Kĩ thuật (tiết 25)
BÀY , DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU :
- Nắm cách bày , dọn một bữa ăn trong gia đình .
- Biết cách bày , dọn bữa ăn ở gia đình .
- Có ý thức giúp gia đình bày , dọn trước và sau bữa ăn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh , ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc bàn ăn .
- Phiếu đánh giá kết quả học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1) Hát .
2. Bài cũ : (3) Rán đậu phụ .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
3. Bài mới : (27) Bày , dọn bữa ăn trong gia đình .
a) Giới thiệu bài :
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
Kĩ thuật (tiết 25) BÀY , DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU : - Nắm cách bày , dọn một bữa ăn trong gia đình . - Biết cách bày , dọn bữa ăn ở gia đình . - Có ý thức giúp gia đình bày , dọn trước và sau bữa ăn . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh , ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc bàn ăn . - Phiếu đánh giá kết quả học tập . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Rán đậu phụ . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Bày , dọn bữa ăn trong gia đình . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : 10’ Hoạt động 1 : Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn . MT : Giúp HS nắm cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Hướng dẫn HS quan sát hình 1 , đọc mục 1a , đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu mục đích của việc bày món ăn , dụng cụ ăn uống trước bữa ăn . - Tóm tắt các ý trả lời của HS ; giải thích , minh họa mục đích , tác dụng của việc bày món ăn , dụng cụ ăn uống trước bữa ăn . - Gợi ý HS nêu cách sắp xếp các món ăn , dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở gia đình . - Nhận xét , tóm tắt một số cách bày món ăn phổ biến ; giới thiệu tranh , ảnh một số cách bày món ăn , dụng cụ ăn uống để minh họa . - Nêu yêu cầu của việc bày dọn trước bữa ăn : Dụng cụ phải khô ráo , vệ sinh ; các món ăn được sắp xếp hợp lí , thuận tiện cho mọi người . - Đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu các công việc cần thực hiện khi bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn nhằm đảm bảo các yêu cầu trên . - Tóm tắt nội dung chính của HĐ1 : Bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn một cách hợp lí giúp mọi người ăn uống được thuận tiện , vệ sinh . Khi bày trước bữa ăn , phải đảm bảo đầy đủ dụng cụ ăn uống cho mọi người ; dụng cụ ăn uống phải khô ráo , sạch sẽ Hoạt động lớp . - Theo dõi , trả lời . 10’ Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn . MT : Giúp HS nắm cách cách thu dọn sau bữa ăn . PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan . - Nhận xét , tóm tắt các ý HS trình bày ; hướng dẫn lại như SGK nêu . - Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình bày , dọn bữa ăn . Hoạt động lớp . - Trình bày cách thu dọn bữa ăn ở gia đình . - Nêu mục đích , cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình ; liên hệ thực tế với SGK đã nêu . 5’ Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập . MT : Giúp HS thấy được kết quả học tập của mình . PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan . - Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS . - Nêu đáp án bài tập . - Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS . Hoạt động lớp . - Đối chiếu kết quả làm bài với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình . - Báo cáo kết quả tự đánh giá . 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS có ý thức giúp gia đình bày , dọn trước và sau bữa ăn . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Động viên HS tham gia giúp đỡ gia đình trong công việc nội trợ , đọc trước bài học sau . Kĩ thuật (tiết 26) RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG I. MỤC TIÊU : - Nắm cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình . - Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống ; biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống . - Có ý thức giúp đỡ gia đình . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Một số bát , đĩa , nước rửa chén . - Tranh ảnh minh họa theo nội dung SGK . - Phiếu đánh giá kết quả học tập . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Bày , dọn bữa ăn trong gia đình . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống . a) Giới thiệu bài : Nhân dân ta có câu Nhà sạch thì mát , bát sạch ngon cơm . Điều đó cho thấy là muốn có được bữa ăn ngon , hấp dẫn thì không chỉ cần chế biến món ăn ngon mà còn phải biết cách làm cho dụng cụ nấu ăn sạch sẽ , khô ráo . b) Các hoạt động : 10’ Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục đích , tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống . MT : Giúp HS nắm mục đích , tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Đặt câu hỏi để HS nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng . - Nêu vấn đề : Nếu như dụng cụ nấu , bát , đũa không được rửa sạch sau bữa ăn thì sẽ thế nào ? - Nhận xét , tóm tắt nọi dung HĐ1 : Bát , đũa , thìa , đĩa sau khi được sử dụng ăn uống nhất thiết phải được cọ rửa sạch sẽ , không để qua bữa sau hay qua đêm . Việc làm này không những làm cho chúng sạch sẽ , khô ráo , ngăn chặn được vi trùng gây bệnh mà còn có tác dụng bảo quản , giữ cho chúng không bị hoen rỉ . Hoạt động lớp . - Đọc mục 1 , nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu , bát , đũa sau bữa ăn . 10’ Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống . MT : Giúp HS nắm cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống . PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan . - Nhận xét , hướng dẫn HS các bước như SGK : + Trước khi rửa , cần dồn hết thức ăn còn lại trên bát , đĩa vào một chỗ ; sau đó tráng qua một lượt bằng nước sạch . + Không rửa ly uống nước cùng bát , đĩa để tránh mùi hôi cho chúng . + Nên dùng nước rửa bát hoặc nước vo gạo để rửa . + Rửa 2 lần bằng nước sạch ; dùng miếng rửa hoặc xơ mướp cọ cả trong lẫn ngoài . + Uùp từng dụng cụ đã rửa sạch vào rổ cho ráo nước trước khi xếp lên kệ ; có thể phơi khô cho ráo . - Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình rửa bát . Hoạt động lớp . - Mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn ở gia đình . - Quan sát hình , đọc mục 2 , so sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát được trình bày trong SGK . 5’ Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập . MT : Giúp HS nắm được kết quả học tập của mình . PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan . - Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS . - Nêu đáp án của bài tập . - Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS . Hoạt động lớp . - Đối chiếu kết quả bài làm với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình . - Báo cáo kết quả tự đánh giá . 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS có ý thức giúp đỡ gia đình . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Dặn HS học thuộc ghi nhớ , đọc trước bài học sau . Mĩ thuật (tiết 13) Tập nặn tạo dáng : NẶN DÁNG NGƯỜI I. MỤC TIÊU : - Nhận biết được đặc điểm của một số dáng người đang hoạt động . - Nặn được một số dáng người đơn giản . - Cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiện về con người . II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - SGK , SGV . - Sưu tầm một số tranh , ảnh về các dáng người đang hoạt động . - Một số tượng nhỏ hoặc ảnh chụp các bức tượng về dáng người . - Bài nặn của HS lớp trước . - Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn . 2. Học sinh : - SGK . - Sưu tầm tranh , ảnh theo nội dung bài . - Bài nặn của các bạn lớp trước , - Đất nặn . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Vẽ theo mẫu : Mẫu vẽ có hai vật mẫu . - Nhận xét bài vẽ kì trước . 3. Bài mới : (27’) Tập nặn tạo dáng : Nặn dáng người . a) Giới thiệu bài : Lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn , phù hợp nội dung . b) Các hoạt động : 5’ Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét . MT : Giúp HS nêu được những đặc điểm của mẫu . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh các bức tượng về dáng người , gợi ý bằng các câu hỏi : + Nêu các bộ phận của cơ thể con người . + Mỗi bộ phận cơ thể con người có dạng hình gì ? + Nêu một số dáng hoạt động của con người . + Nhận xét về từ thế của các bộ phận cơ thể người ở một số dáng hoạt động . Hoạt động lớp . - Theo dõi , trả lời . 5’ Hoạt động 2 : Cách nặn . MT : Giúp HS nắm cách nặn dáng người . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Nêu các bước nặn và nặn mẫu cho HS quan sát : + Nặn các bộ phận chính trước , các chi tiết sau rồi ghép , đính , chỉnh sửa lại cho cân đối . + Có thể nặn từ 1 thỏi đất và nặn thêm các chi tiết rồi tạo dáng theo ý thích . - Gợi ý HS sắp xếp các hình nặn theo đề tài . Hoạt động lớp . - Theo dõi . 10’ Hoạt động 3 : Thực hành . MT : Giúp HS nặn được một dáng người theo ý thích . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . - Góp ý , hướng dẫn thêm cho từng em . Hoạt động lớp , cá nhân . - Vẽ trước vài dáng người trên nháp để chọn dáng nào đẹp , sinh động để nặn . - Cả lớp thực hành nặn . 5’ Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá . MT : Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Chọn , nhận xét , xếp loại một sản phẩm về : tỉ lệ hình nặn , dáng hoạt động . - Tổng kết chung . Hoạt động lớp . - Nhận xét , xếp loại theo cảm nhận riêng ; nêu lí do vì sao đẹp hoặc chưa đẹp . 4. Củng cố : (3’) - Đánh giá , nhận xét . - Giáo dục HS cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiện về con người . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Nhắc HS sưu tầm tranh ảnh trang trí đồ vật trên đường diềm . Aâm nhạc (tiết 13) Oân tập bài hát : ƯỚC MƠ Tập đọc nhạc : TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 4 I. MỤC TIÊU : - Giúp HS ôn lại bài hát Ước mơ ; học bài TĐN số 4 . - Hát đúng giai điệu , thuộc lời ca , thể hiện tình cảm thiết tha , trìu mến ; tập trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc . Thể hiện đúng cao độ , trường độ bài TĐN số 4 ; tập đọc nhạc , ghép lời kết hợp gõ phách . - Cảm nhận những hình tượng đẹp trong bài hát . II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Vài động tác phụ họa cho bài hát . - Nhạc cụ quen dùng . - Đĩa nhạc bài Ước mơ . - Tập bài TĐN số 4 . 