Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng V iệt lớp 1

Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng V iệt lớp 1

 Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt lớp một đã được quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học (Ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).Trong quá trình triển khai chương trình và sách giáo khoa mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình và chỉ đạo dạy học phù hợp với đối tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau, như công văn 896/BGD ĐT- GDTH ngày 13 tháng 2 năm 2006 về Hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh; Công văn 9832/BGD ĐT- GDTH ngày 01 tháng 9 năm 2006 về Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5.

 Để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và cán bộ quản lý chỉ đạo chuyên môn, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt.

 Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt lớp một được soạn theo kế hoạch dạy học quy định, dựa theo sách giáo khoa Tiếng Việt 1(hai tập) đang được sử dụng trong các trường tiểu học trên toàn quốc. Nội dung yêu cầu đạt về kiến thức, kĩ năng đối với từng bài học được hiểu là chuẩn tối thiểu đòi hỏi tất cả mọi học sinh đều phải đạt được. Nội dung Ghi chú xác định những nội dung cần hướng dẫn cụ thể hơn.

Hướng dẫn cụ thể trình bày các nội dung hướng dẫn HS khá giỏi và HS yếu ở 1-2 tuần đầu, sau đó không nhắc lại các yêu cầu giống nhau ở một số loại bài học như: bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh hình minh hoạ trong sách giáo khoa, HS khá giỏi có thể được luyện nói 4-5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh SGK, HS yếu được hướng dẫn đánh vần, viết 1/2 số dòng yêu cầu trong vở tập viết và trả lời 1-3 câu hỏi theo gợi ý của giáo viên (đối với phần học vần), HS khá giỏi tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần cần ôn trong bài, viết đều nét, giãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng số chữ quy định trong vở tập viết, HS yếu được hướng dẫn viết đúng các vần và từ ngữ, số dòng số chữ tập viết và tốc độ viết được hướng dẫn tuỳ theo khả năng của HS (đối với phần Luyện tập tổng hợp).

 

doc 37 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng V iệt lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Giáo dục và đào tạo 
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng
 môn Tiếng Việt lớp 1
Mở đầu
 Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt lớp một đã được quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học (Ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).Trong quá trình triển khai chương trình và sách giáo khoa mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình và chỉ đạo dạy học phù hợp với đối tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau, như công văn 896/BGD ĐT- GDTH ngày 13 tháng 2 năm 2006 về Hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh; Công văn 9832/BGD ĐT- GDTH ngày 01 tháng 9 năm 2006 về Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5.
	Để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và cán bộ quản lý chỉ đạo chuyên môn, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt.
	Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt lớp một được soạn theo kế hoạch dạy học quy định, dựa theo sách giáo khoa Tiếng Việt 1(hai tập) đang được sử dụng trong các trường tiểu học trên toàn quốc. Nội dung yêu cầu đạt về kiến thức, kĩ năng đối với từng bài học được hiểu là chuẩn tối thiểu đòi hỏi tất cả mọi học sinh đều phải đạt được. Nội dung Ghi chú xác định những nội dung cần hướng dẫn cụ thể hơn.
Hướng dẫn cụ thể trình bày các nội dung hướng dẫn HS khá giỏi và HS yếu ở 1-2 tuần đầu, sau đó không nhắc lại các yêu cầu giống nhau ở một số loại bài học như: bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh hình minh hoạ trong sách giáo khoa, HS khá giỏi có thể được luyện nói 4-5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh SGK, HS yếu được hướng dẫn đánh vần, viết 1/2 số dòng yêu cầu trong vở tập viết và trả lời 1-3 câu hỏi theo gợi ý của giáo viên (đối với phần học vần), HS khá giỏi tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần cần ôn trong bài, viết đều nét, giãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng số chữ quy định trong vở tập viết, HS yếu được hướng dẫn viết đúng các vần và từ ngữ, số dòng số chữ tập viết và tốc độ viết được hướng dẫn tuỳ theo khả năng của HS (đối với phần Luyện tập tổng hợp).
