KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN : TẬP ĐỌC
BÀI : MÍT LÀM THƠ
I. Mục tiêu :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng có âm, vần dễ lẫn.
- Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, chấm hỏi, gạch ngang.
- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật (Mít, Hoa giấy)
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới : nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu
- Nắm được diễn biến câu chuyện.
- Cảm nhận được tính hài hước của câu chuyện qua ngôn ngữ và hành động ngộ nghĩnh của Mít.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN : TẬP ĐỌC BÀI : MÍT LÀM THƠ I. Mục tiêu : 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng có âm, vần dễ lẫn. - Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, chấm hỏi, gạch ngang. - Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật (Mít, Hoa giấy) 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu - Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới : nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu - Nắm được diễn biến câu chuyện. - Cảm nhận được tính hài hước của câu chuyện qua ngôn ngữ và hành động ngộ nghĩnh của Mít. - Bước đầu hiểu thế nào là vần thơ. II. Đồ dùng dạy học : l Tranh minh họa bài đọc trong SGK/18 l Viết sẵn những câu cần hướng dẫn hs đọc. III. Các hoạt động dạy và học : Giáo viên Học sinh * Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu mỗi em đọc 1 đoạn bài "Làm việc thật là vui" - 4 hs đọc và trả lời câu hỏi về nội dung từng đoạn. --> Gv theo dõi nhận xét cách đọc, cho điểm. * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài - Gv dùng lời giới thiệu bài như sách hướng dẫn/66 -> Gv giảng bài : Mít làm thơ. - hs nhắc lại tựa bài. * Hoạt động 2 : 1. Gv đọc mẫu : - hs giở sách theo dõi. - Bài này cô chia làm 3 đoạn : - hs dùng bút chì đánh dấu số đoạn. + Đoạn 1 : 2 câu đầu + Đoạn 2 : Tiếp theo đến "Vần thì vần nhưng phải có nghĩa chứ" + Đoạn 3 : Còn lại. (có thể gọi hs đọc mỗi em đọc 1 đoạn) 2. Hướng dẫn hs luyện đọc câu, đoạn kết hợp giảng nghĩa từ. a. Luyện đọc câu - Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng câu cho đến hết bài (gv theo dõi). - Mỗi hs lần lượt đọc 1 câu. - Luyện đọc từ có tiếng viết thanh ? ~ - hs đọc thầm từng đoạn ghi chú nêu lên. - Gv giảng bài : nổi tiếng, thi sĩ, có nghĩa, hiểu rồi. - 1 từ 3 hs đọc, đọc câu có từ luyện đọc. b. Đọc từng đoạn trước lớp - Giải nghĩa từ - Luyện đọc câu : - Yêu cầu hs đọc từng đoạn trước lớp. Dừng lại ở mỗi đoạn để rút ra từ giải nghĩa (nếu có) - Rút từ : nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu. - hs nêu chú thích - Yêu cầu hs chú ý cách đọc 1 số câu : + Ở thành phố tí hon .... là Mít. Người ta ... biết gì. + Một lần ... để học làm thơ. (Lưu ý : hs nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy và giữa các cụm từ) - hs đọc lại 2 câu trên. c. Đọc từng đoạn trong nhóm Gv theo dõi các nhóm đọc - Nhóm trưởng điều khiển cho lần lượt từng bạn trong nhóm đọc. d. Thi đọc giữa các nhóm - Lần lượt các bạn giữa các nhóm thi đọc với nhau. Tuyên dương nhóm có bạn đọc to, rõ. * Hoạt động 3 : - Yêu cầu hs đọc thầm từng đoạn trả lời câu hỏi, câu 1, 2, 3, 4 SGK/19 Câu hỏi 2 : Gv bổ sung thêm 1 số câu hỏi bên cạnh câu hỏi chính. + Trước hết, Hoa Giấy dạy Mít điều gì ? - hs nêu : dạy cho Mít hiểu thế nào là vần thơ. - Gv giải thích cho hs hiểu thế nào là vần thơ : Hai từ (hoặc tiếng) có phần cuối giống nhau. Củng có thể nói : giống nhau ở phần vần. ví dụ : Vịt - thịt (giống nhau ở vần it) Cáo - gáo (giống nhau ở vần áo) + Mít gieo vần thế nào ? - hs nêu : lé - phé - gv giải thích : Mít gieo vần như thế rất buồn cười vì tiếng phé không có nghĩa gì cả. * Hoạt động 4 : Luyện đọc lại - Gv hướng dẫn hs đọc lời người dẫn chuyện : giọng vui, hóm hỉnh. Đọc những câu hỏi của Mít đọc với giọng ngạc nhiên, hồn nhiên - Gv đọc mẫu - 3 hs đọc lại. - Tổ chức cho hs đọc phân vai - Mỗi nhóm phân 1 vai đọc thi giữa các nhóm. - Tuyên dương các nhóm có bạn đọc thể hiện giọng đọc đúng. * Củng cố - Dặn dò : - Yêu cầu hs đọc toàn bài - 1 hs đọc - Qua bài tập đọc em thấy nhân vật Mít như thế nào ? --> Gv nói lại để các em hiểu đúng nhân vật Mít. - Về nhà kể lại câu chuyện Mít làm thơ cho người thân nghe.
Tài liệu đính kèm: