Giáo án Tập đọc tuần 19 - Phạm Diệu Cầm

Giáo án Tập đọc tuần 19 -  Phạm Diệu Cầm

Lớp: 2D Tên bài dạy:

Tiết: Tuần 20 CHUYỆN BỐN MÙA

G.v: Phạm Diệu Cầm

I. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ ngơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt giọng người kểchuyện với giọng của các nhân vật: bà Đất,

 bốn nàng Xuân, Hạ, Thu, Đông.

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

- Hiểu nghĩa của các từ: đâm chồi nảy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu đông mỗi mùa mỗi vẻ đẹp

riêng, đều có ích cho cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ cho bài đọc trong sách .

- Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn cho học sinh đọc đúng.

- Bút dạ và 3,4 tờ giấy khổ to gồm 3 cột (mùa hạ, thu đông) để hs trả lời câu hỏi 3.

 

doc 8 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1208Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc tuần 19 - Phạm Diệu Cầm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tập đọc
Thứ hai ngày12 tháng 1 năm 2004
Lớp: 2D
Tên bài dạy:
Tiết: Tuần 20
Chuyện bốn mùa
G.v: Phạm Diệu Cầm
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ ngơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
Biết đọc phân biệt giọng người kểchuyện với giọng của các nhân vật: bà Đất,
 bốn nàng Xuân, Hạ, Thu, Đông.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
Hiểu nghĩa của các từ: đâm chồi nảy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu đông mỗi mùa mỗi vẻ đẹp
riêng, đều có ích cho cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ cho bài đọc trong sách .
Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn cho học sinh đọc đúng.
Bút dạ và 3,4 tờ giấy khổ to gồm 3 cột (mùa hạ, thu đông) để hs trả lời câu hỏi 3.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Thời gian
Nội dung dạy học chủ yếu
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
Tiết
 1 
 5 phút
 3 phút
A. Mở đầu:
Giáo viên giới thiệu 7 chủ điểm của sách tập 2; Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối - Đây là những chủ đề về thế giới tự nhiên xung quanh ta. Chủ đề: Bác Hồ, Nhân dân cho chung ta thêm hiểu biết về Bác Hồ lãnh tụ kính yêu của dân tộc và nhân dân Việt Nam.
B.Bài mới: 1. Giới thiệu bài:
- Xuân, hạ, thu, đông
- Mùa hè : nóng nực
 Mùa đông: rét
 Mùa thu : mát mẻ
 Mùa xuân: mưa phùn
Trong bài tập đọc của tuần 19, 20 các con sẽ được tìm hiểu về cảnh đẹp thiên nhiên của bốn mùa và sinh hoạt văn hoá văn nghệ tiêu biểu của con người trong từng mùa.
* G. v giới thiệu, hs mở mục lục nêu 7 chủ đề.
 Hs mở tranh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm Bốn mùa.
*Phương pháp vấn đáp, gợi mở:
? Kể tên các mùa trong năm mà con biết.
? Nêu đặc điểm từng mùa.
G.v ghi đề bài lên bảng.
Thời gian
Nội dung dạy học chủ yếu
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 27 phút
2. Luyện đọc:
a. Đọc mẫu: 
- Chú ý phát âm chính xác, giọng đọc nhẹ nhàng, giọng kể khoan thai. Lời Đông trầm trồ, thán phục. Giọng Xuân nhẹ nhàng. Giọng Hạ tinh nghịch, nhí nhảnh. Giọng Thu thủ thỉ. Giọng Bà Đất vui vẻ.
