Giáo án Đạo đức lớp 2 - Tiết: Chăm làm việc nhà

Giáo án Đạo đức lớp 2 - Tiết: Chăm làm việc nhà

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Giúp HS hiểu biểu hiện của chăm chỉ học tập.

- Những lợi ích của chăm chỉ học tập.

2. Kỹ năng:

- Thực hiện các hành vi thể hiện chăm chỉ học tập như: Chuẩn bị đầy đủ các bài tập về nhà, học thuộc bài trước khi đến lớp

3. Thái độ:

- Tự giác học tập.

- Đồng tình, noi gương các bạn chăm chỉ học tập.

II. Chuẩn bị

- GV: Giấy khổ to, bút viết bảng, phần thưởng, bảng phụ, phiếu luyện tập.

- HS: SGK.

 

doc 3 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 2805Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 2 - Tiết: Chăm làm việc nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ ngày tháng năm 
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
MÔN: ĐẠO ĐỨC
Tiết: CHĂM LÀM VIỆC NHÀ
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Giúp HS hiểu biểu hiện của chăm chỉ học tập.
Những lợi ích của chăm chỉ học tập.
Kỹ năng: 
Thực hiện các hành vi thể hiện chăm chỉ học tập như: Chuẩn bị đầy đủ các bài tập về nhà, học thuộc bài trước khi đến lớp
Thái độ: 
Tự giác học tập.
Đồng tình, noi gương các bạn chăm chỉ học tập.
II. Chuẩn bị
GV: Giấy khổ to, bút viết bảng, phần thưởng, bảng phụ, phiếu luyện tập.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
Ơû nhà em tham gia làm những việc gì?
Bố mẹ tỏ thái độ thế nào về những việc làm của em?
Đọc ghi nhớ.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Chăm chỉ học tập.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Xử lý tình huống
Ÿ Mục tiêu: HS hiểu được biểu hiện cụ thể của việc chăm chỉ học tập.
Ÿ Phương pháp: Thảo luận nhóm, sắm vai, đàm thoại.
ị ĐDDH: Vật dụng sắm vai.
GV nêu tình huống, yêu cầu các HS thảo luận để đưa ra cách ứng xử, sau đó thể hiện qua trò chơi sắm vai.
Tình huống: Sáng ngày nghỉ, Dung đang làm bài tập bố mẹ giao thì các bạn đến rủ đi chơi. Dung phải làm gì bây giờ?
Kết luận: Khi đang học, đang làm bài tập, các em cần cố gắng hoàn thành công việc, không nên bỏ dở, như thế mới là chăm chỉ học tập.
v Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS biết được 1 số biểu hiện và lợi ích của việc chăm chỉ học tập.
Ÿ Phương pháp: Thảo luận, động não, đàm thoại.
ị ĐDDH: Phiếu, bảng phụ.
Yêu cầu: Các nhóm thảo luận và ghi ra giấy khổ lớn các biểu hiện của chăm chỉ theo sự hiểu biết của bản thân.
GV tổng hợp, nhận xét các ý kiến của các nhóm HS 
GV tổng kết và đưa ra kết luận dựa vào những ý kiến thảo luận của các nhóm HS.
v Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá về bản thân về việc chăm chỉ học tập.
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại.
ị ĐDDH: Phiếu thảo luận các tình huống.
Yêu cầu: Các nhóm hãy thảo luận, xử lý các tình huống và đưa ra cách giải quyết hợp lí.
Tình huống 1: Đã đến giờ học bài nhưng chương trình đang chiếu phim hay. Mẹ giục Lan đi học nhưng Lan còn chần chừ. Bạn Lan nên làm gì bây giờ?
Tình huống 2: Hôm nay Nam bị sốt cao nhưng bạn vẫn nằng nặc đòi mẹ đưa đi học vì sợ không chép được bài. Bạn Nam làm như thế có đúng không?
Tình huống 3: Trống trường đã điểm, nhưng vì hôm nay chưa học thuộc bài nên Tuấn cố tình đến lớp muộn. Em có đồng ý với việc làm của Tuấn không? Vì sao?
Tình huống 4: Mấy hôm nay trời đổ mưa to nhưng Sơn vẫn cố gắng đến lớp đều đặn. Em có đồng tình với Sơn không? Vì sao? 
Kết luận: Chăm chỉ học tập sẽ đem nhiều ích lợi cho em như: giúp cho việc học tập đạt được kết quả tốt hơn; em được thầy cô, bạn bè yêu mến; thực hiện tốt quyền được học tập của mình
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Yêu cầu: các HS về nhà xem xét lại việc học tập của cá nhân mình trong thời gian vừa qua để tiết sau trình bày trước lớp.
Chuẩn bị: Thực hành.
- Hát
- HS nêu
- HS trả lời
- Các nhóm HS thảo luận đưa ra cách giải quyết và Chuẩn bị sắm vai.
- Một vài nhóm HS lên diễn vai. HS dưới lớp chú ý lắng nghe, nhận xét, phân tích các cách ứng xử của các nhóm diễn vai và lựa chọn, tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất. HS có thể nêu các cách giải quyết sau:
- Dung từ chối các bạn và tiếp tục làm nốt bài tập mẹ giao cho.
- Dung xin phép mẹ để bài tập đến chiều và cho đi chơi với các bạn.
- Dung không cần xin phép mẹ mà bỏ ngay bài tập ấy ở lại, chạy đi chơi với các bạn.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
- Các nhóm HS thảo luận, ghi ra giấy các biểu hiện của chăm chỉ học tập. Hình thức: thảo luận vòng tròn, lần lượt các thành viên trong nhóm ghi từng ý kiến của mình vào giấy.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận và dán giấy lên bảng. Chẳng hạn:
- Tự giác học không cần nhắc nhở.
- Luôn hoàn thành các bài tập được giao.
- Luôn học thuộc bài trước khi đến lớp.
- Đi học đúng giờ
- HS các nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung xem các ý kiến của các nhóm đã thể hiện đúng các biểu hiện của chăm chỉ học tập chưa.
- Các nhóm HS thảo luận, đưa ra cách xử lý các tình huống. Chẳng hạn:
- Lan nên tắt chương trình tivi để đi học bài. Bởi nếu Lan không học bài, mai đến lớp sẽ bị cô giáo phê bình và cho điểm kém.
- Bạn Nam làm như thế chưa đúng. Học tập chăm chỉ không phải là lúc nào cũng đến lớp. Để đảm bảo kết quả học tập, Nam có thể nhờ bạn chép bài hộ.
- Không đồng tình với việc làm của Tuấn vì Tuấn như thế là chưa chăm học. Làm như thế, Tuấn sẽ muộn học.
- Đồng tình với Sơn. Vì có đi học đều, bạn mới luôn tiếp thu bài tốt, mới hiểu và làm được bài.
- Đại diện các nhóm trình bày các phương án giải quyết tình huống.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDAO DUC.doc