2. Học sinh : - SGK . - Nhạc cụ gõ . - Một vài động tác phụ họa cho bài hát . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Học hát bài : Ước mơ . - Vài em hát lại bài hát . 3. Bài mới : (27’) Oân tập bài hát : Ước mơ – Tập đọc nhạc : TĐN số 4 . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : 13’ Hoạt động 1 : Oân tập bài hát Ước mơ . MT : Giúp HS hát đúng giai điệu , lời ca bài hát kết hợp vận động phụ họa . PP : Đàm thoại , thực hành , giảng giải - Chọn 1 em có động tác phù hợp với nội dung bài hát hướng dẫn mẫu cho cả lớp làm theo . Hoạt động lớp . - Hát theo tay chỉ huy với tình cảm thiết tha , trìu mến . - Tự tìm vài động tác vận động phụ họa cho bài hát . 13’ Hoạt động 2 : Học bài TĐN số 4 . MT : Giúp HS hát đúng bài TĐN số 4 . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . - Hướng dẫn luyện tập cao độ , đọc thang âm Đô – Rê – Mi – Son – La – Đô theo đàn . - Hướng dẫn HS đọc từng câu . - Đàn cho HS hát lời ca kết hợp gõ phách . Hoạt động lớp . - Nhận xét bài TĐN số 4 về nhịp , cao độ , trường độ . - Luyện tập tiết tấu : Đen – đơn , đơn – Đen – Đen – đơn , đơn , đơn , đơn – trắng . 4. Củng cố : (3’) - Hát bài Nhớ ơn Bác . - Giáo dục HS cảm nhận những hình tượng đẹp trong bài hát . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Oân lại bài hát , bài TĐN ở nhà . Thể dục (tiết 25) ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG TRÒ CHƠI “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN” I. MỤC TIÊU : - Oân 5 động tác đã học của bài TD , học động tác thăng bằng . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác , đúng nhịp hô . - Trò chơi Ai nhanh và khéo hơn . Yêu cầu chơi nhiệt tình , chủ động , an toàn . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi , kẻ sân . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : 5’ Mở đầu : MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học . PP : Giảng giải , thực hành . - Tập hợp lớp , phổ biến nhiệm vụ , yêu cầu bài học : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Chạy chậm trên địa hình tự nhiên quanh sân tập . - Chơi trò chơi tự chọn : 2 – 3 phút . - Khởi động các khớp : 2 phút . 20’ Cơ bản : MT : Giúp HS thực hiện được 5 động tác đã học của bài TD , làm được động tác thăng bằng và chơi được trò chơi thực hành . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . a) Oân 5 động tác TD đã học : 2 – 3 lần . b) Học động tác thăng bằng : 5 – 6 lần . - Nêu tên , làm mẫu động tác : 2 lần . - Nhận xét , sửa sai cho HS . c) Oân 6 động tác TD đã học : 7 – 8 phút - Chia tổ cho HS tập luyện . - Quan sát , nhắc nhở thêm các tổ . d) Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn ” : 5 – 6 phút . - Nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi . Hoạt động lớp , nhóm . - Tập theo đội hình hàng ngang do cán sự chỉ huy . - Cả lớp thực hiện theo nhịp hô của cán sự . - Các tổ tự ôn luyện . - Các tổ báo cáo tập luyện : 2 – 3 phút . - Cả lớp cùng chơi có thi đua . 5’ Phần kết thúc : MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . PP : Đàm thoại , giảng giải . - Hệ thống bài : 2 phút . - Nhận xét , đánh giá kết quả học tập và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Tập một số động tác hồi tỉnh : 1 – 2 phút . - Vỗ tay theo nhịp , hát 1 bài : 1 – 2 phút . Thể dục (tiết 26) ĐỘNG TÁC NHẢY TRÒ CHƠI “CHẠY NHANH THEO SỐ” I. MỤC TIÊU : - Oân 6 động tác của bài TD , học động tác nhảy . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác . - Chơi trò chơi Chạy nhanh theo số . Yêu cầu chơi chủ động , nhiệt tình . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi , kẻ sân . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : 5’ Mở đầu : MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học . PP : Giảng giải , thực hành . - Tập hợp lớp , phổ biến nhiệm vụ , yêu cầu bài học : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Đi đều quanh sân tập , đánh tay bình thường : 2 phút . - Đứng thành vòng tròn , khởi động các khớp : 2 phút . 20’ Cơ bản : MT : Giúp HS thực hiện được 6 động tác của bài TD , làm được động tác nhảy và chơi được trò chơi thực hành . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . a) Oân 6 động tác đã học : 9 – 10 phút . - Chia tổ , phân công điểm tập . - Giúp các tổ trưởng sửa sai cho HS . b) Học động tác nhảy : 5 – 6 lần . - Nêu tên , làm mẫu động tác . c) Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số” : 6 – 7 phút . - Nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi , luật chơi . Hoạt động lớp , nhóm . - Tổ trưởng điều khiển tổ tập . - Cả lớp thực hiện theo . - Cả lớp chơi thử 1 lần . - Chơi chính thức có thi đua . 5’ Phần kết thúc : MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . PP : Đàm thoại , giảng giải . - Hệ thống bài : 2 phút . - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà . Hoạt động lớp . - Tập một số động tác thả lỏng : 2 phút .
Tài liệu đính kèm: