Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 - Phan Thị Kim Yến

Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 - Phan Thị Kim Yến

Rèn chữ viết cho học sinh lớp 2

 I. Đặt vấn đề:

- Trẻ em đến trường là để được học đọc, học viết. Nếu phân môn tập đọc học vần giúp trẻ biết đọc thông thì phân môn tập viết sẽ giúp trẻ viết thạo. Trẻ đọc thông, viết thạo phải ngày một, ngày hai mà có được. Mà đó là kết quả của một quá sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn. Kết quả việc rèn chữ viết cho học sinh không trình dày công khổ luyện của cả thầy và trò, dưới sự dìu dắt, chăm sóc tận tình của các thầy giáo, cô giáo

Chúng ta đang ở trong một thời đại mới, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thời đại thông tin bùng nổ, mọi người thường ngồi với chiếc máy vi tính của mình để soạn thảo một văn bản thay vì cầm bút viết trên giấy. Việc rèn chữ viết của mọi người bị chìm vào quên lãng. Ở trong trường tiểu học cũng vậy, trong những năm học gần đây, học sinh viết chữ xấu là một tình trạng đáng báo động. Hiện nay học sinh lựa chọn đủ các loại bút để viết, đặc biệt là học sinh rất yêu thích với chiếc bút kim của mình hơn là những loại bút chấm mực như ngày xưa. Mặt khác, chữ viết của khá nhiều giáo viên chưa đúng quy định cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn chữ viết của học sinh

doc 20 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 820Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 - Phan Thị Kim Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 2 
Ngày tạo: 08/05/2012   Lượt xem: 2516 
 Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn chữ viết cho học sinh lớp 2
Người soạn: Phan Thị Kim Yến
 Sáng kiến kinh nghiệm 
Rèn chữ viết cho học sinh lớp 2
           I. Đặt vấn đề:
- Trẻ em đến trường là để được học đọc, học viết. Nếu phân môn tập đọc  học vần giúp trẻ biết đọc thông thì phân môn tập viết sẽ giúp trẻ viết thạo. Trẻ đọc thông, viết thạo phải ngày một, ngày hai mà có được. Mà đó là kết quả của một quá sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn. Kết quả việc rèn chữ viết cho học sinh không trình dày công khổ luyện của cả thầy và trò, dưới sự dìu dắt, chăm sóc tận tình của các thầy giáo, cô giáo
Chúng ta đang ở trong một thời đại mới, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thời đại thông tin bùng nổ, mọi người thường ngồi với chiếc máy vi tính của mình để soạn thảo một văn bản thay vì cầm bút viết trên giấy. Việc rèn chữ viết của mọi người bị chìm vào quên lãng. Ở trong trường tiểu học cũng vậy, trong những năm học gần đây, học sinh viết chữ xấu là một tình trạng đáng báo động. Hiện nay học sinh lựa chọn đủ các loại bút để viết, đặc biệt là học sinh rất yêu thích với chiếc bút kim của mình hơn là những loại bút chấm mực như ngày xưa. Mặt khác, chữ viết của khá nhiều giáo viên chưa đúng quy định cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn chữ viết của học sinh. Mỗi thầy, cô giáo được xem như là một tấm gương phản chiếu để học sinh soi rọi vào đó. Lứa tuổi của học sinh tiểu học là lứa tuổi hay “bắt chước”, giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế đó; đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh lớp 2. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài của mình”. 
Thật vậy, nhìn trang vở của học sinh với những dòng chữ đều tăm tắp, sạch sẽ thì cả cha mẹ và thầy cô đều dấy lên một niềm vui. Chúng ta như đặt niềm tin vào tương lai con trẻ. 
Việc rèn chữ viết cho học sinh còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ. Nhưng muốn viết thạo trẻ phải gắng công khổ luyện dưới sự dìu dắt tận tình của các thầy giáo, cô giáo. 
Trong trường tiểu học, việc dạy tập viết được phối hợp nhịp nhàng với dạy học vần, chính tả, tập làm văn, việc ghi bài vào vở các môn học, vở luyện viết chữ đẹp của học sinh. 
Dạy tập viết không chỉ truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết mà còn rèn kỹ thuật viết chữ. Trong các tiết tập viết, học sinh nắm bắt được các tri thức cơ bản về cấu tạo các chữ cái tiếng Việt được thể hiện trên bảng cài, bảng lớp, bảng con, trong vở tập viết và vở ghi bài các môn học khác Đồng thời, học sinh được giáo viên hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật viết từng nét chữ để hình thành nên một chữ cái rồi đến tiếng, từ, cụm từ và cả câu. 
Ở giai đoạn đầu, trọng tâm của việc dạy tập viết là dạy viết chữ cái và kết nối các chữ cái lại để ghi tiếng. 
Ở giai đoạn cuối, song song với việc rèn viết chữ hoa, học sinh còn được rèn viết văn bản, có thể là: nhìn một đoạn văn, đoạn thơ chép lại cho đúng (tập chép) hoặc nghe giáo viên đọc mẫu, học sinh viết bài vào vở (nghe viết) hoặc nhớ để viết lại (nhớ viết). 
       - Đầu năm vào nhận lớp 2C tôi cũng rất băn khoăn nhiều em viết chữ rất xấu . Viết chưa đúng mẫu nhất là các nét khuyết . Từ đó tôi mới nảy ra ý tưởng. Phải tìm một số biện pháp , một số việc làm để giúp cho các em hứng thú trong giờ học tập viết , trong các tiết học chính tả. Giáo viên phải tỉ mẫn hơn. Cho nên tôi đã có kế hoạch từ đầu năm , chọn ra các đối tượng để rèn . Cứ một tháng tôi kèm cho 3em . nếu 3 em đó viết chưa được , tháng kế tiếp tôi lại kèm tiếp . Cho đến lúc nào các em đó viết đúng .  
           II. Kế hoạch :
- Từ đầu năm học 2011- 2012 tôi đã đề ra một số kế hoạch cụ thể như sau: - Tháng 9 tôi kèm 3em 
    Em: Đoàn Thị Hiền, em  Nguyễn Thị Mỹ Linh, em  Võ Văn Tài
- Tháng 10 Em Tài chưa tiến bộ tôi lại kèm tiếp và thêm 2 em nữa
    Đó là em Nguyễn Khánh Vân , em Nguyễn Thị Phương 
Tháng 11 tôi kèm thêm em Nguyễn Hữu Xuyên , em Nguyễn Thị Thảo,em Võ Văn Tài.
Tháng 12 tôi kèm em Võ Văn Tài , em Nguyễn Thị Phương và em Lê Thị Thạnh 
Tháng 1và tháng 2 tôi  nhận thấy trong số 12 em đó có em Tài và em Vân, em Phương còn chậm Viết thường hay sai lỗi chính tả nên qua kì 2 tôi lại có hướng kèm tiếp cho những em đó .
Tháng 3 và tháng 4 tôi nhận thấy các em đó tiến bộ hẳn và tôi cứ tiếp tục nhắc nhở kềm cặp cho các em đó để chuẩn bị thi học kì 2 có kết quả tốt hơn .
          III. Những biện pháp thực hiện  
* Về tri thức: giáo viên cần dạy cho học sinh những khái niệm về dòng kẻ (đường kẻ) tương ứng với bao nhiêu ô li? Đặt bút ở đường kẻ nào? Dừng bút ở đường kẻ nào? Chữ cái đó có mấy nét? Tên gọi của các nét? Vị trí của dấu phụ, dấu thanh đặt ở đâu? Cách nối nét như thế nào? Từ đó hình thành cho học sinh những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mỹ của chữ viết. 
