hại về người.
Thiệt hại về tài sản.
Thiệt hại cho xã hội.
Gây ùn tắc giao thông.
Hs lắng nghe.
Thứ  ngày. tháng năm 20.
SINH HOẠT NGOẠI KHÓA
Tuần Chủ đề: Vòng tay bạn bè
TRÒ CHƠI “TÔI YÊU CÁC BẠN”
I. Mục tiêu hoạt động:
- Hs biết thêm một trò chơi tập thể.
- Rèn cho hs khả năng quan sát nhanh, linh hoạt, tác phong nhanh nhẹn.
II. Quy mô hoạt động: Tổ chức theo quy mô lớp.
III. Tài liệu và phương tiện:
Mỗi hs một chiếc ghế.
Khoảng sân rộng để chơi.
Phần thưởng cho người chiến thắng.
IV. Các bước tiến hành:
Bước 2: Tiến hành chơi
* Gv hướng dẫn cách chơi:
- Hs ngồi ghế theo một vòng tròn.
- Quản trò đứng ở giữa vòng tròn.
- Bắt đầu chơi, quản trò quan sát và hô một đặc điểm chung của một số bạn trong lớp. Ví dụ:
+ Tôi yêu các bạn mặc áo trắng.
+ Tôi yêu các bạn tổ trưởng/ tổ phó...
+ Tôi yêu các bạn nam.
+ Tôi yêu các bạn nữ.
+ Tôi yêu các bạn để tóc dài.
+ Tôi yêu các bạn nữ cắt tóc ngắn.
+ Tôi yêu các bạn đi giày.
+ Tôi yêu các bạn đi có dép quai hậu.
+ Tôi yêu các bạn đeo khuyên tai.
Khi đó các bạn có đặc điểm nêu trên phải đứng dậy chạy đổi chổ cho nhau. Trong khi đó, quản trò sẽ nhanh chân chiếm lấy một ghế ngồi. Người bị mất ghế sẽ thay quản trò đứng ở giữa vòng tròn và hô tiếp “Tôi yêu các bạn”.Cứ như vậy trò chơi tiếp tục cho đến hết giờ.
* Luật chơi:
- Ghế đã có người ngồi thì không ai được vào tranh ghế nữa.
- Ai có đặc điểm như bạn đã nêu mà không đứng dậy đổi chỗ là phạm luật.
- Ai không có đặc điểm như bạn đã nêu mà vẫn chạy đổi chỗ cũng là người phạm luật.
Tổ chức cho hs chơi thử.
Tổ chức cho hs chơi thật.
Bước 3: Nhận xét – Đánh giá
Gv nhận xét ý thức tham gia trò chơi của hs trong lớp: khen ngợi khả năng quan sát nhanh, quyết định đúng của hs khi chơi.
Kết luận: Trò chơi “Tôi yêu các bạn” đã tạo một không khí vui vẻ, bổ ích giúp các em rèn khả năng quan sát nhanh, rèn tác phong nhanh nhẹn khi cần xử lí các tình huốngCác em nên tổ chức trò chơi bổ ích này trong các giờ nghỉ. 
Tuyên bố kết thúc buổi sinh hoạt.
Hs lắng nghe.
Hs chơi trò chơi.
Hs lắng nghe.
Thứ  ngày. tháng năm 20.
SINH HOẠT NGOẠI KHÓA
Tuần Chủ đề: Vòng tay bạn bè
TIỂU PHẨM “CHÚ LỢN NHỰA BIẾT NÓI”
I. Mục tiêu hoạt động:
- Thông qua tiểu phẩm “Chú lợn nhựa biết nói” giáo dục hs có ý thức tiết kiệm và biết dành tiền tiết kiệ ...  Bánh tét có hình dáng:
Tròn.
Vuông.
Hình trụ.
Hs lắng nghe.
Hs luyện tập phân vai tiểu phẩm “Bánh chưng kể chuyện”.
Hs trình diễn tiểu phẩm.
Hs chọn ý đúng.
Cả 3 ý trên.
Gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, hạt tiêu.
Hình trụ.
Thứ  ngày. tháng năm 20.
SINH HOẠT NGOẠI KHÓA
Tuần Chủ đề: Ngày tết quê em
NẶN CÁC CON VẬT
I. Mục tiêu hoạt động:
Hs hiểu: tò he là đồ chơi dân gian độc đáo dành cho trẻ em.
Hs biết nặn các con vật theo trí tưởng tượng của mình.
