Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 1 - Nguyễn Thị Tính

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 1 - Nguyễn Thị Tính

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của đất nước, trong những năm qua Đảng, nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đào tạo hiện nay là: hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

 Trong giai đoạn hiện nay, Giáo dục- Đào tạo được coi trọng và là quốc sách hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân. Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục tiểu học là cấp học quan trọng nhất, trong khối tiểu học thì lớp 1 là lớp quan trọng bậc nhất, được xem là cơ sở ban đầu đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông. Để thực hiện mục tiêu giáo dục “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực và đào tạo nhân tài. để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc xây dựng đất nước theo hướng .Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. thì trước hết phải thực hiện được mục tiêu của bậc tiểu học: Nhằm hình thành cơ sở ban đầu nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Qua những năm trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy để học tốt các môn học thì các em cần phải đọc tốt. Có đọc tốt các em mới làm tốt các bài toán có lời văn, Có đọc tốt các em mới mở rộng tầm nhìn ra thế giới xung quanh qua các bài tập đọc, bài báo. rung cảm trước cái đẹp, những vui buồn, yêu ghét của mỗi con người. Đồng thời hình thành ở mức độ đơn giản trong các em những nhận thức tình cảm và thái độ đúng đắn của con người Việt Nam trong xã hội mới. Các em biết phân biệt đẹp/ xấu, thiện/ác, đúng/sai. biết yêu trường, yêu lớp, thầy cô giáo, bạn bè, ông bà, cha mẹ. quê hương đất nước. Có lòng nhân ái, vị tha, có ý thức về bổn phận với quê hương đất nước với ông bà cha mẹ. biết tôn trọng nội quy, bảo vệ của công, bảo vệ môi trường sống xung quanh các em. Các em sống hồn nhiên tự tin, trung thực.

 

doc 16 trang Người đăng huyennguyen1411 Lượt xem 7958Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 1 - Nguyễn Thị Tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục huyện giao thuỷ
Trường tiểu học giaO HƯƠNG
Sáng kiến dự thi cấp huyện
Báo cáo sáng kiến
Rèn kỹ năng đọc cho học sinh 
lớp 1
 Tác giả: NGUYỄN THỊ Tính
 Trình độ chuyên môn: Cử nhân cao đẳng
 Chức vụ : Giáo viên
 Nơi công tác: Trường tiểu học Giao Hương
GIAO HƯƠNG, THÁNG 03 NĂM 2012
THÔNG TIN CHUNG Về SáNG KIếN
1.Tên sáng kiến: 
Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1
2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : 
áp dụng trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt 1
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: 
Từ ngày 5 tháng 9 năm 2011 đến ngày 30 tháng 3 năm 2012
4. Tác giả:
 Họ và tên: Nguyễn Thị Tính
 Năm sinh:14-4-1973
 Nơi thường trú: xóm 6 - Giao Hương – Giao Thuỷ - Nam Định
 Trình độ chuyên môn: Cử nhân cao đẳng
 Chức vụ công tác: Giáo Viên
 Nơi làm việc: Trường tiểu học Giao Hương
 Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Tính - xóm 6 - Giao Hương – Giao Thuỷ - Nam Định
 Điên thoại: 01277894895
5.Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Trường tiểu học Giao Hương
 Địa chỉ: xã Giao Hương - Giao Thuỷ - Nam Định
 Điện thoại: 03503740024
	 Kinh nghiệm rèn đọc cho học sinh lớp 1
I/ Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của đất nước, trong những năm qua Đảng, nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đào tạo hiện nay là: hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
