Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 20 năm 2008

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 20 năm 2008

Thứ hai ngày 21 tháng 1 năm 2008

 TẬP ĐỌC Tiết 58

Thao giảng trường

 TOÁN Tiết 94

Bảng nhân 2

Sgk : 95 / vbt :6 / Tgdk:40’

A. Mục tiêu: Giúp HS:

- Lập bảng nhân 2 và học thuộc bảng nhân 2.

- Thực hành nhân 2, giải toán và đếm thêm 2.

- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi học toán.

B. Đồ dùng dạy - học:

 GV: phiếu ghi bài tập. Các tấm bìa mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn.

 HS: Đồ dùng học toán.

C. Các hoạt động dạy - học:

1.Bài cũ:

Gọi HS lên bảng làm bài tập 1b /tr 94.

2.Bài mới: Giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Lập bảng nhân 2

Bước 1: GV yêu cầu HS lấy 1 tấm bìa có 2 chấm tròn để lên bàn.

- Giáo viên kiểm tra – Giáo viên lấy 1 tấm bìa có 2 chấm tròn cài bảng.

Hỏi: tấm bìa có mấy chấm tròn?

- 2 được lấy 1 lần ta viết: 2 x 1 = 2 * HS nhắc lại.

- Tương tự với 2, 3 tấm bìa – GV hình thành phép nhân.

Bước 2: GV ghi các phép nhân còn lại lên bảng

- HS theo tác trên tấm bìa và nêu kết quả - GV giới thiệu bảng nhân 2.

- Tổ chức cho HS học thuộc bảng nhân 2.( nhóm, tổ)

 

