Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn một số phương pháp dạy học giúp học sinh học tốt môn Đạo đức ở lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn một số phương pháp dạy học giúp học sinh học tốt môn Đạo đức ở lớp 2

I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỂ:

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc đã từng dạy: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó." Đối với ngành giáo dục người căn dặn: "Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc quan trọng." Trong công cuộc đổi mới hiện nay khi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng, thì tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần và đạo đức của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh là yêu cầu thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời cũng là đòi hỏi cấp thiết của nâng cao chất lượng giáo dục.

 

doc 40 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn một số phương pháp dạy học giúp học sinh học tốt môn Đạo đức ở lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỂ:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc đã từng dạy: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó." Đối với ngành giáo dục người căn dặn: "Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc quan trọng." Trong công cuộc đổi mới hiện nay khi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng, thì tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần và đạo đức của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh là yêu cầu thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời cũng là đòi hỏi cấp thiết của nâng cao chất lượng giáo dục.
Bậc tiểu học là bậc đầu tiên của giáo dục phổ thông. Bất kỳ mọi người công dân công tác, lao động ở bất cứ lĩnh vực nào trong xã hội đều phải trải qua nhà trường tiểu học. Lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng, những dấu ấn của trường tiểu học có một ảnh hưởng sâu sắc đến cả cuộc đời của học sinh. Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức, phải được coi trọng và tiến hành ngay từ bậc tiểu học. Và môn đạo đức là một trong những môn học bắt buộc, nó là môn học cơ bản trang bị cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, lối sống lành mạnh và cách sống có lý tượng. Từ đó các em biết cách vận dụng hành vi, chuẩn mực đạo đức đó vào cuộc sống.
Mục tiêu của môn Đạo đức ở tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng là giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu, hình thành chuẩn mức đạo đức phù hợp với lứa tuổi và pháp luật. Đồng thời nắm được ý nghĩa của việc thực hiện những chuẩn mực hành vi đạo đức đó. Nó từng bước hình thành cho học sinh kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh, lựa chọn và thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức trong những tình huống cụ thể của cuộc sống. Không những thế nó còn hình thành thái độ tự trọng tự tin, yêu thương quý trọng con người. Bên cạnh đó môn Đạo đức còn giúp cho học sinh tiểu học có cơ sở cần thiết để học môn Giáo dục công dân ở cấp Trung học cơ sở.
Từ thực tế giảng dạy môn Đạo đức ở trường Tiểu học Định Hiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung sách giáo khoa và phương pháp dạy học, để tìm ra những biện pháp tối ưu nhất góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Tôi mạnh dạn trình bày sang kiến kinh nghiệm " Lựa chọn một số phương pháp dạy học giúp học sinh học tốt môn Đạo đức ở lớp 2".
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 Nhìn chung học sinh ở Tiểu học việc nhận thức một vấn đề nào đó thường bị chi phối rất nhiều từ các yếu tố và hoạt động bên ngoài. ở các lớp dưới sự tri giác của các em mang tính trực giác, chẳng hạn như tri giác về thời gian: thời gian như bị kéo dài khi học sinh không bị hoạt động nào lôi cuốn, bị rút ngắn khi bị lôi cuốn vào các hoạt động hấp dẫn và mãi về sau sự tri giác của học sinh mới dần dần được hoàn thiện thông qua các hoạt động nhận thức.
	Sự chú ý chủ định còn chiếm ưu thế ở học sinh Tiểu học, sự chú ý này chưa bền vững nhất là đối với các đối tượng ít thay đổi.
	Do thiếu khả năng tổng hợp, sự chú ý của học sinh còn phân tán vào các hoạt động khác, sự phân tích còn kém nên dễ bị lôi cuốn vào cái trực quan nội cảm. Trí nhớ trực quan - hình tượng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ logic, trí nhớ máy móc cũng dễ dàng hơn đối với trí nhớ logic, hiện tượng hình ảnh cụ thể dễ nhớ hơn là câu chữ trừu tượng, khô khan.
	Trí nhớ tưởng tượng tuy có phát triển nhưng còn tản mạn, ít có tổ chức và còn chịu tác động nhiều của hứng thú kinh nghiệm sống và mẫu hình đã biết.
