Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1/6 Trường Tiểu học Trà Nam

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1/6 Trường Tiểu học Trà Nam

Đề Tài:

RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1/6 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÀ NAM

 Họ và tên: Trương Kiều Xuân Hương

 Chức vụ : Giáo viên tiểu học

 Đơn vị: Trường Tiểu học Trà Nam

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:

 Dạy Tiếng Việt ở tiểu học là trang bị cho HS những tri thức về hệ thống tiếng Việt, rèn luyện cho HS những kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong quá trình giao tiếp bao gồm các kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết.Trong đó kỹ năng đọc là hoạt động được chú ý đúng mức ngay từ lớp Một.

 Ở tiểu học, môn tiếng Việt rất quan trọng. Học tốt môn tiếng Việt các em có điều kiện học tốt các môn học khác. Bởi thông qua việc dạy học môn tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy và cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt, về tự nhiên xã hội và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Đồng thời bồi dưỡng cho các em tình yêu tiếng Việt và hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 

doc 17 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 593Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1/6 Trường Tiểu học Trà Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM TRÀ MY
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÀ NAM
Đề Tài:
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1/6 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÀ NAM 
 Họ và tên: Trương Kiều Xuân Hương
 Chức vụ : Giáo viên tiểu học
 Đơn vị: Trường Tiểu học Trà Nam
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Dạy Tiếng Việt ở tiểu học là trang bị cho HS những tri thức về hệ thống tiếng Việt, rèn luyện cho HS những kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong quá trình giao tiếp bao gồm các kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết.Trong đó kỹ năng đọc là hoạt động được chú ý đúng mức ngay từ lớp Một.
          Ở tiểu học, môn tiếng Việt rất quan trọng. Học tốt môn tiếng Việt các em có điều kiện học tốt các môn học khác. Bởi thông qua việc dạy học môn tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy và cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt, về tự nhiên xã hội và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Đồng thời bồi dưỡng cho các em tình yêu tiếng Việt và hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
          Để có thể bày tỏ ý nghĩa, tình cảm của mình, người ta phải nói hoặc viết tiếng Việt cả 2 dạng ngôn ngữ (lời nói, chữ viết). Có nghĩa là dạy cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) là dạy HS cả lĩnh hội và sản sinh các ngôn ..... bằng tiếng Việt.
Trong quá trình đổi mới phương pháp và nội dung dạy học của bậc tiểu học với mục tiêu giáo dục toàn diện các em được học 9  môn học, trong đó môn Tiếng Việt là môn học hết sức quan trọng. Nhất là đối với lớp 1, là lớp đầu cấp . Người ta thường nói “ Cấp 1 là nền, lớp 1 là móng”, móng có chắc thì nền mới vững.
 	Dạy tiếng Việt cho học sinh đã biết nói được tiếng Việt đã khó như thế ,còn dạy cho học sinh vùng dân tộc thiểu số lại càng khó. Đối với các em học sinh vùng dân tộc thiểu số, các em chưa biết gì hoặc cũng chỉ có biết và nói rất ít tiếng Việt. Từ đây các em bắt đầu thay bằng tiếng mẹ đẻ để làm quen tiếng phổ thông(Tiếng Việt). Và cũng từ đây các em như được đi vào thế giới mới lạ hơn. Ở lớp Một các em học sinh bắt đầu làm quen với: Nghe,nói,đọc,viết. Và kỹ năng đọc rất quan trọng, nếu kỹ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt ở các em nó sẽ giúp các em đọc tốt suốt cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ mình vừa đọc, hiểu được các lệnh các yêu cầu trong các môn học khác. Mặt khác ở lớp Một các em được tập đọc thành thạo, đọc đúng, đọc trôi chảy thì khi lên các lớp trên các em sẽ học vững vàng, học tốt hơn. Và các em sẽ ham học, tích cực trong học tập hơn nếu kết quả học tập của các em đạt khá - giỏi. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài này để nghiên cứu, tìm tòi ngõ hầu góp một phần nào cho việc rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1/6 trường Tiểu học Trà Nam, năm học 2010 – 2011.
II /Cơ sở lý luận:
- Đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp Một nói riêng, các kĩ năng “nghe, nói, đọc, viết” là những kĩ năng quan trọng hàng đầu. Như chúng ta đã biết: Đọc, viết là một dạng ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó.
- Đọc, viết trở thành một yêu cầu cơ bản đầu tiên đối với những người đi học. Trước tiên, trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. 
 - Đọc, viết là công cụ để học các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập, tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học, nó là kĩ năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh. Nếu đọc yếu (đọc sai chữ, tốc độ chậm) sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh. Kỹ năng đọc cho học sinh lớp Một rất quan trọng, đó cũng là sự phản hồi của kết quả tiếp thu sau một quá trình học tập của các em. Nó thể hiện kết quả nhận biết các con chữ, các vần, và khả năng ghép chữ cái với nhau thành vần, ghép chữ cái với vần thành tiếng, và khả năng đọc từ, đọc câu sau cùng là đọc được một bài văn ngắn, một đoạn thơ ngắn vv 
-Học sinh đã nhận được mặt chữ, biết ghép vần, ghép tiếng, ghép từ, đọc câu còn yêu cầu các em phải đọc đúng, phát âm cho chuẩn. Vì nếu các em phát âm chuẩn đọc đúng các em sẽ viết đúng, và các em sẽ hiểu được ý của tiếng, từ, câu mà các em viết.
- Dạy tiếng Việt tức là dạy tiếng thứ hai cho học sinh dân tộc thiểu số, mà tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống mỗi con người, đó là công cụ để giao tiếp và tư duy. Lớp Một là lớp đầu cấp, mà giai đoạn đầu tiên học sinh được làm quen ở môn Tiếng Việt, ở giai đoạn học vần học sinh được tiếp xúc một cách tỉ mỉ với từng con chữ để biết đọc, biết viết tiếng giúp các em học tốt môn Tiếng Việt. Vì thế, trẻ học tiếng Việt chính là học kĩ năng nghe - nói - đọc - viết tiếng phổ thông. Từ những lý luận nêu trên có thể khẳng định rằng giai đoạn học môn Tiếng Việt 1 là giai đoạn quan trọng trong suốt quá trình học tiếng Việt của học sinh sau này.
III/Cơ sở thực tiễn:
Trong phạm vi cơ sở trường học và tình hình địa phương nơi công tác, tôi 
đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
 1/ Thuận lợi:
a/ Giáo viên:
- Được sự quan tâm và chỉ đạo tốt của các cấp lãnh đạo về chuyên môn.Tổ
 chức bồi dưỡng giáo viên, tổ chức những buổi học chuẩn kiến thức kỹ năng cho 
học sinh tiểu học vv cung cấp đủ tài liệu, phương tiện để nghiên cứu, học hỏi, giảng dạy
- Được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu trường: tổ chức thao giảng, dự giờ hàng tháng, tổ chức những buổi học chuyên đề thảo luận về chuyên môn để rút ra những ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy.
- Đội ngũ giáo viên trường có tay nghề vững lâu năm trong công tác, có nhiều kinh nghiệm, có ý thức tốt về trách nhiệm người giáo viên và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn cũng như giúp nhau tháo gỡ những khó khăn hay xử lý các trường hợp học sinh cá biệt về học tập cũng như hạnh kiểm.
b/ Học sinh:
 - Ở độ tuổi 6 – 7 của học sinh lớp 1.Các em đa số còn rất ngoan, dễ vâng lời, nghe lời cô giáo, thích học tập và thi đua với các bạn, dễ khích lệ động viên khen thưởng vv.
- Có được sự quan tâm về việc học tập của con em mình của một số phụ huynh có ý thức trách nhiệm không khoán trắng cho nhà trường, cho giáo viên,mà tích cực tiếp tay với giáo viên trong việc học tập của con em mình như: Thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt cho con em mình đến lớp cũng như học tập ở nhà.
 2/ Khó khăn:
 Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi trên, bản thân tôi vẫn còn gặp một số khó khăn sau:
a/ Giáo viên:
- Tranh ảnh minh họa có sẵn cho môn Tiếng Việt còn hạn chế. Giáo viên còn tự làm thêm đồ dùng dạy học để tạo sinh động cho tiết dạy, nên còn mất thời gian đầu tư.
b/ Học sinh:
- Hầu hết học sinh là người dân tộc thiểu số trình độ học sinh trong lớp không đồng đều.Tiếng phổ thông các em còn hạn chế thậm chí có những em chưa biết nói cũng như hiểu được tiếng phổ thông. Bên cạnh những em phát triển, học tốt, tiếp thu tương đối nhanh vẫn còn một số em yếu về thể chất, bé nhỏ hơn so với các bạn bình thường kèm theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, chậm tiến.
- Do các em đã quen với môi trường ở lớp mẫu giáo chơi nhiều hơn học và hôm nay đã sang với môi trường mới (lớp Một) học nhiều hơn chơi cho nên các em còn quá bỡ ngỡ khi đến lớp, đến trường. 
- Sự tập trung chú ý chưa cao, tư duy chưa phát triển.
- Đa số học sinh còn thụ động, nhút nhát, khó nhớ, mau quên.
- Nhận thức học tập của các em còn nhiều hạn chế.
- Học sinh thường phát âm sai các âm đầu: tr/ch ; x/s; tiếng mang dấu thanh như : thanh huyền/thanh ngang; thanh sắc/ thanh hỏi dễ lẫn lộn.
- Bên cạnh đó, một số em chưa có ý thức học tập, không tập trung trong giờ học dẫn đến không nắm chắc hết các bài học.
-Còn một phần không ít phụ huynh ở vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số không và chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, chưa tạo điều kiện tốt để con em mình đến lớp cũng như nhắc nhở các em học bài, đọc bài ở nhà. Một số phụ huynh còn nặng về phong tục tập quán lạc hậu,kiên cử
- Cá biệt còn có trường hợp học sinh theo cha mẹ lên rẫy cả nhều ngày,vắng học thời gian lâu, thậm chí còn bỏ học vv. gây ảnh hưởng đến độ liên tục của bài học trong chương trình làm mất bài học, hổng kiến thức của học sinh.
VI/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Để giúp học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc tôi đã áp dụng những biện pháp sau:
 1/NẮM BẮT THỰC TRẠNG, TÌNH HÌNH HỌC SINH QUA KHẢO SÁT ĐIỀU TRA KIẾN THỨC ĐẦU NĂM: 
