Thiết kế bài dạy các môn học lớp 2 - Tuần 7, 8

Thiết kế bài dạy các môn học lớp 2 - Tuần 7, 8

TUẦN 7

Thứ hai ngày 01 tháng 10 năm 2012.

CHÀO CỜ

 TẬP ĐỌC:

 NGƯỜI THẦY CŨ

I/ MỤC TIÊU :

* Rèn kĩ năng đọc thành tiếng .

- Đọc trơn toàn bài . Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu .

- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật : chú Khánh , bố của Dũng,

- Thầy giáo .

* Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu .

- Hiểu nghĩa các từ mới : xúc động , hình phạt , lễ phép , mắc lỗi .

- Hiểu nội dung bài , cảm nhận được ý nghĩa : hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng ,

- Rèn kỹ năng sống : Tình cảm thầy trò thật là đẹp đẽ là lương tâm đạo đức của mỗi hs .

* Giáo dục hs kỹ năng sống:

- HS biết phân tích cảm súc, tình tiết từng nhân vật và tình huống sự việc từ đầu đến cuối của cốt truyện “Người thầy cũ”.

 

doc 46 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 605Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học lớp 2 - Tuần 7, 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Thứ hai ngày 01 tháng 10 năm 2012.
CHÀO CỜ
	TẬP ĐỌC:
 NGƯỜI THẦY CŨ
I/ MỤC TIÊU :
* Rèn kĩ năng đọc thành tiếng .
Đọc trơn toàn bài . Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu .
Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật : chú Khánh , bố của Dũng, 
Thầy giáo .
* Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu .
Hiểu nghĩa các từ mới : xúc động , hình phạt , lễ phép , mắc lỗi .
Hiểu nội dung bài , cảm nhận được ý nghĩa : hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng ,
 Rèn kỹ năng sống : Tình cảm thầy trò thật là đẹp đẽ là lương tâm đạo đức của mỗi hs .
* Giáo dục hs kỹ năng sống: 
- HS biết phân tích cảm súc, tình tiết từng nhân vật và tình huống sự việc từ đầu đến cuối của cốt truyện “Người thầy cũ”.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh minh hoạ bài đọc SGK / 56 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : (Tiết 1)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN :
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ : “Ngôi trường mới”
- Đọc bài và trả lời câu hỏi SGK / 53 
Hoạt động 2 : Bài mới
Giới thiệu chủ điểm và bài học :
Luyện đọc mẫu 
Giáo viên đọc mẫu 
Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa các từ 
Đọc từng câu : chú ý các từ : nhộn nhịp , bỏ mũ , chớp mắt , cửa sổ , nhớ mãi .
Thi đọc trong nhóm :Hướng dẫn HS ngắt nhịp 
 Giáo viên đọc mẫu ở bảng phụ.
Các nhóm thi đọc (phát thẻ)
- Giải nghĩa từ : xúc động , hình phạt , lễ phép , mắc lỗi .
-Đọc từng đoạn trước lớp (chéo nhóm )
-Thi đọc giữa các nhóm .
Cả lớp đọc đồng thanh .
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
- 2 HS thực hiệc, lớp nhận xét.
- Lăng nghe .
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài 
Các nhóm đọc .
-Lắng nghe .
Mỗi HS đọc1đoạn Theo dõi SGK .
Mỗi nhóm 1 HS .
- Cả lớp đọc 1 lần
Tiết 2
3 Hướng dẫn tìm hiểu bài :Thảo luận nhóm .
Gọi 1 học sinh đọc 4 câu hỏi sách giáo khoa .
Trả lời nội dung 4 câu hỏi :
Bố Dũng đến trường làm gì ?
Em thử đoán xem vì sao bố Dũng lại tìm gặp thầy ngay ở trường ?
Khi gặp thầy giáo cũ , bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào ?
Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy ?
Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về ?