Ví dụ: Học sinh viết chữ O có hình dáng như hạt gạo, giáo viên cho học sinh xem chữ O mẫu rồi hỏi: Chữ O giống hình gì? - học sinh trả lời: Chữ O giống quả trứng gà, giống số 0 Từ đó, giáo viên cho học sinh so sánh và hướng dẫn học sinh viết đúng. 
* Về kỹ năng: Trước khi cho học sinh viết bài vào vở, giáo viên cần hướng dẫn học sinh về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở. 
   a/ Tư thế ngồi viết: Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tỳ ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 - 30cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái lề vở, bàn tay trái tỳ vào mép vở, giữ vở không xê dịch khi viết. Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn; khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển từ trái sang phải và từ phải sang trái dễ dàng. 
   b/ Cách cầm bút: Cầm bút bằng 3 ngón tay của bàn tay phải: ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa. Đầu ngón trỏ đặt trên thân bút, đầu ngón cái giữ bên trái thân bút; đầu ngón giữa tựa vào bên phải thân bút. Khi viết 3 ngón tay này giữ bút, điều khiển bút dịch chuyển. Ngoài ra cần sự phối hợp của cổ tay, cánh tay, khuỷu tay khi viết. 
Tiếp theo, giáo viên dạy cho học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, dạy cho học sinh kỹ năng viết các nét, cách lia bút và cách nối nét. Đồng thời giúp học sinh xác định được khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và tiến tới là viết đẹp, viết nhanh. 
Giáo viên viết mẫu: 
Việc viết mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên bảng lớp giúp học sinh nắm bắt được quy trình viết từng nét của từng chữ cái. Do vậy, giáo viên phải viết chậm, đúng theo quy tắc viết chữ vừa giảng giải, phân tích cho học sinh. Khi viết mẫu, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh nhìn thấy tay của giáo viên viết từng nét chữ. 
Khi viết, giáo viên vừa kết hợp giảng giải, phân tích: đưa bút như thế nào? Thứ tự các nét viết ra sao? Giáo viên cũng cần chú ý phân tích cả cách viết dấu phụ và dấu thanh. 
Hướng dẫn học sinh luyện tập viết: 
   a. Luyện viết trên không 
Việc học sinh luyện viết trên không là bước giúp học sinh rèn luyện đôi tay và rèn luyện quy trình viết các nét để học sinh khỏi ngỡ ngàng khi viết. Giáo viên cũng có thể cho học sinh tì đầu ngón tay trên mặt bàn để hình thành dần kỹ năng viết các nét cho đều đặn. Bước này có thể lặp lại từ 2 - 3 lần. 
   b. Luyện viết trên bảng con, bảng lớp 
- Giáo viên cho vài em luyện viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con chữ cái và cụm từ mà giáo viên yêu cầu hoặc giáo viên có thể chọn cho học sinh viết những chữ khó viết mà học sinh hay viết sai. 
- Khi nhận xét chữ viết của học sinh, giáo viên cần cho học sinh quan sát lại chữ mẫu; giáo viên gợi ý để học sinh tự nhận xét chữ viết của mình và của bạn, biết tự tham gia chữa lại những chỗ đã viết sai. 
- Giáo viên chữa lỗi sai chung bằng cách viết lại chữ đúng ngay bên cạnh chữ viết của học sinh, tránh viết đè lên chữ viết sai của học sinh. 
   c. Luyện viết bài vào vở 
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ gì? Từ gì? Câu gì? Cỡ chữ nào? Viết mấy dòng? 
- Trước khi cho học sinh viết bài; giáo viên nên hướng dẫn lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, nhắc nhở học sinh trước khi viết: đặt bút ngay điểm bắt đầu viết, viết chữ đúng nét, đúng độ cao của các nét, các chữ, khoảng cách giữa các chữ, các cụm từ. 
- Học sinh thực hành viết bài vào vở. Giáo viên theo đõi, uốn nắn cho một số em có chữ viết còn xấu. Có thể, giáo viên cầm tay hướng dẫn cho học sinh viết 1 đến 2 chữ đầu tiên. 