 Trong giai đoạn hiện nay, Giáo dục- Đào tạo được coi trọng và là quốc sách hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân. Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục tiểu học là cấp học quan trọng nhất, trong khối tiểu học thì lớp 1 là lớp quan trọng bậc nhất, được xem là cơ sở ban đầu đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông. Để thực hiện mục tiêu giáo dục “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực và đào tạo nhân tài. để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc xây dựng đất nước theo hướng .Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. thì trước hết phải thực hiện được mục tiêu của bậc tiểu học: Nhằm hình thành cơ sở ban đầu nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
Qua những năm trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy để học tốt các môn học thì các em cần phải đọc tốt. Có đọc tốt các em mới làm tốt các bài toán có lời văn, Có đọc tốt các em mới mở rộng tầm nhìn ra thế giới xung quanh qua các bài tập đọc, bài báo. rung cảm trước cái đẹp, những vui buồn, yêu ghét của mỗi con người. Đồng thời hình thành ở mức độ đơn giản trong các em những nhận thức tình cảm và thái độ đúng đắn của con người Việt Nam trong xã hội mới. Các em biết phân biệt đẹp/ xấu, thiện/ác, đúng/sai.. biết yêu trường, yêu lớp, thầy cô giáo, bạn bè, ông bà, cha mẹ. quê hương đất nước. Có lòng nhân ái, vị tha, có ý thức về bổn phận với quê hương đất nước với ông bà cha mẹ. biết tôn trọng nội quy, bảo vệ của công, bảo vệ môi trường sống xung quanh các em. Các em sống hồn nhiên tự tin, trung thực.
Rèn đọc tốt cho học sinh chính là công cụ tốt nhất để các em học tốt tất cả các môn học khác. Đó chính là hành trang theo các em vào đời. Có đọc tốt các em mới nắm bắt kịp thời các thông tin tiên tiến nhấtm để đáp ứng được với thời đại công nghệ thông tin tiên tiến nhất cũng như trên con đường công nghiệp hoá, hiện đạt hoá, Có đọc tốt các em mới lĩnh hội được các tri thức cần thiết để các em bước vào cuộc sống một cách vững vàng.
Để rèn đọc tốt cho học sinh đòi hỏi người giáo viên dạy lớp 1 – người trực tiếp nâng đỡ các em ngay từ buổi đầu các em đến trường phải có một phương pháp dạy tốt, lòng say mê nghề nghiệp và sự nhiệt tình, bền bỉ để giúp các em đọc tốt, đọc hay.
II.thực trạng hiện nay.
1. Về phía giáo viên:
Người giáo viên còn gặp không ít khó khăn như cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và tài liệu tham khảo còn ít. Một số bộ phận nhỏ giáo viên vẫn chưa chú trọng quan tâm đến việc lồng ghép trong quá trình dạy học giữa các phân môn với nhau, để giúp học sinh luôn luôn đọc đúng phát âm đúngở mọi nơi ở mọi lúc.
2. Về phía học sinh:
a)ưu điểm:Trong thực tế hiện nay,ngay từ khi học mầm non các em đã được tiếp xúc làm quen với chữ cái,một số gia dình quan tâm đến con cái cũng đã dạy các em đọc, nên nhìn chung học sinh tiểu học ngay từ đầu lớp 1đã đọc được một số chữ .
-Về cơ bản các em đã đọc đúng chữ cái.
b) tồn tại:Tuy nhiên,giáo viên mầm non và phụ huynh mói chỉ dạy học sinh biết đọc các chữ cái.
-Một số các em chưa phát âm đúng các chữ l-n,s-x,tr/ch,.
-Một số học sinh còn ngọng, phát âm chưa đúng.
Kết quả khảo sát cụ thể như sau:
Số học sinh
Xếp loại đọc
Phát âm đúng
Phát âm còn sai
Phát âm ngọng
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
45
20
44,4%
15
33,3%
10
22,3%
Những nhược điểm học sinh còn mắc phải khi tập đọc
các tồn tại
Số học sinh mắc lỗi
Tỷ lệ %
Chưa có ý thức luyện đọc
15
44,4%
Đọc theo bạn
15
44,4%
Đọc vẹt
14
31,1%
IiI/ các giải pháp
Việc rèn đọc cho học sinh lớp 1 không khó song đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì chịu khó và luôn sáng tạo thì mới rút ra được cách dạy hay giúp học sinh có kỹ năng mới đọc đúng, đọc tốt ngay từ ngày đầu.