Riêng về tốc độ đọc (đọc thông), tốc độ viết (viết chính tả), căn cứ vào các văn bản hướng dẫn chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc chia mức độ cần đạt theo từng giai đoạn (gắn với 4 lần kiểm tra định kì môn Tiếng Việt) quy định như sau:
Tốc độ/ Giai đoạn
Giữa học kì 1
Cuối học kì 1
Giữa học kì 2
Cuối học kì 2
Đọc
Khoảng 15 tiếng/phút
Khoảng 20 tiếng/phút
Khoảng 25 tiếng/phút
Khoảng 30
tiếng/phút
Viết
Khoảng 15 chữ/15phút
Khoảng 20 chữ/15phút
Khoảng 25 chữ/15 phút
Khoảng 30 chữ/15phút
 Dựa vào đối tượng và điều kiện dạy học cụ thể, trong từng giai đoạn học sinh có thể đạt tốc độ quy định như trên sớm hay muộn. Giáo viên có thể vận dụng linh hoạt, xác định tốc độ cần đạt sau từng bài học đối với học sinh lớp mình phụ trách.
B.Hướng dẫn cụ thể
 Phần học vần
Tuần 
1
Bài dạy
Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
Bài 1: e 
-Nhận biết được chữ và âm e.
-Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh của SGK.
-HS khá giỏi có thể được luyện nói 4-5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh SGK.
-HS yếu được hướng dẫn luyện nói 1-2 câu.
Bài 2: b 
-Nhận biết được chữ và âm b.
- Đọc được: be
-Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh của SGK.
-HS khá giỏi có thể được luyện nói 4-5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh SGK.
-HS yếu được hướng dẫn luyện nói 1-2 câu.
Bài 3: Dấu thanh sắc 
-Nhận biết được dấu thanh sắc.
- Đọc được: bé
-Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh của SGK.
-HS khá giỏi có thể được luyện nói 4-5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh SGK.
-HS yếu được hướng dẫn luyện nói 1-2 câu.
2
Bài 4: Dấu thanh hỏi, thanh nặng 
-Nhận biết được dấu thanh hỏi, thanh nặng.
- Đọc được: bẻ, bẹ
-Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh của SGK.
-HS khá giỏi có thể được luyện nói 4-5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh SGK.
-HS yếu được hướng dẫn luyện nói 1-2 câu.
Bài 5: Dấu thanh huyền, thanh ngã 
-Nhận biết được dấu thanh huyền, ngã.
- Đọc được: bè, bẽ 
-Trả lời 2-3câu hỏi đơn giản về các bức tranh của SGK.
-HS khá giỏi có thể được luyện nói 4-5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh SGK.
-HS yếu được hướng dẫn luyện nói 1-2 câu.
Bài 6: be, bè, bẽ, bẻ, bé, bẹ
-Nhận biết được các âm, chữ e, b và dấu thanh: dấu sắc/dấu hỏi/dấu nặng/dấu huyền/ dấu ngã
- Đọc được tiếng be kết hợp với các dấu thanh: be bè bé bẻ bẽ bẹ
-Tô được e, b, bé và các dấu thanh
-HS khá giỏi luyện nói từ 4-5 câu theo các chủ đề Các hoạt động của bé trong SGK. 
-HS yếu được hướng dẫn luyện nói 1-2 câu. Tô được 1/2 số dòng yêu cầu trong vở tập viết
Bài 7: ê-v
-Đọc được : ê, v, bê, ve; từ và câu ứng dụng.
- Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK.
-Viết được: ê, v, bê, ve.
-Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: bế bé.
-HS khá giỏi đọc trơn.
-HS yếu được hướng dẫn đánh vần, viết 1/2 số dòng yêu cầu trong vở tập viết và trả lời câu hỏi theo gợi ý của giáo viên.
Tập viết tuần 1: Tô các nét cơ bản
-Tô được các nét cơ bản theo Vở tập viết 1, tập 1
- HS khá, giỏi có thể viết được các nét cơ bản.
Tập viết tuần 2: Tập tô: e, b, bé
-Tô được các chữ: e, b, bé theo Vở tập viết 1, tập 1
- HS khá, giỏi có thể viết được các chữ: e, b, bé.
