Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập làm văn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập làm văn

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

--------------------

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH

HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN

---------------&-------------

PHẦN MỞ ĐẦU

I/ BỐI CẢNH :

 - Trong xu thế hiện nay, phương pháp dạy học đang chuyển biến từ phương pháp dạy học tập trung vào vai trò của người giáo viên sang phương pháp dạy học trung chung vào vai trò của người học sinh. Từ hình thức dạy học thông báo đồng loạt sang hình thức dạy học bằng việc tổ chức các hoạt động của học sinh , nhằm phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh.

 - Có thể khẳng định rằng phương pháp dạy học mới nhằm phát huy khả năng vốn sống của học sinh ở mức độ tốt hơn, ở đó các em không bị “áp đặt“ phải tiếp thu , mà các em được chủ động chiếm lĩnh hội tri thức dưới sự hướng dẫn tổ chức giúp đỡ của giáo viên . Có như thế học sinh mới có hứng thú học tập , khả năng nhận thức chủ động hơn , tích cực hơn trong học tập thì điều đó phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chuyên môn của người giáo viên .

 - Làm thế nào để học sinh có hứng thú, có nhu cầu hận thức và chủ động tích cực học tập thì điều đó phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và trình độ chuyên môn của giáo viên. Giáo viên giỏi là người có chuyên môn, có năng lực điều hành các hoạt động cho học sinh.biết khơi vậy cho các em lòng ham hiểu biết, biết tạo cho học sinh động cơ học tập đúng đắn .

 - Tạo cho các em hứng thú học tập. Các em có hứng thú thì tham gia hoạt động mới sôi nổi, hào hứng và tích cực . Như vậy có thể nói , hứng thú học tập là một yếu tố rất quan trọng giúp cho việc học tập của học sinh mang lại hiệu quả cao, tránh được sự căng thẳng và nhàm chán .

 

