Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011

TẬP ĐỌC: (Tiết 7-8)

BÀI: BẠN CỦA NAI NHỎ.

I/ MỤC TIÊU:

 - Đọc đúng các từ ngữ: chặn lối, chạy như bay, lo, gã sói, ngã ngửa

 Biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu, ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng

 - Hiểu nội dung bài: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp, cứu người.

 Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

 -Giáo dục HS biết giúp bạn, cứu bạn , cứu người khi gặp hoạn nạn.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách giáo khoa.

 - Phiếu thảo luận nhóm.

 - Bảng phụ ghi các câu văn, và các từ cần luyện dọc.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 36 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 03 
 Thứ hai ngày 07 tháng 9 năm 2010
TẬP ĐỌC: (Tiết 7-8)
BÀI: BẠN CỦA NAI NHỎ.
I/ MỤC TIÊU:
 - Đọc đúng các từ ngữ: chặn lối, chạy như bay, lo, gã sói, ngã ngửa
 Biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu, ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng 
 - Hiểu nội dung bài: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp, cứu người.
 Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
 -Giáo dục HS biếùt giúp bạn, cứu bạn , cứu người khi gặp hoạn nạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách giáo khoa.
 - Phiếu thảo luận nhóm.
 - Bảng phụ ghi các câu văn, và các từ cần luyện dọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1/Ổn định: Hát
 2/ KTBC: Gọi 3HS lên bảng đọc bài:
 - HS1: Đọc đoạn 1, bài: Mít làm thơ và trả lời câu hỏi câu 2.
 - HS2: Đọc đoạn 2 bài: Mít làm thơ và trả lời câu hỏi câu 3.
 - HS3: Cả bài và trả lời câu hỏi câu chuyện có gì vui?
 - GV nhận xét – ghi điểm .
 3/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: GV treo tranh và hỏi: Tranh vẽ những con vật gì? Chúng đang làm gì? Muốn biết tại sao chú Nai lại húc ngã con Sói. Chúng ta sẽ học tập đọc bài: Bạn của Nai nhỏ.- GV ghi bảng – HS nhắc lại.
 b/ Luyện đọc :	TIẾT 1:
	GIÁO VIÊN
HỌC SINH
- GV đọc mẫu 
- GVHD luyện đọc và giảng từ khó:
 * Đọc từng câu: ( 2 Lần)
 + Lần 1:
 + Lần 2:Rút từ khó luyện đọc: chặn lối, hích vai, ngăn cản, lăng sang, thật khoẻ, hung dữ, thông minh, hung ác, gạc.
 * Đọc từng đoạn:( 2 lần) C 
 * Đọc trong nhóm: Cả bài.
 * Đọc giữa các nhóm: 
 * Đồng thanh:
- TÌM HIỂU BÀI:	TIẾT 2:
 Câu 1: Nai nhỏ xin phép cha đi đâu? Cha Nai nhỏ nói gì?
 Câu 2: Nai nhỏ đã kể cho cha nghe về bạn những hành động nào của bạn?
 Câu 3: Mỗi hành động của bạn Nai nhỏ nói lên một điểm tốt của bạn ấy?
 - Vì sao cha Nai nhỏ vẫn lo?
 - Bạn của Nai nhỏ có những điểm gì tốt?
 - Em thích bạn của Nai nhỏ ở điểm nào nhất? Vì sao?
- LUYỆN ĐỌC LẠI: 
 Người bạn tốt là người như thế nào?
4/ CỦNG CỐ:
 - Hôm nay em học tập đọc bài gì?
 - Trò chơi: HS sắm vai 
GDTT: Lòng tốt, giúp đỡ người khác
5/ DẶN DÒ:
 Về nhà đọc và xem trước bài:Gọi bạn.
-1HS đọc cả bài , cả lớp nhẩm theo.
- Đọc nối tiếp nhau từng câu. 
- Đọc cá nhân – đồng thanh.
- Chia đoạn (4đoạn)