II. Quy mô hoạt động: Tổ chức theo quy mô lớp.
III. Tài liệu và phương tiện:
Hình ảnh vee62 tò he
Đất nặn, bột màu, bút vẽ
IV. Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị
Trước một tuần gv phổ biến cho hs: Trong buổi sinh hoạt tới, lớp ta sẽ tập làm đồ chơi: nặn các con vật. Đồ chơi nặn các con vật đã có truyền thống từ lâu đời, đó là : tò he. Trước đây, tò he là thứ đồ chơi được trẻ em rất yêu thích.
Mỗi hs chuẩn bị đất nặn thủ công hoặc đất sét,bút vẽ, bột màu.
Bước 2: Nặn các con vật
Gv giới thiệu về tò he: Tò he là đồ chơi làm bằng bột màu. Nghề làm đồ chơi này đã có từ lâu đời ở làng Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Tây cũ nay là Hà Nội ). Nguyên liệu làm tò he: bột nếp, bột tẻ được hấp chín rồi nhuộm với các màu sắc tươi sáng . Đặc biệt các màu nhuộm được chế biến từ nước nghiền của rau củ quả như: rau ngót, quả gấc, củ nghệ vàng, nghệ đen Tò he được nặn thành những vị anh hùng dân tộc, những dân vật cổ tích, những con vật ngộ nghĩnh, xinh xắn...
Gv hướng dẫn hs ngồi theo nhóm, nặn các con vật theo ý thích và trí tưởng tượng của mình. Sau khi nặn xong hs dùng màu vẽ, trang trí các con vật sao cho chúng ngộ nghĩnh, sinh động.
Các nhóm giúp nhau hoàn thành sản phẩm. Đặt tất cả các sản phẩm lên bàn. Từng nhóm giới thiệu tên các con vật cho cả lớp được quan sát.
Bước 3: Nhận xét - đánh giá
Hs bình chọn các sản phảm bày trên bàn gv.
Gv khen ngợi thành quả lao động của cả lớp tạo ra hình con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu. Hoan nghênh những sản phẩm được các bạn bình chọn. khuyến khích hs mang sản phẩm về tặng em bé hay người lớn.
Hs lắng nghe và chuẩn bị theo yêu cầu của gv.
Hs lắng nghe.
Hs nặn tò he.
Hs bình chọn sản phẩm đẹp.
Thứ  ngày. tháng năm 20.
SINH HOẠT NGOẠI KHÓA
Tuần Chủ đề: Ngày tết quê em
TRÒ CHƠI DÂN GIAN
I. Mục tiêu hoạt động:
Hướng dẫn hs chơi một trò chơi dân gian vui, khoẻ.
Hs biết vận dụng trò chơi dân gian trong giờ nghỉ, trong các hoạt động tập thể.
II. Quy mô hoạt động: Tổ chức theo quy mô lớp.
Tuyển tập các trò chơi dân gian, các sách, báo, mạng Internet về trò chơi dân gian.
Sân chơi đủ rộng.
III. Tài liệu và phương tiện:
IV. Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị
Trước 1 tuần gv cho hs chép bài đồng dao “Xỉa cá mè” để học thuộc.
Chuẩn bị sân chơi là nơi bằng phẳng, rộng rãi đủ cho số lượng người chơi đứng.
Bước 2: Tiến hành chơi
Gv hướng dẫn cách chơi: 
Cả lớp xếp thành vòng tròn, quay mặt vào trong, tay phải chìa ra phía trước, hát bài đồng dao cùng với người “xỉa cá”.
Người “xỉa cá” thứ nhất ở trong vòng tròn. Người này vừa đi vừa hát bài đồng dao hòa cùng các bạn chơi. Hát một từ, đập tay vào một bạn. Cứ như vậy lần lượt đi cho đến chữ cuối cùng (chữ “sạch”), nếu người “xỉa cá” nắm được tay bạn là thắng.
Người chơi đứng vòng tròn, hát. Khi được “xỉa cá” vào tay xong thì rụt tay về. Riêng người chơi khi nghe hát đến chữ cuối cùng “sạch” người chơi ở thừ tự đó phải nhanh tay rụt về trước để các không xỉa. Nếu người “xỉa cá” bắt kịp tay, người chơi phải đổi vị trí và trở thành người đi “xỉa cá”. Tất cả người chơi ngồi thụp xuống kêu: “ụp”.
Cứ như vậy, người “xỉa cá” thứ hai đi tiếp vòng chơi.
Luật chơi:
Người chơi đúng vòng tròn nếu chưa được cá xỉa vào tay đã rụt tay về trước là thua, phải đổi vị trí cho người “xỉa cá”.