 Mặc dù ở lứa tuổi học sinh Tiểu học có nhiều sự thay đổi hơn ở bậc vỡ lòng, nhưng những ham muốn vui chơi vẫn còn chiếm ưu thế, tuy nhiên nó có bị chi phối bởi những hoạt động học tập. Với những đặc điểm nêu trên thì trong quá trình dạy học cần phải tổ chức một loại hình hoạt động sao cho nó phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh Tiểu học. Trong các loại hình hoạt động đã được vận dụng trong dạy và học thì loại hình hoạt động “Học mà chơi, chơi mà học” nó đã đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Đó là một trong những nguyên lý dạy học. Nguyên lý này đối với Tiểu học đã được các nhà Giáo dục chứng minh.
Ở tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng, mỗi môn học đặc biệt là môn Đạo đức đều góp phần vào việc hình thành cơ sở ban đầu nhân cách trẻ nhỏ. Bác Hồ đã dạy:
"Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên"
Các nhà nghiên cứu còn cho rằng: Con người vốn sinh ra chưa có nhân cách, nhân cách là cấu tạo mới do từng người tự hình thành nên và phát triển trong quá trình, giao tiếp và học tập. Lê nin đã từng nói: "Cùng với dòng sữa mẹ con người hấp thụ tâm lý đạo đức của xã hội mà nó là thành viên. Nhân cách của con người sinh thành và phát triển theo con đường từ bên ngoài vào nội tâm".
Vì vậy môn Đạo đức có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Giáo dục Đạo đức cho học sinh tiểu học học một cách có hệ thống theo một chương trình khá chặt chẽ giúp các em hình thành được ý thức đạo đức (tri thức và niềm tin đạo đức) ở mức độ sơ giản, định hướng cho các em rèn luyện một cách tự giác những hành vi và thói quen hành vi đạo đức tương ứng.
Đi học ở trường Tiểu học là bước ngoặt trong đời sống tâm lý của trẻ. Đến trường, trẻ có một hoạt động mới giữ vai trò chủ đạo quyết định những biến đổi tâm lý cơ bản một cách tự giác có tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng từ phía nhà trường, gia đình và xã hội. Điều đó có tác động đặc biệt đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
Ở lứa tuổi này, học sinh tiểu học dễ cảm xúc: Cảm xúc thể hiện qua màu sắc, xúc cảm của nhận thức. Học sinh chưa biết kiềm chế và kiểm soát tình cảm của mình.
Hứng thú của học sinh tiểu học ngày càng bộc lộ và phát triển rất rõ. Đặc biệt là hứng thú nhận thức, tìm hiểu thế giới xung quanh. Các em thể hiện tính tò mò, ham hiểu biết. Sự phát triển hứng thú học tập của học sinh tiểu học phụ thuộc trực tiếp vào việc tổ chức công tác học tập.
Ý trí của các em chưa phát triển đầy đủ, các em chưa đủ khả năng theo đuổi lâu dài mục đích đã đề ra, chưa kiên trì khắc phục khó khăn và trở ngại. Khi gặp thất bại các em có thể mất lòng tin vào sức lực và khả năng của mình.
Tính cách của học sinh tiểu học chỉ mới được hình thành, ở lứa tuổi này tính cách của các em có một số đặc điểm nổi bật như: Tính ham hiểu biết, tính hồn nhiên, tính chân thực, tính bắt chước Các em bắt chước người lớn và một số bạn cùng tuổi cũng như một số nhân vật trong sách, trong phim được các em yêu thích.
Vì thế ta có thể nói: Ở lứa tuổi tiểu học hoạt động ảnh hưởng chủ đạo đến các em là việc giảng dạy, giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội và tổ chức Đoàn Đội. Qua đó tâm lý lứa tuổi và nhân cách của các em được hình thành và phát triển mạnh.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Học sinh lớp 2/1 trường Tiểu học Định Hiệp
Tổng số học sinh 35/ 14.
Tập thể lớp 2/1 và giáo viên chủ nhiệm 
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 
Qua quá trình dạy môn Đạo đức ở lớp 2, chúng tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
a, Thuận lợi:
* Về phía học sinh:
- Ở mẫu giáo 5 tuổi trẻ đã được cung cấp những chuẩn mực đạo đức ở mức độ sơ giản như khi đi phải xin phép, khi về phải chào hỏi. Bước vào lớp 1 các em được tiếp tục học cách cư xử nhưng ở mức độ cao hơn ở mẫu giáo như là chào hỏi và xin phép như thế nào cho đúng và phù hợp.