Luyện đọc lại 
- 2 nhóm (mỗi nhóm 4 em) tự phân các vai (người dẫn chuyện , chú bộ đội , thầy giáo và
 Dũng) thi đọc lại toàn câu chuyện .
Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò 
Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ? ( phải nhớ ơn kính trọng và yêu quý thầy cô giáo)
Dặn dò : Về kể lại câu chuyện cho mọi người nghe 
- Nhóm trưởng điều khiển 3 bạn đọc 3 đoạn .
- Thảo luận 4 câu hỏi theo từng nhóm .
Đại diện nhóm trả lời .
- các nhóm thực hiện lớp nhận xét bình chọn nhóm đọc hay .
- Trả lời câu hỏi .
Thứ ba ngày 02 tháng 10 năm 2012 .(T7)
TOÁN
LUYỆN TẬP
 I. MỤC TIÊU : 
* Giúp học sinh :
Củng cố khái niệm về ít hơn , nhiều hơn .
Củng cố và rèn kĩ năng giải bài toán về ít hơn , nhiều hơn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Hình vẽ bài tập 1 .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN :
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ 
 - GV gọi 2hs lên bảng chữa bài tập .
Hoạt động 2 : Bài mới
Bài 1 (chuẩn bị ở bảng phụ)
-Yêu cầu HS đếm số ngôi sao trong mỗi hình rồi trả lời câu hỏi SGK.
- Cho HS nối tương ứng ngôi sao với ngôi sao ở hai hình rồi so sánh .
- Yêu cầu HS lên vẽ vào hình tròn để có số ngôi sao ở hai hình bằng nhau .
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề dựa vào tóm tắt bài toán .
- Giải thích ;“Em kém anh 5 tuổi ” tức là“ Em ít hơn anh 5 tuổi ”.
- Yêu cầu học sinh giải bài vào vở rồi sửa 
Bài 3 
- Học sinh nhìn tóm tắt , đọc đề
- Giải thích : “Anh hơn em 5 tuổi ” tức là” Em kém anh 5 tuổi ”và ngược lại .
Yêu cầu học sinh giải bài vào vở .
Giáo viên so sánh cách giải ở bài 2 và bài 3 
Bài 4 
Cho học sinh xem sách giáo khoa rồi tự giải .
Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò
Nhận xét tiết học .
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
- 2 hs lên bảng làm bài tập theo yêu cầu của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu 
- HS lên vẽ thêm 2 ngôi sao .
- HS nhìn tóm đề đọc .
- Láêng nghe .
- Làm bài , đổi vở chấm bài .
-1,2 HS đọc,lớp theo dõi.
- Lắng nghe 
- Thực hiện theo yêu cầu 
- Nêu nhận xét .
- Tự làm , nêu kết quả .
CHÍNH TẢ
NGƯỜI THẦY CŨ (Tập chép)
I/ MỤC TIÊU :
Chép lại chính xác , chép lại đúng một đoạn trong bài : Người thầy cũ.
Luyện tập phân biệt ui / uy , tr / ch hoặc iên / iêng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Chép bài lên bảng. 
Bảng phụ , vở bài tập .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ 
Gọi 2 học sinh lên bảng , cả lớp viết bảng con : 2 chữ có vần ai , 2 chữ có vần ay , 
cụm từ : Hai bàn tay.
Hoạt động 2 : Bài mới 
Giới thiệu bài 
Hướng dẫn tập chép 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN :
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc bài trên bảng 
Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về ?
Hướng dẫn học sinh nhận xét 
Bài tập chép có mấy câu ?
Chữ đầu của mỗi câu viết như thế nào ?
Đọc lại đoạn văn có cả dấu phẩy và dấu hai chấm ?
HS tập viết chữ có tiếng khó : xúc động cổng trường , cửa sổ , mắc lỗi , hình phạt , nhớ mãi , mắc lại .
Học sinh chép bài vào vở .
Nhắc HS chú ý cách trình bày bài , tư thế ngồi
Chấm , chữa bài . 
3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2 
Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò .
Nhận xét , tuyên dương học sinh làm bài tốt .
Về nhà sửa lỗi (nếu có).
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
- 2 HS đọc lại 
- Quan sát , nêu nhận xét .
-2 HS lên bảng ,cả lớp viết bảng con .
- 1 HS đọc .
- Gọi 2 HS lên bảng , lớp làm vở bài tập .
- Thực hiện theo yêu cầu 
KỂ CHUYỆN
NGƯỜI THẦY CŨ
I/ MỤC TIÊU :
* Rèn kĩ năng nói:
Xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện :chú bộ đội , thầy giáo , Dũng .
Kể lại được toàn bộ câu chuyện đủ ý , đúng trình tự diễn biến .
* Rèn kĩ năng nghe : Tập trung nghe bạn kể chuyện để đánh giá đúng lời kể của bạn .
* Giáo dục hs kỹ năng sống: 
- HS biết phân tích cảm súc tình tiết từng nhân vật và tình huống sự việc từ đầu đến cuối của câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Mũ bộ đội , kính , cra- vát để thực hiện bài tập dựng lại câu chuyện theo vai .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN :
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ : Mẩu giấy vụn 
Gọi 2 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện
Hoạt động 2 : Bài mới
Giới thiệu bài 
Hướng dẫn kể chuyện 
Nêu tên các nhân vật trong câu chuyện 
Câu chuyện : Người thầy cũ cónhững nhân vật nào ? Dũng , chú Khánh (bố của Dũng) , thầy giáo
Kể lại toàn bộ câu chuyện
Kể chuyện trong nhóm 
Thi kể chuyện trước lớp (giáo viên có thể nêu câu hỏi gợi ý cho các em kể)
Dựng lại phần chính của câu chuyện (đoạn 2) theo vai
Lần 1 : Giáo viên làm người dẫn chuyện , 1 học sinh sắm vai chú Khánh , 1 học sinh đóng
 vai thầy giáo , 1 học sinh vai Dũng (Học sinh có thể nhìn SGK nếu chưa nhớ lời nhân vật ,
 vai Dũng không cần nói)
Lần 2 : Ba HS xung phong dựng lại câu chuyện theo 3 vai .
- HS được chia thành các nhóm 3 người , tập dựng lại câu chuyện 
Các nhóm thi dựng lại câu chuyện .
Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò 
Nhận xét tiết học .
Về nhà tiếp tục phân vai , dựng hoạt cảnh – Chuẩn bị tiết mục cho buổi sinh hoạt lớp 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
- Thực hiện theo yêu cầu 
- Lắng nghe .
- HS nêu .
- Nhóm 4 thực hiện
- Từng HS lần lượt kể toàn bộ câu chuyện .
- HS nối tiếp nhau thi kể chuyện 
- 3 HS thực hiện .
ĐẠO ĐỨC
Bài 4 : CHĂM LÀM VIỆC NHÀ
I/ MỤC TIÊU :
Học sinh biết :
Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc phù hợp với khả năng .
Chăm lo làm việc nhà là thể hiện tình thương của em đối với ông bà , cha mẹ .
Học sinh tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp .
Học sinh có thái độ đồng tình với hành vi chưa chăm làm việc nhà.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
Tranh 1 , 2, 3, 4 bài 3 (vở bài tập) phục vụ hoạt động 2 tiết 1 
Các thẻ bìa màu : đỏ , xanh , trắng .
Các tấm thẻ nhỏ để chơi trò chơi : “Nếu  thì ”
Đồ dùng chơi đóng vai .
Vở bài tập .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN :
1.Bài cũ : Gọn gàng , ngăn nắp 
Gọi 2 em lên kiểm tra bài cũ :
Làm bài tập 5 vở bài tập /10
Đọc câu ghi nhớ bài gọn gàng , ngăn nắp .
2.Bài mới
Hoạt động 1 : Phân tích bài thơ : “Khi mẹ vắng nhà”
Mục tiêu : HS biết một tấm gương chăm làm việc nhà . HS biết chăm làm việc nhà là thể hiện tình thương yêu ông bà , cha mẹ 
Đọc diễn cảm bài thơ : Khi mẹ vắng nhà của Trần Đăng Khoa .
Thảo luận lớp :
Bạn nhỏ làm gì khi mẹ vắng nhà ?
Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm như thế nào đối với mẹ ?
Em hãy đoán xem mẹ bạn nghĩ gì khi thấy những việc bạn đã làm 
Kết luận : Bạn nhỏ làm các việc nhà vì bạn thương mẹ , muốn chia sẻ nỗi vất vả với mẹ . Việc làm của bạn mang lại niềm vui và sự hài lòng cho mẹ . Chăm làm việc nhà là một đức tính tốt mà chúng ta nên học tập .
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS lắng nghe và 1 HS đọc lại bài thơ .
- Cả lớp trao đổi 
- Nghe, nhắc lại .
Hoạt động 2 : Bạn đang làm gì ?
Mục tiêu : HS biết được một số việc nhà phù hợp với khả năng của các em .
– Yêu cầu mỗi nhóm quan sát 1 tranh (vở bài tập / 12) ne ... ng trang 18 và yêu cầu học sinh nhận xét 
Hình 1 
Rửa tay như thế nào là sạch và hợp vệ sinh ?
Hình 2 
Rửa quả như thế nào là đúng ?
Hình 3
Bạn gái trong hình đang làm gì ? Việc làm đó có lợi gì ? Kể một số quả trước khi ăn phải gọt vỏ ? 
Hình 4 
Tại sao thức ăn phải được để trong bát sạch , mâm đạy lồng bàn ?
Hình 5 : 
Bát , đũa, thìa trước và sau khi ăn cần phải làm gì ?
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
 rửa bằng nước sạch và xà phòng
 rửa dưới vòi nước chảy hoặc rửa nhiều lần với nước sạch .
 gọt vỏ quả , tránh ngộ độc thức ăn 
 để ruồi , gián , chuột không bò vào làm bẩn thức ăn .
 bát , đĩa , thìa để nơi cao ráo , sạch sẽ . Sau khi ăn bát , đũa được rửa bằng nước sạch , mâm đậy lồng bàn . Bát , đũa được úp ở nơi khô ráo hoặc phơi nắng .
Làm việc cả lớp : 
Đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả quan sát và phân tích tranh . Các nhóm khác bổ sung .
Tiếp theo giáo viên cho học sinh thảo luận các câu hỏi tổng quát sách giáo khoa.
Để ăn sạch , bạn phải làm gì ?
Giáo viên đối chiếu với những ý kiến các em đã nêu ở bước 1 và gọi một vài học sinh đưa ra ý kiến kết luận .
Kết luận : Để ăn sạch , chúng ta phải :
Rửa sạch tay trước khi ăn .
Rửa sạch rau quả và gọt vỏ trước khi ăn .
Thức ăn phải đậy cẩn thận , không để ruồi , gián , chuột  bò hay đậu vào .
Bát , đũa và dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ .
Làm việc với sách giáo khoa và thảo luận : 
- Phải làm gì để uống sạch ?
Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò 
Tuyên dương học sinh học tốt 
Thực hành tốt những điều đã học .
TOÁN :
Luyện Tập
I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh củng cố về :
Cộng nhẩm trong phạm vi bảng cộng (có nhớ)
Kĩ năng tính (nhẩm , viết) và giải bài toán 
So sánh các số có hai chữ số .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN :
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ 
Kiểm tra học thuộc lòng bảng cộng .
Hoạt động 2 : Bài mới
Giới thiệu bài 
Luyện tập 
Bài 1
Yêu cầu học sinh tự làm bài 
Thi đua nêu kết quả tính nhẩm trong từng cột tính .
Học sinh nhận xét : khi đổi chỗ các số hạng trong phép cộng thì tổng không thay đổi 
Tương tự phần a 
Học sinh nhận xét trong phép cộng nếu một số hạng không thay đổi còn số hạng kia tăng lên (hoặc bớt đi) mấy đơn vị thì tổng cũng tăng thêm (hay bớt đi) bằng ấy đơn vị .
Bài 2 : (Có thể giảm)
Bài 3
Cho học sinh tự làm bài rồi chữa 
Bài 4
Gọi học sinh đọc đề .
Cho học sinh nêu tóm tắt rồi giải bài toán 
 Tóm tắt
Mẹ hái : 38 quả bưởi 
Chị hái : 16 quả bươỉ 
Mẹ và chị hái :  quả bưởi
Bài 5 
Cho học sinh tự làm bài rồi nêu chữ số cần điền vào ô trống 
Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò
Nhận xét tiết học
