Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 22

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 22

Tập đọc

Lập làng, giữ biển

I . Mục tiêu :

- Đọc lu loát, diễn cảm toàn bài với giọng lúc trầm, lúc hào hứng, sôi nổi; biết phân biệt lời các nhân vật.

- Hiểu: ca ngợi những dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hơng tới lập làng ở hòn đảo ngoài biển khơi để XD cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.

II . Đồ dùng học tập: Tranh minh hoạ. Tranh, ảnh về những làng ven biển, làng đảo và về chài lới, giúp giải nghĩa những từ khó.

III . Hoạt động dạy và học :

1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Tiếng rao đêm,TLCH

 

doc 22 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 05 tháng 02 năm 2007
Tập đọc
Lập làng, giữ biển
I . Mục tiêu :
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng lúc trầm, lúc hào hứng, sôi nổi; biết phân biệt lời các nhân vật.
- Hiểu: ca ngợi những dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương tới lập làng ở hòn đảo ngoài biển khơi để XD cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc. 
II . Đồ dùng học tập: Tranh minh hoạ. Tranh, ảnh về những làng ven biển, làng đảo và về chài lưới, giúp giải nghĩa những từ khó.
III . Hoạt động dạy và học :
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Tiếng rao đêm,TLCH
2. Dạy bài mới:
a . Giới thiệu bài : Giới thiệu tranh , giới thiệu chủ điểm -vào bài mới
(SGVtr 58 )
b. Bài mới :
HĐ1: Luyện đọc đúng 
- Gọi 1HS khá - giỏi đọc bài
- GV chia 4đoạn 
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
Sửa lỗi khi HS ngắt nghỉ sai 
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 
- GV đọc mẫu cả bài
HĐ2: Tìm hiểu bài:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài. Gọi HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, đánh giá.
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm
- Từ ý từng đoạn HS nêu cách đọc
- Thi đọc đoạn 4. Luyện đọc theo nhóm
- Gọi HS đọc bài dưới hình thức phân vai 
- Em hãy nêu ý chính của bài ?
 HĐ4: Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.
Cả lớp đọc thầm theo
Cả lớp đọc thầm theo
- 1 - 2 HS trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Lớp NX sửa sai
Bình bạn đọc hay nhất
ý 2 mục I
Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trong một số tình huống đơn giản.
II. Các hoạt động dạy học.
GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Cho HS làm các bài tập rồi chữa bài.
Bài 1: Tất cả HS trong lớp tự làm bài tập theo công thức tính diện tích. GV yêu cầu 2 HS đọc kết quả, các HS khác nhận xét, sau đó GV kết luận.
Bài 2. GV yêu cầu HS nêu cách tính rồi tự làm bài, GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 3. GV tổ chức thi phát hiện nhanh kết quả đúng trong các trường hợp đã cho (a, b, c, d).
- GV đánh giá bài làm của HS. Kết quả là:
a) Đ	b) S	c) S	d) D
* Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.
Khoa học 
Sử dụng năng lượng chất đốt (tiếp)
I. Mục tiêu: (Như tiết 1)
II. Chuẩn bị: (Như tiết 1)
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động 1: Thảo luận về sử dụng an toàn, tiết kiệm.
* Mục tiêu: HS nêu được sự cần thiết và một số biện pháp sử dụng an toàn, tiết kiệm các loại chất đốt.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Các nhóm thảo luận (HS dựa vào SGK; các tranh ảnh, ... đã chuẩn bị và liên hệ với thực tế ở địa phương, gia đình HS) theo các câu hỏi gợi ý:
- Tại sao không nên cặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than ?
- Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượng vô tận không ? Tại sao ?
(Chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than sẽ làm ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, tới môi trường. Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên ...).
- Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng. Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng ?
- Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn.
- Gia đình bạn sử dụng loại chất đốt gì để đun nấu ?
- Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt.
- Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt ?
- Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó.
Bước 2. Làm việc cả lớp.