doc 13 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
--------------------
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH
HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN
---------------&-------------
PHẦN MỞ ĐẦU
I/ BỐI CẢNH :
 - Trong xu thế hiện nay, phương pháp dạy học đang chuyển biến từ phương pháp dạy học tập trung vào vai trò của người giáo viên sang phương pháp dạy học trung chung vào vai trò của người học sinh. Từ hình thức dạy học thông báo đồng loạt sang hình thức dạy học bằng việc tổ chức các hoạt động của học sinh , nhằm phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh.
 - Có thể khẳng định rằng phương pháp dạy học mới nhằm phát huy khả năng vốn sống của học sinh ở mức độ tốt hơn, ở đó các em không bị “áp đặt“ phải tiếp thu , mà các em được chủ động chiếm lĩnh hội tri thức dưới sự hướng dẫn tổ chức giúp đỡ của giáo viên . Có như thế học sinh mới có hứng thú học tập , khả năng nhận thức chủ động hơn , tích cực hơn trong học tập thì điều đó phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chuyên môn của người giáo viên .
 - Làm thế nào để học sinh có hứng thú, có nhu cầu hận thức và chủ động tích cực học tập thì điều đó phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và trình độ chuyên môn của giáo viên. Giáo viên giỏi là người có chuyên môn, có năng lực điều hành các hoạt động cho học sinh.biết khơi vậy cho các em lòng ham hiểu biết, biết tạo cho học sinh động cơ học tập đúng đắn .
 - Tạo cho các em hứng thú học tập. Các em có hứng thú thì tham gia hoạt động mới sôi nổi, hào hứng và tích cực . Như vậy có thể nói , hứng thú học tập là một yếu tố rất quan trọng giúp cho việc học tập của học sinh mang lại hiệu quả cao, tránh được sự căng thẳng và nhàm chán .
II/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
 - Ở tiểu học, môn Tiếng việt có vai trò nền tảng cho học sinh rèn luyện trao đổi, phát huy vốn ngôn ngữ mẹ đẻ . Chính vì vậy, mà các em đọc viết thành thạo thì việc hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ vào việc luyện viết câu văn liền lạc là yêu cầu rất quan trọng trong dạy môn tập làm văn cho học sinh lớp 2 .
 - Từ nhiều năm công tác giảng dạy, tôi nhận thấy rằng trong dạy học môn Tiếng việt thông qua các hoạt động như ; ( nghe, nói, đọc, viết ) được thể hiện một cách thường xuyên ,trong đó phân môn tập làm văn cũng có vai trò quan trọng trong môn Tiếng việt . Nhìn vào tổng thể của chương trình. Riêng môn Tiếng việt lớp 2 cũng được chia ra làm nhiều phân môn . Tập đọc, chính tả , kể chuyện , luyện từ và câu, tập làm văn . Làm thế nào để học sinh có hứng thú , có nhu cầu nhận thức và chủ động, tích cực học tập thì điều đó giúp học sinh học tập tốt hơn.
 - Học sinh tiểu học vốn ngôn ngữ còn khá hạn chế, nhưng trong cách nói năng giao tiếp với bạn bè , thầy cô có thể lại tương đối tốt . Nhưng khi gặp một vấn đề nào đó trong việc phải có những từ ngữ, hình ảnh mới một chúc về một chủ đề đang tìm hiểu để diễn đạt các em sẽ lúng túng ngay.
 - Muốn viết được đoạn văn, bài văn đúng chủ đề, hay, có sáng tạokhông có cách nào khác là học sinh phải vận động tìm tòi, tích lũy, suy nghĩ , qua các hoạt động học tập của mình để hoàn thành các bài tập đó.
 - Muốn viết câu đúng, dùng từ chính xác và làm được đoạn văn, bài văn đúng theo yêu cầu đặt ra việc đầu tiên là học sinh phải có vốn từ ngữ trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày. Vẫn đến các hoạt động khác của em, tiếp đến là vốn từ ngữ mới, từ ngữ học trong sách vở mà giáo viên đã hướng dẫn các em qua hoạt động học tập .
