Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc văn bản trong phân môn tập đọc cho học sinh lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc văn bản trong phân môn tập đọc cho học sinh lớp 2

Lý do chọn đề tài :

Qua nhiều năm thực tế giảng dạy ở trường ,bản thân tôi nhân thấy ,học sinh đa phần các em đọc còn chậm ,hoặc phát âm một số từ ngữ chưa đúng ,còn sử dụng nhiều từ địa phương ,dẫn đên việc tập đọc của học sinh còn nhiều hạn chế ,việc đọc của học sinh trên thực tế ,nhiều khi các em chỉ biết đọc mà làm sao chỉ cần được đọc nhưng các em không hiểu việc "đọc " một cách đầy đủ ,trong cuộc sống văn minh hiện nay nếu không biết đọc sẻ thiệt thòi nhiều trong mọi hoạt động .Vì thế tập đọc là một vấn đề nan giải trong nhà trường tiểu học .vậy làm thế nào để các em hiểu được tầm quan trọng của tập đọc và mỗi cá nhân cần phải học ,muốn học bản thân phải rèn luyện việc đọc biết cách đọc và vận dụng tốt vào trong học tập

 

doc 10 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc văn bản trong phân môn tập đọc cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài : 
Rèn luyện kỹ năng đọc văn bản
 trong phân môn tập đọc cho học sinh lớp 2
PHẦN THỨ NHẤT 
ĐẶT VẤN ĐỀ
*Lý do chọn đề tài :
Qua nhiều năm thực tế giảng dạy ở trường ,bản thân tôi nhân thấy ,học sinh đa phần các em đọc còn chậm ,hoặc phát âm một số từ ngữ chưa đúng ,còn sử dụng nhiều từ địa phương ,dẫn đêùn việc tập đọc của học sinh còn nhiều hạn chế ,việc đọc của học sinh trên thực tế ,nhiều khi các em chỉ biết đọc mà làm sao chỉ cần được đọc nhưng các em không hiểu việc "đọc " một cách đầy đủ ,trong cuộc sống văn minh hiện nay nếu không biết đọc sẻ thiệt thòi nhiều trong mọi hoạt động .Vì thế tập đọc là một vấn đề nan giải trong nhà trường tiểu học .vậy làm thế nào để các em hiểu được tầm quan trọng của tập đọc và mỗi cá nhân cần phải học ,muốn học bản thân phải rèn luyện việc đọc biết cách đọc và vận dụng tốt vào trong học tập 
-Căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh và xác định năng lực đọc của lớp ,để góp phần vào sự hoàn thiện một trong những kỹ năng tập đọc ,từ đó giúp các em hiểu được tầm quan trọng của việc tập đọc các văn bản ,thông qua việc dạy tập đọc học sinh nhận biết lợi ích chính đáng của việc học và tập đọc làm hành trang suốt cuộc đời của mọi người và tạo cho các em có một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển về việc nhận thức cũng như giao tiếp .Vì thế tôi chọn đề tài :Rèn luyện kĩ năng tập đọc cho học sinh lớp 2.
PHẦN THỨ HAI
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/Cơ sở lý luận 
1/ Tập đọc là gì ?
-Tập đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ ,là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu ,là quá rình chuyển trực tiếp từ chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh .
Đọc không chỉ là công việc giải một bộ mã gồm hai phần viết và phát âm ,nghĩa là nó không phải chỉ là sự "đánh vần" lên thành tiếng theo đúng các ký hiệu chữ viết mà còn là quá trình nhận thức ,để có khả năng hiểu những vì được đọc .
2/ Nhiệm vụ của dạy tập đọc :
-Phân môn tập đọc ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh .Được thể hiện trong bốn hoạt động ,tương ứng với chúng là kỹ năng nghe ,nói ,đọc ,viết .
3/ Ý nghĩa của việc dạy tập đọc :
Qua những kinh nghiệm của bản thân trong giảng dạy và cuộc sống ,những thành tựu văn hoá ,khoa học ,tư tưởng tình cảm của các thế hệ trước và cả những người đương thời phần lớn được ghi lại bằng chữ viết .Nếu không biêùt đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người .
Biết đọc là các em đã nhân khã năng tiếp nhận lên nhiều lần ,từ đây các em biết tìm hiểu ,đánh giá cuộc sống ,nhận thức các mối quan hệ tự nhiên,xã hội tư duy .
Biết đọc các em có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản ,giúp các em giao tiếp thông hiểu tư tưởng ,tình cản của người khác ,đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương ,các em không chỉ thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tiønh cảm ,nãy nở những ước mơ tốt đẹp ,được khơi dậy năng lực hành động ,sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn .
Vậy nếu không biết đọc ,các em sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho mình ,không thể hình thành được một nhân cách toàn diện .Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc ngày càng quan trọng ,vì nó sẽ giúp các em sử dụng các nguồn thông tin ,đọc chính là học ,học nữa ,học mãi,biết đọc để tự học ,học cả đời .
4 / Các biện pháp thực hiện :
Để giúp học sinh đọc và phát âm đúng một số từ ngữ ,các câu thơ ,câu văn trong tập đọc giáo viên cần sử dụng một số biện pháp sau đây :
-Giáo viên lắng nghe học sinh đọc uốn nắn kịp thời ,sữa chửa cách phát âm một số từ địa phương .
Ví dụ :Khi đọc các từ :Kĩ thực ,cá chê ,con gùa ....
Giáo viên cần giúp các em phát âm đúng là :Kĩ thuật ,cá trê, con rùa ...
-Muốn cho học sinh đọc đúng câu trước tiên cần cho các em phát âm đúng từ ngữ có phụ âm đầu như :ló lói ,phẻ phắn ,cá gô,...mà các em phải đọc !nó nói,khoẻ khắn ,cá rô,...
-Đọc đúng các âm chính :Có ý thức phân biệt để không đọc :u tiên,mua gụ ,chấm múi,mà đọc là :ưu tiên ,mua rượu ,chấm muối ,...
-Đọc ngắt nghĩ hơi đúng câu :
Yêu thương /em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho 
+Không ngắt :Yêu thương em /ngắm mãi
hay câu :Tiếng suối chảy/róc rách .
+Không ngắt :Tiếng suối/chảy róc rách .
Trong câu :Trường mới /xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá .
+Không ngắt :Trường mới xây/trên nền ngôi trường cũ lợp lá .
*Vì thế khi dạy tập đọc việc hướng dẫn học sinh ngắt nghĩ hơi phù hợp để nội dung câu có nghĩa đúng và hay hơn.
5 / Tầm quan trong của dạy tập đọc :
Vì những lẽ trên ,dạy học sinh đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học .Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi học sinh khi đi học .Đầu tiên là trẻ phải học đọc sau đó trẻ phải đọc để học .Đọc giúp các em chiếm lĩnh một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập .Nó là công cụ để học các môn học khác .Nó tạo hứng thú và động cơ học tập .Tạo điều kiện để học sinh có khả năng không thể thiếu được của con người ở thời đại văn minh .
5.1 /Tập đọc là một phân môn thực hành :
Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của học sinh .Việc dạy tập đọc sẽ giúp học sinh hiểu hơn ,bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp ,dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lô gíc cũng như biết tư duy có hình ảnh .Như vậy đọc có ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dục và phát triển .
Những điều vừa nêu trên khẳng định sự cần thiết của việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch dạy học cho học sinh .Tập đọc với tư cách là một phân môn của Tiếng Việt lớp 2 có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này ,hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh .
Tính đa nghĩa của "đọc"kéo theo biếùt đọc .Biết đọc được hiểu theo nhiều mức độ .
Ví dụ :Một em bé mới đi học biết đánh vần "cờ -o-co" ngập ngừng đọc từng tiếng một thế cũng gọi là biết đọc .Đọc thâu tóm được tư tưởng của một cuốn sách trong vài ba trang cũng gọi là biết đọc .Những năng lực này không phải tự nhiên mà có .Nhà trường phải từng bước hình thành và nhà trường tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên,người công nhân nhận nhiệm vụ quan trọng ấy là giáo viên dạy ở lớp 1,2 .
6/Giáo dục học sinh trong tập đọc :
-Dạy tập đọc là giáo dục lòng ham đọc sách hình thành ở các em thói quen làm việc với văn bản ,làm việc với sách cho học sinh .Làm cho sách trở thành một sự tôn sùng ,ngự trị trong trường . Thông qua việc dạy đọc phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng đọc là có lợi ích cho các em trong cả cuộc đời,phải cho học sinh hiểu đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển .
7 /Yêu cầu dạy tập đọc :
-Để giờ học tập đọc nhẹ nhàng ,đem lại hiệu quả thiết thực ,nhất là đối với học sinh có điều kiện khó khăn trong học tập ở lớp 2 theo tôi giáo viên cần tập trung thực hiện yêu cầu cơ bản ;Học sinh đọc đúng và rành mạch bài văn ngắn,đạt yêu cầu tối thiểu 50 tiếng/phút ở cuối học kì 2 .Từ đó giáo viên có cơ sở và sử dụng linh hoạt các hình thức dạy đọc như sau :
- Hướng dẫn đọc từng câu :Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu ,giáo viên theo dõi học sinh đọc để sữa lỗi phát âm,kết hợp luyện đọc đúng từ ngữ,giáo viên cần nhận thức đầy đủ mục đích của hoạt động đọc từng câu ,trong quy trình hướng dẫn học sinh đọc ở lớp 2.
