Giáo án Mĩ thuật lớp 2, 4, 5 - Tiết 15

Giáo án Mĩ thuật lớp 2, 4, 5 - Tiết 15

MĨ THUẬT 2

Tiết 15: VẼ THEO MẪU

VẼ CÁI CỐC ( CÁI LY )

MỤC TIÊU

- Học sinh hiểu đặc điểm, hình dáng một số loại cốc (ly).

- Học sinh biết cách vẽ cái cốc (Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu).

- Học sinh vẽ được cái cốc theo mẫu, màu sắc phù hợp.

- Giáo dục: Học sinh yêu thích nghệ thuật.

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

- Giới thiệu và ghi đầu bài:

HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, Nhận xét

- Giáo viên giới thiệu một số loại cốc và gợi ý học sinh nhận xét:

* Miệng, thân, đáy,

* Loại có miệng rộng hơn đáy.

* Loại có miêng và đáy bằng nhau.

* Loại có đế, tay cầm.

* Trang trí khác nhau.

* Chất liệu khác nhau: thủy tinh, nhựa,

* Hình dáng của cái cốc được tạo bởi nét thẳng và nét cong.

HOẠT ĐỘNG 2: Cách vẽ Cái cốc

- Giáo viên gợi ý học sinh chọn mẫu vẽ.

- Giáo viên nhắc nhở học sinh vẽ vừa với phần giấy trong Vở Tập vẽ.

( KHông to quá, không nhỏ quá, không lệch về một bên, )

- Hướng dẫn cách vẽ:

* Phác hình.

* Vẽ nét thẳng, nét cong.

* Vẽ hoàn chỉnh.

 