- Từng nhóm trình bày kết quả và thảo luận chung cả lớp.
* Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.
Thứ ba, ngày 6 tháng 02 năm 2007
Tập đọc
Cao Bằng
I . Mục tiêu:
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài thơ với giọng nhẹ nhàn, tình cảm, thể hiện lòng yêu mến của t/g với đất đai và những người dân Cao Bằng đôn hậu.
- Hiểu: Ca ngợi Cao Bằng- mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cương của Tổ Quốc.
- HTL bài thơ.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ. Bản đồ VN.
III . Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Lập làng giữ biển ,TLCH.
2. Dạy bài mới: 
a .Giới thiệu bài :
Giới thiệu tranh - giới thiệu bài mới
(SGVtr 68 )
b. Bài mới :
HĐ1 :Luyện đọc đúng 
- Gọi 3HS khá - giỏi đọc nối tiếp
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
Sửa lỗi khi HS ngắt nghỉ sai 
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 
- GV đọc mẫu cả bài
HĐ2:Tìm hiểu bài:
Khổ 1
Câu 1 SGK ?
Câu 2SGK ?
Câu 3SGK ? 
.. so sánh lòng yêu đất nước của con người với núi, với suối,..
Câu 4 SGK ?
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm
 HS nêu cách đọc
-Thi đọc khổ 1,2,3 
-Luyện đọc theo nhóm
- Gọi HS đọc bài -kết hợp HTL
 -Em hãy nêu ý chính của bài ?
 HĐ4: Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. 
Cả lớp đọc thầm theo
Luyện đọc từ khó:lặng thầm, suối khuất, rì rào,.. 
Giải nghĩa từ khó :Cao Bằng, Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bắc,
Cả lớp đọc thầm theo
+..muốn đến CB phải vượt qua Đèo Gió, 
“Sau khi quata lại vượt., lại vượt..”
địa thế xa xôi, hiểm trở.
+...đầu tiên là mận ngọt..rất thương, rất thảo..lành như hạt gạo, hiền như suối trong
+ “Còn núi non Cao Bằng
..rì rào’’
+ Cao Bằng có vị trí quan trọng- người CB vì cả nước mà giữ lấy biên cương.
Lớp NX sửa sai
ý 2 mục I
Lịch sử
Bến tre đồng khởi
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết :
- Vì sao nhân dân miền Nam phải vùng lên "Đồng khởi"
- Đi đầu trong phong trào "Đồng khởi" ở miền Nam là nhân dân tỉnh Bến Tre. 
II. Chuẩn bị:
- ảnh tư liệu về phong trào "Đồng khởi".
- Bản đồ hành chính Việt Nam ( để xác định vị tri tỉnh Bến Tre )
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt đông 1 ( làm việc cả lớp )
- Giới thiệu bài mới :
+ HS nhắc lại những biểu hiện về tội ác của Mĩ - Diệm.
- GV nhấn mạnh: Trước tinh hình đó, nhân dân miền Nam đã đồng loạt vùng lên "Đồng khởi".
- GV nêu nhiệm vụ bài học :
+ Vì sao nhân dân miềm Nam lại đồng loạt đứng dậy khởi nghĩa ?
+ Phong trào "Đồng khởi" ở Bến Tre diễn ra như thế nào ?
+ Phong trào "Đồng khởi có ý nghĩa gì ?
* Hoạt đông 2 ( làm việc theo nhóm )
- GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một nội dung sau :
Nhóm 1: Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ phong trào "Đồng khởi".
(Do sự đàn áp tàn bạo của chính quyền mĩ – diệm , nhân dân miền nam buộc phải cùng lên phá tan ách kìm kẹp).
Nhóm 2 : Tóm tắt diễn biến chính cuộc "Đồng khởi" ở Bến Tre.
Nhóm 3 : Nêu ý nghĩa của phong trào "Đồng khởi".
(Mở ra thời kì mới: nhân dân miền Nam cầm vũ khí chiến đấu chống quân thù, đẩy quân mĩ và quân đội sài gòn vào thế bị động, lúng túng).
- Sau khi HS thảo luận, GV mời đại diện các nhóm lên trình bày. GV nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 3 ( làm việ cả lớp ) 
- Với địa phương có diễn ra phong trào này, GV cho HS nêu thông tin về phong trào "Đồng khởi" ở quê hương.
* Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.
Toán
Diện tích xung quanh và 
diện tích toàn phần của hình lập phương
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Tự nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt để rút ra được quy tắc tính diện tích xung quang và diện tích toàn phần của hình lập phương từ quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải một số bài tập có liên quan.
II. Chuẩn bị: GV chuẩn bị một số hình lập phương có kích thước khác nhau.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hình thành công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- GV tổ chức cho HS quan sát các mô hình trực quan và nêu câu hỏi để HS nhận xét, rút ra kết luận hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt (có 3 kích thước bằng nhau).