III/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
 - Trong chương trình giảng dạy phân môn tập làm văn lớp 2.
 - Tất cả các dạng bài tập làm văn lớp 2.
IV/ ĐIỂM MỚI TRONG NGHIÊN CỨU:
 - Hiện nay,việc cung cấp vốn từ cho học sinh không còn theo dạng bài học theo chương trình cũ mà mỗi bài học là những bài tập thực hành không những giúp các em mở rộng vốn từ mới, các thành ngữ, tục ngữ đã cho theo từng chủ đề mà các em đang học . Đây chính là cơ hội tạo cho các em tìm tòi, học hỏi,tích lũy,hiểu rộng hơn vốn từ của mình.
 - Trong chương trình giảng dạy phân môn tập làm văn lớp 2 .Tôi nhận thấy rằng trước đây khi dạy phân môn tập làm văn , giáo viên ít quan tâm đến việc viết câu ,làm văn, viết một văn bản thì việc dùng các dấu câu là rất quan trọng .
 - Thực tế cho thấy khả năng sử dụng từ ngữ, viết câu, làm văn của học sinh không điều nhau. Tập làm văn hiện nay trong chương trình học lớp 2 gồm có; Viết văn bản tự thuật, viết danh sách học sinh, tra mục lục sách, viết thời khóa biểu, viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu theo gợi ý 
PHẦN NỘI DUNG
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 - Từ những vấn đề thực tế trong dạy học, tôi thấy rằng cần có những định hướng , giải phướng giúp học sinh thực hiện tốt những vấn đề trên.
 - Thực tế nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy, để tăng cường hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em chủ động tham gia tích cực các hoạt động học tập , người giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau :
 + Cần phải biết tạo ra không khí học tập thoải mái, tự nhiên, tránh gây căng thẳng. Giáo viên phải tôn trọng nhân cách học sinh. Biết trân trọng những phát hiện của các em dù là nhỏ nhất để hình thành ở các em niềm tinh vào bản thân.
 + Cần luôn tạo ra sự mới mẻ, biết dưa học sinh tới những bất ngờ thú vị.Bằng ngôn ngữ hình ảnh, kinh nghiệm, và các phương tiện dạy học thu hút được sự chú ý của học sinh.
 + Cần khai thác triệt để vốn sống , vốn hiểu biết của học sinh, kích thích sự tò mò, lòng ham hiểu biết, ham hoạt động của các em. Biết tổ chức hoạt động học tập của học sinh một cách nhịp nhàng, sáng tạo và hiệu quả
 - Để học sinh có một kiến thức hiểu biết về ngôn ngữ tiếng việt, việc đầu tiên là các em phải nghe , viết, đọc, nói, thành thạo và việc viết đúng chính tả là rất quan trọng . Trên cơ sở đó các em dễ dàng tiếp thu kiến thức về vốn từ . nghĩa của từ mới viết được bài văn hoàn chỉnh .
 - Vì vậy, khi dạy môn tập làm văn yêu cầu học sinh phải đọc được ,viết được, nắm được yêu cầu bài tập cần làm gì , để dựa vào nội dung bài, các bài đã học trong tuần để làm được bài tập đó. Cho nên khi dạy môn tập làm văn phải hướng dẫn học sinh thật kĩ dạng bài tập , nội dung yêu cầu bài tập,làm bài tập. Do đó người giáo viên cần có những phương pháp linh hoạt, có những kinh nghiệm và giải pháp hay để dẫn dắt học sinh học tốt hơn. 
 - Chính vì vậy, giáo viên chúng ta cần nghiên cứu kỹ trong bài soạn , nhầm phát huy được tính sáng tạo của học sinh , ham mê học , học tập tích cực hơn ( chơi mà học, học mà chơi )vận dụng nhiều phương pháp để học sinh học nhẹ nhàng hơn ( tránh áp đặt cho học sinh) để các em học tập tích cực hơn và đạt hiệu quả cao hơn .
II/ THỰC TRẠNG:
 - Như đã nói ở trên việc mở rộng vốn từ cho học sinh tương đối khó bởi vì khả năng ngôn ngữ của các em còn hạn chế. Tuy nhiên cần có những hình thức tổ chức hoạt động học tập phù hợp cũng giải quyết được vấn đề này. Một số chủ đề bài văn có phần các em chưa hiểu, giáo viên định hướng về các chủ đề để học sinh dễ tiếp thu và làm được , viết được bài văn theo chủ dđã cho .