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- 3HS học thuộc lòng bảng cộng .
Tính nhẩm
9 + 6 = 15
6 + 9 = 15
7 + 8 = 15
8 + 7 = 15 
3 + 8 = 11
5 + 8 = 13
4 + 8 = 12
4 + 7 = 11
2 + 9 =11
5 + 9 = 14 
Tính :
Tính :
 36 35 69 9
+ 36 +47 + 8 + 57 
 72 82 77 66
Bài giải
Mẹ và chị hái được :
38 + 16 = 54 (quả)
Đáp số : 54 quả bưởi
Thứ sáu , ngày 12 tháng 10 năm 2012 . ( T8 )
CHÍNH TẢ
BÀN TAY DỊU DÀNG ( Nghe – Viết )
I. MỤC TIÊU :
Nghe viết đúng một đoạn của bài : Bàn tay dịu dàng 
Biết hoa tên bài , chữ đầu câu , tên riêng của người , trình bày đúng lời của An (gạch ngang đầu câu , lùi vào một ô).
Luyện viết đúng các tiếng có ao / au.
* Giáo dục hs kỹ năng sống: 
- HS biết phân tích các âm “ao / au , r / d /gi ” thường được kết hợp với những tiếng nào cho hợp lý
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng phụ viết bài tập – Vở bài tập 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN :
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ 
Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập 3b.
Cả lớp ghi các từ các từ cần điềm vào bảng con theo thứ tự .
Hoạt động 2 : Bài mới
Giới thiệu bài 
Hướng dẫn nghe , viết :
Giáo viên đọc mẫu 
An buồn bã nói với thầy giáo điều gì?
Khi biết An chưa làm tập , thái dộ của thầy giáo như thế nào ?
Bài chính tả có những chữ nào cần phải viết hoa ?
Khi xuống dòng , chữ đầu câu phải viết như thế nào ? 
Học sinh viết từ khó : buồn bã , thì thào , trìu mến 
Giáo viên đọc :
Giáo viên đọc cho học sinh sửa lỗi .
Chấm , chữa bài 
Hướng dẫn làm bài tập 
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đề bài : Bài 2 / 69
Chia nhóm tìm từ (học sinh thi tiếp sức)
Chữa bài : bao : bao nhiêu ; cao : cây cao
cau : cây cau ; báu : quý báu 
Bài 3b
Gọi học sinh đọc yêu cầu 
Gọi 1 em lên bảng , cả lớp bảng con .
 Chữa bài :
Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò 
Nhận xét chung toàn bài .
Dặn về nhà sửa lỗi .
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2 học sinh đọc bài sách giáo khoa (đoạn viết).
 thưa thầy hôm nay em chưa làm bài tập .
 thầy không trách , chỉ xoa đầu nhẹ nhàng với bàn tay dịu dàng , đầy trìu mến thương yêu 
 chữ đầu dòng tên bài , đầu mỗi câu , tên riêng 
 lùi 1 ô , đặt câu nói của An sau dấu hai chấm, gạch ngang ở đầu câu .
Học sinh viết bài vào vở .
Học sinh theo dõi sửa lỗi ra lề .
 Đồng ruộng quê em luôn xanh tốt .
Nước từ trên nguồn đổ xuống , chảy cuồn cuộn
TOÁN
Tiết 40 : Phép Cộng Có Tổng Bằng 100
I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh : 
Tự thực hiện phép cộng (nhẩm hoặc viết) có nhớ , có tổng bằng 100
Vận dụng phép cộng có tổng bằng 100 khi làm tính hoặc giải toán .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN :
 Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ 
Gọi học sinh lên bảng yêu cầu tính nhẩm 
Hoạt động 2 : Bài mới
Giới thiệu phép cộng 83 + 17
Thực hành 
Bài 1 :
Cho học sinh chép bài vào vở rồi làm bài 
Chữa bài : Cho học sinh vừa nói vừa viết như bài học 
Bài 2 
Yêu cầu học sinh đọc đề bài 
Giáo viên hướng dẫn học sinh tự tính nhẩm theo mẫu 
Chữa bài : Học sinh nhìn vào bài nêu :
VD : 60 + 40 ta nhẩm như sau : 6 chục cộng 4 chục = 10 chục ; 10 chục = 100 ; 
Vậy 60 + 40 = 100
Bài 3 :(Có thể giảm).
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- 2HS thực hiện theo yêu cầu của GV :