doc 14 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 20 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
( Từ 21 /1 đến 25 /1 )
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Hai
21/1
Chào cờ
Thể dục
38
Trò chơi: bịt mắt bắt dê và nhóm 3 nhóm 7
Tập đọc
58
Thư trung thu
Toán
94
Bảng nhân 2
Tập Viết
19
Chữ hoa P
 Ba
22/1
Chính tả
38
Nghe-viết: Thư trung thu
Toán
95
Luyện tập ( bài 4/ tr 96)
TLV
19
Đáp lời chào, lời tự giới thiệu
Âm nhạc
19
học hát bài: trên đường đến trường
TN-XH
19
Đường giao thông
 Tư
23/1
Mĩ thuật
20
Vẽ theo mẫu: vẽ túi xách
Đạo đức
20
trả lại của rơi (t2)
Toán
96
Bảng nhân 3
Tập đọc 
59+60
Ông mạnh thắng thần gió
Năm
 24/1
Thể dục
39
đứng kiễng gót hai tay chống hông ( dang ngang)
Kể chuyện
20
Ông mạnh thắng thần gió
Toán
97
Luyện tập ( bài 2, câu c bài 5/tr 98)
Chính tả
39
Nghe-viết: gió
Sáu
25 /1
Toán
98
Bảng nhân 4
LT&C
20
Từ ngữ về thời tiết. Đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?
Thủ công
20
Cắt, gấp, trang trí thiệp chúc mừng ( tiết 2)
SHTT
Qui ước viết tắt trong giáo án:
HS : Học sinh
GV : Giáo viên
sgk : Sách giáo khoa
sgv : ( SGV): sách giáo viên
vbt : Vở bài tập
TLCH: Trả lời câu hỏi.
 7. BTVN: bài tập về nhà
Thứ hai ngày 21 tháng 1 năm 2008
 TẬP ĐỌC Tiết 58
Thao giảng trường
 TOÁN Tiết 94
Bảng nhân 2
Sgk : 95 / vbt :6 / Tgdk:40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Lập bảng nhân 2 và học thuộc bảng nhân 2.
- Thực hành nhân 2, giải toán và đếm thêm 2.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi học toán.
B. Đồ dùng dạy - học: 
 GV: phiếu ghi bài tập. Các tấm bìa mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn.
 HS: Đồ dùng học toán.
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ:
Gọi HS lên bảng làm bài tập 1b /tr 94. 
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Lập bảng nhân 2
Bước 1: GV yêu cầu HS lấy 1 tấm bìa có 2 chấm tròn để lên bàn.
- Giáo viên kiểm tra – Giáo viên lấy 1 tấm bìa có 2 chấm tròn cài bảng.
Hỏi: tấm bìa có mấy chấm tròn? 
- 2 được lấy 1 lần ta viết: 2 x 1 = 2 * HS nhắc lại.
- Tương tự với 2, 3 tấm bìa – GV hình thành phép nhân.
Bước 2: GV ghi các phép nhân còn lại lên bảng 
- HS theo tác trên tấm bìa và nêu kết quả - GV giới thiệu bảng nhân 2.
- Tổ chức cho HS học thuộc bảng nhân 2.( nhóm, tổ)
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1/vbt: tính nhẩm:
- HS làm bài và nêu miệng kết quả.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 2/vbt: Gọi hs đọc bài toán – GV tóm tắt, hướng dẫn giải.
- HS làm vở bài tập - GV kèm HS yếu làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 4/vbt: Viết số thích hợp vào ô trống. 
- HS nhận xét về các số liên tiếp cho trong ô vuông.
- HS tự viết tiếp các số còn lại vào chỗ trống.
- 1 HS làm phiếu - Lớp nhận xét, sửa bài.
3.Củng cố, dặn dò: 
- Thi đọc thuộc bảng nhân giữa các tổ. Lớp nhận xét, tuyên dương.
- Về nhà học thuộc lòng bảng nhân 2.
- Tiết sau: Luyện tập.
D. Bổ sung: 
.
.
 TẬP VIẾT Tiết 19
Chữ hoa P
Tgdk: 35’
A. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng viết chữ :
- Viết chữ cái viết hoa P ( theo cỡ vừa và nhỏ). 
- Biết viết câu ứng dụng Phong cảnh hấp dẫn (theo cỡ nhỏ). Viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng qui định. 
- Có ý thức cẩn thận, chăm chỉ rèn luyện chữ viết.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Mẫu chữ hoa P. Phiếu viết chữ Phong, cụm từ Phong cảnh hấp dẫn trên dòng kẻ ô li. 
HS: Vở tập viết (vtv1), bảng con.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài : Chữ hoa P
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét chữ hoa P
Bước 1: GV gắn chữ mẫu P. 
- GV hướng dẫn cách viết chữ hoa P – HS viết trên không.
Bước 2: GV viết lên bảng chữ P và hướng dẫn cách viết – HS theo dõi.
Bước 3: Hướng dẫn HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết lần lượt chữ P ( 2-3 lần) – GV uốn nắn HS yếu.
- GV hướng dẫn HS viết chữ P cỡ nhỏ - HS viết bảng con.
- GV chọn bảng viết của HS nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng : Phong cảnh hấp dẫn .
- 3 HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa câu ứng dụng.
Bước 1: GV đưa câu ứng dụng đã viết trong dòng kẻ li – HS nhận xét và trả lời: 