 - Đối với phân môn tập làm văn giáo viên cần phải thường xuyên uốn nắn và luyện tập cho học sinh mỗi ngày, gợi mở cho các em tìm tòi suy nghĩ để có cái mới hơn, qua hoạt động nhóm. Tập cho các em tìm từ , đặt câu mới , rèn luyện cho sinh một số kiến thức cơ bản về viết câu như : Các bài tập viết theo mẫu Ở phân môn tập làm văn lớp 2 gồm ; Viết bản tự thuật , danh sách học sinh, tra và nghi mục lục sách, viết nhắn tin, viết bưu thiếp  Những kĩ năng này được lồng nghép trong những tình huống cụ thể , thiết thực để học sinh rèn luyện kĩ năng viết các bài văn thông thường một cách tự nhiên , chân thực tạo hứng thú học tập ở các em. Đồng thời các kĩ năng này được luyện tập cho học sinh từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
 - Qua nội dung bài bài học, tranh ảnh các con vật hay đồ vật  của từng bài tập Những câu gợi mở để dẫn dắt các em qua thảo luận nhóm gây hứng thú học tập hơn, sôi động hơn, hiệu quả tiết học đạt cao hơn .
 - Từ những thực trạng và nguyên nhân nêu trên, trong quá trình giảng dạy phân môn tập làm văn . Tôi nhận thấy trước đây theo phưong pháp cũ , khi dạy môn tập làm văn giáo viên thường giới thiệu bài học sau đó hướng dẫn học sinh lần lượt giải quyết các bài tập ( phương pháp dạy học tập trung ) người giáo viên làm trung tâm, học sinh ít hoạt động nên không gây được hứng thú cho các em, dẫn đến thụ động trong giờ học. Từ khi đổi mới phương pháp dạy học thì tính hệ thống trong sự hoà nhập vào tiết học và vừa sức đối với học sinh đảm bảo tính sư phạm , nâng cao dần các kiến thức của các em lên rõ rệt hơn trong học tập .
III/ CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ :
 1/ xây dựng nề nếp cơ bản đầu năm:
 - Ngay từ đầu năm học , người giáo viên phải chú trọng đến việc hoạt động sinh hoạt của học sinh . Từ đó giáo viên có kế hoạch uốn nắn kịp thời và thường giáo dục cho học sinh, trong bất kỳ trường hợp nào , tiết học nào , cần khen gợi các em , khuyến khích các em biết tự học hỏi , biết thi đua , biết tích cực hoạt động nhóm , biết nhận xét kết quả của bạn , biết bổ sung thêm cho hoàn chỉnh 
 2/ Rèn cho học sinh làm quen với cách nói :
 - Để học sinh có một kiến thức về ngôn ngữ tiếng việt , việc đầu tiên là các em nghe, nói , hiểu tương đối tốt và viết đúng chính tả .Trên các cơ sở đó các em sẽ tiếp thu dễ dàng kiến thức về vốn từ, nghĩa của từ .giáo viên uốn nắn thường xuyên về lời nói trong các tiết học . Rèn luyện cho các em tập nhận xét , tập phát biểu xây xậy bài học , nói về nội dung tranh ( vd : qua quan sát tranh kể lại câu chuyện theo tranh , qua câu hỏi bài tập , qua câu hỏi gợi ý) tập cho sinh nhận xét lời nói của bạn, nhận xét về nội dung bài tập, tập nhìn tranh kể đúng nộ dung tranh qua từng bài học
 - Vì thế ngay từ đầu giáo viên không rèn luyện cho học sinh thì khó mà học tốt được môn tập làm văn . Bởi vì các em chưa hiểu được nội dung kiến thức bài học, lời nói không trôi trải , viết câu không đầy đủ ý , cho nên người giáo viên rèn phải rèn luyện học sinh thường xuyên qua từng tiết dạy, để giúp các em có nền tản vững chắc trong giờ học mới đạt hiệu quả cao hơn.
 3/ Rèn cho học sinh cách quan sát tranh : 