-Giáo viên chia nhỏ văn bản ở cấp độ đơn vị giao tiếp nhỏ nhất của lời nói là câu cho nhiều học sinh tham gia tích cực vào quá trình tập đọc ,qua đó bôïc lộ năng lực đọc của các em .Giáo viên cần chú ý lắùng nghe học sinh đọc ,dù chỉ một câu cũng có thể sơ bộ cảm nhận ưu điểm hay hạn chế về kĩ năng dọc của học sinh ,để từ đó có biện pháp động viên hay giúp đỡ kịp thời .Những thông tin ngược từ phía học sinh qua việc cho các em thực hành đọc câu còn là cơ sở để giáo viên lựa chọn nội dung,cách dạy thiết thực,tránh những áp đặt mang tính chủ quan .
-Được đọc và nghe bạn đọc từng câu ,bằng trực giác ,học sinh còn nhận thức được đơn vị nhỏ nhất của lời nói ,là diễn đạt chọn ý .Có thể ví việc đọc từng câu của học sinh trong tập đọc là bước "cày vỡ "Tạo cơ hội cho nhiều em tiếp xúc với văn bản là chủ yếu ,học sinh lớp 2 rất thích đọc thành tiếng để luyện phát âm .Hoạt động đọc từng câu là không thể bỏ qua .Điều đáng quan tâm là việc vận dụng của giáo viên phải linh hoạt.
-Giúp học sinh đọc không sót từng âm ,vần,tiếng.Cần hướng dẫn các em đọc đúng trong khi tập đọc ,thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn ,là phải đọc đúng chính âm.Nói cacùh khác là các em không đọc theo cách phát âm địa phương lệch chuẩn.Giáo viên cần giúp các em đọc chính xác âm vị Tiếng Việt
8/ Tập đọc là hoạt động bằng lời nói :
 Tập đọc được xem là một hoạt đôïng trí tuệ phức tạp mà cơ sở là việc các em tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác .Tập đọc cũng được xem là một hoạt động lời nói .Kĩ năng đọc của các em đòi hỏi một quá trình giáo viên luyện tập ,hướng dẫn lâu dài .Trong giờ tập đọc giáo viên cần làm sao cho học sinh ham thích đọc nó góp phần hoàn thiện kỹ năng đọc cho học sinh ,giúp các em có ý thức khi đọc .Chỉ có thể xem là đứa trẻ biết đọc khi nó đọc mà hiểu được điều mình đọc.
Nếu học sinh không hiểu những câu các em đọc thì các em sẻ không hứng thú học tập và không có khả năng thành công .Do đó ,hiểu những vì được đọc sẻ tạo ra động cơ ,hứng thú cho việc tập đọc .
Tập đọc không thể tách rời việc chiếm lĩnh một công cụ ngôn ngữ .Mục đích này giáo viên chỉ có thể đạt được thông qua việc tâïp đọc ,đúng theo mục tiêu phải đạt trọng việc chiếm lĩnh ngôn ngữ chính là việc dạy tập đọc .Hiện nay đói với phương pháp dạy tập đọc còn hạn chế, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của phương pháp ,việc chưa thống nhất được một chuẩn chính âm làm cho phương pháp dạy tập đọc không tránh khỏi những lúng túng khi hướng dẫn học sinh đọc ,vì vậy mà giáo viên cần thể hiện tốt giọng đọc khi hướng dân tập đọc thông qua cách đọc mẫu của giáo viên và cách phát âm đúng chính âm củng góp phần vào việc rèn luyện kỹ năng nghe để từ đó tạo cho các em hứng thú trong tập đọc .Việc tổ chức dạy đọc cho học sinh cũng cần cho các em ngồi đọc ngay ngắn .Khi dạy tập đọc cần qui định thời gian đọc cho các em từng đoạn ,toàn bài để từ đó giáo viên nắm được tốc độ đọc của học sinh mà có thể điều chỉnh mà luyện đọc cho học sinh lớp mình .Thông qua đó gaío viên phải có hiểu biết về từ địa phương củng như có vốn từ của tiếng mẹ đẻ góp phần cho học sinh hiểu thêm một số từ ngữ khi đọc .Trong một tiết tập đọc cần tăng cường dạy đọc hiểu ,điều đó không phải là tăng thời gian tìm hiểu bài dạy giờ tập đọc ,giảm thời gian luyện đọc thành tiếng mà là tăng cường chất lượng đọc .Để học sinh hoàn thiện các môn học khác điều quan trọng nhất là học sinh cần phải biết đọc .Từ đó các em mới biết khả năng làm bài tập tìm hiểu ở các môn học khác .
