Kế học bài học Lớp 2 - Tuần 34 - Năm học: 2011-2012 - Nguyễn Thị Bé Hai

Kế học bài học Lớp 2 - Tuần 34 - Năm học: 2011-2012 - Nguyễn Thị Bé Hai

Tập đọc – Tiết 100 + 101

Người làm đồ chơi

I.Mục tiêu

-Đọc rành mạch toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chổ.

- Hiểu ND : tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng của bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. ( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)

-Giáo dục học sinh lòng nhân hậu , tình cảm quý trọng người lao động.

*KNS: KN giao tiếp; KN thể hiện sự cảm thông; KN ra quyết định.

II.Đồ dùng dạy và học

GV: -Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách giáo khoa phóng to .

 -Bảng phụ ghi sẵn từ , câu cần luyện đọc .

HS: SGK

III.Các hoạt động dạy và học

 

doc 23 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 428Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế học bài học Lớp 2 - Tuần 34 - Năm học: 2011-2012 - Nguyễn Thị Bé Hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 23 tháng 4 năm 2012
Tập đọc – Tiết 100 + 101 
NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I.Mục tiêu
-Đọc rành mạch toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chổ.
- Hiểu ND : tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng của bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. ( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)
-Giáo dục học sinh lòng nhân hậu , tình cảm quý trọng người lao động.
*KNS: KN giao tiếp; KN thể hiện sự cảm thơng; KN ra quyết định.
II.Đồ dùng dạy và học 
GV: -Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách giáo khoa phóng to .
 -Bảng phụ ghi sẵn từ , câu cần luyện đọc .
HS: SGK
III.Các hoạt động dạy và học 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ 
-Gọi học sinh đọc bài : “ Lượm”. 
-Giáo viên nhận xét và ghi điểm
2.Bài mới :Giới thiệu bài 
-Giáo viên đọc mẫu lần 1 .
 +Giọng kể : nhẹ nhàng , tình cảm.
-Tổ chức cho học sinh luyện phát âm các từ sau: 
 + làm đồ chơi, sào nứa, xúm lại, nặn, làm ruộng, suýt khóc, lợn đất, hết nhẵn hàng, Thạch Sanh, sặc sỡ.....
*Học sinh luyện đọc từng câu .
*Luyện đọc đoạn. 
-Nêu yêu cầu luyện đọc đoạn , sau đó hướng dẫn học sinh chia bài thành 3 đoạn như sách giáo khoa.
-Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn ,( chú ý đọc các câu dài và kho ùngắt giọng ) .Sau đó yêu cầu học sinh tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn trước lớp.
-Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối theo đoạn trước lớp , giáo viên và cả lớp theo dõi để nhận xét .
-Chia nhóm học sinh và theo dõi học sinh đọc theo nhóm .
*HS đọc bài theo nhóm
*Thi đọc
 -Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh , đọc cá nhân .
-Nhận xét 
-Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh .
Mỗi em đọc 1 đoạn và trả lời câu hỏi :
-Theo dõi lắng nghe giáo viên đọc mẫu .
-7 đến 10 em đọc cá nhân các từ này , cả lớp đọc đồng thanh .
-Mỗi học sinh đọc từng câu , đọc cả bài theo hình thức nối tiếp
-Đọc từ đầu cho đến hết bài 
-Chia bài thành 3 đoạn .
-Một số học sinh luyện đọc . Đọc từng đoạn và luyện ngắt giọng các câu theo hướng dẫn của giáo viên .
-Một số em nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3 (Đọc 2 vòng )
-Lần lượt từng học sinh đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau .
-Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân . Các nhóm thi đọc nối tiếp , đọc đồng thanh một đoạn trong bài.
-Cả lớp đọc đồng thanh cả bài
TIẾT 2
2 : Tìm hiểu bài
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 2 , sau đó gọi học sinh đọc lại phần chú giải .
-Hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài :
(?) Bác Nhân làm nghề gì?
(?) Các bạn nhỏ thích đồ chơi của bác như thế nào?
(?) Vì sao các bạn nhỏ lại thích đồ chơi của bác như thế?
(?) Vì sao bác Nhân định chuyển về quê?
(?) Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi bác Nhân định chuyển về quê?
(?) Thái độ của bác Nhân ra sao? 
(?) Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng?
(?) Hành động của bạn nhỏ cho thấy bạn là người như thế nào?
(?) Thái độ của bác Nhân ra sao?
(?) Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
(?) Hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ ấy nếu bác biết vì sao hôm đó đắt hàng ?
èBạn nhỏ trong truyện rất thông minh , tốt bụng và nhân hậu đã biết an ủi, giúp đỡ động viên bác Nhâ
3: Luyện đọc lại
HS đọc bài theo vai
3.Củng cố , dặn dò : 
-Gọi học sinh đọc lại truyện theo hình thức phân vai ( Vai người dẫn chuyện , vai bác Nhân, vai cậu bé) -Nhận xét tiết học
-Dặn học sinh về học lại bài và chuẩn bị bài sau
-Theo dõi bài đọc của giáo viên . 1 em đọc phần chú giải.
-Một số học sinh phát biểu ý kiến để cùng tìm hiểu bài .
Đại diện nhóm luyện đọc, HS cả lớp nhận xét.
Rút kinh nghiệm :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán – Tiết 166 
ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA (TT)
I.Mục tiêu 
-Thuộc bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, ,5 để tính nhẩm.
- Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính ( trong đó có một dấu nhân hoặc chia ; nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học)
- Biết giải bài toán có một phép chia.
- Nhận biết được một phần mấy của một số.
II.Đồ dùng dạy và học 
GV : Vẽ sẵn bài tập 4 lên giấy bìa.
 - HS : vở bài tập
III.Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ 
-Gọi học sinh đọc bảng nhân và bảng chia.
-Giáo viên nhận xét cho điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn ôn tập Bài 1 :
-Nêu yêu cầu của bài tập , sau đó cho học sinh tự
 làm bài . 
-Khi biết 4x9 = 36 có thể ghi ngay kết quả của 
36 : 4 không? Vì sao?
*Có thể ghi ngay kết quả 36 : 4 = 9 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
-Nhận xét bài làm của học sinh . 
Bài 2 :
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
*Tính
-Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện của từng biểu thức trong bài và tự làm bài .
-Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng và nêu kết qủa bài của mình nếu bạn có kết qủa khác của mình .
-Giáo viên nhận xét đưa ra đáp án đúng và cho điểm học sinh .
 2 x 2 x 3 = 12 3 x 5 – 6 = 9
 40 : 4 : 5 = 2 2 x 7 + 58 = 72
 4 x 9 + 6 = 42 2 x 8 + 72 = 88
 Bài 3 :
-Gọi học sinh đọc đề bài toán.
-Gọi học sinh lên đặt và trả lời câu hỏi để tìm hiểu đề.
-Chia đều cho 3 nhóm nghĩa là chia như thế nào?
*Nghĩa là chia thành 3 phần bằng nhau.
-Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở, sau đó gọi gọi học sinh đọc kết quả bài làm của mình trước lớp .
-Giáo viên nhận xét , cho điểm và tuyên dương học sinh .
Bài 4 :
-Hãy nêu yêu cầu của bài tập . 
*Hình nào khoanh vào một phần tư số hình vuông.
-Dán hình vẽ lên bảng. Và yêu cầu học sinh tự làm bài . Sau đó giải thích cách làm.
-Giáo viên nhận xét đưa ra đáp án đúng :
Hình b đã khoanh vào một phần tư số hình vuông
3.Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Về ôn lại bài và chuẩn bị bài sau .
-2 học sinh lên bảng làm bài , dưới lớp làm vào sách.
1, 2 học sinh trả lời .
-Học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài bạn và sửa bài.
-1 em trả lời . 
-2 em lên bảng làm , dưới lớp làm vào vở .
-Học sinh nhận xét và phát biểu ý kiến .