 - Trong những tiết dạy tập làm văn thường có tranh ( có bài không có tranh ) tranh thường vẽ theo nội dung kể lại câu chuyện , nhắc lại lời nhân vật trong tranh, Sắp xếp lại thứ tự các tranh , dựa vào tranh trả ... ạng như qua các bài tập làm văn nói lời cảm ơn – xin lỗi ; Kể về gia đình ; kể về anh chị em ; kể về thầy cô cũ của em  Qua đó giáo dục các em yêu quý ông bà, kính trọng thầy cô . Từ đó các em hiếu thảo với ông ,bà , cha, mẹ và biết ơn thầy giáo, cô giáo.
 - Vì thế giáo viên cần phải tổ chức và đa dạng các hình thức học tập, xây dựng cho các em có thói quen tự học, tự tìm tòi cái mới trong việc học tập. Học cái hay cái sang tạo , điều chỉnh sang tạo những lỗi đã mắc.
5/Hình thành nguyên tắt cơ bản để học sinh nắm và vận dụng :
 - Do học sinh không nắm được cách học , nên thường hay lưỡng lự không hiểu được bài dẫn đến lúng túng không làm được bài tập,nên hay bị nhàm chán .
 - Giáo viên cần hướng dẫn cho các em kỹ từng bài tập để các em nắm bắt được nội dung bài từ đó mới học tốt hơn.
 - Khi viết câu phải rõ ràng , mạch lạc, phù hợp với bài.
 - biết nhận xét lời bạn , đúng sai, biết bổ sung lời bạn.
 - Tập hoạt động nhóm thường xuyên, giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm.
 - Để học sinh có một kiến thức hiểu về ngôn ngữ tiếng việt, việc đầu tiên các em nghe, nói, hiểu tương đối tốt và viết đúng chính tả. Trên cơ sở đó các em sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức mới.
 - Đối với việc học và thực hành làm tập làm văn thì học sinh còn nhiều hạn chế ( Câu chưa đủ ý , hoặc viết lộn xộn không có đầu, không có đuôi ) giáo viên gợi mở cho các em tìm tòi , suy nghĩ  để có cái mới hơn thông qua hoạt động nhóm học tập , hoạt động giao tiếp trong và ngoài lớp .
6/Tác động đến phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm :
 - Ngay từ cuộc họp phụ huynh đầu năm, giáo viên chủ nhiệm đã thônh qua việc học tập của từng học sinh , để nêu ra những thuận lợi và khó khăn của lớp. Thảo luận bàn bạc với phụ huynh để đưa ra những biện pháp khắc phục để các em học tập tốt hơn.
 - Giáo viên và phụ huynh phải thường xuyên quan tâm nhắc nhỡ các em học tập và rèn luyện . Kiểm tra học sinh ở lớp và ở nhà , hàng tháng gởi sổ liên lạc về gia đình để phụ huynh kiểm tra việc học của các em để hổ trợ thêm cùng giáo viên chủ nhiệm 
 V/ HIỆU QUẢ :
 -Từ vốn kiến thức ban đầu của học sinh , để học tập rèn luyện của học sinh còn hạn chế giáo viên phải chỉ dẫn từng bước để học sinh thể hiện được từng loại bài tập. bài tập làm miệng , bài tập làm viết, hoạt động cá nhân, hoạt động nhómTừ đó giúp các em học tốt được môn tập làm văn .
 - Để làm được những việc nêu trên, giáo viên cần có sự phối hợp giữa rèn luyện cho học sinh vốn ngôn ngữ qua từng bài học. Tạo cho học sinh các thói quen quan sát, đánh giá nhìn nhận một sự việc , một vấn đề nào đó và thể hiện điều đó bằng vốn từ ngữ , ngôn ngữ của mình.( tránh việc sử dụng từ không đúng lúc, không đúng chỗ, nói năng cộc lốc , thiếu đầu, thiếu đuôi ) Giáo viên điều chỉnh kịp thời những lỗi về việc dùng từ hay viết thành một câu .
 -Trong năm học này, tôi đã vận dụng kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy để thực hiện cho lớp mình. Bản thân tôi tự rèn luyện phương pháp dạy học tích cực ( Vì đây là phương pháp dạy học mới ) để dẫn dắt rèn luyện cho cả lớp , đồng thời rèn luyện cho học sinh yếu có chiều hướng học tập tốt môn tập làm văn .
 - Từ việc hướng dẫn học sinh làm các bài tập ( bài tập miệng, bài tập viết) giáo viên yêu cầu học sinh nội dung bài tập để định hướng làm bài. Động viên khuyến khích những học sinh tự giác học tập nhất là các em chậm tiến bộ.