Tôi nhận thấy việc rèn đọc cho học sinh chính là rèn cho các em nhìn chữ và phát âm thành tiếng, khi đọc được các em sẽ hiểu được nội dung các từ ngữ. Để làm tốt điều đó trong giảng dạy hàng ngày tôi thường động viên khuyến khích kịp thời để khích lệ động viên các em phấn khởi và cố gắng phát huy.
Bên cạnh đó tôi thường kể cho các em những mẩu chuyện vui về những người không biết đọc, vì không biết đọc nên dẫn đến không viết đúng chính tả. Làm cho câu văn sai không đúng nghĩa, đúng ý cần diễn đạt. Từ đó các em thấy được việc đọc tốt có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống để các em say mê chịu khó rèn đọc trong từng giờ, từng ngày.
Tôi dự trên đặc trưng của môn học để xây dựng cho mình cách dạy phong phú, sinh động sao cho đạt hiệu quả cuối cùng là học sinh đọc tốt, đọc đúng, hiểu nội dung bài và đọc hay.
Cách rèn đọc cụ thể qua từng bài:
Theo chương trình biên soạn sách giáo khoa mới gồm 2 tập và chia thành 3 phần
Phần 1: Đọc dấu thanh - âm và các tiếng, từ ngừ đơn do 2 âm ghép lại.
Phần 2: Vần và những tiếng, từ ngữ do các âm và vần ghép lại.
Phần 3: Các bài văn, bài thơ ngắn có nội dung dễ hiểu theo các chủ đề, chủ điểm: Nhà trường – gia đình – thiên nhiên đất nước.
1. Phần 1: Rèn đọc âm và các tiếng đơn giản do 2 âm ghép lại.
+ Rèn đọc âm:
- Trong các bài học âm thường mỗi âm, tiếng, từ ngữ đều gắn với những hình ảnh cụ thể. Vì vậy khi rèn đọc cho học sinh tôi thường dẫn dắt học sinh qua các từ ngữ, hình ảnh cụ thể để các em nhận biết tên gọi của các hình ảnh đó, sau đó dẫn dắt các em đọc âm – vần.
Ví dụ: Khi dạy bài âm “L” tôi có vật thật là quả lê đưa ra để giới thiệu với học sinh, học sinh nhận thấy từ “quả lê” sau đó hướng dẫn, dẫn dắt học sinh phát hiện trong tiếng “lê” có âm “l”
Khi học sinh phát hiện ra âm “l” tôi thường hướng dẫn học sinh phát âm. Khi phát âm âm “l” cần cong lưỡi, đầu lưỡi chạm vào vòm họng rồi bật ra “lờ”, gọi từng học sinh phát âm, giáo viên chú ý nghe và sửa cách phát âm cho từng học sinh để các em nhận thấy sự khác nhau về cách phát âm của hai âm “l”, “n”.
- Rèn đọc tiếng và từ ngữ đơn giản:
ở phần này muốn học sinh đọc tốt giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh nhẩm đọc 2 âm sau đó ghép hai âm thành tiếng.
Ví dụ: Tiếng “Lê” – học sinh ghép âm “l” và âm “ê” thành tiếng “lê” sau đó các em đọc trơn “lê”
Giáo viên phải luôn luôn sửa cách phát âm cho học sinh nhất là những học sinh đọc ngọng và thường đọc sai theo tiếng địa phương.
Khi các em đã đọc tốt tiếng rồi tôi ghép tiếng đó vào từ ngữ để học sinh đọc. Học sinh muốn đọc tốt các em cần phải quan sát kỹ những hình ảnh tương ứng của từ ngữ đó để các em đọc tốt.
ở phần này tôi chỉ yêu cầu các em đọc tốt âm, tiếng và từ ngữ đơn giản để làm nền tảng cho việc đọc vần cũng như bài thơ và đoạn văn sau này.