- Học sinh lớp 2 rất thích học môn Đạo đức. Đây là môn học gắn với thực tế, có thể sử dụng nhiều ví dụ thực tế để liên hệ trong học tập. Các em rất thích các hoạt động của môn học như đóng vai, trò chơi, kể chuyện, múa hát, quan sát tranh, ...
- Học sinh phần lớn người địa phương, sống cố mối quan hệ họ hàng thân thiết, gắn bó, ngoan ngoãn, kính thầy yêu bạn.
* Về phía giáo viên:
- Giáo viên được tập huấn thay sách giáo khoa khối lớp 1, 2, 3 trong đó có môn Đạo đức, giáo viên được hướng dẫn cách xây dựng thiết kế bài học theo hướng mới, có phân chia hoạt động cụ thể rõ ràng và đã được qua một năm thực nghiệm. Giáo viên được học tập các chuyên san, tham gia dự các chuyên đề của trường bạn.
- Phương tiện dạy học chủ yếu trong giờ đạo đức là vở bài tập đạo đức, với nội dung nhẹ nhàng, giúp giáo viên truyền thụ bài cũng như học sinh tiếp nhận một cách dễ dàng hơn.
- Trong những năm học vừa qua tổ nhóm chuyên môn có được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu, Chuyên môn nhà trường, và đặc biệt là có sự quan tâm, chỉ đạo của Phòng Giáo dục để dạy tốt môn Đạo đức trong nhà trường.
b, Khó khăn:
* Về phía học sinh: 
- Tâm lý học sinh tiểu học thích "bắt chước" nên hành vi đạo đức các em có thể thu nhận qua việc giao tiếp, qua tranh ảnh, sách báo, truyện, đài, phim kịch, ... nhưng các em chưa biết phân biệt để lựa chọn hành vi đạo đức phù hợp cho mình mà các em lại chưa bắt chước cái xấu, trái với chuẩn mực hành vi đạo đức một cách vô thức. Chính vì vậy những chuẩn mực hành vi đạo đức giáo dục trẻ phải được cung cấp và uốn nắn ngay từ những lớp đầu cấp nhất là lớp 2.
* Về phương tiện đồ dùng dạy học: Vở bài tập đạo đức có rất nhiều tranh ảnh nhưng tất cả đều là tranh vẽ, màu sắc còn đơn điệu, chủ yếu sử dụng màu 
xanh, màu đen nên học sinh khó nhận biết, hình thành kiến thức.
Ví dụ: Bài 14: Bảo vệ loài vật có ích trang 44, tranh vẽ các con vật còn đơn điệu, chưa đẹp, màu sắc chưa hấp dẫn, học sinh ở từng vùng, miền khó có thể nhận biết được các con vật, ...
* Về phía giáo viên:
- Ở tiết đạo đức có sử dụng nhiều hoạt động nên một số giáo viên chưa nhiệt tình và thường ngại tổ chức các hoạt động như sắm vai, trò chơi, thảo luận, ... vì sợ mất thời gian. Do vậy dẫn đến học sinh phải đóng vai trò thụ động, hoặc áp đặt khi lĩnh hội kiến thức, dẫn đến hiệu quả của tiết đạo đức chưa cao.
- Một số giáo viên không coi trọng thiết bị dạy học, ngại sử dụng đồ dùng dạy học. Giáo viên thao tác đồ dùng còn lúng túng hoặc chưa nắm chắc ý đồ của 
sách giáo khoa để sử dụng đồ dùng dẫn đến học sinh chưa thích thú với tiết học.
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ CẤU TRÚC MỘT BÀI ĐẠO ĐỨC Ở LỚP 2:
1. Nội dung chương trình môn Đạo đức ở bậc Tiểu học:
- Nội dung dạy học đạo đức được xây dựng từ những giá trị đạo đức mà xã hội đòi hỏi ở  ... g người lao động trong điều kiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Việt Nam đầu thế kỷ XXI (thế kỷ của Công nghệ thông tin).
	Đứng trước sự phát triển đó của xã hội, tất cả các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã thực hiện cuộc cách mạng về phương pháp dạy học. Theo kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới chỉ ra rằng: “Cuộc cách mạng về phương pháp (đổi mới phương pháp dạy học) sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục trong xã hội hiện đại”. Hơn nữa ở các bậc học càng thấp, vai trò của phương pháp càng quan trọng, đặc biệt Tiểu học là bậc học nền tảng bao gồm nhiều học sinh.