Người vị trí cuối cùng của bài hát nếu chưa hát đến từ “sạch” đã rụt tay trước là thua, phải đổi vị trí cho người “xỉa cá”.
Người chơi nào không hát đồng thanh là thua, phải đổi vị trí cho người “xỉa cá”.
Tổ chức cho hs chơi thử.
Tổ chức cho hs chơi thật.
Bước 3: Nhận xét – đánh giá
Hết giờ chơi, gv mời người “xỉa cá” bắt được cá vào trong vòng tròn. Cả lớp hoan hô tài bắt cá của các bạn.
Gv khen ngợi cả lớp đã nhanh chóng hiểu và tích cực tham gia trò chơi. Nhấn mạnh ý nghĩa của trò chơi đã giúp các em vui vẻ, thoải mái, rèn phải xạ nhanh. Khuyến khích hs tăng cường chơi trò chơi dân gian bổ ích để hòa nhập với các bạn trong buổi sinh hoạt tập thể.
Hs học thuộc bài đồng dao: Xỉa cá mè
Đè cá chép
Tay nào đẹp
Thì bẻ ngô 
Tay nào to
Thì đi hái củ
Tay nào nhỏ 
Thì hái đậu đen
Tay nhọ nhem
Thì xấu xấu xấu 
Mau đi về đi
 Rửa tay cho sạch
Hs chơi trò chơi.
Thứ  ngày. tháng năm 20.
SINH HOẠT NGOẠI KHÓA
Tuần Chủ đề: Em yêu Tổ quốc Việt Nam
HÁT VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu hoạt động:
- Hs biết sưu tầm và hát các bài hát ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, ca ngợi Đảng, Bác kính yêu.
- Hs hát đúng tiết tấu, giai điệu của bài hát, kết hợp một số động tác múa phụ hoa.
- Tự hào về quê hương, đất nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. 
II. Quy mô hoạt động: Tổ chức theo quy mô lớp.
III. Tài liệu và phương tiện:
- Sưu tầm một số bài hát ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước và con người Việt Nam.
IV. Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị
* Đối với gv:
Thông báo trước cho cả lớp về nội dung, hình thức hoạt động.
Hướng dẫn cá nhân, nhóm tự sưu tầm các bài hát về quê hương, đất nước.
Chuẩn bị một số câu hỏi về: tên bài hát, tác giả, ý nghĩa của bài hát,
* Đối với hs:
Các cá nhân, nhóm tự sưu tầm các nội dung theo hướng dẫn của gv và lên kế hoạch thời gian tập luyện.
Chọn người dẫn chương trình văn nghệ.
Chọn cử Ban giám khảo ( gồm 3 – 4 hs đại diện cho các tổ).
Phân công trang trí, kê bàn ghế.
Bước 2: Trình diễn các tiết mục
Ổn định tổ chức.
Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, mục đích của buổi biểu diễn văn nghệ.
Thông qua nội dung chương trình các phần thi.
Đại diện đội thi tự giới thiệu về đội mình.
Các đội tiến hành biểu diễn các bài hát theo nội dung đã đăng kí, lựa chọn và trình tự bốc thăm.
Ban khám khảo nhận xét, chấm điểm.
BGK cho điểm bằng hình thức giơ thẻ ( màu đỏ, màu vàng, màu xanh ). Đội nào giành được nhiều thẻ màu đỏ, màu vàng hơn là đội chiến thắng. Trong trường họp các đội có số thẻ đỏ, vàng bằng nhau. BGK sẽ xét đến phần trang trí, trưng bày tranh ảnh của các tổ.
Bước 3: Tổng kết – đánh giá
Gv nhận xét thái độ và sự chuẩn bị của lớp, cá nhân, tổ, nhóm.
Tuyên dương các cá nhân, tổ, nhóm có phần biểu diễn văn nghệ xuất sắc.
Dặn dò nội dung cần chuẩn bị cho buổi học sau.
Hs chuẩn bị theo yêu cầu của gv.
Hs trình diễn các tiết mục văn nghệ.
Hs lắng nghe.
Thứ  ngày. tháng năm 20.
SINH HOẠT NGOẠI KHÓA
Tuần Chủ đề: Em yêu Tổ quốc Việt Nam
THAM QUAN MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu hoạt động:
Hs hiểu biết thêm về vẻ đẹp của danh lam, thắng cảnh ở địa phương.
Biết trân trọng, giữ gìn những giá trị vật chất, tinh thần của cha ông.
Tự hào và có ý thức bảo vệ những danh lam thắng cảnh đó.