Chấm, chữa bài: 
- Giáo viên chấm điểm từ 5 - 7 bài tại lớp. Giáo viên kết hợp chấm điểm những học sinh có chữ viết xấu và những học sinh rèn viết chữ đẹp. Số bài viết của các học sinh còn lại, giáo viên thu về nhà chấm để kịp thời chữa cách viết của học sinh ở tiết sau. 
- Giáo viên chữa những lỗi học sinh sai phổ biến, hướng dẫn kỹ lại cách viết của chữ cái đó để học sinh khắc sâu cách viết một lần nữa. 
- Cho cả lớp xem bài viết đẹp. Kịp thời động viên, khích lệ những học sinh có chữ viết tiến bộ. Tuyên dương những học sinh có bài viết đẹp. 
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, cho học sinh thi đua giữa các nhóm, nhóm nào có nhiều bài viết đẹp, nhóm đó nhận được cờ thi đua. 
Hàng tháng, giáo viên chấm điểm vở sạch, chữ đẹp cho từng học sinh sơ kết thi đua. 
          IV. Kết quả : 
Do nắm được vai trò quan trọng của môn Tập viết nên những việc làm trên đã được tôi tiến hành một cách thường xuyên trong các giờ Tập viết.và chính tả. Nếu so với đầu năm, nhiều em còn viết ẩu, viết xấu, thậm chí còn lệch dòng kẻ, sai cỡ chữ thì chữ viết của học sinh lớp tôi tương đối đều, bài viết sạch đẹp: tốc độ viết của học sinh đã nhanh hơn, tỉ lệ viết đúng, viết đẹp của học sinh cũng nâng lên. tình trạng viết sai lỗi chính tả thì còn rất ít.
Kết quả xếp loại giữ vở sạch viết chữ đẹp của các tháng  như sau:
  Tháng 9 + 10
 Loại A:  12 em Tỉ lệ 45,6 %
 Loại B:  10 em  Tỉ lệ 38 %
          Loại C: 5 em Tỉ lệ 16,4%
  Tháng 11 + 12
           Loại A: 15 em Tỉ lệ  57 % 
 Loại B:  8 em  Tỉ lệ  30,4 %
           Loại C:  4 em  Tỉ lệ  12,6 ... ua những trang giáo án tham gia thi viết chữ đẹp ở các cấp cơ sở.  
Kết quả việc rèn chữ viết cho học sinh không phải ngày một, ngày hai mà có được. Mà đó là kết quả của một quá trình dày công khổ luyện của cả thầy và trò, dưới sự dìu dắt, chăm sóc tận tình của các thầy giáo, cô giáo.
   Đông Hà, ngày 26 tháng 04 năm 2012
                                                                                      Người viết
                                                                                       Phan Thị Kim Yến
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: LUYỆN VIẾT CHỮ LỚP 2 
Ngày tạo: 08/05/2012   Lượt xem: 1112 
 Sáng kiến kinh nghiệm: Luyện viết chữ lớp 2
Người soạn: Lê Hà Thúy Vy
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
          Rèn kĩ năng viết cho học sinh là một trong các mục tiêu chính của bậc tiểu học. Việc rèn kĩ năng viết cho học sinh giúp cho học sinh nắm chắc luật chính tả, học Tiếng Việt tốt hơn, rèn đôi bàn tay khéo léo, phát triển tư duy óc sáng tạo. Cố vấn Phạm Văn Đồng đã từng nói: “ Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy chữ viết đúng , viết cần thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như  đối với thầy và bạn đọc là vở của mình.” 
      Chính vì vậy những năm gần đây,phong trào Vở sạch chữ đẹp đã lan rộng và được các trường hưởng ứng tích cực, đưa ra các phương pháp giảng dạy tối ưu để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh do đó chữ viết của học sinh ngày càng được cải thiện. Song trong quá trình dạy học, thực tế ở lớp 2D, tôi thấy chữ viết của học sinh vẫn còn một số hạn chế, các em thường mắc những lỗi sau:
-   Viết chữ hoa chưa chuẩn.