3
Bài 8: l- h
-Đọc được : l, h, lê, hè; từ và câu ứng dụng.
- Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh hình minh hoạ ở SGK.
-Viết được: l, h, lê, hè.
-Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: le le.
-HS khá giỏi đọc trơn.
-HS yếu được hướng dẫn đánh vần, viết 1/2 số dòng yêu cầu trong vở tập viết và trả lời câu hỏi theo gợi ý của giáo viên.
Bài 9: o-c
-Đọc được : o, c, bò, cỏ; từ và câu ứng dụng.
- Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh hình minh hoạ ở SGK.
-Viết được: o, c, bò, cỏ.
-Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: vó bè.
-HS khá giỏi đọc trơn.
-HS yếu được hướng dẫn đánh vần, viết 1/2 số dòng yêu cầu trong vở tập viết và trả lời câu hỏi theo gợi ý của giáo viên.
Bài 10: ô-ơ
-Đọc được : ô, ơ, cô, cờ và câu ứng dụng.
- Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh hình minh hoạ ở SGK.
-Viết được: ô, ơ, cô, cờ.
-Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Bờ hồ.
-HS khá giỏi đọc trơn.
-HS yếu được hướng dẫn đánh vần, viết 1/2 số dòng yêu cầu trong vở tập viết và trả lời câu hỏi theo gợi ý của giáo viên.
Bài 11: Ôn tập
-Đọc được: ê, v, l, h, o, c, ô, ơ, các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 7 đến bài 10.
-Viết được: ê, v, l, h, o, c, ô, ơ, các từ ngữ ứng dụng từ bài 7 đến bài 10.
-Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Hổ.
-HS khá giỏi đọc trơn.
-HS yếu được hướng dẫnviết 1/2 số dòng yêu cầu trong vở tập viết và kể một đoạn câu chuyện theo tranh
Bài 12: i-a
-Đọc được : i-a, bi, cá; từ và câu ứng dụng.
- Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh hình minh hoạ ở SGK.
-Viết được: i-a, bi, cá.
-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Lá cờ.
-HS khá giỏi đọc trơn.
-HS yếu được hướng dẫn đánh vần, viết 1/2 số dòng yêu cầu trong vở tập viết và trả lời câu hỏi theo gợi ý của giáo viên.
4
Bài 13: n-m
-Đọc được : n, m, nơ, me; từ và câu ứng dụng.
-Viết được: n, m, nơ, me.
-Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Bố mẹ, ba má.
Bài 14: d-đ
-Đọc được : d, đ, dê, đò; từ và câu ứng dụng.
-Viết được: d, đ, dê, đò.
-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: dế, cá cờ, bi ve, lá đa.
- 
Bài 15: t-th
-Đọc được : t, th, tổ, thỏ; từ và câu ứng dụng.
-Viết được: t, th, tổ, thỏ .
-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: ổ, tổ.
Bài 16: Ôn tập 
-Đọc được: i, a, n, m, d, đ, t, th, các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 11 đến bài 15.
-Viết được: i, a, n, m, d, đ, t, th, các từ ngữ ứng dụng từ bài 11 đến bài 15.
-Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Cò đi lò dò.
Tập viết tuần 3: lễ, cọ, bờ, hổ
- Viết đúng các chữ: lễ, cọ, bờ, hổ theo đúng mẫu chữ thường, cỡ vừa theo Vở tập viết 1, tập 1
Tập viết tuần 4: mơ, do, ta, thơ
- Viết đúng các chữ: mơ, no, ta, thơ theo đúng mẫu chữ thường, cỡ vừa theo Vở tập viết 1, tập 1
5
Bài 17: u-ư
-Đọc được : u, ư, nụ ,thư; từ và câu ứng dụng.
-Viết được: u. ư, nụ, thư.
-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Thủ đô.
- Bài 18: x-ch
-Đọc được : x, ch, xe, chó; từ và câu ứng dụng.
-Viết được: x, ch, xe, chó .
-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: xe bò, xe lu, xe ô tô.
- Bài 19: s-r
-Đọc được : s, r, sẻ, rễ; từ và câu ứng dụng.
-Viết được: s, r, sẻ, rễ.
-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: rổ, rá.
- Bài 20: k-kh 
-Đọc được : k, kh, kẻ, khế; từ và câu ứng dụng.
-Viết được: k, kh, kẻ, khế .
-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu.
6
- Bài 21: Ôn tập 
-Đọc được: u, ư, x, ch, s, r, k, kh, các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 16 đến bài 20.
-Viết được: u, ư, x, ch, s, r, k, kh, các từ ngữ ứng dụng từ bài 16 đến bài 20.
-Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Thỏ và Sư tử.
- Bài 22: p ph-nh 
-Đọc được : p ph, nh, phố xá, nhà lá; từ và câu ứng dụng.
-Viết được: p ph, nh, phố xá, nhà lá.
-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Chợ, phố, thị xã.
- Bài 23: g-gh 
-Đọc được : g gh, gà ri, ghế gỗ, từ và câu ứng dụng.
-Viết được: g gh, gà ri, ghế gỗ .
-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Gà ri, gà gô.
- Bài 24: q qu, gi 
-Đọc được : q qu, gi, chợ quê, cụ già; từ và câu ứng dụng.
-Viết được: q qu, gi, chợ quê, cụ già .
-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Quà quê.
-Bài 25: ng-ngh 
-Đọc được : ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ; từ và câu ứng dụng.
-Viết được: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ 
-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Bê, nghé, bé.
- Bài 26: y- tr 
-Đọc được : y, tr, y tá, tre ngà; từ và câu ứng dụng.
-Viết được: y, tr, y tá, tre ngà 
-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Nhà trẻ.
7
- Bài 27: Ôn tập
-Đọc được: p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr, các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 22 đến bài 26.
-Viết được: p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr, các từ ngữ ứng dụng .
-Nghe hi ... ọc trơn cả bài. Tập đọc đúng các từ ngữ khó: khóc oà, hoảng hốt, cắt bánh, đứt tay.
-Hiểu được nội dung bài: cậu bé làm nũng mẹ nên mẹ về mới khóc
Kể chuyện:
Bông hoa cúc trắng
-Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
-Hiểu lời khuyên của câu chuyện: ca ngợi tình yêu mẹ, lòng hiếu thảo của cô bé làm cho đất trời cũng cảm động, giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ.
29
Thiên nhiên- Đất nước
Tập đọc:
Đầm sen
-Đọc trơn cả bài. Tập đọc đúng các từ ngữ khó: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại.
-Hiểu được nội dung bài: vẻ đẹp của lá, hoa, hương sắc loài sen.
Tập viết:
Tô chữ: L, M, N
- Biết tô các chữ hoa: L, M, N
- Viết đúng các vần en, oen, ong, oong, các từ ngữ: hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong chữ thường cỡ vừa đúng kiểu
Chính tả:
Hoa sen
-Nhìn sách hoặc bảng chép lại, trình bày đúng bài thơ lục bát Hoa sen 28 chữ trong khoảng 12-15 phút.
-Điền đúng vần en, oen, g, ng vào chỗ trống.
Tập đọc:
Mời vào
-Đọc trơn cả bài. Tập đọc đúng các từ ngữ khó.
-Hiểu được nội dung bài: chủ nhà hiếu khách niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi.
-Học thuộc lòng bài thơ.
Chính tả:
Mời vào
-Nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng khổ thơ thứ 1, 2 bài Mời vào khoảng 10-15 phút.
-Điền đúng chữ ng hay ngh, vần ong hay oong vào chỗ trống.
Tập đọc:
Chú công
-Đọc trơn cả bài. Tập đọc đúng các tiếng có từ ngữ khó: nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh.
-Hiểu được nội dung bài: đặc điểm của đuôI công lúc bé và vẻ đẹp của bộ lông công khi trưởng thành.
