Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm về việc kết hợp thực tế địa phương và sách giáo khoa để dạy bài 28 “Bảo vệ nguồn nước” môn Khoa học lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm về việc kết hợp thực tế địa phương và sách giáo khoa để dạy bài 28 “Bảo vệ nguồn nước” môn Khoa học lớp 4

MỤC LỤC

 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

 II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA LỚP NĂM 2005 – 2006.

1. Thuận lợi :

2. Khó khăn :

 III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.

1. Đối với bản thân :

1.1 - Tìm hiểu , nắm vững kiến thức về nguồn nước.

1.2 - Khảo sát thực địa nơi học sinh cư trú.

1.3 - Tìm hiểu ,khảo sát , điều tra về tình hình vệ sinh ở gia đình học sinh.

1.4 - Thiết kế bài giảng “Bảo vệ nguồn nước”.

2. Đối với Ban giám hiệu :

3. Đối với Tổng phụ trách đội :

4. Đối với phụ huynh học sinh:

5. Đối với thư viện, thiết bị :

6. Đối với giáo viên Mỹ thuật, giáo viên dạy Tin học :

7. Đối với học sinh :

 

doc 29 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm về việc kết hợp thực tế địa phương và sách giáo khoa để dạy bài 28 “Bảo vệ nguồn nước” môn Khoa học lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN DĨ AN
------š›------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài : 
MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ VIỆC KẾT HỢP THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG VÀ SÁCH GIÁO KHOA ĐỂ DẠY BÀI 28 “BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC” MÔN KHOA HỌC LỚP 4 .
 GV : Phan Thị Ngọc Phượng 
 Đơn vị : Trường Tiểu học Kim Đồng , 
 huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

MỤC LỤC
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA LỚP NĂM 2005 – 2006.
Thuận lợi : 
Khó khăn :
 III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
Đối với bản thân : 
- Tìm hiểu , nắm vững kiến thức về nguồn nước.
 - Khảo sát thực địa nơi học sinh cư trú.
 - Tìm hiểu ,khảo sát , điều tra về tình hình vệ sinh ở gia đình học sinh.
 - Thiết kế bài giảng “Bảo vệ nguồn nước”.
Đối với Ban giám hiệu :
Đối với Tổng phụ trách đội :
Đối với phụ huynh học sinh:
Đối với thư viện, thiết bị : 
Đối với giáo viên Mỹ thuật, giáo viên dạy Tin học : 
Đối với học sinh : 
– Hướng dẫn quan sát dòng suối Lồ Ồ.
- Quan sát nhánh sông Đồng Nai chảy vào ấp Trung Thắng và ấp Ngãi Thắng xã Bình Thắng.
– Hướng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về môi trường.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét sau khi quan sát thực địa và tại gia đình.
- Hướng dẫn học sinh làm tờ bướm tuyên truyền bảo vệ nguồn nước.
 IV. KẾT QUẢ .
 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
 VI. KẾT LUẬN.
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 
 “Con người, kiến trúc, thiên nhiên” là một thể thống nhất, đó là khẩu hiệu mà UNESCO kêu gọi ở thập kỷ qua. Nó là chất lượng cuộc sống của con người Việt Nam trải qua bao thế hệ. Nếu khảo sát một vòng các thành phố của Việt Nam , từ Nam ra Bắc, ông cha ta thường xây dựng thành phố bên những con sông , mặt hồ , cạnh biển. Thế giơi cũng vậy, ở đâu có dòng sông, ở đó có đô thị. Dòng sông là một bộ phận không thể tách rời của dân cư đô thị, nó là tài sản vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho tất cả mọi người sống cùng nó, thương yêu và bảo vệ nó.
 “Con người – kiến trúc – thiên nhiên “ cũng là chân lý sống của người Vịệt Nam, nó là nền tảng của bản sắc dân tộc trong kiến trúc đô thị, bản sắc văn hóa trong văn minh sông nước của con người Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh với dòng sông Sài Gòn chảy ngang, uốn lượn với những địa hình tuyệt đẹp. Nhìn trên bản đồ tổng thể, sông Sài Gòn như mơn man, len lỏi vào tận cuộc sống mới của cư dân thành phố. Hiện nay sông Sài Gòn chỉ đạt được mục đích cho tàu bè ra vào buôn bán, sửa chữa. Người ta đang quy hoạch phần bờ sông còn lại cho các dự án địa ốc. Những người có tiền, có chức tha hồ chiếm cứ, dành riêng cho mình. Đó là một thực tế đau lòng cần lên tiếng báo động.
 Riêng ở địa bàn trường tôi đang công tác, là xã Bình Thắng, huyện Dĩ An , tỉnh Bình Dương, là một địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tình Bình Dương. Trước kia, từ một địa phương thuần nông, sản xuất lúa gạo và nuôi trồng thủy sản. Nay luồng gió đổi mới thổi đến, kinh tế nhiều thành phần phát triển, kéo theo đô thị hóa nhanh, mật độ dân số tăng cơ học với cấp số nhân. Nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên, nhiều hộ gia đình phát triển chăn nuôi gia cầm, thủy sản, dịch vụ nhà trọ, buôn bán  xen lẫn khu dân cư. Chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải nuôi trồng gia súc,thủy sản hàng ngày , đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống nói chung và môi trường nước nói riêng. Do đó việc bảo vệ môi trường nói chung và ngưồn nước nói riêng là việc làm hết sức bức thiết hiện nay. Nếu làm tốt việc này sẽ cải thiện được điều kiện sống , đảm bảo sức khỏe cho mọi người.
 Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội. Đối với ngành giáo dục có trách nhiệm phải giáo dục cho các thế hệ học sinh nhận thức được tác hại của việc ô nhiễm môi trường , bằng các bài học đơn giản từ cấp Mầm non, Tiểu học . Đối với chương trình lớp 4, qua dạy môn Khoa học , tôi nhận thấy phần vật chất và năng lượng có 9 bài, từ bài 20 đến bài số 29 dạy cho học sinh về nước. Bài nào cũng quan trọng. Làm thế nào để giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, nhất là bảo vệ nguồn nước theo mục tiêu của tiết học đề ra ? Qua nghiên cứu nội dung sách giáo khoa , tôi thấy rằng tranh ảnh trong sách giáo khoa không phù hợp với thực tế địa phương. Để hướng dẫn cho các em tự lĩnh hội được kiến thức về bảo vệ nguồn nước , chỉ có thể dùng những hình ảnh thực tế từ cuộc sống xung quanh các em , để hướng dẫn cho các em tự nhận thức ra được tại sao phải bảo vệ nguồn nước và phải bảo vệ như thế nào. 
 Đó là lý do mà tôi chọn hình thức kết hợp thực tiễn địa phương và nội dung sách giáo khoa để dạy bài 28 “ Bảo vệ nguồn nước” , trang 58 , sách Khoa học lớp 4.
 II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH : 
 Trong khi nghiên cứu thực hiện tiết dạy này, tôi gặp những thuận lợi và khó khăn như sau : 
 Năm học 2005 – 2006 , tôi được BGH phân công chủ nhiệm lớp 4B có 40 học sinh, trong đó có 19 nữ. 
 Bản thân tôi rất yêu nghề , mến trẻ và thích dạy học theo phương pháp mới. Khi hướng dẫn đến chương vật chất và năng lượng thôi thấy có những thuận lợi như sau : 
 1. Thuận lợi : 
 Trường Tiểu học Kim Đồng, nằm ven tỉnh lộ 743. Cách trước trường không bao xa có dòng suối Lồ Ồ chảy dài qua, ven làng Bình Thung. Về hướng Đông, có nhánh sông Đồng Nai chảy qua ấp Ngãi Thắng , có hai cầu là cầu Bà Khâm và cầu Bà Hiệp bắc qua nhánh sông này; có hồ Bình An là một trong những địa điểm du lịch của tỉnh Bình Dương. 
 Nhìn tổng thể , thì nơi cư trú của học sinh lớp tôi là địa bàn có suối, sông, ao hồ , đồng ruộng xen kẽ là một vài vùng gò cao  Đây là điều kiện thuận lợi để tôi sử dụng các hình ảnh thực tế để dạy bày này.
 Tôi luôn được BGH, tổ khối trưởng, các đoàn thể, tổng phụ trách trong nhà trường hỗ trợ nhiệt tình , tạo các điều kiện thuận lợi khi tôi có yêu cầu.
 Các em học sinh lớp tôi rất hiếu động, thích các hoạt động dã ngoại, tham quan. Các em được sinh hoạt Đội thường xuyên, nên hoạt động tập thể rất tốt, mạnh dạn, linh hoạt  hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà giáo viên giao cho.
 Tôi đã được học tập chương trình bồi dưỡng thường xuyên , phần I, chu kỳ 3 , giúp cho tôi ý tưởng liên hệ thực tế, linh hoạt trong phương pháp, dạy học sinh từ môi trường thiên nhiên, từ thực tế cuôc sống.
 2. Khó khăn : 
 Bên cạnh những thuận lợi như trên , tôi gặp một số khó khăn như sau : 
 Vì lớp học bán trú , phải dạy theo thời khóa biểu hai buổi / ngày, nên khó sắp xếp thời gian cho các em đi thực địa quan sát các nguồn nước . 
 Việc tổ chức cho 40 học sinh đi thực tế ở sông, suối là một điều khó khăn, nguy hiểm. Vì tuổi các em còn nhỏ, hiếu động , có thể xảy ra tai nạn bất cứ lúc nào.
 Đa số cha, mẹ của các em ,phần lớn là công nhân của các xí nghiệp, nhà máy đóng trên địa bàn, sống tập trung ở các khu nhà trọ tạm thời, nên không chú ý hoặc không có điều kiện để thực hiện tốt môi trường vệ sinh.
 Về chương trình và sách giáo khoa , thì đây là chương trình mới, đang áp dụng năm đầu tiên, nên bản thân tôi chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy loại bài này. Nội dung sách giáo khoa của tiết này rất đơn giản, chỉ có vài bức tranh để tìm hiểu bài, các bức tranh này không phù hợp thực tế địa phương tôi giảng dạy. Nếu không có cách dạy khác sẽ làm cho tiết dạy khô khan, nhàm chán .
 Đồ dùng dạy học dùng cho tiết này hầu như không có gì.
 Với những thuận lợi và khó khăn trên , tôi đã thực hiện các biện pháp sau đây :
 III.NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : 
Đối với bản thân: 
1.1- Tìm hiểu nắm vững kiến thức về nguồn nước : 
 Muốn dạy cho học sinh về bảo vệ nguồn nước, trước hết mình phải hiểu nhiều. Tôi liên hệ với thư viện thiết bị tìm cho tôi sách , báo, tài liệu nói về bảo vệ môi trường ,những tạp chí nói về nguồn nước để trang bị cho mình kiến thức để dạy cho học sinh. Qua tìm hiểu tôi nhận thức được : 
 - Nước là nguồn vật chất tối cần thiết đối với mỗi sinh vật sống trên trái đất. Tuy nhiên nước thường bị ô nhiễm do chất thải, phân động vật, hóa chất, phân hòa tan. Tất cả các nguồn nuớc trên thế giới lưu chuyển theo một vòng rộng lớn gọi là chu trình thủy văn. Nước rơi xuống dưới dạng mưa ngấm vào mặt đất được thực vật hút lên, hoặc chảy đi tạo thành các sông ,suối.
 - Nước được coi ô nhiễm nếu hàm lượng chất chứa trong nước rất có thể gây hại cho con người, động vật, thực vật hoặc môi trường.
 - Nước bị ô nhiễm là nước có mùi hôi, có màu, có chất bẩn, có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép hoặc chứa các chất hòa tan có hại cho cơ thể.
 -Nguyên nhân làm nước ô nhiễm là xả phân, nước thải bừa bãi ; sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu ; vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu ; đục đường ống nước ; lũ lụt ; khói bụi và khí thải từ xe cộ  
 - Một số bệnh dịch có thể phát triển và lan truyền do nguồn nước bị ô nhiễm là : Dịch tả , đau mắt hột , viêm gan , cúm gia cầm , các loại bệnh thủy cầm.
 - Nước sạch là nguồn tài nguyên quý giá . N ... ổng phụ trách đội : 
 Trong họp giao ban hàng tuần tôi đề nghị đoàn viên, Tổng phụ trách đội hướng dẫn các em trong khối bốn, năm sưu tầm bản tin , hình ảnh về ô nhiễm môi trường , bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước với các thể loại như : Thi vẽ tranh, sáng tác thơ văn, sưu tầm báo chí , tranh ảnh. Mặt khác, tôi cùng Tổng phụ trách đội cũng sưu tầm tranh ảnh, sách báo về Bảo vệ nguồn nước dán ở bản tin măng non để học sinh toàn trường được xem. 
 Học sinh đang xem bảng tin măng non:
 4. Đối với phụ huynh học sinh : 
 Vì không tổ chức cho cả lớp đi khảo sát bờ sông, bờ suối được vì các em còn nhỏ, hiếu động , có thể xảy ra nguy hiểm, nên tôi nhờ phụ huynh học sinh ở khu vực nào thì hướng dẫn học sinh đi quan sát khu vực đó. Phụ huynh học sinh của những em ở ven suối Lồ Ồ và gần nơi đó , thì chở các em đến quan sát dòng suối. Riêng khu vực Ngãi Thắng , những em sống không gần sông thì phụ huynh chở đi ngang cầu Bà Hiệp và cầu Bà Khâm, dừng lại cho các em quan sát môi trường nước của nhánh sông Đồng Nai.
 Đối với một số em không thể có điều kiện quan sát được sông , suối thì các em sưu tầm các bài viết, tranh , ảnh ở sách , báo  về bảo vệ môi trường nước, để tham gia vào việc tìm hiểu bài.
 Gửi phiếu khảo sát cho phụ huynh. Tác động đến phụ huynh cùng giáo dục con em và có ý thức bảo vệ nguồn nước.
 5. Đối với thư viện-thiết bị : 
 Tôi liên hệ với thư viện để chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm nước sạch, nước không sạch. Tìm các tạp chí, tài liệu nói về ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ nguồn nước. Giới thiệu các tài liệu, sách, báo đó cho học sinh tham khảo để học sinh nắm vững kiến thức và trình bày trước lớp trong tiết dạy chính khóa. Ngoài ra cán bộ thư viện lựa chọn các bài báo thông tin tiêu biểu về Bảo vệ nguồn nước để học sinh phát thanh trong chương trình “Phát thanh măng non” của trường cho toàn trường cùng nghe.
 Học sinh đang phát thanh chương trình măng non về “Bảo vệ nguồn nước”
 6. Đối với các giáo viên Mỹ thuật và giáo viên dạy Tin học :
 Trong tuần dạy bài 28 , tôi liên hệ với giáo viên dạy Mỹ thuật hướng dẫn các em vẽ tranh cổ động ở tiết học nâng cao buổi chiều, để các em có thể vẽ được tranh khi lên lớp học bài này.
 Tôi liên hệ với giáo viên dạy Tin học hướng dẫn các em thiết kế tờ bướm tuyên truyền bảo vệ nguồn nước để các em biết ứng dụng thực tế.
 7 . Đối với học sinh : 
 7.1 - Hướng dẫn học sinh quan sát dòng suối Lồ Ồ : 
 Các nội dung yêu cầu các em chú ý và ghi nhận khi quan sát : 
Màu sắc của nước .
Các vật thể trôi trên dòng nước.
Quan sát hai bên bờ suối có gì đặc biệt.
Chất thải sinh hoạt của các gia đình ven suối.
 Một số nội dung ghi nhận của học sinh : 
 Nước suối không trong, có màu đen như bùn. Thỉnh thoảng có nhiều bọt trắng trôi trên mặt nước.
 Có một số vật dụng phế thải trôi theo dòng nước: Bọc ny long, giấy , lá . đặc biệt là có nhiều bao lớn căng phòng vướng ở những chỗ nước cạn.
 Hai bên bờ suối rác sinh hoạt rất nhiều. Hầu hết các gia đình sống hai bên bờ suối, cho nước thải sinh hoạt đổ thẳng ra suối; có một số nhà vệ sinh dựng ngay trên suối.
 - Sau khi quan sát và ghi nhận như trên , các em kết luận : Dòng nước quá dơ bẩn, bị ô nhiễm nặng. Không thể sử dụng nước này cho sinh hoạt cũng như tưới tiêu được .
Hình ảnh chụp được khi quan sát dòng suối :
 7.2 - Hướng dẫn học sinh quan sát nhánh sông Đồng Nai chảy vào ấp Trung Thắng và ấp Ngãi Thắng xã Bình Thắng : 
 Bằng những yêu cầu như quan sát dòng suối , sau khi quan sát đòng sông, các em ghi nhận như sau : 
 Hai nhánh sông này nước khá nhiều, có màu đen nhạt. Trên mặt nước có nhiều cây cỏ trôi bập bềnh . Có vô số, bọc ny lâong , giấy , rác và nhiều thứ khác chiếm một diện tích hơn 4 mét vuông vướng lại ngay chân cầu. Khi thủy triều xuống, hai bờ sông lộ ra với lớp sình đen ngòm và bốc mùi hôi khó chịu.
 Xe công nông, vận tải xuống sông rửa xe, xả dầu ra sông. Ngoài ra một số em ở gần bờ sông còn thấy người ta chở bao tro thiêu người chết vứt xuống sông.
 Các em ở Bình Thung thấy xí nghiệp đũa tre thải hóa chất ra suối làm cá chết, vịt chết, lúa chết .
 Nhà máy lọc nước Bình An thải đất bùn có hóa chất làm chết lúa.
 Trên mặt sông , có nơi người ta sử dụng mặt nước để nuôi cá bè, thức ăn dư làm dơ dòng nước. Tất cả các cống thoát nước của dân sống hai bên bờ đều thải thẳng ra sông.
Kết luận của các em như sau : Nước sông này cũng quá dơ, có nhiều vật thể dơ bẩn trôi trên sông. Chất thải làm cho bùn có màu đen và bốc mùi hôi thối. Nước bị ô nhiễm nặng , không thể sử dụng được nước này.
 Những hình ảnh chụp được khi quan sát nhánh sông Đồng Nai : 
- Hướng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu, sách báo ở nhà và thư viện trường.
 Một số tranh ảnh các em đã sưu tầm được : 
 7.4 – Hướng dẫn học sinh nhận xét sau quan sát thực địa và tại gia đình 
 Nếu sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, trước mắt sẽ mắc phải một số bệnh nhiễm trùng như ngứa, lở loét ở da và mắc phải một số loại bệnh dịch có thể phát triển và lan truyền do nguồn nước bị ô nhiễm là : Dịch tả, giun sán , tiêu chảy , đau mắt hột, viêm gan , các dịch bệnh gia cầm và thủy sản Sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe. 
7.5- Hướng dẫn học sinh làm tờ bướm tuyên truyền bảo vệ môi trường nuớc . 
Gợi ý cho học sinh thiết kế tờ bướm : 
Đặt tên cho tờ bướm là gì ?
Đặt khẩu hiệu bảo vệ nguồn nước để kêu gọi mọi người bảo vệ nguồn nước như thế nào ?