II. Quy mô hoạt động: Tổ chức theo quy mô lớp / khối lớp.
III. Tài liệu và phương tiện:
Các tư liệu về danh lam thắng cảnh ở địa phương.
Chuẩn bị nội dung một số câu hỏi trong buổi giao lưu.
Sưu tầm nột số bài hát, bài thơ, câu chuyện về danh lam thắng cảnh.
IV. Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị
* Đối với GV:
Xây dựng kế hoạch buổi tham qua thông qua Ban giám hiệu nhà trường.
Thành lập Ban tổ chức buổi tham quan, GVCN, đại diện hội PHHS lớp.
BTC cần liện hệ với Ban quản lí danh lam thắng cảnh ở địa phương để thống nhất về thời gian, nội dung chương trình buổi tham quan.
Chuẩn bị phương tiện tham quan ( nếu có điều kiện ).
Hướng dẫn hs tự tìm hiểu về danh lam thắng cảnh qua: sách, báo, người lớn,..
Mời gv am hiểu về di tích, danh lam thắng cảnh tham gia buổi tham quan.
* Đối với Hs:
Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
Cử người điều khiển chương trình giao lưu văn nghệ.
Viết giấy mời đại biểu tham dự buổi tham quan.
Bước 2: Tiến hành tham quan
Gv giới thiệu lí do, mục đích của buổi tham quan.
Giới thiệu hướng dẫn viên.
Hướng dẫn viên hướng dẫn hs tham quan.
Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của danh lam thắng cảnh đó.
Kể các sự kiện lịch sử, danh nhân văn hóa có liên quan.
Bước 3: Giao lưu văn nghệ
Kết thúc buổi tham quan. Gv hoặc người dẫn chương trình có thể đưa ra một số trò chơi, câu đố, bài thơtạo sự thoải mái, thư giản cho hs.
Hs biểu diễn một số tiết mục văn nghệ do tổ, nhóm, cá nhân chuẩn bị.
Bước 4 : Tổng kết – đánh giá
Gv nhận xét ý thức, thái độ của Hs trong buổi tham quan.
Dặn dò hs nội dung cần chuẩn bị cho buổi học sau.
Hs chuẩn bị theo yêu cầu của gv.
Hs tham quan.
Hs tham gia trò chơi.
Hs trình diễn các tiết mục văn nghệ.
Hs lắng nghe.
Thứ  ngày. tháng năm 20.
SINH HOẠT NGOẠI KHÓA
Tuần Chủ đề: Em yêu Tổ quốc Việt Nam
TRÒ CHƠI DÂN GIAN
I. Mục tiêu hoạt động:
Hs biết lựa chọn, sưu tầm một số trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi nhi đồng.
Biết chơi một số trò chơi dân gian.
Yêu thích và thường xuyên tổ chứ các trò chơi dân gian trong các dịp lễ Tết, hội khỏe Phù Đổng, các giờ ngoại khóa, giờ ra chơi.
II. Quy mô hoạt động: Tổ chức theo quy mô nhóm/ lớp.
III. Tài liệu và phương tiện:
Sách và các tuyển tập trò chơi dân gian.
Dụng cụ, sân bãi và các điều kiện cần thiết để tổ chức trò chơi.
IV. Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị
* Đối với GV:
Hướng dẫn hs sưu tầm các trò chơi dân dành cho thiếu nhi qua sách, báo, người thân
Nắm được luật chơi và cách chơi một số trò chơi dân gian đơn giản.
Hướng dẫn hs học thuộc một số bài thơ, đồng dao liên quan đến trò chơi.
Chuẩn bị một số phần thưởng nhỏ để động viên người chơi.
* Đối với HS:
Tự sưu tầm một số trò chơi dân gian theo sự hướng dẫn của gv.
Bước 2: Chơi trò chơi
Gv giới thiệu một số trò chơi dân gian đơn giản dành cho hs lớp 2.
Hướng dẫn cách chơi, luật chơi và một số yêu cầu khi tổ chức trò chơi.
Tổ chức cho hs chơi thử.
Hs tiến hành chơi các trò chơi dân gian theo nhóm, lớp.
Bước 3: Tổng kết – đánh giá
Gv nhận xét thái độ, ý thức của hs.
Dặn dò những nội dung cần chuẩn bị cho buổi học sau.
Hs chuẩn bị theo yêu cầu của gv.
Hs tham gia trò chơi.
Hs lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh_hoat_ngoai_khoa_tuan_chu_de_mai_truong_than_yeu_cua_em.doc