- Tìm hiểu để biết rõ số học sinh trong lớp đi học Mẫu Giáo và số học sinh
không đi học Mẫu Giáo, hoặc đi học không đều. Tìm hiểu nguyên nhân, lý do vì sao học sinh đó không đi học Mẫu Giáo.
- Kiểm tra sự nắm bắt, nhận diện chữ cái các em đã học ở Mẫu Giáo và kết quả điều tra đầu năm học 2010 – 2011 thu được như sau:
a)Tình hình HS đi học mẫu giáo năm học 2009-2010:
TSHS
HS không học mẫu giáo
HS đi học không đều
HS đi học đều
15
4
4
7
b)Kết quả khảo sát nhận diện chữ cái:
TSHS
HS không biết chữ cái nào
HS biết 5-10 chữ cái
HS nhận biết các chữ cái
15
7
5
3
 Như vậy tỉ lệ học sinh nhận diện một cách chắc chắn, chính xác bảng chữ cái còn thấp dẫn đến kết quả học tập chưa cao.
 	Một trong những lý do dễ thấy là các em còn quá nhỏ, chưa ý thức tự giác, cố gắng trong học tập. Vì vậy giáo viên chúng ta phải biết được đặc điểm tình hình của từng đối tượng, khả năng tiếp thu của từng em để phát huy tính tích cực ham học cho học sinh. Tổ chức tiết dạy sao cho các em luôn cảm thấy nhẹ nhàng, vui tươi và các em sẽ thích học. Nhận thức rõ được các khó khăn cơ bản về học sinh, tôi đã có những biện pháp cụ thể sau:
 2/ BIỆN PHÁP:
a/Tác động giáo dục:
- Phối kết hợp với phụ huynh đưa con em đến trường đầy đủ, thường xuyên nhắc nhở việc học bài đọc bài ở nhà của con em mình, đồng thời hướng dẫn phụ huynh cơ bản nắm được về cách đọc, các phát âm chữ cái, cách đánh vần vần, để phụ huynh nắm rõ cách dạy học, hỗ trợ giáo viên kèm cặp con em mình ở nhà. Và đặc biệt hơn là trong khi nói chuyện giữa cha mẹ với con em lúc ở nhà thì nên sử dụng tiếng Việt và hạn chế bớt tiếng mẹ đẻ. 
- Phối kết hợp với cán bộ đoàn, đoàn viên tại cơ sở phát động phong trào 
“ Tiếng trống học đêm”. Phân công các đoàn viên có năng lực hướng dẫn, theo dõi các em trong từng buổi học.
- Tham mưu với nhà trường để giáo viên có đủ tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học, tự l ... 
 - Luật chơi cần đơn giản để các em dễ nhớ, dễ thực hiện. 
 - Khi tổng kết trò chơi GV dùng biện pháp tuyên dương và động viên là chủ yếu.
VII/ ĐỀ NGHỊ:
- Đối với nhà trường: Cần bổ sung thêm nhiều tranh ảnh minh họa cho môn Tiếng Việt để giúp giáo viên có phương tiện dạy học tốt hơn.
 - Đối với giáo viên: Chúng ta cần phải thực sự quan tâm yêu thương, gần gũi và tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các buổi học để giúp các em thích đi học và yêu thích môn học.
 - Về phía học sinh: Tham gia đầy đủ các buổi học,hạn chế hoặc không nghỉ học trừ các trường hợp chính đáng.
VIII/ TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Phương pháp dạy Tiếng Việt ở Tiểu học (PTS Lê Phương Nga- Đỗ Xuân Thảo- Lê Hữu Tĩnh).
- Để có một giờ dạy học nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, chất lượng hơn và hiệu quả hơn (Nguyễn Hữu Du- Sở GD&ĐT Vũng Tàu).
- Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới (TS Nguyễn Trí)
.- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp Một chương trình 
Tiểu học mới (Đặng Huỳnh Mai).
- Đọc tài liệu có liên quan (chuyên đề học vần), tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp Một chương trình Tiểu học mới.
- Các tài liệu bồi dưỡng của dự án PEDC, hướng dẫn giáo viên về tăng cường Tiếng Việt. 
- Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường học phổ thông giai đoạn 2008- 2013.
- Thông tư 32/TT- BGD&ĐT về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh Tiểu học.
- Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học lớp 1.
- Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học.
 - Phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
- Tài liệu dạy học hòa nhập lấy HS làm trung tâm.
- Tài liệu một số kĩ năng dạy học đặc thù trong lớp học hòa nhập.
- Tạp chí giáo dục Tiểu học của Bộ GD&ĐT.
- Tài liệu về trò chơi học tập môn Tiếng Việt.
- Tài liệu hướng dẫn tự làm đồ dùng dạy học môn Tiếng Việt.
MỤC LỤC
TT
TIÊU ĐỀ
TRANG
1
Đặt vấn đề 
Trang 1 
2
Cơ sở lí luận 
Trang 2 
3
Cơ sở thực tiễn 
Trang 2 
4
Nội dung nghiên cứu 
Trang 4 
5
Kết quả nghiên cứu 
Trang 11 
6
Kết luận 
Trang 11 
7
Đề nghị 
Trang 12 
8
 Tài liệu tham khảo 
Trang 12 
Mẫu SK1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 200... - 200....
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường ....................................................................
1. Tên đề tài: ....................................................................................................................
..........................................................................................................................................
2. Họ và tên tác giả: .........................................................................................................
3. Chức vụ: ......................................... Tổ: ......................................................................
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm: ......................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
b) Hạn chế: ......................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
5. Đánh giá, xếp loại:
	Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường :.....................................
...........................................................................................................................................
thống nhất xếp loại : .....................
 Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
............................................................
............................................................
............................................................
II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT .....................................................
	Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT ......................... 
...........................thống nhất xếp loại: ...............
 Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
............................................................
............................................................
............................................................
III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam
	Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại: ...............
 Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
............................................................
............................................................
Mẫu SK2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 200... - 200....
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường THPT (Trung tâm) ....................................
1. Tên đề tài: ....................................................................................................................
..........................................................................................................................................
2. Họ và tên tác giả: .........................................................................................................
3. Chức vụ: ......................................... Tổ: ......................................................................
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm: ......................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
b) Hạn chế: ......................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
5. Đánh giá, xếp loại:
	Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường (Trung tâm):..................
...........................................................................................................................................
thống nhất xếp loại : .....................
 Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
............................................................
............................................................
............................................................
II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam
	Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại: ...............
 Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
............................................................
............................................................
............................................................
Mẫu SK3
PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 200 ......- 200 ........
-----------------------------------
(Dành cho người tham gia đánh giá xếp loại SKKN)
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
Trường (Phòng, Sở) ....................................................
- Đề tài: ................................................................................................................................................................
 ................................................................................................................................................................
- Họ và tên tác giả: ........................................................................................................................................
- Đơn vị: ..............................................................................................................................................................
 ...............................................................................................................................................................
- Điểm cụ thể:
Phần
Nhận xét 
của người đánh giá xếp loại đề tài
Điểm tối đa
Điểm đạt được
1. Tên đề tài 
2. Đặt vấn đề
1
3. Cơ sở lý luận
1
4. Cơ sở thực tiễn
2
5. Nội dung nghiên cứu
9
6. Kết quả nghiên cứu
3
7. Kết luận
1
8.Đề nghị 
9.Phụ lục
1
10.Tài liệu tham khảo
11.Mục lục 
12.Phiếu đánh giá xếp loại
1
Thể thức văn bản, chính tả
1
Tổng cộng
20đ
 Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại :
 Người đánh giá xếp loại đề tài:

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_16_tr.doc