40 + 20 + 10 	 10 + 30 + 40
50 + 10 + 30 	 42 + 7 + 4
Tính 
99 75 64 48
 1 25 36 52
 100 100 100 100
Tính nhẩm (theo mẫu)
 60 + 40 = ?
nhẩm : 6 chục + 4 chục = 10 chục 
 10 chục = 100
Vậy : 60 + 40 = 100 
 80 + 20 = ?
nhẩm : 8 chục + 2 chục = 10 chục 
 10 chục = 100
Vậy : 80 + 20 = 100 
Điền số :
Bài 4 
Gọi học sinh đọc đề 
Cho học sinh tóm tắt (bằng lơì , bằng sơ đồ)
 85 kg
Sáng :	 15 kg
Chiều :
 ? kg
Sáng bán : 85kg
Chiều bán nhiều hơn sáng : 15 kg 
Chiều bán :  kg
Cho học sinh giải bài vào vở 
Chữa bài 
	Bài giải
Buổi chiều cửa hàng bán được là :
	85 + 15 = 100 (kg)
Đáp số : 100 kilôgam
Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò 
Nêu lại cách đặt tính , cách thực hiện phép tính 83 + 17
Nhận xét tiết học .
TẬP LÀM VĂN
MỜI , NHỜ , ĐỀ NGHỊ
KỂ NGẮN THEO CÂU HỎI
I. MỤC TIÊU :
* Rèn kĩ năng nghe và nói: 
Biết nói lời mời , nhờ , yêu cầu , đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp .
Biết trả lời câu hỏi về thầy giáo ( cô giáo ) lớp 1 
* Rèn kĩ năng viết : Dựa vào các câu hỏi viết được một đoạn văn 4 , 5 câu về thầy giáo , cô giáo 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng phụ viết bài tập 1 , 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN :
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ 
Gọi 2 em kiểm tra bài 2 , 3 tuần 7 
Hoạt động 2 : Bài mới
Giới thiệu bài 
Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1 (miệng)
Giáo viên giúp học sinh nắm yêu cầu của bài tập 
Hướng dẫn 2 học sinh thực hành theo tình huống .
Bạn đến thăm nhà em . Em mở cửa mời bạn vào chơi 
- Từng cặp học sinh thực hành theo tình huống b , c :
- 1 em nêu tình huống , em kia nói câu mời (nhờ , yêu cầu hay đề nghị) rồi đổi lại 
- Giáo viên khuyến khích học sinh nói nhiều câu có cách diễn đạt khác nhau 
- Giáo viên nhắc : Nói lời nhờ bạn với thái độ biết ơn (1b)
Đề nghị bạn giữ trật tự với giọng khẽ , ôn tồn để khỏi làm ồn lớp học và bạn dễ tiếp thu .(1c)
Giáo viên và cả lớp bình chọn người biết nói lời mời , yêu cầu , đề nghị với bạn đúng đắn nhất , lịch sự nhất .
b )Em thích một bài hát mà bạn đã thuộc . Em nhờ bạn chép lại cho mình .
Bài 2 (miệng) :
- Giáo viên hướng dẫn hs tiến hành .
Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò 
Nhận xét tiết học .
Thực hành nói lời mời , nhờ , yêu cầu , đề nghị với bạn và người xung quanh , thể hiện thái độ văn minh lịch sự .
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
Yêu cầu 2 học sinh đóng vai 
Ví dụ : HS1 : Chào cậu !	
HS2 : A , Nam ! Bạn vào chơi
HS1 : Chào Ngân ! Nhà bạn nhiều cây quá 
HS2 : Ôi , Thuận đấy à ? Bạn vào đây!
Học sinh thi nói theo từng tình huống .
Làm ơn chép hộ mình bài hát này nhé !
Lan chép cho mình bài : Tia nắng hạt mưa nhé !
Tớ rất thích bài hát Tia nắng , hạt mưa , nhờ cậu chép lại cho tớ với !
SINH HOẠT TẬP THỂ
I . Kiểm điểm tuần 8 :
 1. Học tập :
 - HS đi học đúng giờ .
 - Đa số các em đã làm bài, học bài đầy đủ trước khi đến lớp .
 - Tuyên dương : 
 2. Rèn chữ giữ vở : ..
- Đã có tiến bộ hơn tuần trước : Số vở loại A có tăng, 
- Khen HS tiến bộ :
II Phương hướng tuần 9 :
 - Tiếp tực phát huy những tiến bộ của tuần trước .
********************************************************************
TUẦN 9

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7-8 lop 2 KNS.doc