Kể chuyện:
Niềm vui bất ngờ
-Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
-Hiểu được ý nghĩa câu chuyên: Bác Hồ rất yêu thiêu snhi và thiếu nhi cũng rất yêu quí Bác Hồ.
30
Nhà trường
Tập đọc:
Chuyện ở lớp
-Đọc trơn cả bài. Tập đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.
-Hiểu được nội dung bài: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào?
Tập viết:
Tô chữ: O, Ô, Ơ, P
- Biết tô các chữ hoa: O, Ô, Ơ, P
- Viết đúng các vần uôt, uôc, ưu, ươu, các từ ngữ: chảI chuốt, thuộc bài, con cừu, ốc bươu chữ thường cỡ vừa đúng kiểu.
Chính tả:
Chuyện ở lớp
-Nhìn sách hoặc bảng chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài Chuyện ở lớp 20 chữ trong khoảng8-10 phút.
-Điền đúng vần uôt, uôc hay chữ c, k vào chỗ trống. 
Tập đọc:
Mèo con đi học
-Đọc trơn cả bài. Tập đọc đúng các tiếng có từ ngữ khó: buồn bực, kiếm cớ, cáI đuôi, cừu.
-Hiểu được nội dung bài: mèo con lười học kiếm cớ nghỉ ở nhà; Cừu doạ cắt đuôI khiến mèo sợ phảI đI học.
-Học thuộc lòng bài thơ.
Chính tả:
Mèo con đi học
-Nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng 6 dòng đầu bài thơ Mèo con đI học 24 chữ trong khoảng 10-15 phút.
-Điền đúng chữ r, d, gi; vần in hay điên vào chỗ trống.
Tập đọc:
Người bạn tốt
-Đọc trơn cả bài. Tập đọc đúng các tiếng có từ ngữ khó: bút chì, liền đưa, sửa lại, ngay ngắn, ngượng nghịu.
-Hiểu được nội dung bài: Nụ , Hà là những người bạn tốt. Giúp đỡ bạn hồn nhiên, chân thành.
Kể chuyện:
Sói và Sóc
-Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
-Hiểu được nội dung câu chuyện: Sóc là con vật thông minh nên đã thoát được nguy hiểm.
31
Gia đình
Tập đọc:
Ngưỡng cửa
-Đọc trơn cả bài. Tập đọc đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi men.
-Hiểu được nội dung bài: Ngưỡng cửa là nơI từ đó đứa trẻ tập đI những bước đầu tiên rồi lớn lên đI xa hưon nữa.
Tập viết:
Tô chữ: Q, R
- Biết tô các chữ hoa: Q, R
- Viết đúng các vần at, ăt, ươt, ươc các từ ngữ: màu sắc, dìu dắt, dòng nước, xanh mướt chữ thường cỡ vừa đúng kiểu.
Chính tả:
Ngưỡng cửa
-Nhìn sách hoặc bảng chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài Ngưỡng cửa 20 chữ trong khoảng8-10 phút.
-Điền đúng vần ăt, ăc hay chữ g, gh vào chỗ trống.
Tập đọc:
Kể cho bé nghe
-Đọc trơn cả bài. Tập đọc đúng các từ ngữ khó: ầm ĩ, chó vện, chăng dây, ăn no, quay tròn, nấu cơm.
-Hiểu đặc điểm ngộ nghĩnh của các con vật, đồ vật trong nhà, ngoài đồng
Chính tả:
Kể cho bé nghe
- Nghe-viết chính xác 8 dòng đầu bài thơ Kể cho bé nghe
trong khoảng 10-15 phút.
-Điền đúng vần ươc/ưot; chữ ng/ngh vào chỗ trống.
Tập đọc:
Hai chị em
-Đọc trơn cả bài. Tập đọc đúng các từ ngữ khó: vui vẻ, một lát, hét lên, dây cót, buồn.
-Hiểu được nội dung bài: Cậu em không cho chị chơi đồ chơi của mình. Chị giận, bỏ đi học bài. Cậu em they buồn chán vì không có người cùng chơi. Cậu chuyện khuyên em không nên ích kỷ.