-Học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài bạn và sửa bài.
-1 học sinh đọc .
-2 học sinh thực hành.
-Học sinh suy nghĩ để trả lời .
-Cả lớp làm bài , sau đó 1 em lên đọc kết qủa bài làm của mình , các em khác theo dõi để nhận xét bài bạn .
-Học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài bạn và sửa bài.
1 học sinh nêu . 
-1 học sinh lên bảng. Cả lớp làm vào sách.
-Sau đó theo dõi bài bạn để nhận xét ,
-Học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài bạn và sửa bài.
Rút kinh nghiệm :
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 24 tháng 4 năm 2012
Chính tả – Tiết 57 
 NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I.Mục tiêu
-Nghe - viết chính xác bài chính tả. Trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện người làm đồ chơi.
- Làm được BT2 a/b hoặc BT3 a/b, hoặc Bt chính tả phương ngữ do GV soạn.
-Rèn học sinh viết bài chính xác, sạch , đẹp.
II.Đồ dùng dạy và học 
GV :Viết sẵn nội dung bài tập chính tả .
HS : vở ghi
III.Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ 
-Yêu cầu học sinh viết các từ sau : 
*Aâm mưu , Quốc Toản , nghiến răng , xiết chặt , qủa cam. .
-Giáo viên nhận xét cho điểm học sinh .
2.Bài mới :Giới thiệu bài .
Hoạt động 1 :Hướng dẫn viết chính tả .
a.Ghi nhớ nội dung đoạn viết .
-Giáo viên đọc mẫu đoạn cần viết 1 lần . 
-Gọi học sinh đọc lại .
(?) Bác Nhân làm nghề gì?
(?) Vì sao bác Nhân định chuyển về quê?
b.Hướng dẫn cách trình bày .
(?) Đoạn văn có mấy câu ? 
(?) Tìm những chữ được viết hoa trong bài ?
(?) Vì sao phải viết hoa ?
c.Hướng dẫn viết từ khó .
-Yêu cầu học sinh tìm , đọc các tiếng khó viết .
*Người, nặn đồ chơi, chuyển nghề, lấy tiền, cuối cùng....
-Yêu cầu học sinh viết các từ này .
-Chỉnh sửa lỗi cho những học sinh viết sai chính tả 
d.Viết bài
Giáo viên đọc bài cho học sinh viết . 
g.Chấm bài 
Thu và chấm 1 số bài . 
Hướng dẫn làm bài tập chính tả .
Bài 2 : 
-Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài . 
-Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
-Gọi học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng.
-Nhận xét cho điểm học sinh .
Bài 3 : Trò chơi .
-Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài . 
-Chia lớp thành nhóm và yêu cầu 2 nhóm thi điền từ tiếp sức . Mỗi học sinh chỉ điền vào một chỗ trống . Nhóm nào xong trước và đúng là thắng cuộc 
-Gọi học sinh đọc lại bài làm .
-Chốt lại lời giải đúng . Tuyên dương nhóm thắng cuộc .
3.Củng cố , dặn dò: 
-Nhận xét tiết học .
 -Yêu cầu về nhà làm lại bài tập chính tả và chuẩn bị bài sau . 
-Học sinh đọc thầm theo. 
-Học sinh đọc bài.
-Học sinh trả lời .
-Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu và bán rong trên các vỉa hè
-Vì đồ chơi bằng nhựa đã xuất hiện, kh ... mà em biết?
(?) Ở địa phương ta có các dân tộc nào chung sống?
(?) Địa phương ta có những ngành nghề gì? 
(?) Cây trồng chính ở địa phương ta là cây gì?
3.Củng cố , dặn dò: 
-Nhận xét tiết học , tuyên dương một số em ôn tập tốt.
-Dặn học sinh ôn tập chu đáo để chuẩn bị thi học kì II đạt kết quả tốt.
HS trả lời các câu hỏi theo nhóm sau đó cử đại diện lên trình bày
Lớp nhận xét góp ý bổ sung.
Rút kinh nghiệm :
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội – Tiết 34 
ÔN TẬP : TỰ NHIÊN
I.Mục tiêu
- Khắc sâu kiến thức đã học về thực vật, động vật, nhận biết bầu trời ban ngày và ban đêm.
- Có ý thức yêu thiên nhiên và bảo về thiên nhiên.
II.Đồ dùng dạy và học 
-Tranh ảnh sưu tầm được về chủ đề Tự nhiên.
III.Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ 
-Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi kiểm tra bài : Mặt Trăng và các vì sao.
(?) Em hiểu gì về Mặt Trăng?
(?) Em hiểu gì về những ngôi sao trên bầu trời?
-Giáo viên nhận xét cho điểm .
2.Bài mới :
Hoạt động 1 : Triển lãm.
*Mục tiêu:- Hệ thống những kiến thức đã học về tự nhiên .
-Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
 *Cách tiến hành: 
 Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ.
-Yêu cầu các nhómhọc sinh đem tất cả những sản phẩm đã sưu tầm được và các bức tranh tự các em vẽ về chủ đề Tự nhiên( bao gồm các tranh ảnh , mẫu vật ...) bày ra bàn.
-Yêu cầu từng thành viên trong nhóm tập thuyết minh những nội dung đã được nhóm trình bày, để khi nhóm khác tới xem khu vực triển lãm của nhóm mình, họ sẽ có quyền nêu câu hỏi và chỉ định bất cứ bạn nào trả lời.
-Sau khi đã làm tốt mục , cả nhóm sẽ chuẩn bị sẵn các câu hỏi thuộc những nội dung đã học về chủ đề Tự nhiên để đi hỏi nhóm bạn.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo 3 nhiệm vụ giáo viên đã giao:
+Thi đua trang trí và sắp xếp các sản phẩm cho đẹp mang tính khoa học.
+Tập thuyết minh , trình bày , giải thích về các sản phẩm mà nhóm có.
+Bàn nhau để đưa ra các câu hỏi, khi đi thăm khu vực triển lãm của các nhóm bạn.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
-Mồi nhóm cử ra một bạn vào ban giám khảo.
- 
 -Giáo viên có thể đưa ra những tiêu chí khác nhau. 
-Các học sinh khác theo dõi việc làm của ban giám khảo và cách trình bày , bảo vệ của các nhóm bạn và các em có thể đưa ra ý kiến nhận xét của mình.
-Giáo viên sẽ là người đánh giá nhận xét cuối cùng khi kết thúc hoạt động này. 
Giáo viên tuyên dương những nhóm thực hiện tốt.
3.Củng cố , dặn dò:
-Giáo viên nhận xét tiết học .
- Dặn về học bài.
-Học sinh các nhóm nghe giáo viên giao nhiệm vụ để tiến hành.
-Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng để điều hành hoạt động.
-Các nhóm thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
-Học sinh cùng giáo viên nhận xét và đánh giá.
Rút kinh nghiệm :
..
Thứ sáu ngày 27 tháng 4 năm 2012
Tập làm văn – Tiết 34
KỂ NGẮN VỀ NGƯỜI THÂN
I.Mục tiêu:
- Dựa vào các câu hỏi gợi ý, kể được một vài nét về nghề nghiệp của người thân (BT1).
- Biết viết lại những điều đã kể thành đoạn văn ngắn (BT2)
II.Đồ dùng dạy và học 
-Tranh minh hoạ của tiết luyện từ và câu tuần 33.
-Tranh một số nghề nghiệp khác.
-Bảng ghi sẵn các câu hỏi gợi ý. 
III.Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 5 học sinh lên đọc đoạn văn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em.
-Giáo viên nhận xét , cho điểm học sinh làm tốt.
2.Bài mới:Giới thiệu bài .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1 :
-Gọi học sinh đọc yêu cầu.
-Cho học sinh tự suy nghĩ trong 5 phút.
-Giáo viên treo tranh đã sưu tầm đểhọc sinh định hình nghề nghiệp, công việc.
-Gọi học sinh tập nói . Nhắc nhở học sinh phải nói rõ 3 ý để người khác nghe và biết được nghề nghiệp , công việc và ích lợi của công việc đó.
-Sau mỗi học sinh nói giáo viên gọi 1 học sinh khác và hỏi: Em biết gì về bố ( mẹ, chú, anh, chị...) của bạn?
*Ví dụ: Mẹ của em là cô giáo. Mẹ em đi dạy từ sáng đến chiều. Tối đến mẹ còn soạn bài, chấm điểm. Công việc của mẹ được nhiều người yêu quý vì mẹ dạy dỗ trẻ thơ nên người....
-Giáo viên sửa câu chohọc sinh nếu sai.
-Cho điểm những học sinh nói tốt.
Bài 2:
-Giáo viên nêu yêu cầu và để học sinh tự viết.
-Gọi học sinh đọc bài của mình.
-Gọi học sinh nhận xét bài của bạn.
-Cho điểm những bài viết tốt.
3.Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học .
-Dặn học sinh về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài kiểm tra.
-1 học sinh đọc yêu cầu và câu hỏi gợi ý , cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.
-Học sinh quan sát và trả lời . 
-Một số học sinh kể.
-Họpc sinh trình bày lại theo ý bạn nói.
-Tìm ra các bạn nói hay nhất.
-HS viết vào vở.
-Một số học sinh đọc bài trước lớp.
-Nhận xét bài của bạn.
Rút kinh nghiệm :
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán – Tiết 170 
 ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (TT)
I.Mục tiêu 
- Biết tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
II.Đồ dùng dạy và học 
GV : phiếu bài tập
HS : vở bài tập
III. Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ:
3 Bài mới :
Giới thiệu bài 
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng .
Hướng dẫn ôn tập
Bài 1 :
-Nêu yêu cầu của bài tập và cho học sinh tự làm bài , sau đó gọi học sinh nêu cách tính độ dài đường gấp khúc và báo cáo kết quả.
-Giáo viên nhận xét bổ sung .
Bài 2 : 
-Nêu yêu cầu của bài và cho học sinh tự làm bài .
-Yêu cầu học sinh nêu cách tính chu vi của hình tam giác, sau đó thực hành tính.
-Nhận xét bài và cho điểm học sinh .
 Bài 4 :
-Cho học sinh dự đoán và yêu cầu các em tính độ dài của hai đường gấp khúc để kiểm tra.
*Độ dài đường gấp khúc ABC dài: 5cm + 6cm = 11cm.
*Độ dài đường gấp khúc AMNOPQC dài là: 
2cm + 2cm + 2cm + 2cm + 2cm + 1cm =11cm
Bài 5 :
-Tổ chức cho học sinh thi xếp hình .
-Trong thời gian 5 phút, đội nào có nhiêù bạn xếp 
hình xong , đúng thì đội đó thắng cuộc.
3.Củng cố , dặn dò :Nhận xét tiết học .
-Dặn học sinh về nhà ôn luyện bài và làm các bài tập được giao về nhà làm .
-1 Học sinh nêu yêu cầu.
-1 học sinh lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở bài tập.
-Đọc tên hình theo yêu cầu.
-Học sinh nêu.
-1 học sinh lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở bài tập.
- Học sinh thi xếp hình .
Rút kinh nghiệm :
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thủ công – Tiết 34
ÔN TẬP THỰC HÀNH
THI KHÉO TAY LÀM ĐỒ CHƠI THEO Ý THÍCH
I. MỤC TIÊU
Ôn tập củng cố được kiến thức, kĩ năng làm thủ công lớp 2.
Làm được ít nhất một sản phẩm thủ công đẫ học.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Một số mẫu sản phẩm thủ công đã học.
 HS: Giấy thủ công, keo, bút màu.
III. NỘI DUNG KIỂM TRA:
Đề bài: Em hãy làm một trong những sản phảm thủ công đã học.
Yêu cầu: Làm được sản phẩm thủ công theo đúng quy trình kỹ thuật.
GV cho HS quan sát lại một số mẫu sản phẩm thủ công đã học.
GV tổ chức cho HS làm bài kiểm tra, quan sát, hướng dẫn những em còn lúng túng để giúp các em hoàn thành sản phẩm.
IV. ĐÁNH GIÁ:
- Đánh giá kết quả kiểm tra qua sản phẩm thực hành theo 2 mức độ:
- Hoàn thành: thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật và làm được sản phẩm hoàn chỉnh, cân đối, cắt thẳng, gấp đều.
- Chưa hoàn thành: Thực hiện không đúng quy trình, đường cắt không thẳng, đường gấp, miết không phẳng và chưa làm ra sản phẩm.
V. NHẬN XÉT:
- Nhận xét sự chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ học tập, thái độ làm bài, kỹ năng thực hành và sản phẩm của HS.
- Nhận xét chung về kiến thức, kỹ năng và thái độ của HS trong cả năm học.
.
SINH HOẠT LỚP
I/ Nhận xét tuần qua :
Các tổ trưởng báo cáo tình hình học tập của tổ mình.
 + Nề nếp + Vệ sinh
 + Tình hình học tập + Chuyên cần
Lớp trưởng – GV nhận xét lớp.
II/ Kế hoạch tuần tới :
Học bài và làm bài đầy đủ trước khi tới lớp.
Ôn tập chuẩn bị thi CKII
Cần đọc bài và rèn luyện chữ viết nhiều hơn ở nhà
Tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi ,phụ đạo HS yếu
Lao động ,vệ sinh trường lớp sạch sẽ
HS đi học đều ,đúng giờ.
GVCN kể chuyện
 Văn nghệ.
=============================
Duyệt của KT
Duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoc_bai_hoc_lop_2_tuan_34_nam_hoc_2011_2012_nguyen_thi_be.doc