Vẽ tranh mô tả những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
Vẽ tranh mô tả những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước.
Phát các tờ bướm cho các bạn trong trường để tuyên truyền bảo vệ nguồn nước.
Dán tờ bướm ở nhà mình để nhắc nhở mọi người trong gia đình có ý thức bảo vệ nguồn nước.
 Một số mẫu tờ bướm các em đã làm được : 
IV. KẾT QUẢ : 
 Qua thực hiện tiết khoa học này, kết quả đạt được như sau : 
 - Về kiến thức : Qua thực tế , học sinh khắc sâu được kiến thức , biết được thế nào là nước bị ô nhiễm mà tiết trước các em đã học . Phân biệt một cách chính xác nước ô nhiễm và nước không ô nhiễm.
 Biết được tác hại của việc nước bị ô nhiễm.
 Biết phải làm gì để bảo vệ nguồn nước phù hợp với từng nơi ở , từng gia đình học sinh, ở cộng đồng , chứ không phải chỉ biết nói bảo vệ nguồn nước một cách máy móc , chung chung .
 Bước đầu hình thành được ý thức có trách nhiệm với môi trường ở nhà truờng , gia đình và cộng đồng
 - Về tâm lý : Hình thức kết hợp thực tế địa phương và sách giáo khoa để dạy tiết học này đã mang lại sự hứng thú cao độ trong học sinh. Hoạt động đi khảo sát thực địa là hoạt động mới, lạ mà trước nay các em chưa bao giờ được tham gia . Một họat động mà học sinh vô cùng thích thú, vừa vui, vừa tự tìm tòi. lĩnh hội , khắc sâu kiến thức. 
 Tạo cho các em tâm lý thích học môn Khoa học hơn, môn Khoa học là môn học hấp dẫn và bổ ích.
 - Về kỹ năng : Ngoài kỹ năng phân biệt chính xác nước ô nhiễm hay không ô nhiễm, biết một số biện pháp để bảo vệ nguồn nước, học sinh còn làm quen vơi hoạt động của một tuyên truyền viên, như biết thiết kế tờ bướm , tờ rơi , biết cách cổ động tuyên truyền trong nhà trường , ở gia đình và cộng đồng. Hướng nghiệp cho các em biết quảng cáo cho công việc của mình.
 Kỹ năng quan sát , kỹ năng ghi chép và nhất là kỹ năng trình bày ý kiến của mình trước tập thể.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : 
 Qua thực hiện đề tài, tôi rút ra cho mình một số kinh nghiệm như sau : 
 - Dạy theo phương pháp mới đã tạo cho người thầy linh hoạt hơn. Người thầy được phát huy hết năng lực của mình. Được chọn lựa nhiều hình thức giảng dạy phù hợp. Tạo nên hiệu quả tiết dạy cao hơn nhiều so với hình thức và phương pháp cũ. Vận dụng kiến thức của các môn khác ( Mỹ Thuật , Tin học  ) vào môn Khoa học .
 - Việc kết hợp với thực tế địa phương và sách giáo khoa , là một hình thức giảng dạy mang lại nhiều kết quả. Tạo sự kích thích , hứng thú , phát huy tính tích cực của học sinh .
 - Hình thức học tập mới, hứng thú, học sinh ham thích thì hiệu quả của tiết dạy rất cao. 
 - Giáo dục học sinh một cách nhẹ nhàng , không gò bó, máy móc, nhàm chán.
 - Hình thức dạy học này có thể áp dụng cho hầu hết các môn học, nhất là các môn xã hội.
 - Muốn thực hiện hình thức dạy học này, trước hết người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, hết lòng vì học sinh. Có sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, tổ khối , đoàn thể. Bảøn thân người thầy phải có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức  mới thực hiện được.
VI. KẾT LUẬN : 
 Bảo vệ nguồn nước là một việc làm cần thiết để phát triển sự sống bền vững mà ngành giáo dục cần phải dạy cho các em từ nhỏ, để các em hình thành ý thức bảo vệ sự sống cho hiện tại và tương lai. Tôi rất tâm đắc khi chương trình thay sách lớp 4 đề ra để tôi được dạy và cổ động mọi người cùng làm công việc có ích .
 Người viết 
 PHAN THỊ NGỌC PHƯỢNG

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_ve_viec_ket_hop_th.doc