Kể chuyện:
Dê con không nghe lời mẹ
-Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
-Hiểu được nội dung câu chuyện: Dê con do không biết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại, tiu nghỉu bỏ đi. Câu chuyện khuyên ta phải biết nghe lời người lớn.
32
Thiên nhiên- Đất nước
Tập đọc:
Hồ Gươm
-Đọc trơn cả bài. Tập đọc đúng các từ ngữ: khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê.
-Hiểu được nội dung bài: Hồ Gươm là một cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội.
Tập viết:
Tô chữ hoa S, T
- Biết tô các chữ hoa: S, T
- Viết đúng các vần ươm, ươp, iêng, yêng các từ ngữ: lượm lúa, nườm nượp, tiếng chim, con yểng chữ thường cỡ vừa đúng kiểu.
Chính tả:
Hồ Gươm
-Nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng đoạn từ Cầu Thê Húc màu son đến cổ kính trong bài Hồ Gươm 20 chữ trong khoảng 8-10 phút.
-Điền đúng vần ươm/ ướp; chữ c/ k vào chỗ trống.
Tập đọc:
Luỹ tre
-Đọc trơn cả bài. Tập đọc đúng các từ ngữ khó: luỹ tre, rì rào, gang vó, bóng râm.
-Hiểu nội dung bài: Vào buổi sáng sớm, luỹ tre xanh rì rào, ngọn tre như kéo mặt trời lên. Buổi trưa luỹ tre im gió nhưng lại đầy tiếng chim.
Chính tả:
Luỹ tre
- Nghe-viết chính xác khổ thơ đầu bài thơ Luỹ tre
trong khoảng 10-15 phút.
-Điền đúng vần n/l; dấu hỏi/dấu ngã vào chỗ trống.
Tập đọc:
Sau cơn mưa
-Đọc trơn cả bài. Tập đọc đúng các từ ngữ khó: mưa rào, râm bụt, xanh bang, nhởn nhơ, sáng rực, mặt trời, quây quanh, vườn
-Hiểu được nội dung bài: Bầu trời, mặt đất, mọi vật đều tươi đẹp, vui vẻ sau trận mưa rào
Kể chuyện:
Con rồng cháu tiên
-Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
-Hiểu được ý nghĩa của truyện: Lòng tự hào của dân tộc ta về nguồn gốc cao quý, linh thiêng của dân tộc.
33
Thiên nhiên- Đất nước
Tập đọc:
Cây bàng
-Đọc trơn cả bài. Tập đọc đúng các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít.
-Hiểu đượcnội dung bài: Cây bàng thân thiết với các trường học. Cây bàng mỗi mùa có một đặc điểm riêng.
Tập viết:
Tô chữ: U,Ư,V
- Biết tô các chữ hoa: U, Ư, V
- Viết đúng các vần oang, oac, ăn, ăng; các từ ngữ: khoảng trời, áo khoác, khăn đỏ, măng non chữ thường cỡ vừa đúng kiểu.
Chính tả:
Cây bàng
-Nhìn sách hoặc bảng chép lại và trình bày đúng đoạn cuối bài Cây bàng 20 chữ trong khoảng8-10 phút.
-Điền đúng vần oang/oac; chữ g/ gh vào chỗ trống.
Tập đọc:
Đi học
-Đọc trơn cả bài. Tập đọc đúng các tiếng có từ ngữ khó: lên nương, tới lớp, hương rừng, nước suối
-Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ tự đến trường một mình, không có mẹ dắt tay. Đường từ nhà đến trường rất trường xinh, yêu cô giáo bạn hát rất hay.
Chính tả:
Đi học
- Nghe-viết chính xác hai khổ thơ đầu bài thơ Đi học
trong khoảng 10-15 phút.
-Điền đúng vần ăn/ăng; chữ ng/ngh vào chỗ trống.
Tập đọc:
Nói dối hại thân
-Đọc trơn cả bài. Tập đọc đúng các từ ngữ khó: bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tốc, hốt hoảng.