2. Phần 2: Rèn đọc vần và các câu ứng dụng ngắn.
ở phần này đòi hỏi các em phải đọc tốt các âm và các em ghép được các âm đó thành các vần, tiếng. Đọc tốt các vần, tiếng chứa vần sau đó ghép vào các từ ngữ có tiếng chứa vần và những câu văn ngắn, câu tục ngữ, ca dao. có tiếng chứa vần vừa đọc.
Những câu văn câu tục ngữ, ca dao thường là những câu đơn giản có vần có điệu học sinh dễ đọc, dễ nhớ. Song do những câu văn câu tục ngữ có vần, có điệu dễ đọc cho nên học sinh dễ thuộc, đọc vẹt. Vậy khi rèn đọc phần này giáo viên yêu cầu học sinh phải nhẩm đọc từng tiếng.
Có 2 cách nhẩm đọc:
Ví dụ: Khi đánh vần tiếng “Bưởi” 
Cách 1: Học sinh đánh vần vần trước sau đó ghép vần với âm đầu thành tiếng.
Tiếng “Bưởi” học sinh đánh vần vần trước: ư - ơ - i – ươi
Đánh vần tiếng: bờ – ươi – hỏi – bưởi.
Cách 2: Học sinh đánh vần nhanh
Bờ – ư - ơ - i – ươi – bờ – ươi – bươi – hỏi – bưởi 
Sau khi các em đã đánh vần và đọc trơn từng tiếng giáo viên cho học sinh đọc trơn cả câu.
Cây bưởi nhà bà sai trĩu quả.
Khi học sinh đọc giáo viên chú ý sửa cách phát âm với những tiếng có âm “tr” âm “s” cần cong lưỡi lên, khi đọc những âm đó khác với đọc những tiếng có chứa âm “n” , “ch” , “x” .
Học sinh đọc đúng, đọc tốt từ ngữ và các câu văn ngắn, đoạn thơ ngắn là nền tảng cho các em đọc tốt các bài văn, những đoạn thơ nói về chủ điểm nhà trường – gia đình – thiên nhiên đất nước. 
3.Phần 3: Rèn đọc một số bài thơ ngắn, đoạn văn ngắn theo các chủ đề.
ở phần này mỗi bài đọc, mỗi chủ điểm lại cung cấp cho các em những hiểu biết mới về quan hệ với thầy (cô) giáo, bạn bè, đồ dùng học tập, bầu không khí trong nhà trường như chủ điểm nhà trường. Chủ điểm gia đình gồm những bài nói về tình cảm giữa trẻ với người thân, công ơn của ông bà, cha mẹ.
Cách cư xử của các em đối với ông bà cha mẹ, anh chị em.
Chủ điểm thiên nhiên đất nước cung cấp cho trẻ những hiểu biết thú vị về thế giới của cây, hoa lá, loài vật, thiên nhiên đất nước và về cuộc sống của con người làm cho trẻ yêu thiên nhiên đất nước. Bước đầu có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên có tình cảm với đất nước với Bác Hồ với những người Việt Nam đang xây dựng và bảo vệ đất nước.
Khi luyện đọc ở phần này giáo viên phải gợi ý giảng giải cho học sinh hiểu một số từ ngữ thông thường hiểu được ý diễn đạt trong câu văn để từ đó các em luyện đọc đúng, hay từng câu văn.
Ví dụ: Khi dạy bài “Trường em” 
- Giáo viên giới thiệu bài và đồng thời giảng giải luôn từ “Trường em”. Hàng ngày ngoài thời gian các em ở nhà được bố mẹ ông bà chăm sóc thương yêu, trường học chính là ngôi nhà nơi mà các em học tập vui chơi hàng ngày. Nơi đó còn được gọi một cách thân thương là “trường em”. Bài tập đọc hôm nay giúp các em thấy được ngôi trường còn là ngôi nhà thứ 2 của em.
- Giáo viên ghi bảng và hướng dẫn học sinh mở sách.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài (đúng, đủ số tiếng, đúng giọng đọc, ngữ điệu, diễn cảm, đảm bảo tốt độ phù hợp với nội dung bài). Trước khi đọc giáo viên lên có định hướng để học sinh có ý thức nghe cô đọc để bước đầu hình thành cách đọc đúng như: đọc to rõ ràng (phát âm đúng) ngắt giọng, nghỉ hơi.
Sau khi đọc mẫu xong tôi giảng giải để học sinh hiểu nội dung một số từ ngữ:
“Cô giáo” là người dạy giỗ và yêu thương các em ở trường.
“NgôI nhà thứ hai” trường học giống như một ngôi nhà vì ở đó có những bè bạn thân thiết như anh em có cô giáo gần gũi yêu thương em.
Khi các em đã hiểu được các từ ngữ đó tôi cho các em đọc câu. Tôi cho học sinh đọc tiếp nối mỗi em một câu. Trước khi đọc tôi quy định rõ đọc theo dãy ngang (hay dọc) bắt đầu từ em, tôi cũng rèn cho các em thói quen nghe các bạn đọc, phát hiện bạn nào đọc sai (ở mức độ: ngọng, thừa, thiếu tiếng) thì dừng lại nhận xét nhắc bạn sửa luôn, nếu là từ khó, lỗi đại trà thì giáo viên ghi lên bảng em vừa đọc sai, luyện đọc cho đúng đồng thời làm từ luyện đọc cho cả lớp sau khi các em đã nối tiếp đọc hết bài một lần. Tiếp đó tôi cho các em đọc nối tiếp câu một lần nữa để xem mức độ tiếp thu đọc, sửa lỗi của các em lần này bắt đầu từ em nối tiếp của lần trước hoặc quay thứ tự ngược lại của dãy trước đảm bảo em nào cũng được đọc và tránh tình trạng các em đọc vẹt.
Tôi tổ chức cho các em đọc đoạn tiếp lối. Lần này khi các em đọc nối tiếp mỗi em một đoạn đến hết bài xong thì tôi nhận xét, kết hợp đưa câu văn dài hoặc câu khó đính trên bảng từ “câu này đã viết sẵn vào giấy khổ to” để học sinh suy nghĩ nêu cách ngắt giọng của mình, giáo viên kết luận, đánh dấu gách chéo.
Ví dụ như câu:
“ở trường cô giáo như mẹ, có nhiều bạn thân thiết như anh em”
Học sinh nêu cách ngắt giọng của mình sau đó giáo viên kết luận và dùng dấu gạch chéo để gạch như sau:
ở trường /có cô giáo/hiền như mẹ, có nhiều bè bạn/ thân thiết như anh em/
Gọi một vài em đọc lại cho thật đúng
Cuối cùng giáo viên nêu cách đọc đúng toàn bài (ngắt giạng sau dấu phẩy và giữa các cụm từ). Nghỉ hơi sau dấu chấm câu: nghỉ hơi lâu hơn giữa các đoạn, còn với những bài thơ thì giáo viên nêu cách ngắt nhịp thơ.
- Luyện đọc đoạn trong nhóm: Tôi thường tổ chức cho các em đọc với nhóm đôI, các em quay hẳn lại nhau và thay nhau đọc bài để các em phát hiện và sửa cho nhau nếu đọc sai.
Sau khi các em đã đọc trong nhóm thì giáo viên kiểm tra và lần lượt từng em trong nhóm đọc bài, các cá nhân nhóm khác lại tiếp tục nhận xét, chỉ ra chỗ sai để bạn sửa – giáo viên động viên để các nhóm có ý thức rèn đọc tốt hơn. Tuỳ thuộc vào thời gian và bài để kiểm tra nhiều hay ít nhóm. Sau khi kiểm tra xong giáo viên cho: Cả lớp đọc đồng thanh ở toàn bài một lần.