Nhấn gịong ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: sung sướng nhất, ai cũng yêu, đâm chồi nảy lộc, đơm trái ngọt, nghỉ hè, tinh nghịch, thích, ai chẳng yêu, đều có ích, đều đáng yêu 
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
- vườn bưởi, rước, tựu trường.
- sung ướng, nảy lộc, nắng, trái ngọt, đêm trăng rước đèn, trò chuyện, lúc nào
* Đọc từng đoạn trước lớp: 
- Đoạn 1:Một ngày. không thích em được
- Đoạn 2: Phần còn lại.
Gv có thể giải thích thêm nếu thấy hs chưa hiểu. 
- Có em/ mới có bếp lửa bập bùng nhà sàn,/ có giấc ngủ ấm trong chăn.// Sao lại có người không thích em được?//
- 5 giọng đọc khác nhau ( Người kể và 4 nàng tiên) 
- Cháu có công ấp ủ mầm sống/ để xuân về/ cây cối đâm chồi nảy lộc.//
- Trong đoạn văn này các con cần
Luyện tập,thực hành.
- G.v đọc mẫu lần 1.
- Hs khá giỏi đọc, cả lớp đọc thầm.
* Phương pháp luyện tập, thực hành, vấn đáp
- hs nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn đến hết bài.
- ? Tìm từ có vần khó đọc. 
- ? Tìm các từ có âm đầu: l, n, r, s.
- 3 hs luyện đọc các từ khó.
- Cả lớp đồng thanh.
- Hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp.
- 1 hs đọc đoạn 1.
- 1 hs nêu phần chú giải trong SGK
- ? Hãy đọc câu của Thu nói với Đông và nêu cách ngắt câu.
- Để đọc đoạn này hay ta cần sử dụng mấy giọng đọc khác nhau?
- 2- 3 hs đọc lại đoạn 1 .
- 1 hs đọc đoạn 2.
- Đọc cho cô câu bà Đất nói với Đông và nêu cách ngắt câu.
- hs đọc lại đoạn 2.
u
Thời gian
Nội dung dạy học chủ yếu
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
Tiết
 2
 15
phút
đọc lời của bà Đất với giọng rõ ràng, tình cảm.
* Thi đọc: 
* Đồng thanh:
3. Tìm hiểu bài:
- Đọc lại bài.
- Xuân, Hạ, Thu , Đông
- Xuân là người sung sướng nhất ai cũng quý Xuân vì Xuân về làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc
- Xuân làm cho cây lá tốt tươi.
- Cả hai ngưòi nói không khác nhau vì đều cùng ca ngợi mùa xuân.
- Làm cho cây lá tốt tươi, đâm chồi nảy lộc.
- Khi mùa xuân về thời tiết ấm áp, có mưa xuân rất thuận lợi cho cây cối phát triển.
- Phải có nắng của Hạ cây trong vườn mới đơm trái ngọt. Có em Hạ các cô cậu học trò mới được nghỉ hè.
 Hạ cho trái ngọt, hoa thơm.
- Mùa thu.
- Bà Đất.
- Bưởi chín vàng, rằm Trung Thu.
- Nàng Đông. Chính nàng là người đem ánh lửa sàn bập bùng, đem giấc ngủ ấm trong chăn cho chúng ta,
- Hs đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp .
- Chia nhóm và theo dõi hs đọc theo nhóm.
- Hs thi đọc đồng thanh theo nhóm, thi đọc cá nhân từng đoạn và cả bài
- G v nhận xét và cho điểm.
- Cả lớp đồng thanh.
* Luyện tập thực hành:
- 1 hs khá giỏi đọc, cả lớp đọc thầm.
- ? Bốn nàng tiên trong chuyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
-? Bạn nào cho cô biết nàng Đông nói về Xuân như thế nào?
- Còn bà Đất nói về Xuân như thế nào?
- Lời bà Đất nhận xét về Xuân và nàng Đông nói về mùa Xuân có gì khác nhau không?
- Theo con mùa Xuân có đặc điểm gì hay?
- Con có biết vì sao khi xuân về vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc không?
- Hãy đọc to câu văn của Xuân, của bà Đất nói về Hạ. 