-Hiểu được nội dung bài: Qua câu chuyện chú bé chăn cừu nói dối, hiểu lời khuyên của bài: Không nên nói dối làm mất lòng tin của người khác, sẽ có lúc hại tới bản thân.
Kể chuyện:
Cô chủ không biết quý tình bạn
-Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
-Hiểu được ý nghĩa của truyện: Ai không biết quý tình bạn, người ấy sẽ cô độc
34
Thiên nhiên- Đất nước
Tập đọc:
Bác đưa thư
-Đọc trơn cả bài. Tập đọc đúng các từ ngữ: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép.
-Hiểu được nội dung bài: Bác đưa thư vất vả trong việc đưa thư tới mọi nhà. Các em cần yêu mến và chăm sóc bác cũng như những người lao động khác.
Tập viết:
Tô chữ: X,Y
- Biết tô các chữ hoa: X, Y
- Viết đúng các vần inh, uynh, ia, uya; các từ ngữ: bình minh, phụ huynh, tia chip, đêm khuya chữ thường cỡ vừa đúng kiểu.
Chính tả:
Bác đưa thư
- Nghe-viết chính xác đoạn “Bác đưa thư môg hôi nhễ nhại” trong bài Tập đọc Bác đưa thư 20 chữ trong khoảng 8-10 phút.
-Điền đúng vần inh, uynh; chữ c, k vào chỗ trống.
Tập đọc:
Làm anh
-Đọc trơn cả bài. Tập đọc đúng các tiếng có từ ngữ khó: làm anh, người lớn, dỗ dành, dịu dàng.
-Hiểu nội dung bài: Anh chị phải yêu thương em, nhường nhịn em.
Chính tả:
Chia quà
-Nhìn sách hoặc bảng chép lại và trình bày đúng đoạn văn Chia quà
trong khoảng 10-15 phút.
-Điền đúng chữ s/x; hoặc chữ v/d vào chỗ trống.
Tập đọc:
Người trồng na
-Đọc trơn cả bài. Tập đọc đúng các từ ngữ khó: lúi húi, ngoài vườn, trồng na, ra quả.
-Hiểu được nội dung bài: Cụ già trồng na cho con cháu hưởng. Con cháu sẽ không quên công ơn của người đã trồng.
Kể chuyện:
Hai tiếng kì lạ
-Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
-HS nhận ra: Lễ phép, lịch sự sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ.
35
Thiên nhiên- Đất nước
Tập đọc:
Anh hùng biển cả
-Đọc trơn cả bài. Tập đọc đúng các từ ngữ: nhanh vun vút, săn lùng, bờ biển, nhảy dù.
-Hiểu được nội dung bài: Cá heo là sinh vật thông minh, là bạn của con người. Cá heo đã nhiều lần giúp người thoát nạn tren biển.
Tập viết:
Viết chữ số: 09
- Biết viết các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
-Viết đúng các vần ân, uân, oăt, oăc; các từ ngữ: thân thiết, huân chương, nhọn hoắt, ngoặc tay chữ thường cỡ vừa đúng kiểu.
Chính tả:
Loài cá thông minh
- Nhìn sách hoặc bảng chép lại và trình bày đúng bài Loài cá thông minh 20 chữ trong khoảng 8-10 phút.
-Điền đúng vần ân, uân; chữ g, gh vào chỗ trống.
Tập đọc:
òóo
-Đọc trơn cả bài. Tập đọc đúng các từ ngữ khó: quả na, trứng cuốc, uốn câu, con trâu.
-Hiểu nội dung bài: Tiếng gà gáy báo hiệu một ngày mới đang đến, muôn vật đang lớn lên, kết quả, chín tới.
Chính tả:
òóo
-Nghe-viết chính xác 13 dòng đầu bài thơ òótrong khoảng 10-15 phút.
-Điền đúng vần oăt/oăc; chữ ng/ngh vào chỗ trống.
Ôn tập
Bài luyện tập (1 hoặc 2)
Ôn tập
Bài luyện tập (3 hoặc 4)
Kiểm tra học kì II

Tài liệu đính kèm:

  • docHDChuan.TV1 (23.10.08).doc