+ Các chữ cao 2, 5 li là: P, g, h	+ chữ cao 2 li: p, d 	
+ Các chữ còn lại cao 1 li.
+ Khoảng cách giữa các chữ bằng khảng cách viết 1 chữ o.
Bước 2: GV viết mẫu chữ Phong và hướng dẫn HS viết
Hoạt động 3: HS viết vở tập viết
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- GV nêu yêu cầu cần viết của bài: viết đúng cỡ chữ, đúng độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các chữ.
- GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS yếu.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS ghi nhớ cách viết chữ hoa P
- GV chấm bài, khen HS giữ vở sạch - viết chữ đẹp.
- Luyện viết thêm bài ở nhà, cẩn thận khi viết bài.
D. Bổ sung:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2008
 CHÍNH TẢ (nghe-viết) Tiết 38
Thư trung thu
( 12 dòng thơ trong bài)
Sgk:11/ vbt: 4 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu:
- HS nghe-viết đúng, trình bày đúng 12 dòng thơ trong bài Thư trung thu theo cách trình bày thơ 5 chữ.
- HS làm đúng các bài tập phân biệt những chữ có dấu thanh dễ lẫn: dấu hỏi/dấu ngã.
- HS có ý thức tự giác rèn luyện chữ viết. 
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: phiếu bài tập 1b, 2b/vbt.
HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t1, vbtTV2/t1
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 2 HS lên bảng viết: mầm sống, tựu trường, đâm chồi, nảy lộc..
- HS dưới lớp viết nháp.
- Nhận xét bài trên bảng, ghi điểm.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết.
Bước 1: GV đọc bài thơ lần 1.
- 2, 3 HS khá giỏi đọc lại - Lớp theo dõi.
Bước 2: Nội dung bài thơ nói lên điều gì? ( Bác Hồ rất yêu thiếu nhi)
- Bài thơ của Bác Hồ có những từ xưng hô nào?( Bác, các cháu)
- Những chữ nào trong bài được viết hoa? Vì sao?
- GV yêu cầu HS viết bảng con các từ khó: ngoan ngoãn, xinh xinh, cố gắng, sức gìn giữ, xứng đáng....
Bước 3: GV nhắc lại cách trình bày bài thơ 5 chữ.
- GV đọc từng dòng thơ – HS nghe - viết bài.
Bước 4: HS tự đổi vở soát lại bài - GV thu vở chấm bài – sửa bài.
* GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1b /vbt: viết tên các vật trong tranh có dấu hỏi hoặc dấu ngã:
- HS quan sát vật trong tranh và nêu tên chúng viết vào bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai.
	tủ	gỗ	cửa sổ	 muỗi
Bài tập 2b/ vbt: chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
- GV hướng dẫn – HS tự làm bài – 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
	Thi đỗ; đổ rác	giả vờ( đò); giã gạo
3. Củng cố, dặn dò:
- Làm lại bài tập 2b
- Viết lại cho đúng chính tả các từ đã viết sai.
- Nhận xét tiết học. 
D. Bổ sung:.............................................................................................................
.................................................................................................................................
 TOÁN Tiết 95
Luyện tập
Sgk : 96/ vbt: 7/Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: 
- Củng cố cho HS ghi nhớ bảng nhân 2 qua thực hành tính.
- Rèn kĩ năng làm tính, giải toán đơn về nhân 2.
-Giáo dục tính cẩn thận khi học toán.
B. Đồ dùng dạy - học: 
 GV- phiếu ghi bài tập, bảng con. 
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ:
- 1 HS đọc bảng nhân 2 
- 2 HS hoàn thành các phép tính của bảng nhân 2.
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Luyện tập.
Bài 1/vbt: Tính ( theo mẫu):
- GV làm bài mẫu – HS theo dõi.
- HS tự làm bài vào vbt – GV theo dõi, kèm HS yếu.
- 2 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài. 
Bài 2/vbt: Số?
- GV hướng dẫn - HS tự làm bài.
- GV kèm HS yếu làm bài.
- HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 3/vbt: Gọi HS đọc bài toán – GV tóm tắt lên bảng.
- HS nêu cách giải và phép toán giải bài toán – GV nhận xét.
- HS làm vở bài tập, 1 em làm phiếu bài tập. 
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 5/vbt: Viết phép nhân rồi tính tích ( theo mẫu), biết:
3.Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS đọc lại bảng nhân 2.
- BTVN: 2, 3/sgk
- Tiết sau: Bảng nhân 3
D. Bổ sung: 
..
.. 
 TẬP LÀM VĂN Tiết 19
Đáp lời chào, lời tự giới thiệu
Sgk:12/ vbt: 5 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nghe và biết đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Điền đúng các lời đáp vào chỗ trống trong đoạn đối thoại có nội dung chào hỏi và tự giới thiệu.
- Nói lời chào, lời tự giới thiệu lịch sự, tế nhị.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Tranh minh hoạ bt1. phiếu cho HS làm bt3.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1/sgk: ( Miệng )
- HS đọc yêu cầu bài tập và lời của chị Hương trong tranh.
- HS suy nghĩ và nói lời đáp 
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- GV cùng lớp nhận xét.
GV chốt: Lời chào cần lịch sự, lễ độ, vui vẻ. Nhất là đối với những người lớn tuổi hơn các em.
Bài tập 2/vbt: (miệng) 
- HS đọc yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS ứng xử từng tình huống.
- HS trao đổi theo nhóm 4, thực hành tự giới thiệu và đáp lời giới thiệu theo tình huống.
- Các nhóm đóng vai người khách và 1 bạn đáp lại lời người khách.
- GV cùng lớp theo dõi, chọn nhóm có cách xử sự đúng và hay.
GV chốt: Dù người lạ hay quen, nếu muốn gặp bố hoặc mẹ các em cần thể hiện thái độ lịch sự, có văn hóa, vừa thông minh, vừa thận trọng.
Bài tập 3/vbt: (Viết) 
- HS đọc yêu cầu bài tập – GV yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- GV hướng dẫn đọc kĩ lời trong bài và ghi lời đáp phù hợp, thể hiện thái độ lịch sự, niềm nở, lễ độ.
- Từng cặp HS đọc bài đối thoại đã hoàn thành.
- GV cùng lớp nhận xét, chọn những lời đáp đúng và hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- Cần đáp lời chào, lời tự giới thiệu khi gặp khách, gặp người quen để thể hiện mình là học trò ngoan, lịch sự.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm lại bt3.
D. Bổ sung: ....................................................................................................................
........................................................................................................................................
 Tự nhiên và Xã hội Tiết 19
Đường giao thông
Sgk: 40 / Tgdk: 35’
A.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: 
- Có 4 loại đường giao thông: đường bộ, đường hang không, đường thủy, đường sắt.
 ... hận xét, xếp loại bài vẽ đẹp, vẽ cân đối.
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà vẽ têm cái túi xách và trang trícho đẹp hơn.
- Nhận xét tiết học.
- Tiết sau: vẽ hình dáng người.
D. Bổ sung:
................................................................................................................................
 ĐẠO ĐỨC Tiết 20
Trả lại của rơi ( tiết 2)
Sgk:30 / tgdk: 35’
A. Mục tiêu: HS biết:
- Thực hành cách ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi.
- HS trả lại của rơi khi nhặt được.
- Có thái độ quí trọng những người thật thà, không tham của rơi.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Phiếu ghi tình huống
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 1 HS lên bảng làm bài tập 2/sgk-30
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Đóng vai (bài tập 3)
* Mục tiêu: HS thực hành cách ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Chia nhóm – Phái phiếu tình huống cho các nhóm đóng vai.
- HS thảo luậnnhóm chuẩn bị đóng vai.
Bước 2: Các nhóm lên đóng vai.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét cách đóng vai theo tình huống của nhóm bạn.
- GV kết luận từng tình huống ( sgv/ 62)
- Tuyên dương những nhóm đóng vai, xử lí tình huống hay, phù hợp.
Hoạt động 2: trình bày tư liệu ( Bài tập 4)
* Mục tiêu: HS nêu được những tấm gương về người thật, việc thật, không tham của rơi.
* Cách tiến hành: GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS nối tiếp nhau kể về một tấm gương ngưòi thật thà, không tham lam của rơi.
- HS nêu cảm xúc của mình khi kể về tám gương đó.
- GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương bạn có câu chuyện hay.
GV kết luận: Cần trả lại của rơi mỗi khi nhặt được và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện.
* HS đọc phần ghi nhớ trong bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Giáo dục biết trả lại của rơi.
D. Bổ sung:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
 TOÁN Tiết 96
Bảng nhân 3
Sgk : 97 / vbt:8 /Tgdk:40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Lập bảng nhân 3 và học thuộc bảng nhân 3.
- Thực hành nhân 3, giải toán và đếm thêm 3. Rèn kĩ năng học thuộc bảng nhân 3.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi học toán.
B. Đồ dùng dạy - học: 
 GV: các tấm bìa mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn. Phiếu ghi bài tập.
HS: Bảng con, Đồ dung học toán
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3 /tr 96.
- Gọi HS đọc bảng nhân 2. 
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Lập bảng nhân 3
- GV yêu cầu HS lấy 1 tấm bìa có 3 chấm tròn để lên bàn.
- GV kiểm tra – GV lấy 1 tấm bìa có 3 chấm tròn cài bảng.
- Tấm bìa có mấy chấm tròn? ( 3 chấm tròn)
- 3 được lấy 1 lần ta viết: 3 x 1 = 3
- Gọi HS nhắc lại.
- GV vừa thao tác trên tấm bìa. vừa ghi phép tính vừa ghi kết quả lên bảng.
Bước 2: Tương tự GV ghi các phép nhân HS thao tác trên tấm bìa và tìm kết quả của phép nhân.
- GV giới thiệu bảng nhân 3 vừa hoàn thành.
Bước 3: Tổ chức cho HS học thuộc bảng nhân 3 ( cá nhân, tổ)
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1/vbt: Tính nhẩm:
- HS làm bài và nêu miệng kết quả.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 2/vbt: Gọi HS đọc bài toán – GV tóm tắt.
- HS nêu cách giải bài toán – GV nhận xét.
- HS làm vở bài tập* GV kèm HS yếu - 1 em làm phiếu bài tập. 
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 3/vbt: Viết số thích hợp vào ô trống:
- HS nhận xét các số trong ô trống 
- HS tự viết tiếp các số còn lại – 1 HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
3.Củng cố, dặn dò: 
- HS đọc thuộc bảng nhân 3.
- BTVN: 2/sgk
D. Bổ sung: 
... 
 TẬP ĐỌC Tiết 59+60
Ông Mạnh thắng thần Gió
Sgk:13 / Tgdk:80’ 
A. Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc trơn toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.
- Biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật ( ông Mạnh, Thần Gió)
- Hiểu nghĩa các từ mới trong bài; đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ.... 
- Đọc hiểu được nội dung bài: Ông Mạnh tượng trưng cho con người. Thần gió tượng trưng cho thiên nhiên. Con người chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm lao động. Nhưng con người cần “kết bạn” với thiên nhiên, sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên.
B. Đồ dùng dạy - học: 
GV: bảng phụ ghi câu, đoạn hướng dẫn HS đọc.
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Gọi HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài Thư trung thu.
 Nhận xét- ghi điểm. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 1: Luyện đọc 
Bước 1: Luyện đọc câu
- GV đọc mẫu - HS nghe theo dõi sgk.
+HS luyện đọc câu: đọc nối tiếp mỗi em 1 câu (2lần) - GV theo dõi, sửa sai. 
- GV theo dõi rút từ khó ghi bảng.
Bước 2: Luyện đọc đoạn
- HS luyện đọc đoạn nối tiếp (2lần) – GV theo dõi, sửa sai.
- Luyện đọc đoạn khó: GV đưa bảng phụ ghi đoạn khó lên hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi.
- HS luyện đọc đoạn kết hợp GV giải nghĩa từ mới trong sgk/ 13
- Luyện đọc đoạn trong nhóm - Thi đọc đoạn giữa các nhóm. 
- GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
Bước 3: Cả lớp đồng thanh đoạn 2, 3.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- HS đọc câu hỏi sgk - đọc thầm bài và TLCH.
- GV nhận xét, chốt ý trả lời của HS.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn đọc bài
- HS luyện đọc trong nhóm - Đại diện một số nhóm thi đọc trước.
- GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Để sống hòa thuận, thân ái với thiên nhiên, các em phải làm gì?
- Về nhà đọc lại bài và TLCH.
- Nhận xét tiết học.
D. Bổ sung: 
Thứ năm ngày 24 tháng 1 năm 2008
 KỂ CHUYỆN Tiết 20
Ông Mạnh thắng Thần Gió
Sgk: 15 / Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: 
1. HS biết sắp xếp lại thứ tự các tranh theo đúng nội dung truyện.
2. Kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên, kết hợp điệu bộ, cử chỉ, nét mặt.
đặt được tên khác phù hợp với nội dung câu chuyện.
3. Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: 4 Tranh minh hoạ từng đoạn câu chuyện.
C. Các hoạt động dạy - học :
1.Bài cũ: HS kể lại câu chuyện : Chuyện bốn mùa
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn theo tranh
Bước 1 : 1 HS đọc yêu cầu – GV gắn 4 tranh minh hoạ lên bảng
- HS quan sát và nói rõ cụ thể cảnh vật trong mỗi tranh.
- HS quan sát tranh sắp xếp lại theo đúng thứ tự từng tranh.
- GV chốt ý nội dung từng tranh – HS theo dõi.
- 1 HS kể nội dung theo tranh 1 – GV nhận xét. 
Bước 2: HS kể chuyện trong nhóm theo nội dung từng tranh– GV hướng dẫn thêm cho nhóm yếu.
- Đại diện mỗi nhóm kể 1-2 tranh – Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện
bước 1: 1 HS đọ yêu cầu 1/sgk.
- HS kể lại toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
- Đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét, tuyên dương.
Bước 2: HS suy nghĩ, nối tiếp nhau đặt tên khác cho câu chuyện.
- GV cùng lớp tuyên dương HS đặt tên khác cho câu chuyện hay.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện. 
- Nhận xét tiết học.
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
D. Bổ sung: 
 TOÁN Tiết 98
Luyện tập
Sgk : 98/ vbt: 9/Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: 
- Củng cố cho HS ghi nhớ bảng nhân 3 qua thực hành tính.
- Rèn kĩ năng làm tính, giải toán đơn về nhân 3.
- Tìm các số thích hợp của dãy số.
- Rèn kĩ năng đọc và viết phép tính.
-Giáo dục tính cẩn thận khi học toán.
B. Đồ dùng dạy học:
 GV: phiếu ghi bài tập. 
C.Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ: HS đọc bảng nhân 3
- 1 HS lên bảng làm bt 2/sgk
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Luyện tập
Bài 1/vbt: Số?
- GV hướng dẫn cách làm – HS làm vào vbt.
- GV kèm HS yếu – 2 HS lên bảng làm bài.
-Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 3/vbt: Gọi HS đọc bài toán – GV tóm tắt
- HS nêu cách giải bài toán – GV nhận xét.
- HS làm vở bài tập, 1 em làm phiếu bài tập. 
- GV kèm HS yếu làm bài.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 4/sgk: Gọi HS đọc bài toán – GV tóm tắt
- HS nêu cách giải bài toán – GV nhận xét.
- HS làm vở bài tập, 1 em làm phiếu bài tập. 
- GV kèm HS yếu làm bài.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 4/vbt: Số?
- HS nhận xét dãy số và viết tiế các số còn lại.
- 2 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.
3.Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS đọc lại bảng nhân 3.
- BTVN: 3/sgk
- Tiết sau: Bảng nhân 4
D. Bổ sung: 
.
.
 CHÍNH TẢ (nghe-viết) Tiết 39
Gió
Sgk:16/ vbt: 6 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu:
- HS nghe-viết chính xác, không mắc lỗi bài thơ gió, Biết trình bày bài thơ 7 chữ với 2 khổ thơ.
- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần dễ lẫn: iêt/iêc.
- HS có ý thức tự giác rèn luyện chữ viết. 
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: phiếu bài tập 1b, 2b/vbt.
HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t1, vbtTV2/t1
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 2 HS lên bảng viết: ngoan ngoãn, xinh xinh, sức gìn giữ, xứng đáng
- HS dưới lớp viết nháp.
- Nhận xét bài trên bảng, ghi điểm.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết.
Bước 1: GV đọc bài thơ lần 1.
- 2, 3 HS khá giỏi đọc lại - Lớp theo dõi.
Bước 2: GV giúp HS nắm nội dung bài thơ.
- bài thơ có mấy khổ thơ? Mỗi khổ thơ có mấy câu? Mỗi câu có mấy chữ?
- GV yêu cầu HS viết bảng con các từ khó: chơi than, khe khẽ, mèo mướp, thăm hoa, cánh diều bay bổng, cây bưởi
Bước 3: GV nhắc lại cách trình bày bài thơ 
- GV đọc từng dòng thơ – HS nghe - viết bài.
- GV đọc lại toàn bài cho HS soát bài.
Bước 4: HS tự đổi vở soát lại bài - GV thu vở chấm bài – sửa bài.
* GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1b /vbt: Điền vào chỗ trống iêt/iêc:
- HS tự làm bài – 1 HS lên bảng làm bài.
- GV kèm HS yếu, Lớp nhận xét, sửa bài.
làm việc	bữa tiệc	thời tiết	thương tiếc
Bài tập 2b/ vbt: HS đọc yêu cầu bài tập
- HS đọc câu gợi ý – HS ghi bảng con tiếng tìm được.
- GV nhận xét, sửa sai.
- Chốt từ đúng: xiết; điếc
3. Củng cố, dặn dò:
- Làm lại bài tập 1b, 2b
- Viết lại cho đúng chính tả các từ đã viết sai.
- Nhận xét tiết học. 
D. Bổ sung:.............................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20.doc