- Mùa nào làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường?
- Đó chính là câu nói của ai nói về mùa thu?
- Mùa thu còn nét đẹp nào nữ không?
- Nàng tiên cuối cùng chúng ta chưa nhắc đến là ai? Hãy nêu những vẻ đẹp của nàng.
Thời gian
Nội dung dạyhọc chủ yếu
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 10 phút
 5 phút
có công ấp ủ mầm sống để xuân về lá cây tốt tươi.
- Hs phát biểu tự do theo sở thích của mình.
Gv chốt lại: Mỗi năm có bốn mùa.
Mùa nào cũng có vẻ đẹp riêngđáng yêu đem lại lợi ích riêng cho cựôc sống xung quanh ta.
4. Luyện đọc lại: 
5. Củng cố – Dặn dò
- Cho hs tìm nhanh các nàng tên vẽ trong tranh trong SGK .
- Mùa Đông
- Mùa Xuân
- Hs tự chọn các bài hát mà mình thuộc.
- Chuẩn bị bài sau: Lá thư nhầm địa chỉ.
- Con thích nhất mùa nào trong năm ?
* Chia nhóm (Từng thành viên trong nhóm đọc theo giọng đọc của nhân vật )
- G.v nhận xét , bình chọn cá nhân và nhóm đọc xuất sắc
- Thi tìm các nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Bây giờ ở Hà Nội là mùa gì?
- Khi Tết về là mùa gì?
- Thi hát những bài về bốn mùa.
 * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
Môn: Tập Đọc
Thứ ba ngày 13 tháng 1 năm 2004
Lớp: 2D
Tên bài dạy:
Tiết: Tuần 19
 Lá thư nhầm địa chỉ
G.v: Phạm Diệu Cầm
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu các từ ngữ trong bài.
Nắm được một số kiến thức về thư từ.
+ Biết cách ghi địa chỉ trên bì thư. Hiểu: nếu ghi sai địa chỉ thư sẽ bị thất lạc.
+ Nhớ: Không được bóc thư, xem trộm thư của người khác (vì như vậy là không lịch sự, thậm chí vi phạm pháp luật) .
II. Đồ dùng dạy học:
Một số bì thư đã dùng, có dán tem và dấu bưu điện.
Mỗi học sinh mang đến một phong bì thư chưa dùng.
Bảng phụ viết seẵn nội dung câ, đoạn văn hướng dẫn học sinh đọc đúng.
III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung dạy học chủ yếu
Phương pháp, hình thức tổ chứ dạy học tương ứng
Ghi chú
 5 phút
 3 phút
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc và trả lời câu hỏi bài Chuyện bốn mùa.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 - Hs trả lời tự do
- Thư sẽ không đến đuợc tay người nhận
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- 2 hs đọc bài và trả lời câu hỏi:
 + ? Bà Đất và nàng Đông nói về mùa Xuân như thế nào?
 + ? Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay?
- 1hs đọc toàn bài và trả lời câu hỏi: con thích mùa nào nhất trong năm? Vì sao?
Nhận xét, đánh giá.
* Phương pháp vấn đáp.
-? Các con đã bao giờ gửi thư cho người thân qua đường bưu điện chưa?
- Khi gửi thư qua đường bưu điện mà nhầm địa chỉ thì chuyện gì sẽ xảy ra
Thời gian
Nội dung dạy họcchủ yếu
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 12 phút
- G.v chốt lại:Qua bài tập đọc hôm nay các con sẽ hiẻu vì sao chúng ta phải ghi địa chỉ trên phong bì thư thật cẩn thận, vì sao chúng ta không được bóc thư của người khác ra xem. Chúng hãy cùng nhau đọc bài để hiểu rõ hơn những điều đó
2. Luyện đọc: 
a. Đọc mẫu:
- Chú ý: đọc goịng phù hợp với cá nhân vật:
 + Bác đưa thư gọi sốt sắng
 + Mai và mẹ: ngạc nhiên, lời mẹ dịu dàng ôn tồn khi đi gặp bác tổ trưởng 
- Nhấn giọng ở các từ: chợt, ngạc nhiên, không nhỉ, làm gì đúng là, đừng bóc thư, thầm mong,
b. Hướng đẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
*Đọc từng câu:
- ngạc nhiên, tường, bưu điện, Lạch Tray
- Giải thích: Lạch Tray là tên một phố nhỏ ở Hải Phòng.
* Đọc đoạn:
- Phần nội dung có thể chia thành hai đoạn:
 + Đoạn 1 : từ đầu nhà mình mà.
 + Đoạn 2: đoạn còn lại.
- Chú ý hs phần bì thư đọc rõ ràng, rành mạch.
 + Người gủi: / Nguyễn Văn Nhân/ hai mươi sáu/ đường Lạch Tray/ Hải Phòng.//
 +Người nhận: / Ông Tạ Văn Tường/ năm mưoi tám/ đường Điện Biên Phủ/ Đà Nẵng.//
- Bưu điện : là cơ quan phụ trách việc chuyển thư, điện báo, điện thoại
- Giải nghĩa thêm từ ngạc nhiên: lấy làm lạ, bất ngờ.
-G.v ghi đề bài lên bảng.
- G.v đọc mẫu toàn bài lần1.
- Hs khá giỏi đọc bài.
* Phương pháp luyện tập thực hành.
- Hs đọc nối tiếp nhau từng câu ( Đọc nội dung bài trước, nội dung ghi trên bì thư sau)
- ? Tìm từ có vần khó đọc.
-3,4 hs luyện đọc từ khó.
- Cả lớp đồng thanh.
- Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp và nội dung của bì thư.
- ! hs đọc phần chú giải trong SGK
-? Thế nào là ngạc nhiên?
Thời gian
Nội dung dạy học chủ yếu
Phương pháp hình thức tổ chứ dạy học tương ứng
Ghi chú
7 phút
5 phút
7 phút
* Đọc nhóm
* Thi đọc giữa các đoạn trong nhóm.
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Đọc lại bài.( để trả lời các câu hỏi)
- Câu1: Mai ngạc nhiên vì người nhận là ông Tạ Văn Tường mà nhà Mai thì không có ai tên như vậy.
- Không phải lỗi do bác đua thư, do người gửi ghi nhầm địc chỉ.
- Câu 2: Vì như thế là không lịch sự , thậm chí là vi phạm pháp luật.
- G.v giới thiệu cách bóc thư cho hs (nếu là thư của mình): Dựng thư theo chiều dọc, dỗ nhẹ xuống mặt bànđể lá thư bên trong dồn xuống dưới. Dùng kéo cắt mép chiều rộng phong bì phía trên. Làm như vậy lá thư bên trong sẽ còn nguyên vẹn,
- Câu 3: Ghi rõ địa chỉ người gửi và địa chỉ người nhận.
+ Ghi tên, địa chỉ người nhận thư để bưu điện biết cần chuyển thư đến tay ai.
+ Ghi tên, địa chỉ người gửi để biết ai gửi thư cho mình và nếu thư lạc bưu điện sẽ trả về tận tay người gửi.
4. Luyện đọc lại:
5. Củng cố – Dặn dò:
- Hướng dẫn hs ghi phong bì thư.
- Hs nêu các cách ứng xử.
Như thế là không lịch sự, không có vă hoá.
- Chuẩn bị kĩ bài sau: Thư Trung thu
- Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Mỗi nhóm cử một đại diện lên thi đọc với các nhóm khác ( từng đoạn, cả bài)
- Cả lớp đồng thanh.
- 1 hs đọc lại bài, cả lớp đọc thầm.
-? Nhận được phong thư Mai ngạc nhiên về điều gì?
- Vì sao có sự nhầm lẫn ấy? Có phải do bác đưa thư gửi nhầm không?
-? Tại sao mẹ bảo Mai đừng bóc thư của ông Tường?
-? Trên phong bì ghi những gì? Ghi như vậy để làm gì?
5-7 hs đọc lại bài kết hợp trả lời câu hỏi.
- G.v nhận xét, đánh giá.
- Hs lấy phong bì thư đã chuẩn bị sẵn ở nhà để thực hành.
- Chơi trò chơi: Gửi thư
- Khi nhận được thư không phải của mình con sẽ làm gì?
- Vì sao ta không bóc thư của người khác?

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 19.doc