Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh yếu và học sinh Dân tộc Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh yếu và học sinh Dân tộc Lớp 1

A. Mở đầu

I. Lí do chọn đề tài :

- Phân môn tập đọc có vị trí quan trọng trong trương Tiểu học, để đáp ứng được nhu cầu xã hội hiện nay về sự nghiệp pháp triển giáo dục và đao tạo con người không chỉ biết tính toán là đủ mà còn phải biết đọc và viết nữa. Vì vậy phát triển giáo dục và đào tạo nhiệm vụ làm mục tiêu hàng đầu. Đặc biệt là người giáo viên tiểu học chính là người đầu tiên xây dựng nền tảng của quá trình giáo dục đào tạo. Do đó muốn thực hiện phát triển giáo dục thì người giáo viên phải giáo dục cho các em một cách toàn diện môn Tập đọc với tư cách là một phân môn đóng vai trò quan trọng của phần tiếng Việt ở Tiểu học. Nhất là đối với học sinh dân tộc bởi vì khi tham gia vào học tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của các em. Vốn ngôn ngữ tiếng Việt của các em còn hạn chế ngữ âm chưa chuẩn. Còn riêng học sinh yếu. Vốn kiến thức các em còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh dân tộc và học sinh yếu là rất cần thiết.

 

doc 17 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh yếu và học sinh Dân tộc Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Mở đầu 
I. Lí do chọn đề tài :
- Phân môn tập đọc có vị trí quan trọng trong trương Tiểu học, để đáp ứng được nhu cầu xã hội hiện nay về sự nghiệp pháp triển giáo dục và đao tạo con người không chỉ biết tính toán là đủ mà còn phải biết đọc và viết nữa. Vì vậy phát triển giáo dục và đào tạo nhiệm vụ làm mục tiêu hàng đầu. Đặc biệt là người giáo viên tiểu học chính là người đầu tiên xây dựng nền tảng của quá trình giáo dục đào tạo. Do đó muốn thực hiện phát triển giáo dục thì người giáo viên phải giáo dục cho các em một cách toàn diện môn Tập đọc với tư cách là một phân môn đóng vai trò quan trọng của phần tiếng Việt ở Tiểu học. Nhất là đối với học sinh dân tộc bởi vì khi tham gia vào học tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của các em. Vốn ngôn ngữ tiếng Việt của các em còn hạn chế ngữ âm chưa chuẩn. Còn riêng học sinh yếu. Vốn kiến thức các em còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh dân tộc và học sinh yếu là rất cần thiết. 
- Do thực tế dạy học còn có nhiều khó khăn, bất cập chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học trong địa bàn trường Tiểu học TH- THCS Phong Đông là một địa bàn có học sinh Dân tộc và học sinh yếu chiếm tỷ lệ khá cao mà kĩ năng đọc đối với học sinh Dân tộc còn yếu so với học sinh Dân tộc kinh. Vì học sinh Dân tộc khi tiếp cận với tiếng việt là ngôn ngữ thứ hai thông qua tiếng mẹ đẻ. Mặt khác còn nhiều khó khăn hơn là các em mới chuyển từ học vần sang tập đọc, phần đọc trơn các em gặp rất nhiều khó khăn khi gặp những từ mới. Vì vậy khi dạy tập đọc lớp một giáo viên cần rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp một nói chung, học sinh Dân tộc nói riêng là rất quan trọng và gặp không ít khó khăn.
- Do nhu cầu rèn luyện nghiệp vụ sư phạm để nâng dần chất lượng dạy học đối với vùng khó khăn nhất là vùng có nhiều học sinh dân tộc và học sinh yếu mà hiện nay nhà trường chưa đáp ứng được chất lượng theo nhu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
Để đạt được mục tiêu dạy học trong tiểu học nói chung lớp một nói riêng phân môn Tập đọc chiếm vị trí rất quan trọng trong các môn học. Đối với học sinh Dân tộc và học sinh yếu. Muốn đạt được các kĩ năng đọc là một vấn đề gặp rất khó khó khăn. Nhưng để đạt được các kĩ năng đọc thì người giáo viên phải chịu khó phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình rèn luyện. Do kết quả rèn luyện kĩ năng đọc trong phân môn tập đọc của giáo viên trong nhà trường còn nhiều hạn chế và gặp không ít khó khăn .
Xuất phát từ những lí do trên, bản thân tôi chọn nghiên cứu đề tài “Rèn kỷ năng đọc cho học sinh Dân tộc và học sinh yếu lớp một”. Theo tinh thần phát huy tính tích cực của học sinh . Qua đề tài bản thân tôi mong muốn góp phần nhìn sâu trong việc dạy tập đọc lớp 1 theo tinh thần phát huy tính tích cực của học sinh. Đặc biệt đối với sinh Dân tộc và học sinh yếu nhằm góp phần khắc phục những khó khăn đối với địa phương 
2/ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu : Phân môn Tập đọc lớp 1, trọng tâm vào các bài tập đọc. Tập trung nghiên cứu về kĩ năng đọc cho học sinh yếu và HS dân tộc .
- Phạm vi nghiên cứu : Việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh yếu và HS dân tộc.
3./ Mục đích nghiên cứu : 
 	Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu sách giáo khoa Tiếng Việt trọng tâm là các bài tập đọc và sánh Giáo viên chúng tôi đã khảo sát thực tiển dạy và học tập đọc lớp một tìm hiểu kiến thức và kĩ năng của học sinh dân tộc khi bước vào học khái niệm kiến thức tập đọc 1.
 	Chúng tôi đã phân tích nôi dung chương trình dạy kiến thức môn Tâp đọc ở sách giáo khoa và sách giáo viên, phân tích đặc điểm nhận thức tư duy của học sinh lớp 1 để có cơ sở đề ra những biện pháp, cách thức dạy tập đọc đối với học sinh yếu và HS dân tộc sao cho hiệu quả cao.
Khảo sát thực tế dạy bài tập đọc lớp 1 bài “Trường em”.
Người viết vận dụng các biện pháp đề xuất để soạn giảng thực nghiệm dạy bài tập đọc “Trường em” và tiến hành dạy thực nghiệm với tình hình và tổng số học sinh theo bảng thống kê sau :
Tổng số
Học sinh yếu và học sinh Dân Tộc
Giai đoạn đầu năm học
Đọc tốt
%
Đọc rất chậm
%
Đọc không được
%
25
2
8
15
60
8
32
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1/ Các kỷ năng cần đạt khi dạy tập đọc cho học sinh lớp 1
 	- Đọc : Đọc đúng và rõ ràng bài văn đơn giản (tốc độ khoảng 30 tiếng /phút). Hiểu nghĩa các từ thông thường và ý của câu.
- Viết : Viết đúng mẫu chữ thường. Chép đúng chính tả đoạn văn (khoảng 30 chữ /15 phút)
- Nghe : Hiểu lời giảng và hướng dẫn học tập của giáo viên. Nhớ nội dung chính của câu chuyện đơn giản đả nghe.
- Nói : Nói rõ ràng trả lời được câu hỏi ở dạng đơn giản. Biết kể lại một đoạn câu chuyện đã nghe.
- Nhận biết sơ giản về âm, vần, chữ, tiếng, từ ngữ. 
1.2/ Vấn đề chính âm và vấn đề luyện đọc đúng.
Chính âm là các chuẩn mực phát âm của ngôn ngữ có giá trị và hiệu lực về mặt xã hội nếu lấy hệ thống ngữ âm được phản ánh trên chữ viết hiện nay (chữ quốc ngữ) làm cơ sở so sánh thì có thể nêu lên một số nét cơ bản nhất là về sự khác biệt ngữ âm, các phương ngữ của tiếng việt như sau :
Phương ngữ được thể hiện theo bản sau:
Những nét khác biệt 
Bắc bộ
Bắc trung bộ
Nam bộ-Trung Nam bộ
Âm đầu tr,s,r
-
+
+
Vần ưu,ươn
-
+
+
Âm đầu v
-
+
-
Âm cuối t,n
+
+
-
thanh
+
-
-
Sự thật bức tranh ngữ âm của các phương ngữ tiếng việt còn đa dạng và phức tạp hơn nhiều, phải lấy cơ sở xác định chuẩn mực ngữ âm tiếng việt.
Gần đây có tác giả cho rằng hệ thống ngữ âm, mà chữ viết phản ánh là một hệ thống siêu phương ngữ. Không được thực hiện quá đầy đủ trong giao tiếp xã hội, bằng ngôn ngữ mà chỉ tồn tại trong ý thức, các tác giả này chỉ ra rằng, đây là những nguyên nhân, gây ra biết bao nhiêu khó khăn đối với việc trao đổi cách phát âm chuẩn mực trong nhà trường hiện nay.
1.3/. Vấn đề ngữ điệu :
Ngữ điệu là thay đổi giọng nói, giọng đọc là lên cao hay hạ thấp giọng đọc, giọng nói. Ngữ điệu là một trong những thành phần của ngôn điệu. Ngữ điệu gồm toàn bộ các phương tiện siêu đoạn (độ mạnh yếu của âm truyền dẫn). Trường độ (độ dài ngắn của âm thanh hay thời gian thực tế của âm thanh). Ngữ điệu là yếu tố gắn chặt với lời nói là yếu tố tham gia tạo thành lời nói.
Mỗi ngôn ngữ có một ngữ điệu riêng ngữ điệu tiếng việt, như ngôn ngữ có thanh điệu khác, chủ yếu được biểu hiện sự lên giọng và xuống giọng (cao độ) sự nhấn giọng (cường độ) ; sự ngừng giọng (trường độ) và sự chuyển giọng (phối hợp cả trường độ và cường độ) theo nghĩa rộng toàn bộ những phương tiện được sử dụng để đọc diễn cảm ở các lớp trên như : Chổ lên giọng, xuống giọng, chổ ngừng. Tốc độ, chổ nhấn giọngĐược thống nhất lại thành một tổ hợp phản ánh đúng thái độ tình cảm, cảm xúc của tác giả khi mô tả gọi là ngữ điệu.
Như vậy, ngữ điệu là sự hòa đồng về âm hưởng của bài học. Nó có giá trị lớn để bộc lộ cảm xúc. Vì vậy việc sử dụng ngữ điệu rất quan trọng trong đọc diễn cảm.
2. Thực trạng dạy phân môn tập đọc.
- Thực tiễn dạy phân môn tập đọc lớp 1 năm học 2010 - 2011, Trường Tiểu học –THCS Phong Đông. Thuộc xã Phong Đông,huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
2.1/ Ưu điểm.
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu, tôi đả tiến hành tìm hiểu, điều tra khối lớp 1 của đơn vị.
Trường có tất cả 6 giáo viên :
- Cử nhân tiểu học : 4 Giáo viên.
- Trung học sư phạm 2 Giáo viên.
Về chất lượng học sinh năm học 2010 – 2011, đạt được kết quả như sau:
- Học sinh giỏi tỷ lệ 15%, học sinh khá tỷ lệ 45 %, học sinh trung bình tỷ lệ 40%.
Với những thuận lợi nêu trên trường còn một số mặt hạn chế.
2.2/ Những hạn chế.
- Do mặt bằng dân trí không đồng đều, đa số người dân sống bằng nghề nông nghiệp và làm thuê tỷ lệ trên 84%, cuộc sống vất vả quanh năm.Vì vậy, việc quan tâm, chăm sóc cho con em mình còn nhiều hạn chế. Đặt biệt là học sinh Dân Tộc Khơmer. Về trình độ tiếng việt còn nhiều hạn chế nên việc rèn luyện dạy phụ thêm cho con mình ở nhà gặp không ít khó khăn.
Qua quá trình điều tra thực tiển tình hình giảng dạy giờ tập đọc nói chung, lớp 1 nói riêng, bằng các hình thức và phương pháp khác nhau: Dự giờ, bài trắc nghiệm, phương pháp phỏng vấn, quan sát tôi thu được một số vấn đề cần lưu ý như sau :
Quan điểm giáo viên về việc dạy tập đọc, nhìn chung giáo viên điều coi trọng giờ tập đọc. Nhưng qua thực tế điều tra cho thấy kĩ năng đọc của học sinh Dân tộc còn nhiều hạn chế.