 - Nhưng trãi qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh chưa tiến bộ tôt trong phân môn tập làm văn. Nhưng giáo viên phải cần thể hiện tốt phương pháp dạy học theo hướng tích cực , nghiên cứu kĩ khi soạn bài cho từng đối tượng học sinh ( khá , giỏi, trung bình, yếu ) để trang bị cho mình một cách truyền đạt kiến thức mới hướng dẫn học sinh trong tiết dạy đạt được hiệu quả tốt hơn .
 - Nhờ sự tổ chức đa dạng các hình thức học tập , xây dựng cho các em có thói tự học, tự tìm tòi cái mới trong việc học . Nâng cao việc hợp tác trong học tập để các em đánh giá lẫn nhau trong quá trình làm bài . Học cái hay , cái sáng tạo, điều chỉnh sửa chữa những lỗi mắc phải .
 - Do có sự chuẩn bị và hình thành thói quen rèn luyện cho các em thường xuyên nên các em có kết quả chuyển biến tốt. Trong lớp có nhiều học sinh làm bài tập rất tốt,từ bài tập làm miệng đến bài tập làm viết cả lớp điều làm được. Chính vì vậy mà kết quả học sinh đạt được khá tốt ( năm học 2009 – 2010 học sinh khá giỏi chiếm tỉ lệ trên 50 % trở lên . Năm học 2010 – 2011 học sinh khá giỏi chiếm tỉ lệ trên 60 % trở lên . năm học 2011- 2012 học sinh khác giỏi chiếm tỉ lệ 70 % trở lên ) Không có học sinh nào mà không học được trong phân môn này.
 - Tôi cảm thấy bản thân phấn khởi trong công việc giảng dạy của mình , đồng thời không ngừng học hỏi những khinh nghiệm giảng dạy đồng nghiệp. Qua sinh hoạt chuyên môn , nghiên cứu tài liệu để tìm những phương pháp thích hợp hướng dẫn học sinh học tập . Nhờ sự học tập tích cực của học sinh qua việc trao đổi nhóm, tự học ở nhà, học hỏi ở bạn bè mà các em học tiến bộ.
 - Qua quá trình dẫn dắt của giáo viên , từ cách học, cách tìm từ , cách đặt câu từ đó các em mạnh dạng phát biểu , mạnh dạng nhận xét xây dựng bài học giúp các em hoàn thành tốt các bài tập.
 - Giảng dạy môn tập làm văn hình thành cho các em có thói quen vận dụng vào cuộc sống giao tiếp với mọi người .Có thói quen nói, đọc , viết hoàn chỉnh câu hơn , giúp các em học tốt các phân môn còn lại theo chương trình tiểu học .
PHẦN KẾT LUẬN
I/ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
 - Trong phân môn tập làm văn lớp hai nói riêng và cấp tiểu học nói chung, rất quan trọng việc hình thành và phát triển kĩ năng cơ bản của học sinh . Gốp phần giúp các em học tập và giao tiếp trong cuộc sống . Từ đó các em yêu thích môn học, yêu thích thiên nhiên, yêu quí cha mẹ , yêu mến ông bà  Chính vì vậy mà các em có thói quen hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, biết bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh, bảo vệ loài vật có ích .
 - Khi dạy môn tập làm văn, cũng tự mình nghiên cứu học hỏi và rèn luyện cho bản thân. Ngoài ra còn học hỏi cùng đồng nghiệp trong sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu về phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Linh hoạt trong các tiết dạy nhằm giúp các em học tập có hiệu quả hơn .
 - Thường xuyên quan tâm đến học sinh đặt biệt là học sinh yếu,tác động giúp đỡ kịp thời đến các em để các em ham mê học tập. Động viên khuyến khích các em tự rèn luyện cho mình để học tập tốt hơn .
 - Phải kết hợp chặt chẽ với gia đình , nhà trường, thường xuyên . Giáo viên khuyến khích và động viên các em tự hình thành cho mình có thói quen tích cực học tập . Qua đó các em hiểu được khắc phục những cái lười, tự sửa chữa sai sót của mình thành thói quen có tính cẩn thận hơn, tích cực hơn .
II/ Ý NGHĨA :
 - Từ các yêu cầu và các yếu tố đã nêu trên , qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy ở cùng một khối lớp 2 đã có phát quy tác dụng . Nhiều em học khá tốt trong phân môn tập làm văn, làm cho bản thân tôi cảm thấy phấn khởi trong việc dạy và học.
