Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 4

Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 4

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ ngữ khó: Loạng choạng, ngã phịch, đầm đìa, ngượng nghịu. Ngắt nghỉ hơi đúng. Biết phân biệt giọng người kể với giọng nhân vật.

2. Hiểu:Bím tóc đuôi sam, tết, loạng choạng, ngượng nghịu, phê bình. Hiểu ý nghĩa nội dung câu chuyện: Đối với bạn bè các em không nên nghịch ác mà phải đối xử tốt với các bạn .

 3.Giáo dục HS cần đối sử tốt với bạn bè .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bảng phụ ghi các từ, các câu dài khó cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 19 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1157Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai, ngày 7/ 9/ 2009
 TẬP ĐỌC: BÍM TÓC ĐUÔI SAM (T1-T2)
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ ngữ khó: Loạng choạng, ngã phịch, đầm đìa, ngượng nghịu. Ngắt nghỉ hơi đúng. Biết phân biệt giọng người kể với giọng nhân vật.
2. Hiểu:Bím tóc đuôi sam, tết, loạng choạng, ngượng nghịu, phê bình. Hiểu ý nghĩa nội dung câu chuyện: Đối với bạn bè các em không nên nghịch ác mà phải đối xử tốt với các bạn .
 3.Giáo dục HS cần đối sử tốt với bạn bè .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ ghi các từ, các câu dài khó cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS 
- GV theo dõi nhận xét 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc 
a. GV đọc mẫu toàn bài.
-Hướng dẫn Lời kể của từng nhân vật trong bài .
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc từng câu.
- Hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng đúng một số câu.
-Đọc đoạn trong nhóm 
-Thi đọc giữa các nhóm 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2.
- Hà đã nhờ mẹ làm gì? 
- Bạn gái khen Hà thế nào?
- Tại sao đang vui vẻ như vậy mà Hà lại khóc?
- Tuấn đã trêu Hà ntn?
- Em nghĩ thế nào về trò đùa của Tuấn?
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3
- Thầy giáo đã làm Hà vui lên bằng cách nào?
- Vì sao lời khen của thầy làm Hà nín khóc và cười ngay?
 Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4.
- Tan học Tuấn đã làm gì?
- Thầy giáo khuyên Tuấn điều gì?
4. Luyện đọc lại truyện theo vai.
5. Củng cố - dặn dò:
- Bạn Tuấn trong chuyện đáng chê hay đáng khen? Vì sao?
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
Đọc bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ " Gọi bạn". Trả lời các câu hỏi:
- HS đọc thầm.
a. Đọc từng câu:
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu đến hết bài
- Luyện đọc các từ khó.
b. Đọc từng đoạn trước lớp ( xem sách).
- Tìm hiểu nghĩa các từ chú giải SGK.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
d. Thi đọc giữa các nhóm.
e. Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc thầm.
- Hà nhờ mẹ tết cho hai bím tóc, . xinh xinh.
- Aùi, chà chà ! Bím tóc đẹp quá.
- Vì Tuấn sấn đến trêu Hà.
- Tuấn kéo bím tóc của Hà là Hà ngã phịch xuống đất.
- Tuấn đùa ác, như vậy là bắt nạt. Tuấn không tôn trọng Hà.
- Tuấn không biết cách chơi với bạn.
- Thầy khen 2 bím tóc của Hà rất đẹp.
- Vì nghe thầy khen Hà thấy vui mừng và tự hào về mái tóc đẹp, trở nên tự tin ..ï trêu chọc của Tuấn nữa.
- HS đọc thầm
- Tuấn đến gặp Hà và xin lỗi Hà.
- Phải đối xử tốt với các bạn gái.
- Các nhóm tự phân vai: Người dẫn chuyện, Hà , Tuấn, thầy giáo, mấy bạn gái.
- Đáng chê vì Tuấn đã nghịch ác với Hà. Đáng khen vì Tuấn đã biết nhận lỗi của mình và xin lỗi Hà.
- Chúng ta cần đối xử tốt với bạn bè.