Do trình độ giáo viên không đồng điều khả năng vận dụng phương pháp chưa thu hút học sinh. Số giáo viên dạy lớp 1 cho rằng trong giờ tập đọc phần luyện đọc cho học sinh là quan trọng. Do đó trong giờ dạy giáo viên luyện đọc cho học sinh nhiều lần, nhưng chưa có sự quan tâm sâu sắc đến học sinh Dân tộc và học sinh yếu. Từ đó chưa có cách sắp xếp tổ chức gây hứng thú học tập của các em. Giờ dạy tập đọc còn mang tính gò bó chưa thấy hết tầm quan trọng của phần luyện nói cho học sinh.
Riêng giáo viên ở cuối cấp cho rằng phần luyện đọc và tìm hiểu bài điều ... h, để giờ học diễn ra nhẹ nhàng, nên khuyến khích tinh thần học tập, giúp học sinh không nhàm chán.
Nắm chắt được nội dung chương trình nghiên cứu kỹ tài liệu và sách giáo khoa, xác định được mục tiêu của môn học, từ đó đề ra biện pháp dạy học phù hợp.Vấn đề đồ dùng phục vụ cho tiết học là không thể thiếu. Phải định hướng những tình huống có thể diển ra bất cứ lúc nào trong giờ học. Muốn thu hút được sự chú ý của học sinh thì trước hết giáo viên là người dạy tốt luôn quan tâm và thương yêu các em như người con của gia đình. Trong giờ dạy các câu hỏi đặt ra phải phù hợp với trình độ các em. Trong sách giáo khoa những câu hỏi khó giáo viên nên chia nhỏ. Tạo cho các em giờ học nhẹ nhàng hứng thú và không áp đặt.
Ở những từ khó và phát âm dể lẫn, giáo viên sử dụng sửa phát âm ở mức độ vừa phải để các em đọc đúng viết đúng. Không nên đòi hỏi quá cao tránh học sinh đọc theo kiểu gò ép.Giáo viên phải có khả năng tự kiềm chế, bình tỉnh trước mọi tình huống. Khi gọi học sinh trả lời không nên có những lời xúc phạm đến các em mà chủ yếu là lời động viên cho các em có tinh thần hăng hái học tập.
Giáo viên nên lưu ý học sinh muốn học tốt phải xem và đọc bài nhiều lần ở nhà.Tổ chức học nhóm giúp các em tự tin hơn trong các câu trả lời.
Như chúng ta đã biết với trình độ học sinh Dân Tộc và học sinh người kinh, sự tiếp cận ngôn ngữ tiếng tiệt là ngôn ngữ thứ hai của học sinh Dân Tộc nên các em gặp không ít khó khăn.Còn học sinh yếu, vốn kiến thức các em còn nhiều hạn chế củng không kém học sinh Dân tộc. Từ đó bản thân đả mạnh dạng chọn nghiên cứu đề tài “Rèn kỹ năng đọc trong dạy tập đọc cho học sinh yếu và học sinh Dân Tộc”.
	Thiết nghỉ mỗi bản thân giáo viên chúng ta nên chú ý nhiều hơn nửa đến vấn đề này thì chắt chắn rằng học sinh Dân Tộc và học sinh yếu sẽ đạt nhiều thành quả như ý muốn trong học tập.
	Trên đây là một số biện pháp góp phần vào việc củng cố, rèn kỹ năng đọc trong giai đoạn hiện nay. Rất mong quí lãnh đạo cùng đồng nghiệp góp ý chân tình và bổ sung thêm nhiều phương pháp và biện pháp để cho việc thực hiện dạy tập đọc được hoàn thiện hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn !
Phong Đông ngày 25 tháng 2 năm 2012
	 Người viết
	 Danh Na Qua Ni
PHẦN NHẬN XÉT CỦA BAN THI ĐUA
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
PHẦN NHẬN XÉT CỦA BAN THI ĐUA
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_doc_cho_hoc_sinh_yeu_va_ho.doc