doc 5 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 386Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật lớp 2, 4, 5 - Tiết 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MĨ THUẬT 2
Tiết 15: VẼ THEO MẪU
VẼ CÁI CỐC ( CÁI LY )
MỤC TIÊU
Học sinh hiểu đặc điểm, hình dáng một số loại cốc (ly)..
Học sinh biết cách vẽ cái cốc (Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu).
Học sinh vẽ được cái cốc theo mẫu, màu sắc phù hợp.
Giáo dục: Học sinh yêu thích nghệ thuật.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, Nhận xét
- Giáo viên giới thiệu một số loại cốc và gợi ý học sinh nhận xét:
* Miệng, thân, đáy, 
* Loại có miệng rộng hơn đáy.
* Loại có miêng và đáy bằng nhau.
* Loại có đế, tay cầm.
* Trang trí khác nhau.
* Chất liệu khác nhau: thủy tinh, nhựa,
* Hình dáng của cái cốc được tạo bởi nét thẳng và nét cong.
HOẠT ĐỘNG 2: Cách vẽ Cái cốc
- Giáo viên gợi ý học sinh chọn mẫu vẽ.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh vẽ vừa với phần giấy trong Vở Tập vẽ.
( KHông to quá, không nhỏ quá, không lệch về một bên,)
- Hướng dẫn cách vẽ:
* Phác hình.
* Vẽ nét thẳng, nét cong.
* Vẽ hoàn chỉnh.
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành
- Vẽ phác hình bao quát.
- Vẽ miệng cốc.
- Vẽ thân và đáy cốc
- Vẽ tay cầm (nếu có).
- Trang trí họa tiết ở miệng, thân hoặc gần đáy.
- Vẽ màu tùy thích.
- GV theo dõi uốn nắn sửa sai giúp học sinh hoàn thành bài tập.
HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá
Trưng bày bài vẽ, sau đó Giáo viên và Học sinh cùng nhận xét mức độ đậm nhạt của mỗi bài tìm ra bài vẽ đẹp, chưa đẹp  xếp loại chung cho cả lớp.
Giáo viên tóm tắt nội dung bài học kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Nhận xét tiết học và dặn học sinh về nhà quan sát các con vật quen thuộc.
Chuẩn bị bài Tập nặn tạo dáng “ Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật ”.
MĨ THUẬT 4
Tiết 15: VẼ TRANH
VẼ CHÂN DUNG
MỤC TIÊU
Học sinh hiểu đặc điểm, hình dáng của một số khuôn mặt người.
Học sinh biết cách vẽ chân dung (Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp).
Học sinh vẽ được tranh chân dung đơn giản.
Giáo dục: Học sinh biết quan tâm đến mọi người.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận xét
- Giáo viên giới thiệu một số tranh chân dung và gợi ý:
* Tranh chân dung vẽ khuôn mặt người là chủ yếu. Có thể chỉ vẽ khuôn mặt, vẽ một phần thân hoặc toàn thân.
* Tranh chân dung nhằm diễn tả đặc điểm của người được vẽ.
- Giáo viên gợi ý để học sinh tìm hiểu đặc điểm khuôn mặt người:
* Hình khuôn mặt người: trái xoan, lưỡi cày, chữ điền,
* Những phần chính trên khuôn mặt: mắt, mũi, miệng,
( Tham khảo thêm trang 103/SGV Lớp Hai)
- Giáo viên nhắc nhở học sinh vẽ tranh chân ngoài khuôn mặt ra chúng ta còn có thể vẽ thêm cổ, vai, một phần thân hoặc toàn thân.
HOẠT ĐỘNG 2: Cách vẽ chân dung
- Giáo viên cho học sinh xem một vài tranh chân dung có nhiều bố cục và đặc điểm khuôn mặt khác nhau để các em nhận xét:
* Bức tranh nào đẹp? Vì sao?
* Em thích bức tranh nào nhất?
- Giáo viên giới thiệu cách vẽ chân dung:
* Vẽ hình khuôn mặt cho vừa với phần giấy đã chuẩn bị.
* Vẽ cổ, vai.
* Vẽ tóc, mắt, mũi, miệng, tai và các chi tiết.
* Vẽ màu: tóc, da, áo, màu nền,
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành
- Giáo viên gợi ý học sinh chọn nhân vật để vẽ (bạn trai, bạn gái,)
- Giáo viên hướng dẫn cách vẽ:
* Vẽ phác hình khuôn mặt cho vừa với phần giấy đã chuẩn bị.
* Vẽ cổ, vai.
* Vẽ chi tiết: tóc, mắt, mũi, miệng, tai,sao cho rõ đặc điểm.
* Vẽ xong hình rồi vẽ màu tùy thích.
- Giáo viên đến từng bàn quan sát, hướng dẫn, gợi ý học sinh vẽ theo ý thích của mình.
HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên chọn và hướng dẫn một số bài vẽ đẹp, chưa đẹp:
* Hình vẽ, bố cục (chú ý các đặc điểm trên khuôn mặt).
* Màu sắc hài hòa, thích hợp.
Giáo viên khen ngợi học sinh có bài vẽ đẹp và động viên, gợi ý cho các em chưa hoàn thành về nhà vẽ tiếp cho đẹp hơn.
Giáo viên tóm tắt nội dung bài học kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Nhận xét chung tiết học và dặn học sinh về nhà vẽ chân dung người thân: ông, bà, cha, mẹ, anh chị em
Chuẩn bị bài Tập nặn tạo dáng “Tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp”
MĨ THUẬT 5
Tiết 15: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI QUÂN ĐỘI
MỤC TIÊU
Học sinh hiểu một vài hoạt động của bộ đội trong sản xuất, chiến đấu và trong sinh hoạt hàng ngày.
Học sinh biết cách vẽ tranh đề tài “Quân đội” (Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp).
Học sinh vẽ được tranh về đế tài “Quân đội”.
Giáo dục: Học sinh thêm yêu quý các cô, các chú bộ đội.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
Giáo viên giới thiệu một số tranh ảnh về đề tài Quân đội và gợ ý:
* Tranh vẽ về đề tài Quân đội thường có hình ảnh chính là các cô, chú bộ đội.
* Trang phục(mũ, quần áo, ) của quân đội khác nhau giữa các binh chủng.
* Trang bị vũ khí và phương tiện của quân đội gồm: súng, xe, pháo, tàu, máy bay,
* Đề tài về Quân đội rất phong phú. Có thể vẽ các hoạt động như: chân dung cô, chú bộ đội, bộ đội với thiếu nhi, bộ đội đứng gác, bộ đội luyện tập thao trường,
- Học sinh xem tranh tham khảo và chọn nội dung.
HOẠT ĐỘNG 2: Cách vẽ tranh
- Giáo viên cho học sinh xem tranh và gợi ý cách vẽ:
* Vẽ hình ảnh chính là các cô, chú bộ đội trong một hoạt động cụ thể nào đó.
* Vẽ các hình ảnh phụ sao cho phù hợp với nội dung đề tài.
* Màu sắc có độ đậm nhạt phù hợp.
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành
- Giáo viên cho học sinh xem các bức tranh giới thiệu ở SGK.
- Học sinh vẽ từng bước như đã hướng dẫn.
- Giáo viên bao quát lớp, gợi ý, hướng dẫn bổ sung, đặc biệt là đối với các em còn lúng túng về cách chọn đề tài và cách vẽ.
- Học sinh vẽ tranh theo cảm nhận riêng.
HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét:
* Nội dung (rõ chủ đề).
* Bố cục (có hình ảnh chính, hình ảnh phụ).
* Hình vẽ, nét vẽ (sinh động).
* Màu sắc (hài hòa, có độ đậm nhạt rõ ràng).
- Học sinh tự nhận xét và xếp loại bài vẽ đẹp, chưa đẹp.
- Giáo viên bổ sung, khen thưởng, động viên cả lớp.
- Giáo viên nhận xét tiết học và dặn học sinh về nhà sưu tầm bài vẽ về tĩnh vật.
- Học sinh chuẩn bị Bài Vẽ theo mẫu: “Mẫu vẽ có hai vật mẫu”.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Mi thuat 245 tuan 15.doc