Các phương pháp dạy học Đạo đức rất đa dạng. Nó bao gồm cả phương pháp truyền thống và phương pháp mới. Mỗi phương pháp có một mặt mạnh và 
hạn chế riêng. Vì vậy khi sử dụng các phương pháp dạy học giáo viên phải:
+ Lựa chọn kết hợp các phương pháp dạy học phù hợp.
+ Không nên quá lạm dụng hoặc khẳng định hoàn toàn một phương pháp 
dạy học nào.
+ Căn cứ vào đối tượng học sinh mà sử dụng các phương pháp dạy học một cách hợp lý, linh hoạt và đúng mức.
4. Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng dạy học là phương tiện dạy học không thể thiếu trong mỗi tiết dạy. Song khi sử dụng giáo viên phải nhẹ nhàng linh hoạt đưa đồ dùng đúng lúc, đúng chỗ, để phát huy hết tác dụng. Nên khi sử dụng đồ dùng dạy học để đạt được hiệu quả cao chúng ta phải:
+ Nắm vững ý đồ của đồ dùng.
+ Phát huy hết tác dụng của đồ dùng dạy học.
+ Đưa đồ dùng đúng lúc, đúng chỗ.
5. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, kết hợp các lực lượng trong môi trường giáo dục.
- Việc dạy đạo đức cần gắn bó chặt chẽ với việc dạy các môn học khác với các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài nhà trường. Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng nhằm tạo ra môi trường giáo dục khép kín, tạo bầu không khí làm mạnh xung quanh trẻ để hình thành và phát triển tư tưởng tình cảm hành vi và thói quen đạo đức cho các em. Các em biết áp dụng bài học vào cuộc sống thực tiễn hàng ngày.
6. Mỗi thầy cô phải là một tấm gương sáng và chuẩn mực đạo đức, để học sinh học tập và noi theo. Vì vậy mỗi giáo viên cần chú ý tới cử chỉ, lời nói và cách ăn mặc của mình để học sinh bắt chước làm theo.
III. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:
Đổi mới hình thức tổ chức dạy học là một trong các giải pháp quan 
trọng để đổi mới phương pháp dạy học. Song hiện nay một số giáo viên tiểu học còn chưa xác định chính xác lợi ích việc sử dụng các phương pháp dạy học. Vì vậy để góp phần làm phong phú thêm hình thức tổ chức dạy học góp phần nhỏ vào đổi mới phương pháp dạy học tôi có những ý kiến đề xuất sau:
1. Đối với giáo viên tiểu học:
 Giảng dạy là nhiêm vụ chính của người giáo viên tiểu học nhưng trong quá trình giảng dạy ngươì giáo viên phải tổ chức hoạt động dạy học như thế nào để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em học sinh. Một mặt vừa đạt được yêu cầu về kiến thức (nắm vững kiến thức), một mặt phải phát triển được khả năng tư duy, sáng tạo cho học sinh. Để đạt được điều đó người giáo viên bản thân phải tự trau dồi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của mình, không ngừng học hỏi và vươn lên, luôn suy nghĩ tìm tòi, nghiên cứu ra những điều bổ ích để phục vụ cho việc dạy học của mình. Người giáo viên phải biết cách lồng ghép các hoạt động trong dạy học, nhất là dạy học Đạo đức, biết cách tổ chức, nắm rõ bản chất của việc tổ chức lựa chọn các phương pháp vào dạy học Đạo đức, nắm được các bước hay quy trình tổ chức như thế nào? Từ đó hình thành những kỹ năng cho mình, nhưng đó mới chỉ là bước đầu, bước vận dụng để thực hành mới là bước quan trọng và quyết định.
2. Đối với nhà trường Tiểu học:
	Nhà trường là cơ quan đầu não chỉ huy toàn bộ các hoạt động của giáo viên, học sinh trong trường, đứng đầu là BGH. Trong công tác quản lý của mình BGH phải chú trọng đến CSVC, trang bị một số đồ dùng dạy học, 
 Nhà trường phải luôn kết hợp chặt chẽ với các khối giáo dục (Gia đình, nhà trường, xã hội) biết tận dụng nguồn đầu tư cho giáo để đầu tư phát triển cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng dạy học, các phòng chức năng để giáo viên có đầy dủ phương tiện dạy học.
 Mở các cuộc thao giảng, cuộc thi làm đồ dùng dạy học và sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp. Có chế độ khen thưởng đối với những giáo viên làm tốt công tác giảng dạy, áp dụng đúng phương pháp dạy học theo hướng đổi mới.