-   Viết đúng đường nét, kích cỡ chữ  nhưng còn xấu, bị dính nét.( 10 em)
-    Đánh dấu tùy tiện ( 3 em)
-    Tốc độ viết còn chậm, nếu viết nhanh bị phá nét.(5 em)
-    Ít em viết được thanh đậm 
-    Độ thẳng, độ nghiêng của chữ không đều.
Là giáo viên chủ nhiệm lớp 2, tôi chọn đề tài “ Rèn viết đẹp cho học sinh lớp 2” nhằm hệ thống lại các biện pháp rèn chữ của mình để bạn bè đồng nghiệp tham khảo.
II. NỘI DUNG
         Mục đính chính của đề tài này  là giúp học sinh viết đúng đẹp, viết đúng  mẫu,  cao hơn là viết sáng tạo, có nét thanh đậm. Để đạt được mục đích này, tôi đã thực hiện một số vấn đề sau:
            Vào đầu năm học tôi cho học sinh viết một bài tập viết để thu, chấm, nghiên cứu những vấn đề còn tồn tại trong chữ viết của học sinh. Qua đó tôi thấy chữ viết của học sinh còn nhiều hạn chế một phần do sau một kì nghỉ hè dài các em không luyện chữ, một phần học sinh chưa thấy rõ chỗ viết chưa được của mình và cách chỉnh sửa như thế nào. Căn cứ vào kết quả khảo sát đó, tôi đã tiến hành các bước rèn như sau:
           Ngay từ đầu năm  học, tôi đã dành một lượng thời gian nhất định để củng cố và sửa nét cho học sinh:
I /Củng cố cách viết chữ hoa
Bước 1: Tập tô chữ
     Học sinh tập tô trên các khung chữ có sẵn. Việc này giúp các em củng cố lại cách viết chữ, tự so sánh với chữ thường ngày mà các em viết, để tự điều chỉnh nét chữ của mình cho giống mẫu.
Bước 2: Luyện viết trên bảng con, giấy ô li Học sinh phải dựa vào li để viết đúng
      Ví dụ:       
      Nét móc ngang cao 1 li rưỡi , rộng 2 li, độ rộng của mỗi nét khuyết là 1 li rưỡi, cao 5 li, hai nét khuyết cách nhau 1 li,..
       Viết chuẩn mẫu chữ viết hoa góp phần tạo cho chữ viết có nét đẹp, chuẩn mực.
Bên cạnh việc dạy viết các chữ cái viết hoa, giáo viên cần phải rèn cho học sinh nhiều kĩ năng khác.
 II. Rèn kĩ năng viết cơ bản.
Nét cơ bản là những nét gì? Có 3 loại:
      -          Nét tròn
 -          Nét móc
 -          Nét khuyết
Gọi các nét trên là nét cơ bản vì nó là những nét chính cấu tạo nên chữ.
Nét tròn        
     Học sinh thường viết nét tròn quá cỡ , viết méo mó                                                                        
         Vậy muốn các em viết đợc nét tròn đẹp, giáo viên cần chỉ cho học sinh thấy : Nét tròn đẹp là nét tròn có hình dáng tròn trịa nhưng thon nhỏ về hai đầu. Có thể dùng hình tượng quả trứng gà để ví với nét tròn đẹp. Cho học sinh sửa dần, giáo viên nhắc nhở kịp thời sẽ giúp các em có đợc nét tròn như mong muốn.
Nét móc 
 Loại nét thứ hai cần phải viết đẹp là nét móc. Nét móc có trong các chữ cái :
Nét móc đẹp  là nét móc viết ngay ngắn, đều nét, đầu nét móc không quá to, không quá nhọn. Sửa nét móc cho học sinh cần gắn với từng chữ cụ thể.
          Ví dụ 1:  Chữ   h
Học sinh có thể viết nét móc quá gần với nét tròn . Có khi học sinh lại viết nét móc quá xa nét tròn . Hoặc có em lại viết móc quá rộng hay quá hẹp: 
     Vì vậy khi viết các trường hợp có những lỗi trên, cần nhắc nhở học sinh viết nét móc phải gắn liền với nét tròn, giữa hai nét phải có khe tam giác
  Ví dụ 2: chữ m,n
Học sinh rất hay viết nét móc bị xấu trong trường hợp:hai nét móc không đều nhau,đầu nét móc qua to...
            Vì vậy giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh thấy nét móc của các em bị xấu ở đâu, vì sao lại bị như thế. Cách sửa là: Đầu nét móc phải thon nhỏ, nét nọ cách nét kia một khoảng đều đặn; điểm uốn của nét sau bắt đầu từ giữa nét trước.
Ví dụ 3:   Các chữ có vần au,ay,ưu,uy
Phải lưu ý học sinh: Con chữ a nối liền con chữ u ở điểm trên cùng trong chữ u, nét móc thứ nhất và nét móc thứ hai lại gặp nhau ở giữa nét. Các chữ có vần  au, ay, ưu, uy, .. đều có cách viết tương tự.
Nét khuyết     
     Có thể nói loại nét khó viết nhất là nét khuyết. Có hai kiểu nét khuyết: nét khuyết trên và nét khuyết dưới . Nét khuyết đẹp là nét khuyết phải lưng thẳng, đầu nét tròn và thon hình giọt nước.
Các em học sinh khi viết thường mắc phải các lỗi sau
    -    Bị vuông đầu
-   Bị gù
Để viết đẹp nét khuyết cần chỉ rõ cho học sinh thấy điểm gặp nhau của nét khuyết trên, nét khuyết dưới. Đặc biệt cho học sinh luyện kĩ hai nét này. Chú ý luyện cho học sinh viết đầu nét khuyết hình giọt lệ, chữ viết các em sẽ tiến bộ rõ rệt. 
Muốn nét chữ của học sinh luôn đẹp thì mỗi ngày phải dành thời gian cho học sinh luyện 3 nét cơ bản trên.
III. Rèn kĩ năng đánh dấu 
Phần lớn học sinh đánh dấu tùy tiện. Điều đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng chữ viết của học sinh. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách đánh ghi từng loại dấu.
- Các dấu thanh ghi trên  hoặc dưới âm chính
Ví dụ: quá, quý, ảnh, việt
- Các dấu phụ của các con chữ: ơ, ư, ô, â. ă cần đánh nhỏ, ngay ngắn, cân đối.
- Các dấu câu ghi gần với chữ đằng trước, cách chữ đằng sau 1 nét tròn, và nằm trên đường kẻ đậm.
Kĩ năng đánh dấu cần được rèn thường xuyên mỗi khi các em viết bài.
IV. Rèn kĩ năng viết đúng khoảng cách
Học sinh cần nắm được khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ là ½ nét tròn, khoảng cách giữa các chữ là 1 nét tròn.
Học sinh thường viết sai khoảng cách trong các trường hợp sau;
+ Nối từ a sang c, từ u sang c,  từ h sang u hay i
Ví dụ
  Trường hợp này cần sửa độ cao của nét hất cho đủ nửa li.
+ Nối từ các nét tròn sang c, n, cũng hay bị hẹp. 
Ví dụ:
Trường hợp này cần điều chỉnh nét thắt giữa hai con chữ.
+ Một khó khăn với học sinh nữa là khoảng cách khi viết các trường hợp con chữ đằng trước không có nét nối sang.
Ví dụ
Trong trường hợp này để trống một khoảng rất nhỏ.
Viết chữ đúng khoảng cách sẽ tạo cho chữ viết có độ đều đặn, góp phần làm đẹp chữ viết.
V. Rèn kĩ năng viết nét thanh đậm, điều chỉnh độ thẳng, nghiêng của chữ.
Giúp học sinh viết thanh đậm đúng: Các nét đưa lên là nét thanh, nét đưa xuống đậm.
Độ thanh đậm phải đều tay, nét thanh viết nhẹ mà không mất nét, nét đậm vừa phải không ấn quá mạnh tay.
Ngoài kĩ năng viết thanh đậm giáo viên cần chú ý dạy học sinh cách điều chỉnh độ thẳng nghiêng  của chữ. Muốn viết kiểu chữ thẳng thì cần nét đưa xuống phải thẳng. Muốn viết chữ nghiêng thì nét các nét thẳng là nét xiên trái. Có thể cho học sinh luyện bài tập sau:
-          Viết nét thẳng: I .
-          Viết nét nghiêng: /  .
   Học sinh cần được luyện tập thường xuyên với sự giám sát của học sinh.
VI. Rèn kĩ năng trình bày
Để bài viết đẹp cần có sự trình bày đẹp, khoa học. 
Trình bày theo mẫu: Nên trình bày như trong vở luyện viết thực hành. Học sinh có thể dựa vào mẫu để điều chỉnh cỡ chữ, khỏng cách để viết thẳng cột với mẫu.
Tự trình bày một bài viết
Học sinh phải nhớ luật chính tả, thống nhất về kiểu chữ viết, cách lề, cách dòng. Muốn có được kĩ năng tự trình bày thành thạo, học sinh phải rèn luyện thường xuyên trong các môn học.
Với các bài thơ, khi trình bày giáo viên cần lưu ý học sinh những điểm sau:
-    Thơ lục bát: Dòng 6 viết cách lề 2 ô, dòng 8 viết cách lề 1 ô
-     Thơ mỗi dòng 3; 4 chữ viết cách lề 3 ô
-     Thơ tự do: cách trình bày phải linh hoạt sao cho dòng thơ cân đối
Nói tóm lại, rèn luyện kĩ năng viết đẹp đòi hỏi cả một quá trình. Vì vậy đòi hỏi học sinh phải kiên trì, cố gắng và có hứng thú luyện chữ. Chính vì vậy giáo viên cần tạo môi trường thi đua, học hỏi, tạo không khí luyện chữ viết đẹp trong lớp bằng cách tuyên dương, động viên khuyến khích kịp thời.
Trưng bày những bài viết đẹp lên bảng trang trí lớp học,tạo không khí thi đua giữa các học sinh.
Tôi đã vận dụng những biện pháp nêu trên, kết quả thu được:
Sĩ số lớp
2D
Ngày xếp loại
Xếp loại
A
B
C
D
31hs
 9/ 2011
10
19
2
0
10/2011
19
12
0
0
11/2011
23
8
0
0
3,4/2012
26
4
0
0
Trong đợt thi đua 20/11, lớp đạt lớp “ Vở sạch chữ đẹp” . Đạt giải nhì Thi viết chữ đẹp cấp trường .Cuối năm không có học sinh VSCĐ loại C, những hạn chế của đầu năm đã được cải thiện đáng kể, hs có ý thức hơn trong việc giữ gìn VSCĐ.
Kết luận
Đối với giáo viên Tiểu học, phong trào rèn chữ , giữ vở sạch thật sự là một thử thách đối với năng lực tổ chức và nghệ thuật giảng dạy của mỗi giáo viên. Là một giáo viên, tôi cũng mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào phong trào Vở sạch – Chữ đẹp chung, rèn luyện nhân cách cho học sinh. Tuy bước đầu đã thu được  những kết quả nhất định, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót . Vì vậy, tôi rất mong được các bạn đồng nghiệp góp ý, chỉnh sửa để giúp tôi nâng cao nghiệp vụ của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
                                                    Đông Hà, ngày 24 tháng 4 năm 2012
Người viết
  Lê Hà Thúy Vy

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN mon tap viet lop 2.doc