- HS tự rút ra kết luận về công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- HS làm một bài tập cụ thể (trong SGK).
2. Thực hành:
Bài 1: Vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- GV yêu cầu tất cả HS tự làm bài tập theo công thức.
- 2 HS đọc kết quả. 
Các HS khác nhận xét.
- GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 2: - GV yêu cầu HS nêu hướng giải và tự giải bài toán.
- HS cả lớp tự làm bài vào vở.
- GV đánh giá bài làm của HS.
3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.
Tự học
Đọc diễn cảm hai bài tập đọc trong tuần
I. Mục tiêu: 
	- HS đọc diễn cảm hai bài tập đọc trong tuần.
	- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh.
II. Chuẩn bị: - Phiếu ghi tên hai bài bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Luyện đọc diễn cảm.
	- HS luyện đọc diễn cảm theo tổ.
	- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu (đối với HS trung bình yêu cầu đọc trôi chảy là được.
2. Thi đọc diễn cảm.
	- Các tổ cử đại diện lên đọc bài (bốc thăm bài và đọc).
	- Lớp cùng giáo viên nhận xét, cho điểm. 
3. Củng cố: - Nhận xét tiết học.
Luyện từ và câu 
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ đ/k-k/q;g/t-k/q.
- Biết tạo các câu ghép có quan hệ đ/k-k/q;g/t-k/q bằng cách điền QHT hoặc cặp QHT, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu. 
II. Chuẩn bị: Bảng phụ cho phần lí thuyết. BT2, 3.
III .Hoạt động dạy và học: 
1. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại ghi nhớ bài trước, làm BT3, 4.
2. Dạy bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài :
 GV nêu mục đích, y/c tiết học.
HĐ2: Hình thành kiến thức
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 1 ,xác định yêu cầu của bài ?
Thảo luận nhóm
Đại diện nhóm nêu kết quả 
Bài 2
Thảo luận nhóm
Đại diện nhóm nêu kết quả 
-Rút ra ghi nhớ SGK
HĐ3:Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1 ,xác định yêu cầu của bài 1 ?
- Tổ chức hoạt động nhóm
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả 
Bài 2:
HS làm việc cá nhân
Gọi HS trình bày
Bài 3:
Tổ chức dưới hình thức trò chơi 
“Ai nhanh hơn”
*Lưu ý: vế HS điền có đủ C-V không? có hợp nghĩa không?
GV chốt kiến thức 
HĐ4: Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.
Lớp đọc thầm theo
Cả lớp đọc thầm lần 2
+a)2 vế câu được nối với nhau bằng cặp QHT nếuthì..(đ/k- k/q)
Vế 1- đ/k; vế 2- k/q 
+b) 2 vế câu được nối với nhau bằng 1QHT nếu(đ/k- k/q)
Vế 1-k/q; vế 2- đ/k
+Nhóm khác bổ sung
 Nhiều HS nhắc lại ghi ... hần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
	- Vận dụng quy tắc tính diện tích để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
II. Các hoạt động dạy - học:
	- GV HS nhắc lại các quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
	- Cho HS làm các bài tập rồi chữa bài.
Bài 1: Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có các số đo không cùng đơn vị đo.
	GV yêu cầu tất cả HS tự làm bài. GV gọi một số HS nêu cách tính, đọc kết quả, các HS khác nhận xét. GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 2: Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và kĩ năng tính toán với phân số, số thập phân.
	GV yêu cầu tất cả HS tự làm, GV chữa như bài 1.
Bài 3: Phát huy kĩ năng phát hiện nhanh và tính nhanh diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương.
	- GV có thể tổ chức dạy học theo nhóm, đánh giá kết quả của từng nhóm HS. Tổ chức thi tìm kết quả nhanh theo nhóm.
	- GV đánh giá bài làm của HS.
* Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.
Tiếng việt (BS) 
Ôn: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục tiêu: 
	- Củng cố kiến thức về nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
	- Rèn kỹ năng nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
	Bài 1. Chọn cặp quan hệ từ ở trong ngoặc điền vào từng chỗ trống cho phù hợp (hễ - thì; giá - thì; nếu - thì).
	a. ......... em khỏi sốt .............. cả nhà mừng vui.
	b. ........ ở nhà một mình ............... em phải khóa cửa.
	c. ...... chúng toi có cánh ......... chúng tôi sẽ bay lên mặt trăng để cắm trại.
	Bài 2. Điền từ chỉ quan hệ ở trong ngoặc vào từng chỗ trống thích hợp để hoàn chỉnh các câu ghép.
	a. Lớp em rất yêu quý cô giáo chủ nhiệm ................ cô đã tận tình dạy bảo chúng am (nhờ, vì, mà).