Khi các em đã luyện đọc tốt rồi tôi cho học sinh tìm hiểu nội dung bài rồi mới luyện đọc lại.
Khi học sinh tìm hiểu nội dung bài để các em trả lời câu hỏi một cách dễ dàng, giáo viên yêu cầu các em đọc thầm và một em đọc to nội dung đoạn hoặc câu để trả lời câu hỏi, như vậy các em mới có ý thức tư duy, tìm cách trả lời.
- Luyện đọc lại cả bài - tôi cho học sinh thi đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức.
Đối với những em đọc chậm tôi gọi từng em lên bảng, yêu cầu các em nhẩm đọc từng tiếng sau đó đọc cả câu. Sau nhiều lần như thế các em đã tiến bộ dần lên.
Iv/ hiệu quả do sáng kiến đem lại
Qua những việc đã làm tôi đã thu được kết quả đáng kể. Cả 30 học sinh đều đọc thông, viết thạo, không có học sinh nào đọc “vẹt”.
Tôi nhận thấy để giúp các em học sinh lớp 1 đọc tốt, viết tốt người giáo viên phải nhiệt tình chăm chỉ hướng dẫn tỉ mỉ đến từng học sinh, luôn động viên khen thưởng kịp thời để các em phấn khởi tự tin khi học bài.
Ngoài sự nhiệt tình ra người giáo viên cần linh hoạt sử dụng các phương pháp sao cho phù hợp với điều kiện, phương tiện và nhất là đối tượng học sinh của mình. Làm sao dưới sự gợi mở dẫn dắt của giáo viên, học sinh tích cực suy nghĩ trao đổi để tự tìm ra được cách đọc đúng (với em khá giỏi có thể bước đầu đọc diễn cảm) từ đó các em say mê học tập và học tập thoải mái, có hiệu quả.
Kết quả khảo sát cụ thể như sau:
Số học sinh
Xếp loại đọc
Phát âm đúng
Phát âm còn sai
Phát âm ngọng
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
45
40
88,9%
2
4.4%
3
6.7%
Những nhược điểm học sinh còn mắc phải khi tập đọc
các tồn tại
Số học sinh mắc lỗi
Tỷ lệ %
Chưa có ý thức luyện đọc
0
Đọc theo bạn
5
11.1%
Đọc vẹt
0
0
Cuối năm học cả lớp tôi 45 học sinh đều đọc tốt và các em còn biết đọc diễn cảm một số bài văn, bài thơ.
Không có em nào là không biết đọc hoặc đọc “vẹt”
Kết quả đạt được:
Các em đọc trơn nhanh
 Một số em đã biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ
Một số em còn đọc chậm nhiều tiếng còn phải đánh vần
Không có em nào không đọc được hoặc đọc “vẹt”
Sau đây là bảng so sánh đối chiếu:
Thời gian
Số học sinh 
Xếp loại đọc
Phát âm đúng
Phát âm còn sai
đọc ngọng
Số lượng
%
Số lượng
%
%
Số lượng
Tuần 2
45
20
44,4%
15
33,3%
10
22,3%
Tuần 10
 45
25
55,6%
12
26,6%
8
17,8%
Tuần 30
 40
40
 88,9%
2
4,4%
3
6,7%
V. Đề xuất, kiến nghị.
 + Đối với các cấp lãnh đạo :
 Thường xuyên mở những hội thảo, chuyên đề về phương giảng dạy cũng như về nội dung chương trình để giáo viên có điều kiện tham gia học hỏi. Nội dung những chuyên đề nên chi tiết, chia nhỏ cụ thể, không mang tính chất chung chung khái quát .
+ Đối với giáo viên :
 Đầu năm học 2011- 2012 số học sinh không biết đọc còn nhiều nhưng đến 8 tuần kì I thì không còn em nào không biết đọc và đến hết học học kì I thì không còn em nào không đạt nữa. Điểm thi của lớp tôi đạt loại khá trở lên. Nhờ có kĩ năng rèn đọc mà qua các lần kiểm tra, lớp tôi đều đạt loại tốt. Các em học sinh ngoan ngoãn , sạch sẽ, đọc phát âm rất chuẩn.