 - Tuy nhiên trên thực tế ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn việc áp dụng các phương pháp dạy học trong phân môn tập làm văn. Giáo viên cần linh hoạt khi soạn bài , không nên áp dụng khuôn mẫu mà phải tuỳ theo thực tế của từng vùng, của lớp mình để giảng dạy cho phù hợp.Giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp, để hướng dẫn các em học tập tích cực thì sẽ giúp các em học tốt môn học này .
 - Giáo viên cần tham khảo trước nội dung bài dạy, vận dụng các hình thức dạy học phù hợp sẽ nâng cao khả năng học tập của học sinh.
 - Việc đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp sẽ là diều rất quan trọng tiến trình dạy học của thầy và trò . Chính những vấn đề mà người thầy cần phải linh hoạt trong quá trình tổ chức hoạt động dạy- học giúp các em tiếp thu tốt việc học tiếng việt của mình .
 - Không những hướng dẫn cho học sinh học tập, mà giáo viên cũng vận dụng nghệ thuật, kĩ năng sư phạm , vừa giáo dục cho học sinh vừa hình thành kĩ năng, thói quen học tập . Học sinh phải tự rèn luyện cho mình qua các bài tập ở lớp, ở nhà, từ đó khắc phục được những nguyên nhân còn hạn chế như ; Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về người thân, kể về gia đình, kể về anh chị em, kể ngắn về con vật  qua đố các em yêu thích phân môn này giúp các em học ngày càng tiến bộ .
III/ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG :
 - Để làm được vấn đề trên giáo viên cần có sự phối hợp giữa rèn luyện cho học sinh vốn ngôn ngữ qua từng bài học.Tạo cho học sinh các thói quen quan sát,đánh giá và nhìn nhận sự việc, một vấn đề nào đó thể hiện bằng ngôn ngữ của mình .
 - Tổ chức đa dạng các hình thức học tập,xây dựng cho các em có thói quen tự học, tự tìm tòi cái mới trong học môn tiếng việt. Nâng cao việc hợp tác trong học tập để các em đánh giá lẫn nhau trong quá trình làm văn, học cái hay cái sang tạo, điều chỉnh cái mắc phải.
 - Hướng tới đây, tiếp tục nghiên cứu bổ sung vào sang kiến này như : Giáo viên biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học . Biết tạo môi trường thân thiện với các em , gần gũi các em, khuyến khích các em chăm chỉ học tập  Từ đó các em có cơ hội bộc lộ hết khả năng của mình . Giúp các em mạnh dạng trình bày quan điểm ý kiến trước tập thể , biết tự học hỏi lẫn nhau trong quá trình thảo luận .
 - Giúp học sinh tích lũy một số vốn từ ngữ,kiến thức sử dụng vào các bài tập thực hành cũng như hoạt hoạt giao tiếp trong cuộc sống đòi hỏi các em học tập không ngừng .
 - Việc đổi mới các phương pháp dạy học sao cho phù hợp sẽ là điều rất quan trọng trong tiến trình dạy học của thầy và trò . Chính những vấn đề mà người thầy cần phải linh hoạt trong quá trình tổ chức dạy học cũng tạo ra một không gian mở trong hoạt động dạy- học giúp các em tiếp thu tốt việc học môn tập làm văn của mình.
 Vĩnh Xương , ngày 19 tháng 02 năm 2010
 Người viết
 MAI VĂN THUẬN
Mục lục
SÁNG KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT
PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP 2
PHẦN MỞ ĐẦU :
 I. Bối cảnh .. 1
 II. Lý do chọn đề tài . 1
 III. Phạm vi nghiên cứu .. ..2
 IV. Điểm mới trong nhiên cứu ..2
PHẦN NỘI DUNG :
 I. Cơ sở lý luận  2
 II. Thực trạng... ... 3
 III. Các biện pháp cụ thể.. ... ..3
 IV. Hiệu quả  ... . 8
PHẦN KẾT LUẬN
 I. Những bài học kinh nghiệm ..9
 II. Ý nghĩa.... . .. 10
 III. Khả năng ứng dụng triển khai ..10

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 22.doc