	b. ................. Hương luôn quan tâm giúp đỡ các bạn trong lớp ............... bạn bè ai cũng quý mến Hương (bởi vì - cho nên, nhờ - mà).
	- HS tự làm hai bài tập trên, sau đó trình bày miệng.
	- Lớp cùng giáo viên bổ sung và chốt kiến thức.
Toán (BS)
Ôn: Tính diện tích xung quanh, 
diện tích toàn phần của hình lập phương
I. Mục tiêu: 
	- Đánh giống tiết toán S xung quanh, S toàn phần hình chữ nhật (thay bằng hình lập phương).
II.Chuẩn bị: Hệ thống bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
	Bài 1. 
Cạnh hình lập phương
3cm
Diện tích một mặt
16 dm2
Diện tích xung quanh
Diện tích toàn phần
150 m2
	Bài 2. Một hình lập phương có diện tích toàn phần là 384 dm2.
	a. Tính S xung quanh của hình lập phương đó.
	b. HS tự làm bài tập (HS khá hướng dẫn HS trung bình), sau đó lớp trưởng điều khiển các bạn lên chữ bài.
	- Lớp cùng giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức.
* Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.
Thứ sáu, ngày 9 tháng 02 năm 2007
Tập làm văn
Kể chuyện
(Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu: Dựa vào hiểu biết và kĩ năng đã có, HS viết hoàn chỉnh 1 bài văn kể chuyện.
II. Chuẩn bị: Bảng lớp ghi tên 1 số truyện đã đọc, 1 vài truyện cổ tích.
III. Hoạt động dạy và học:
HĐ1: Giới thiệu bài :
GV nêu mục đích, y/c tiết học. 
HĐ2:Hướng dẫn HS làm bài
- Gọi 1 HS đọc 3 đề bài SGK
Gợi ý:
đề 3 y/c các em kể chuyện theo lời 1 nhân vật trong truyện cổ tích nên các em lưu ý.
-Em sẽ chọn đề bài nào ?
GV giải đáp thắc mắc của HS ( nếu có)
HĐ3: HS làm bài
HĐ4:Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.
Lớp đọc thầm theo
Cả lớp đọc thầm lần 2
HS nối tiếp nhau nói tên đề bài mà các em chọn:
VD:
Địa lý
Châu âu
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
- Dựa vào lược đồ (bản đồ) để nhận biết, mô tả được vị trí địa lý, giới hạn của châu Âu, đọc tên một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn của châu Âu; đặc điểm địa hình châu Âu.
- Nắm được đặc điểm thiên nhiên của châu Âu.
- Nhận biết được đặc điểm dân cư và hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân châu Âu.
II. Chuẩn bị: Bản đồ các nước Thế giới hoặc quả Địa cầu. 
Bản đồ tự nhiên châu Âu. Bản đồ các nước châu Âu. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Vị trí địa lý, giới hạn.
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
Bước 1: HS làm việc với hình 1 và bảng số liệu về diện tích của các châu lục ở bài 17; trả lời các câu hỏi gợi ý trong bài để nhận biết vị trí địa lý, giới hạn, diện tích của châu Âu. GV nêu yêu cầu HS so sánh diện tích của châu Âu với châu á.
Bước 2: HS báo cáo kết quả làm việc.
Bước 3: GV có thể bổ sung ý: Châu Âu và châu á gắn với nhau tạo thành đại lục á - Âu, chiếm gần hết Đông của bán cầu Bắc.
Kết luận: Châu Âu nằm ở phía tây châu á, ba phần giáp biển và đại dương.
2. Đặc điểm tự nhiên:
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm nhỏ.
Bước 1: Các nhóm HS quan sát hình 1 trong SGK, đọc cho nhau nghe tên các dãy núi, đồng bằng lớn của châu Âu, trao đổi để đưa ra nhận xét về vị trí của núi.
Bước 2: GV cho các nhóm HS trình bày kết quả làm việc với kênh hình, sau đó HS nhận xét lẫn nhau.
Bước 3: GV bổ sung về mùa đông tuyết bao phủ tạo nên nhiều nơi chơi thể thao mùa đông trên các dãy núi của châu Âu.
Kết luận: Châu Âu chủ yếu có địa hình là đồng bằng, khí hậu ôn hòa.
3. Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu.
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
Bước 1: GV cho HS nhận xét bảng số liệu ở bài 17 về dân số châu Âu, quan sát hình 3 để nhận biết nét khác nhau của người dân châu Âu với người dân châu á.
Bước 2: GV yêu cầu HS nêu kết quả làm việc, nhận xét về dân số châu Âu.
Bước 3: GV cho HS cả lớp quan sát hình 4 và gọi một số em, yêu cầu kể tên những hoạt động sản xuất được phản ánh một phần qua các ảnh trong SGK, qua đó HS nhận biết cư dân châu Âu cũng có những hoạt động sản xuất như ở các châu lục khác.
Bước 4: GV bổ sung về cách thức tổ chức sản xuất công nghiệp của các nước châu Âu.
Kết luận: Đa số dân châu Âu là người da trắng, nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
4. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.
Toán
Thể tích của một hình
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	- Có biểu tượng về thể tích của một hình.
	- Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản.
II. Chuẩn bị: Bộ đồ dùng dạy học Toán 5.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình.
	- GV tổ chức cho HS hoạt động (quan sát, nhận xét) trên các mô hình trực quan theo hình vẽ trong các ví dụ SGK.
	- Sau khi HS quan sát các hình vẽ ở mỗi ví dụ hoặc mô hình tương ứng, GV đặt câu hỏi để khi trả lời HS tự nhận ra được kết luận trong từng ví dụ của SGK. Gọi một vài HS nhắc lại kết luận đó.
2. Thực hành:
	Bài 1: Tất cả HS quan sát nhận xét các hình trong SGK. GV gọi một số HS trả lời, yêu cầu các HS khác nhận xét và GV đánh giá bài làm của HS.
	Bài 2: GV hướng dẫn HS làm tương tự bài 1.
	Bài 3: GV có thể tổ chức trò chơi thi xếp hình nhanh và được nhiều hình hộp chữ nhật bằng cáh chuẩn bị đủ số hình lập phương nhỏ cạnh 1cm, chia HS trong lớp thành một số nhóm.
	- GV nêu yêu cầu cuộc thi để HS tự làm.
	- GV đánh giá bài làm của HS.
	- GV thống nhất kết quả.
* Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.
Đạo đức
Uỷ ban nhân dân xã (phường) em (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: (Như tiết 1)
II. Chuẩn bị: (Như tiết 1)
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1: Xử lý tình huống (bài tập 2 SGK).
* Mục tiêu: HS lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã (phường) tổ chức.
* Cách tiến hành:
- Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ xử lý tình huống cho từng nhóm HS.
- GV kết luận:
+ Tình huống (a): ...
+ Tình huống (b): ...
+ Tình huống (c): ...
- Các nhóm HS thảo luận.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
2. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (bài tập 4, SGK).
* Mục tiêu: HS biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đóng vai góp ý kiến cho UBND xã (phường) về các vấn đề có liên quan đến trẻ em như: xây dựng sân chơi cho trẻ em; tổ chức ngày 1 tháng 6, ngày rằmg Trung thu cho trẻ em ở địa phương, ... Mỗi nhóm chuẩn bị ý kiến về một vấn đề.
- Các nhóm chuẩn bị.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
- GV kết luận: UBND xã (phường) luôn quan tâm, chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của người dân, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em tham gia các hoạt động xã hội tại xã (phường) và tham gia đóng góp ý kiến là một việc làm tốt.
3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.
Tiếng Việt (BS)
Ôn: Luyện tập văn kể chuyện
I. Mục tiêu:
	- Củng cố kiến thức về văn kể chuyện.
	- Rèn kĩ năng viết văn kể chuyện.
II. Chuẩn bị: Đề bài.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ôn tập:
	- Yêu cầu học sinh nêu:
	+ Thế nào là kể chuyện ?	
	+ Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào ?
	+ Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào ?
2. Bài tập thực hành:
	- GV ghi đề bài: "Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyên đó.
	- HS đọc và xác định yêu cầu đề bài.
	- HS viết bài sau đó trình bày miệng.
3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.
Tự học
Hoàn thành vở bài tập trong tuần
I. Mục tiêu:
	- Hoàn thành vở bài tập Toán và Tiếng Việt trong tuần 22.
	- Rèn thói quen tự giác học tập và làm bài tập đầy đủ.
II. Các hoạt động dạy học:
	- GV lần lượt kiểm tra vở bài tập của HS
	- Yêu cầu HS hoàn thành vở bài tập. GV theo dõi giúp đỡ HS trung bình.
	- Nhận xét chung, khuyến khích học sinh học tập.
Sinh hoạt.
Nhận xét hoạt động trong tuần
I. Nhận xét chung:
- Lớp duy trì các nề nếp của trừơng, lớp đề ra. Một số em có tiến bộ trong tuần: ........................................................................................................................
- Hăng hái trong học tập: ..............................................................................
- Vẫn còn hiện tượng nói chuyện riêng, .......................................................
- Làm bài tập ở nhà còn thiếu:.......................................................................
II. Phương hướng tuần 23.
- Duy trì các nề nếp đã đạt được.
- Hạn chế các khuyết điểm.
- Phát huy tinh thần học tập: "Đôi bạn cùng tiến".
- Cán sự lớp luôn kèm cặp, theo dõi, đôn đốc các bạn trong tổ, trong lớp học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_22.doc