----------------------------------
TOÁN : 29 + 5
I. MỤC TIÊU:
	 - Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng có dạng 29 + 5 
	- Củng cố biểu tượng hình vuông, vẽ hình qua các điểm cho trước.
 - Giáo dục HS cẩn thận khi làm toán .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Que tính bảng gài . Nội dung bài tập 3 viết sẵn trên bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng.
- Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu phép cộng 29 + 5
- Có 29 que tính thêm 5 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- GV yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả .
- GV sử dụng bảng gài và que tính để hướng dẫn HS tìm kết quả của 29 + 5.
+ Đặt tính và tính.
- Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và nêu cách làm
3. Thực hành:
Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài .GV theo dõi nhận xét 
Bài 2: Mục đích củng cố tên gọi số hạng, tổng.
-Chữa bài yêu cầu HS nêu cách tính câu a, b
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Muốn có hình vuông ta phải nối mấy điểm với nhau 
- Yêu HS tự làm bài.
- Gọi 1 HS chữa bài.
- Yêu cầu HS gọi tên 2 hình vuông.
- HS 1: thực hiện phép tính: 9 + 5, 9 + 3, 9+ 7
- HS 2 tính nhẩm: 9 + 5 + 3, 9 + 7 + 2
 Nêu cách tính 9 + 7 +2.
- Nghe hiểu đề toán.
- Thực hiện phép cộng 29 + 5
- HS thao tác trên que tính và đưa ra kết qủa .
- Lấy 29 que tính, lấy thêm 5 que tính.
- HS làm theo tác của GV sau đó đọc to 29 + 5 = 34
 2 9 ( Nêu cách viết)
 + 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 
 5 thẳng với 9 và 5, nhớ 1, 2 
 3 4 thêm 1 là 3, viết 3 vào cột chục . Vậy 29 + 5 = 34
- HS làm bài. Đổi chéo vở kiểm tra
- HS đọc đề bài.
- 1 em lên bảng làm bài , lớp làm vào vở
- Nhận xét kết quả, cách viết phép tính
-HS đọc đề . Nối các điểm để có hình vuông
- Nối 4 điểm .
- Thực hành nối.
- Cả lớp theo dõi sửa bài.
- Hình vuông ABCD , MNPQ. 
4. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học, biểu dương em học tốt, nhắc nhở em chưa chú ý.
	 - Về luyện tập thêm phép cộng dạng 29 + 5.
 THỦ CÔNG : GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC (T2)
 I.Mục tiêu
-Giúp hs hoàn thành sản phẩm bằng giấy màu.
-HS gấp đúng, đẹp, phẳng
-GD tính cẩn thận, khéo léo, thích học thủ công.
II.Chuẩn bị:
GV:bài mẫu
HS :giấy màu
III.Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định: hát
2.Bài cũ:
-GV kiểm tra dụng cụ của hs.
-Đành giá sự chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu: Tiết học hôm nay các em sẽ thực hành gấp máy bay phản lực trên giấy màu.
b.Khai thác nội dung:
 Giáo viên
 Học sinh
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
HĐ 1: GV nhắc lại cách gấp.
-GV nhắc lại cách gấp:
+Bước 1: Gấp tạo mũi, thân cánh máy bay phản lực.
+Bước 2: Tạo máy bay phản lực và sử dụng.
HĐ 2: HS thực hành.
-HS tự thực hành gấp.
-GV nhắc hs cần miết các đường mới gấp cho thẳng, gợi ý hs trang trí máy bay phản lực như vẽ ngôi sao 5 cánh hoặc viết chữ Việt Nam lên 2 cánh máy bay.
-Trong khi hs thực hành gv quan sát uốn nắn những hs gấp chưa đúng hoặc còn lúng túng.
-Chọn ra một số máy bay phản lực gấp đẹp để tuyên dương và cho cả lớp qs
-Tổ chức cho hs thi phóng máy bay, nhắc nhở các em giữ trật tự, vệ sinh an toàn khi phóng máy bay
-HS theo dõi
-HS thực hành gấp.