Vì thế khi dạy tập đọc giáo viên cần quan tâm ghi nhận sự tiến bộ đầu tiên của các em ,thông qua đó giáo viên phải động viên thường xuyên động viên khuyến khích kịp thời ,mặt dù các em chỉ đọc được một câu đó cũng là sự cố gắng của học sinh .dần dần hình thành cho các em kỹ năng tập đọc từ câu đến đoạn ,cả bài :
Kỹ năng tập đọc là một kỹ năng phức tạp ,đòi hỏi một quá trình bền bỉ ,lâu dài vì thế khi học sinh đọc giáo viên cần theo dõi uốn nắn kịp thời .Trong giờ tập đọc giáo viên cần hướng tới kỹ năng tập đọc cho học sinh .
9/ Thực trạng : 
9.1/ Học sinh :
Trong những năm giảng dạy theo chơng trình đổi mới sách giáo khoa và phương pháp dạy học tập đọc hiện nay tôi nhận thấy rằng khi học tập đọc học sinh còn những hạn chế sau :
-Trong tập đọc khi đọc bài các em còn lúng túng về cách phát âm ,sử dụng nhiều từ địa phương .
-Đọc ngắt nghỉ hơi chưa phù hợp các câu văn, câu thơ trong bài .
-Đọc chưa đúng các âm chính trong các từ ngữ .
-Các em còn đọc qua lo đợi đến lược mình thì đứng lên đọc cho hết lượt không chú ý đến cách đọc thế nào cho đúng .
-Khi được giáo viên gọi đứng lên đọc chủ yếu các em đọc nhanh để dược khen.
9.2 /Giáo viên 
-Chưa chú ý đến việc đọc của học sinh khi các em đọc bài .
-Còn nhận xét chung chưa sữa chửa kịp thời các câu các từ ngữ cụ thể .
-Một số giáo còn sử dụng nhiều từ địa phương khi dạy tập đọc .
PHẦN BA
Kết thúc vấn đề
Do đặc điểm học sinh khác nhau .nên mỗi bài đọc đặt ra cũng có yêu cầu khác nhau .Điều quan trong nhất là giáo viên cần dành thời gian tập đọc ở tiết học cho học sinh phù hợp bên cạnh cần quan tâm ,chú ý theo dõi khã năng đọc ,sự tiến bộ đầu tiên của các em qua từng bài học ,tiết học cụ thể,từ đó giáo viên cần khen ngợi ,uốn nắn động viên kịp thời ,tạo động lực cho học sinh ,dần dần cho các em có ý thức vươn lên trong học tập và theo bạn cùng lớp .Quan trọng là thái độ của giáo viên khi hướng dẫn ,tạo cho các em niềm tin ,hướng phấn đấu cũng là một kỹ năng giảng dạy của giáo viên .Muốn có học sinh học và tập đọc tốt giáo viên cần phải nhiệt tình rèn luyện vì các em đã biết đọc ,việc rèn luyện kỹ năng đọc là một vấn đề mà mọi giáo viên đều thực hiện được .Tôi tin rằng bằng lòng nhiệt tình ,tâm huyết nghề nghiệp thì tất cả giáo viên đều rèn luyện được kỹ năng tập đọc cho học sinh lớp mình ,qua đó tạo tiền đề tốt cho hướng học tập của các em ở các lớp trên .
*Tóm lại 
Bằng những cách thức ,biện pháp thực hiện trên trong thực tế hiện nay tôi cho rằng tất cả các giáo viên thực hiện được những kết quả như sau :
 -Rèn luyện cho học sinh yêu thích việc tập đọc thông qua phân môn tập đọc vận dụng vào các môn học khác .
-Học sinh có ý thức hơn trong tập đọc .Vì các em hiểu được lợi ích của tập đọc .Qua đó góp phần đáng kể vào việc học tập ở các lớp sau này của các em .
 Đánh giá của HĐKH 
..................................................................... Người viết 
....................................................................
....................................................................
....................................................................
.................................................................... Đỗ Thanh Toàn
 .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... 
Đỗ Thanh Toàn Tháng 3 năm 2008
Phụ lục
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài :
Rèn luyện kỹ năng đọc văn bản
 trong phân môn tập đọc cho học sinh lớp 2
PHẦN THỨ NHẤT
Đặt vấn đề
PHẦN THỨ HAI
Giải quyết vấn đề
I/Cơ sở lý luận
1/Tập đọc là gì ?.
2/Nhiệm vụ của dạy tập đọc .
3/Ý nghĩa của việc dạy tập đọc .
4 /Các biện pháp thực hiện .
5 /Tầm quan trọng của dạy tập đọc .
5.1/Tập đọc là một phân môn thực hành .
6/Giáo dục học sinh trong dạy tập đọc .
7/ Yêu cầu dạy tập đọc .
8/Tập đọc là hoạt động bằng lời nói .
9/ Thực trạng.
9.1 /Học sinh .
9.2 /Giáo viên.
PHẦN THỨ BA
Kết thúc vấn đề

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_doc_van_ban_trong_ph.doc