- Tôi mong rằng việc rèn đọc cho học sinh không chỉ riêng của ngành giáo dục mà của toàn xã hội. Để có nhiều học sinhđọc diễn cảm tốt, có những phẩm chất đạo đức tốt như: cần cù, cẩn thận, có tinh thần kỉ luật góp phần xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa như Bác Hồ hằng mong muốn.
Qua thời gian kiên trì tìm tòi các biện pháp, tôi đã rút ra được các bài học kinh nghiệm sau:
- Để việc rèn đọc có hiệu quả, người giáo viên cần cần xác định rõ vị trí tầm quan trọng của việc luyện đọc, nắm được yêu cầu cơ bản của khối lớp mình phụ trách. Xác định rõ những lỗi sai mà học sinh dễ mắc phải trong quá trình rèn đọc. Giáo viên cần có kế hoạch thật cụ thể để khắc phục những lỗi sai của học sinh. Dạy học sinh rèn đọc phải dày công, tỉ mỉ, kiên trì, không được nôn nóng. Khi gặp những học sinh đọc chậm, chưa đúng giáo viên phải gần gũi giúp đỡ chỉ bảo tận tình chỉ ra những chỗ sai để học sinh tiếp thu một cách thoải mái, hiệu quả. Dạy tập đọc không dừng ở phân môn Tập đọc, Chính tả mà phải quan tâm rèn đọc ở tất cả các môn học.
- Giáo viên phải có tâm huyết với nghề nghiệp, thương yêu học sinh như con đẻ của mình.
- Giáo viên thực sự là người thầy mẫu mực là tấm gương sáng về mọi mặt (nói chuẩn, viết chuẩn, đọc chuẩn) để học sinh học tập.
- Giáo dục học sinh có lòng say mê, bất cứ việc gì nếu có lòng say mê thì kết quả sẽ tốt hơn. Với học sinh Tiểu học giáo viên cần hình thành ở học sinh hứng thú trong học tập, giáo viên cần tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện mình, cần khen ngợi kịp thời với những tiến bộ dù còn rất nhỏ ở trẻ.
- Ngoài ra giáo viên còn biết dùng lực lượng học sinh làm người thầy thứ hai để giúp giáo viên kèm cặp những học sinh chậm tiến.
 - Phải tổ chức thường xuyên các phong trào thi đua.Trong quá trình thực hiện phải có sự phối hợp ăn ý của nhà trường, tổ khối, giáo viên, phụ huynh. Có như vậy phong trào mới có hiệu quả cao.
Việc rèn luyện cho học sinh đọc đúng là cả một quá trình, không thể một sớm một chiều mà có được kết quả mĩ mãn như mong muốn. Tôi sẽ cố gắng tiếp tục tìm ra những biện pháp cụ thể thiết thực hơn cùng với những kinh nghiệm đã tích luỹ được để công tác rèn đọc trong đơn vị tôi đạt được kết quả cao hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong công tác rèn đọc cho học sinh lớp 1 của tôi. Rất mong được trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp, sự chỉ đạo của cấp trên để giúp tôi thực hiện thật tốt đề tài này trong những năm học tiếp theo.
Cuối cùng tôi xin kính chúc tất cả các đồng chí, đồng nghiệp có sức khoẻ tốt- thành đạt và hạnh phúc ./.
Giao Hương, ngày 30/3/2012
Người viết
 Nguyễn Thị Tính
 CƠ QUAN ĐƠI VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
	( Xác nhân, đánh giá, xếp loại )	
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
PH ềNG GI ÁO D ỤC - Đ ÀO T ẠO
	( Xác nhân, đánh giá, xếp loại )	
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docKINH NGHIEM TV LOP 1.doc