4.Củng cố:
-Cho hs nhắc lại tên sản phẩm.
-Thi phóng xem ai phóng bay cao hơn
5.Nhận xét dặn dò:
-Dặn hs chuẩn bị: giấy nháp tiết sau gấp máy bay đuôi rời.
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Thứ 3 ngày 8/ 9 /2009
TOÁN : 49 + 25
I. MỤC TIÊU:
	Giúp HS:
	- Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng có nhớ dạng 49 +25
	- Aùp dụng kiến thức về phép cộng trên để giải các bài toán có liên quan.
 - Giáo dục HS cẩn thận khi làm toán .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng gài, que tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu phép cộng 49 +25.
Bước 1: Giới thiệu:
-Có 49 que tính thêm 25 que tính nữa . Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
Hỏi: Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
Bước 2: Tìm kết quả: 
- Cho HS sử dụng que tính.
-GV hướng dẫn HS thao tác như các tiết học trước.
Bước 3: Đặt tính và tính:
- Gọi 1 HS lên bảng đặt tính, thực hiện phép tính sau đó nêu lại cách làm.
- Gọi HS nhận xét nhắc lại cách làm đúng.
3. Thực hành:
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu nếu cách thực hiện các phép tính.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: Gọi 1 Hs đọc đề 
-Gv theo dõi nhận xét .
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Muốn biết cả 2 lớp có bao nhiêu HS ta phải làm ntn?
- Yêu cầu HS làm bài.
- HS 1: 69 + 3, 39 + 7
- HS 2: 29 + 6, 79 + 2
- Nghe và phân tích đề bài. 
- Thực hiện phép cộng 49 + 25
- HS thao tác trên que tính để tìm ra kết quả 74 que tính.
- HS làm theo thao tác của GV 
 4 9 - Viết 49 rồi viết 25 dưới 49 sao cho 
 + 5 thẳng cột với 9, 2 thẳng cột với 
 25 4, viết dấu + và kẻ vạch ngang.
 7 4 9 cộng 5 bằng 14 viết 4 nhớ 1, 4 cộng 2 bằng 6 thêm 1 là 7 viết 7.
Vậy 49 + 25 = 74.
- HS làm bài vào vở, nhận xét bài của bạn, tự kiểm tra bài của mình.
-Hs làm miệng trên bảng (bỏ câu g).
- Đọc đề bài.
- HS Tra ûlời câu hỏi
- HS viết tóm tắt và trình bày bài giải
-Hs làm bài vào vở .
4. Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng.
	 - Nhận xét tiết học.
KỂ CHUYỆN : BÍM TÓC ĐUÔI SAM
I. MỤC TIÊU :
	- Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ kể lại được nội dung đoạn 1, 2 của câu chuyện.
	- Nhớ và kể được nội dung đoạn 3 bằng lời của mình.
	- Biết tham gia cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo vai.
	- Nghe bạn kể và nhận xét được lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh minh hoạ đoạn 1, 2 phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng phân vai kể lại câu chuyện: " bạn của Nai Nhỏ".
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a. Kể lại đoạn 1, 2 theo tranh.
- Treo tranh, yêu cầu HS dựa vào tranh tập kể trong nhóm.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
- Gọi HS nhận xét sau mỗi lần kể.
b. Kể lại đoạn 3
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu 2 SGK.
- Kể bằng lời của em là như thế nào?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và kể trườc lớp
3. Ke ... :
- Yêu cầu HS mở vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng
- Chia ngọt sẻ bùi có nghĩa là gì?
b. Quan sát và nêu cách viết.
- Gồm mấy chữ. Các chữ nào cao một li?
Cao 1.25 li? Cao 1.5 li? Cao 2.5 li?
-Cách đặt dấu thanh
-Nhắc HS giữ đúng khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng.
- GV viết mẫu chữ Chia cỡ vừa.
- Điểm dừng bút của chữ h chạm gần cuối nét cong của chữ C.
c. Hướng dẫn HS viết chữ Chia vào bảng con.
- GV nhận xét uốn nắn.
4. Hướng dẫn viết vào vở.
5. Chấm chữa bài: Chấm 8 bài, nhận xét rút kinh nghiệm.
- 2 HS lên bảng viết con chữ B, Bạn.
 Bạn bè sum họp.
-HS theo dõi 
- Quan sát.
- Cao 5 li.
- Viết bằng 1 nét liền.
- Tập viết chữ C hai lượt.
- HS Đọc Chia ngọt sẻ bùi.
- HS nêu
- Quan sát mẫu chữ trên bảng, nhận xét.
-HS nêu
-Dấu nặng đặt dưới o, dấu hỏi đặt trên e, dấu huyền đặt trên u
- HS theo dõi
- HS viết chữ Chia hai lượt
- HS viết vào vở
6. Củng cố dặn dò : -Nhận xét tiết học.
	 - Về luyện tập viết .
CHÍNH TẢ(NV) : TRÊN CHIẾC BÈ
I. MỤC TIÊU
	- Nghe và viết lại chính xác, không mắc lỗi đoạn : Tôi và Dế Trũinằêm dưới đáy
	- Trình bày đúng đoạn văn. Chữ đầu đoạn lùi vào 2 ô, chữ đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm.
	- Củng cố quy tắc chính tả với iê/yê. Làm đúng các bài chính tả phân biệt r/d/gi; ân/âng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ ghi BT 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Giáo viên
Học sinh
A Kiểm tra bài cũ: Gọi 2HS lên bảng
-GV theo dõi nhận xét .
B Bài mới:
 1 Giới thiệu bài.
 2 Hướng dẫn viết chính tả:
 a Nhớ nội dung đoạn cần viết:
 -GV đọc
 -Đoạn này trích bài tập đọc nào?
 -Đoạn trích này kể về ai?
 -Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi đâu?
 - Hai bạn đi chơi bằng gì?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
 - Đoạn trích có mấy câu?
-Chữ đầu câu viết thế nào?
- Chữ đầu đoạn viết ntn?
-Ngoài ra còn viết hoa chữ nào?
c. Hướng dẫn viết từ khó
Tìm những từ có âm đầu n,r ,d;n/ t/c
-Yêu cầu viết các từ:
d Viết chính tả 
- GV đọc cho HS viết
e. soát lỗi.
g. Chấm bài (7-8 bài ) nhận xét 
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
- Trò chơi thi tìm chữ có iê, yê
- Chia lớp thành 4 đội. Trong 3 phút đội nào tìm được nhiều từ hơn là đội thắng cuộc .
Bài 3:
a. Yêu cầu HS đọc đề bài:
- Dỗ em nghĩa là gì?
- Giỗ ông nghĩa là gì?
- Hãy tìm từ dỗ hoặc giỗ.
- Tiến hành tương tự với dòng / ròng
- Viết theo lời đọc của GV: Yên ổn, cô tiên, kiên cường, yên xe.
-HS đọc đoạn viết
- Trên chiếc bè
- Kể Dế Mèn và Dế Trũi
- Đi ngao du thiên hạ.
- Bằng bè được kết bằng lá bèo sen.
- 5 câu.
- Viết hoa.
- Viết hoa , lùi vào một ôly
- Trên, Dế Trũi
- Dế Trũi, rủ nhau, say ngắm, trong vắt, ngao du, núi xa, đen sạm.
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con
- nghe GV đọc và viết bài.
- HS đổi vở soát lỗi
-HS thi tìm nhanh
-4 đội chơi
-HS đọc 
-HS trả lời 
- Dỗ dành, dỗ em, dỗ ngon, giỗ tổ, ngày giỗ, giỗ tết
-HS thực hiện tương tự câu trên 
3. Củng cố dặn dò : - Tổng kết giờ học.
	 - Viết lại các lỗi sai.
Thứ 6 ngày 11/ 9/2009 
 TOÁN : 28 + 5
I. MỤC TIÊU :
	- Biết thực hiện phép cộng có nhớ dạng 28 + 5.