Trên đây là một số ý kiến của tôi qua quá trình thực hiện chuyên đề: "Một số phương pháp dạy học giúp học sinh học tốt môn Đạo đức lớp 2". Do thời gian có hạn như kinh nghiệm giảng dạy chưa được tích luỹ nhiều, chắc chắn chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và các bạn đồng nghiệp để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Chắc chắn sau này tôi sẽ cố gắng nghiên cứu và đưa ra những đề tài tốt hơn để góp phần vào sự nghiệp trồng người nói chung và trong dạy học Đạo đức nói riêng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Định Hiệp, ngày 12 tháng 2 năm 2011
Người viết và trình bày
 Hoàng Thị Lan Anh
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC
BIEÁT NOÙI LÔØI YEÂU CAÀU, ÑEÀ NGHÒ (2T)
I/ MUÏC TIEÂU : .Sau bài học, HS cần đạt:	
- Bieát moät soá yeâu caàu , ñeà nghò lòch söï .Böôùc ñaàu bieát ñöôïc yù nghóa cuûa vieäc söû duïng nhöõng lôøi yeâu caàu , ñeà nghò lòch söï .
- Bieát söû duïng nhöõng lôøi yeâu caàu , ñeà nghò phuø hôïp trong caùc tình huoáng ñôn giaûn , thöôøng gaëp haèng ngaøy .
* Maïnh daïn khi noùi lôøi yeâu caàu , ñeà nghò phuø hôïp trong caùc tình huoáng , thöôøng gaëp haèng ngaøy 
* Kĩ năng sống: - Kĩ năng nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự trong giao tiếp với người khác; Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tong trọng người khác.
- Coù thaùi ñoä quyù troïng nhöõng ngöôøi bieát noùi lôøi yeâu caàu, ñeà nghò phuø hôïp.
II/ CHUAÅN BÒ:Tranh, aûnh , Phieáu hoïc taäp, caùc taám bìa 3 maøu..
Saùch, vôû BT.
III/ CAÙC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC:
Hoaït ñoäng GV 
Hoaït ñoäng HS.
Ổn ñònh:
1. Baøi cuõ : - Goïi HS ñoïc baøi vaø TLCH.
- Ñaùnh giaù.
2. Daïy baøi môùi : T1
a/ Khaùm phaù: GV giôùi thieäu baøi
- Haèng ngaøy em muoán yeâu caàu, ñeà nghò, ñeà nghò ai moät vieäc gì ñoù em noùi theá naøo?
- Giaùo vieân toùm yù kieán vaø choát laïi.
b/Keát noái:
Hoaït ñoäng 1 : Thaûo luaän .
MT: Bieát moät soá yeâu caàu, ñeà nghò lòch söï
- Cho HS quan saùt tranh .
 Em haõy phaùn ñoaùn noäi dung tranh ?
- Giôùi thieäu noäi dung tranh: Trong giôø hoïc veõ Nam muoán möôïn buùt chì cuûa Taâm. Em ñoaùn xem Nam seõ noùi gì vôùi Taâm ?
- Keát luaän: Muoán möôïn buùt chì cuûa Taâm, Nam caàn söû duïng nhöõng caâu yeâu caàu, ñeà nghò nheï nhaøng lòch söï. Nhö vaäy laø Nam ñaõ toân troïng baïn vaø coù loøng töï troïng
c/ Thöïc haønh
Hoaït ñoäng 2: Ñaùnh giaù haønh vi.
MT: Böôùc ñaàu bieát ñöôïc yù nghóa cuûa vieäc söû duïng nhöõng lôøi yeâu caàu, ñeà nghò lòch söï. 
- YCQS Tranh 1.2.3. 
- Caùc baïn trong tranh ñang laøm gì ?
- Em coù ñoàng tình vôùi vieäc laøm cuûa caùc baïn khoâng ? Vì sao ?
- Nhaän xeùt ñöa yù kieán ñuùng.
* GV keát luaän 
 Tieát 2
Hoaït ñoäng 3: Ñoùng vai 
MT: HS coù kó naêng söû duïng lôøi yeâu caàu, ñeà nghò trong moät soá tình huoáng cuï theå.
- GV yeâu caàu hoïc sinh thöïc haønh ñoùng vai theo nhoùm ñoâi, moãi nhoùm ñoùng vai moät tình huoáng ôû hñ 2.
- Nhaän xeùt
- KL: GV khen nhöõng hoïc sinh bieát noùi lôøi yeâu caàu ,ñeà nghi phuø hôïp
Hoaït ñoäng 4: Töï lieân heä
MT: HS bieát töï lieân heä baûn thaân xem ñaõ bieát noùi lôøi yeâu caøu ñeà nghò chöa
- Em ñaõ bieát noùi lôøi yeâu caàu ñeà nghò vôùí moïi ngöôøi xung quanh chöa? Neáu coù haõy keå moät vaøi trường hôïp.
- GV khen nhöõng hoïc sinh bieát noùi lôøi y/c, ñeà nghò.
KL: Khi muoán noùi lôøi yc, ñeà nghò em caàn noùi naêng lòch söï ,leã pheùp.
d/ Vaãn duïng: 
Hoạt động 5: Thực hành
- Cho HS laøm phieáu: Haõy ñaùnh daáu + vaøo oâ troáng tröôùc nhöõng yù kieán maø em taùn thaønh.
c a/ Em caûm thaáy ngaïi ngaàn hoaëc ngöôïng nguøng vaø maát thôøi gian neáu phaûi noùi lôøi yeâu caàu, ñeà nghò khi caàn söï giuùp ñôõ cuûa ngöôøi khaùc.
c b/ Noùi lôøi yeâu caàu, ñeà nghò vôùi baïn beø, ngöôøi thaân laø khaùch saùo, khoâng caàn thieát.
c c/ Chæ caàn noùi lôøi yeâu caàu, ñeà nghò vôùi ngöôøi lôùn tuoåi.
c d/ Chæ caàn duøng lôøi yeâu caàu, ñeà nghò khi caàn nhôø vieäc quan troïng.
c ñ/ Bieát noùi lôøi yeâu caàu ñeà nghò lòch söï laø töï troïng vaø toân troïng ngöôøi khaùc.
- Keát luaän : YÙ kieán ñ laø ñuùng, YÙ kieán a.b.c.d laø sai.
- Giaùo duïc tö töôûng - Nhaän xeùt tieát hoïc.
- Hoïc baøi.
- Haùt
- Traû laïi cuûa rôi/ tieát 2.
- Hoïcsinh neâu yù kieán
- Quan saùt vaø cho bieát noäi dung tranh.
- Trao ñoåi thaûo luaän lôùp (chuù yù baïn Nam seõ söû duïng caûm xuùc cuûa Taâm khi ñöôïc ñeà nghò).
- Ñaïi dieän ñoùng vai
- Quan saùt vaø thaûo luaän töøng ñoâi moät noäi dung 3 tranh.
- Moät soá hs trình baøy tröôùc lôùp.
- Nhaän xeùt.
- HS thöïc haønh ñoùng vai
- HS traû lôøi
- Học sinh hoạt động nhóm chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai
- -Học sinh tự liên hệ
a/ Khoâng taùn thaønh.
b/Khoâng taùn thaønh.
c/ Khoâng taùn thaønh.
d/ Khoâng taùn thaønh.
ñ/ Taùn thaønh.
- Thaûo luaän.
Lôøi noùi chaúng maát tieàn mua,
Löïa lôøi maø noùi cho vöøa loøng nhau.
-Nhaéc nhôû baïn beø cuøng thöïc hieän toát baøi hoïc.
MỤC LỤC 
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ 	Trang 1
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ 	Trang 1
II. CƠ SỚ LÝ LUẬN 	Trang 2
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 	Trang 4 
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN 	Trang 5
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐÈ 	Trang 8
I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ CẤU TRÚC MỘT BÀI ĐẠO ĐỨC Ở LỚP 2 	Trang 8
	1. Nội dung chương trình môn Đạo đức ở bậc Tiểu học 	Trang 8
	2. Cấu trúc một bài đạo đức lớp 2 	Trang 13
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH DẠY MỘT TIẾT ĐẠO ĐỨC LỚP2	Trang 13 
	1. Quy trình một tiết dạy Đạo đức 	Trang 13
	2. Một số yêu cầu về dạy Đạo đức theo hướng đổi mới	Trang 17
	3. Các phương pháp dạy học Đạo đức lớp 2 	Trang 19
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐẠO ĐỨC LỚP 2 	Trang 22
PHẦN C: KẾT LUẬN 	 Trang 27
I. KẾT QUẢ 	Trang 27
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 	Trang 27
III. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 	Trang 29
NHẬN XÉT GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
NHẬN XÉT GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
NHẬN XÉT GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_lua_chon_mot_so_phuong_phap_day_hoc_gi.doc