	- Aùp dụng phép cộng dạng 28 + 5 .Củng cố kỹ năng vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
 - Giáo dục HS thực hiện cộng có nhớ chính xác .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Que tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng
- Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu phép cộng 28 + 5
Bước 1: Nêu bài toán có 28 que tính , thêm 5 que tính nữa. Hỏi có bao nhiêu que tính.
- Để biết có bao nhiêu que tính ta phải làm ntn?
Bước 2:Tìm kết quả:
- Yêu cầu HS sử dụng que tính
Bước 3: Đặt tính và thực hiện:
- Yêu cầu 1 HS đặt tính và thực hiện phép tính.
- Hỏi: Em đặt tính ntn?
- Hỏi: Tính ntn?
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính
3. Luyện tập thực hành:
Bài 1: Yêu cầu HS tự làm vào vở BT.
Bài 2: HS nêu yêu cầu 
-GV theo dõi nhận xét 
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài
- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt
- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS lên bảng lớn.
-Nhận xét và cho điểm
Bài 4: Yêu cầu HS vẽ vào vở BT.
- Hãy nêu lại cách vẽ đoạn thẳng dài 5 cm.
- HS1: Đọc thuộc công thức 8 cộng với một số. HS2: Tính nhẩm: 8 + 3 + 5, 8 + 4 +2, 
- Nghe phân tích đề toán
-Thực hiện phép cộng 28 + 5
- Thao tác trên que tính nêu kết quả là 33 que tính.
 2 8 8 cộng 5 bằng 13, viết 3 nhờ 1, 2 
+ thêm 1 là 3, vậy 28 + 5 bằng 33
 5
 3 3
- HS làm bài vào vở
- HS nêu và làm bài theo nhóm 
-HS đọc đề Tóm tắt
Gà : 18 con
Vịt: 5 con
Gà và vịt:  con?
- 2 em kiểm tra chéo.
- Dùng bút chấm 1 điểm
 - Tìm vạch chỉ 5 cm. Chấm điểm thứ 2, nối 2 điểm ta có đoạn thẳng dài 5 cm
4. Củng cố - dặn dò:
	- GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 28 + 5
	- Tổng kết giờ học.
 ÂM NHẠC: BÀI HÁT: XÒE HOA
 Dân ca Thái, đặt lời Phan Duy
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: HS biết bài hát xoè hoa là một bài dân ca của đồng bào Thái ở Tây Bắc.
	2. kỹ năng: HS hát đúng giai điệu và lời ca, HS biết gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca.
	3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức khi hát những bài hát truyền thống và dân ca.
II. CHUẨN BỊ:
	- Hát chuẩn xác bài xoè hoa.
	- Nhạc cụ, thanh phách , song loan, băng nhạc catset
	- Tranh vẽ, bảng phụ có chép sẵn bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định lớp : Nhắc nhở tư thế ngồi học của HS.
2. Kiểm tra bài cũ: 3 HS . GV nhận xét và xếp loại.
3. Dạy bài mới:
HĐ1: Dạy bài hát Xoè hoa
* Giới thiệu bài
-Hát mẫu: GV cho HS nghe băng nhạc 2 lần.
- Chia câu hát: Bài hát có 4 câu, mỗi câu là một dòng
- Dạy hát từng câu: GV hát mẫu câu 1, yêu cầu nghe và nhẩm theo.
- GV bắt nhịp 2 - 1 yêu cầu HS hát
- Câu 2 cũng tiến hành như vậy.
- Nối câu 1 và 2.
- Câu 3, 4 cách tập tương tự như câu 1, 2.
+ Hát đầy đủ cả bài: GV hát mẫu, yêu cầu HS hát . chỉ định vài cá nhân.
+ Trình bày hoàn chỉnh bài hát.
HĐ2: Vừa hát vừa gõ đệm theo phách.
- GV hướng dẫn HS gõ đệm vào những tiếng có gạch chân 
- Bùng boong bính boong..
- Vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp.
- Hướng dẫn hát, gõ đệm vào những tiếng có gạch chân.
Bùng boong bính boong..
- Vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu lời ca
Bùng boong bính boong .
4. Củng cố - dặn dò: Chia lớp thành 3 nhóm
- N1: Hát + gõ theo phách
- N2: Hát + gõ theo nhịp
- N3: Hát + gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Nhận xét tiết học.
- Về học thuộc bài hát- chuẩn bị bài sau .
- Ổân định chỗ ngồi.
- Từng cá nhân thực hiện
- HS lắng nghe.
- HS ghi nhớ.
- HS nghe bắt nhịp và hát đồng thanh.
- HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện theo cá nhân
- HS theo dõi và ghi nhớ.
- HS thực hiện.
-HS thực hiện
- HS thực hiện theo nhóm
-3nhóm thực hiện 
TẬP LÀM VĂN : CẢM ƠN , XIN LỖI 
I. MỤC TIÊU :
	- Biết nói lời cảm ơn , xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp .
	- Biết nói 3 - 4 câu về nội dung mỗi bức tranh trong đó dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp.
	- Viết được những điều vừa nói thành đoạn văn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh minh hoạ BT3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu sau
Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Hỏi: Khi được ai đó giúp đỡ em phải nói gì với họ?
- Khi làm phiền hoặc mắc lỗi vời ai đó thì sao?
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: ( làm miệng)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- Em nói thế nào khi bạn cùng lớp cho em đi cùng áo mưa?
- Nhận xét khen ngợi các em nói lời cảm ơn lịch sự ( tương tự các tình huống còn lại)
Bài 2: (làm miệng)
- Khi làm phiền hoặc mắc lỗi với người khác em phải làm gì?
( Giúp HS nói lời xin lỗi thành thực, hợp tình huống)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Bài 3:
Yêu cầu HS đọc đề bài treo tranh 1 và hỏi tranh vẽ gì?
Hãy dùng lời của em kể lại nội dung bức tranh này, trong đó có sửï dụng lời cảm ơn.
Nhận xét:
 Treo tranh 2
Tranh vẽ gì ? Em hãy kể lại nội dung bức tranh, trong đó có sử dụng lời xin lỗi.
-Yêu cầu HS viết bài vào vở
- 1HS kể lại câu chuyện theo tranh minh họa
- 1 HS đọc danh sách tổ mình đã làm trong tiết trứơc.
- Em phải nói lời cảm ơn.
- Em phải xin lỗi.
- Đọc yêu cầu. HS làm câu a,b
- Cảm ơn bạn! Cảm ơn bạn nhé!
- Mình cảm ơn bạn nhiều! Bạn thật tốt , nếu không có bạn mình ướt hết rồi!
- HS trả lời
- Em xin lỗi
-Đọc yêu cầu.
a. Tớ xin lỗi! Tớ xin lỗi tớ không cố ý! Tớ xin lỗi cậu, tớ vô ý quá!
b. Con xin lỗi mẹ! Con xin lỗi mẹ lần sau con sẽ không thế nữa
- Đọc đề bài
Tranh vẽ một bạn nhỏ đang được nhận quà của mẹ .
- Vài HS trình bày trước lớp.
+ Mẹ mua cho Lan một con gấu bông rất đẹp. Lan đưa hai tay đón lấy con gấu bông xinh xắn và nói “ con cảm ơn mẹ ạ!”. 
-Vài HS trình bày.
+Tuấn sơ ý làm vỡ lọ hoa của mẹ. Cậu đến trước mẹ khoanh tay xin lỗi và nói “ Con xin lỗi mẹ ạ !” Lần sau con sẽ cẩn thận hơn.
-Viết bài vào vở sau đó đọc cả bài
- Nghe, nhận xét
3. Củng cố dặn dò : Tổng kết tiết học. Nhớ thực hiện nói lời cảm ơn , xin lỗi .

Tài liệu đính kèm:

  • doc4.doc