- Đọc nối tiếp nhau từng đoạn.
- Nghe và trả lời các từ khó
- Đọc nối tiếp nhau trong nhóm cả bài.
- Đại diện nhóm thi đọc.
- Cả lớp.
- Cha Nai nhỏ không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cha nghe về bạn của con.
- Đọc thầm đoạn 2 và trả lời: Lấy vai hích đổ hòn đá to chặn ngang lối đi.
- Đọc thầm đoạn 3 và trả lời:
 Vì bạn ấy chỉ khoẻ thôi thì chưa đủ.
- Khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, dũng cảm.
- HS tự trả lời.
- Đọc từng đoạn theo câu hỏi của GV(cà nhân)
- Người bạn tốt là người luôn sẵn lòng giúp, cứu người – HS nhắc lại.
Bạn của Nai nhỏ.
- Sắm vai.
 ---------------------------------------------------------------
ÂM NHẠC: (Tiết 3)
 ÔN TẬP BÀI HÁT: THẬT LÀ HAY
 ( Giáo Viên bộ môn soạn và dạy)
 MÔN TOÁN: (Tiết11)
BÀI: KIỂM TRA
 I/ MỤC TIÊU:
 Kiểm tra kết quả ôn tập đầu năm học của HS tập trung vào:
 - Đọc, viết số có hai chữ số; viết số liền trước; số liền sau.
 - Kĩ năng thực hiện phép cộng và phép trừ( không nhớ) trong phạm vi 100.
 - Giải bài toán bằng một phép tính (cộng hoặc trừ, chủ yếu dạng thêm hoặc bớt 
 Một số đơn vị ) 
 -Giáo dục HS tính tự giác, nghiem túc làm bài.
 II/ ĐỀ KIỂM TRA: (40 PHÚT)
 - GV viết đề lên bảng hưởng dẫn HS làm bài 
 Bài 1: Viết các số
 a/ Từ 70 đến 80:
 b/ Từ 89 đến 95:
 Bài 2: 
 a/ Số liền trước của 61 là:
 b/ Số liền sau của 99 là: 
 Bài 3: Tính
 42 84 60 66 5
 + 54 - 31 + 25 - 16 + 23
 Bài 4: Mai và hoa làm được 36 bông hoa, riêng Hoa làm được 16 bông hoa. Hỏi Mai làm được bao nhiêu bông hoa?
 Bài 5: Số
 1dm =  cm 10cm =  dm 
 - GV chấm bài : nhận xét –tuyên dương.
III/ DẶN DÒ: 
 Về nhà làm bài trong vở bài tập toán 
 ------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 BUỔI CHIỀU:
 Luyện đọc : (Tiết 7-8) BẠN CỦA NAI NHỎ
 I/ MỤC TIÊU:
 - HS đọc trơn được cả bài.
 - Đọc đúng các từ ngữ: chặn lối, chạy như bay, l, gã sói, ngã ngửa
 -Biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu, ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng 
 - Hiểu nghĩa các từ trong bài: ngao du thiên hạ, ngăn cản, hích vai, thông minh, hung ác, gạc.
 - Hiểu nội dung bài: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp, cứu người.
 Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
 -Giáo dục HS biếùt giúp bạn, cứu bạn , cứu người khi gặp hoạn nạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ ghi các câu văn, và các từ cần luyện dọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1/Ổn định: Hát
 2/luyện đọcvà trả lời câu hỏi:
 GV hướng dẫn HS đọc câu, đọc đoạn, câu – đọc cá nhân
 HS đọc đoạn , bài – trả lời câu hỏi
 GV hướng dẫn HS luỵen đọc câu dài, luyện đọc đoạn, bài.
 HS đọc đoạn ,bài cá nhân. GV theo dõi giúp đỡ em đọc yếu như em: Y Minh, Y Thak, 
 Y Trai, Y Phích, Y Tin, H Ơn,
 Đọc thi đua giữa cá nhân với nhau.
 GV nhận xét- Tuyên dương.
 3/ Dặn dò- Nhận xét tiết học.
 ---------------------------------------------------------------------
 Luyện tập toán: ÔN TẬP 
 I/ MỤC TIÊU:
 Ôn tập cho HS các kiến thức đã học đầu năm học của HS tập trung vào:
 - Đọc, viết số có hai chữ số; viết số liền trước; số liền sau.
 - Kĩ năng thực hiện phép cộng và phép trừ( không nhớ) trong phạm vi 100.
 - Giải bài toán bằng một phép tính (cộng hoặc trừ, chủ yếu dạng thêm hoặc bớt Một số đơn vị ) 
 -Giáo dục HS tính tự giác, nghiem túc làm bài.
 II/ HƯỚNG DẪN HS ÔN TẬP:
 1/ GV hướng dẫõn HS ôn tập các tiết 1, 2 3, 4, 5, .10 đã học
 Cho Học Sinh làm một số bài tậpù bài tập để ôn lại kiến thức đã học.
 Học Sinh làm Bài tập Giáo Viên theo dõi- nhắc nhỡ.
 2/ Giáo Viên thu bài chấm- nhận xét. 
 III/ DẶ DÒ- NHẬN XÉT TIẾT HỌC:
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 08 tháng 9 năm 2010
 ĐẠO ĐỨC: (Tiết 3)
	BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI
I. MỤC TIÊU 
- Học Sinh biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
 - Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.Biết nhắc bạn bè nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc phải.
 - Giáo dục HS thực hiện biết nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc phải.
II. CHUẨN BỊ 
- Nội dung câu chuyện “Cái bình hoa”
- Các tấm biển ghi tình huống và cách ứng sử cho hoạt động 3 - tiết 2
- Nội dung các ý kiến cho hoạt động 3 - tiết 1
- Giấy khổ lớn, bút viết bảng(bút dạ).
- Phiêùu thảo luận nhóm của hoạt động 2 - tiết 1và hoạt động 2 – tiết 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động 1:
TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH CHUYỆN “CÁI BÌNH HOA”
- Yêu cầu các nhóm theo dõi câu chuyện và xây dựng phần kết của câu chuyện.
- Kể chuyện “Cái bình hoa” với kết cục mở: từ đầu đến “Ba tháng trôi qua,không ai còn nhớ đến chuyện cái bình hoa vỡ”.
- Kể một đoạn cuối của câu chuyện.
- Yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận theo các ý sau:
+ Qua câu chuyện, em thấy cần phải làm gì sau mắc lỗi ?
+ nhận lỗi và sửa lỗi đem lại tác dụng gì?
- Kết luận: Trong cuộc sống, ai cũng có thể mắc lỗi, nhất là với các em ở lứa tuổi nhỏ. Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và biết sửa lỗi. Biết nhận lỗi và biết sửa lỗi thì mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
- Các nhóm HS theo dõi câu chuyện.
- Các nhóm HS thảo luận và xây dựng phần kết cho câu chuyện.
Chẳng hạn:
- Vô -va quên luôn chuyện vỡ cái bình.
- Vô -va vẫn day dứt và nhờ mẹ mua một cái bình cho cô ...
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Trao đổi, nhận xét, bổ xung cho phầán kết của mỗi nhóm.
- Các nhóm học sinh tiếp tục thảo luận và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2 :TRÒ CHƠI TIẾP SỨC “TÌM Ý KIẾN ĐÚNG”
-Phổ biến luật chơi : 
GV dán 3 tờ giấy khổ lớn ghi các ý kiến đúng sai về nội dung bài học .
 HS chơi tiếp sức, lên ghi ý kiến đúng hoặc sai vào ô.
-GV cho HS chơi thử 
-GV nhận xét và phát phần thưởng .
-HS mỗi đội thống nhất cử các bạn lên chơi và chuẩn bị các phương tiện để chơi .
-HS chơi trò chơi 
Các ý kiến 
Khi mắc lỗi với người lớn tuổi hơn mình, không cần xin lỗi .
Mắc lỗi và sửa lỗi mới là người tốt.
Người nhận lỗi là người hèn nhát.
Bạn bè cùng tuổi với nhau vẫn cần phải xin lỗi .
Hướng dẫn thực hành ở nhà 
 Sưu tầm các câu chuyện kể hoặc các tự liên hệ bản thân và những người thân trong gia đình những trường hợp nhận và sửa lỗi .
 -------------------------------------------------------------
 TẬP ĐỌC: (Tiết ) GỌI BẠN
I/ MỤC TIÊU:
 - Đọc trơn được cả bài: Gọi bạn.
 - Đọc đúng các từ: xa xưa, thuở nào, sâu thẳm, lang thang, khắp nẻo, gọi hoài.
 - Biết ngắt nhịp ở từng câu thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.
 -Hiểu: - Hiểu các từ: sâu thẳm, hạn hán, lang thang.
. – Hiểu nội dung: Tình bạn cảm động giữa Bê Vàng và Dê Trắng. Trả lời được các CH trong SGK, thuộc 2 khổ thơ cuối bài.
 - GD Học Sinh phải biết đối sử tốt với bạn, biết giúp đỡ bạn, tơn trọng tình bạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc: GoÏi bạn.
 - Bảng phụ viết sẵn các từ, câu cần luyện đọc.
 ... ạn 2 bài: Bạn của Nai Nhỏ và trả lời câu hỏi 2 SGK.
 3/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: GV giới thiệu tên bài – ghi bảng – HS nhắc lại.
 b/ Luyện đọc: 
	GIÁO VIÊN
	HỌC SINH
- GV đọc mẫu lần 1.
- Bản danh sách này có mấy cột? Hãy đọc tên từng cột?
- HD đọc từng cột :
- Luyện đọc trong nhóm:
- Thi đọc giữa các nhóm:
- Đồng thanh:
* TÌM HIỂU BÀI:
Câu 1: Bản danh sách gồm những cột nào?
GV nhận xét- tuyên dương.
Câu 2:Đọc bản danh sách theo hàng ngang? 
Câu 3: Tên HS trong bản danh sách được xếp theo thứ tư ïnào?
Câu 4: Sắp xếp tên các bạn trong tổ của em dựa theo thứ tự bảng chữ cái?
* Luyện đọc lại: 
 4/ CỦNG CỐ :
 - Hôm nay em học tập đọc bài gì?
 - Trò chơi: Bắt thăm trả lời câu hỏi.
GDTT: Biết sắp xếp tên theo thứ tự bảng chữ cái
 5/ DẶN DÒ: 
 Về nhà học bài và xem trước bài: 
Gọi bạn.
- 1HS đọc bài – cả lớp nhẩm theo.
- Có 5 cột: Số thứ tự; Họ và tên; Nam, nữ; Ngày sinh; Nơi ở.
- Đọc nối tiếp nhau từng cột.
- Đọc trong nhóm nối tiếp nhau.
- Đại diện nhóm thi đọc.
- Cả lớp
- Đọc yêu cầu bài – Đọc thầm cả bài.
- Số thứ tự; Họ và tên; Nam, nữ; Ngày sinh; Nơi ở.( 5HS đọc mỗi HS đọc một cột) 
- Đọc nối tiếp nhau theo hàng ngang.
- Theo thứ tự bảng chữ cái. 
- 2HS lên bảng làm – cả lớp làm vào giấy nháp.
- Đọc yêu cầu bài
Thảo luận nhóm đại diện trả lời.
- Đọc theo từng cặp.
- Bài: Danh sách học sinh tổ 1, lớp 2.
- Đại diện nhóm bắt thăm trả lời cau hỏi.
	HỆ CƠ
I.MỤC TIÊU
-Nhận biết vị trí và tên gọi của một số cơ của cơ thể .
-Biết được cơ nào cũng có thể co và duỗi được 
-Biết cách giúp cơ phát triển và săn chắc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-Mô hình hệ cơ
-Hai bộ tranh hệ cơ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động 1:MỞ BÀI 
*Bước 1:Hoạt động theo cặp 
-Yêu cầu HS quan sát và mô tả khuôn mặt , hình dáng của bạn .
*Bước 2: Hoạt động cả lớp 
-Nhờ đâu mỗi người có một khuôn mặt , hình dáng nhất định ?
-GV giới thiệu bài 
-HS thực hiện nhiệm vụ .
-Nhờ có cơ bao phủ toàn bộ cơ thể mà mỗi người có một hình dạng nhất định .
Hoạt động 2GIỚI THIỆU HỆ CƠ
*Bước 1: Hoạt động theo cặp 
-Yêu cầu HS quan sát tranh 1 và trả lời câu hỏi phía dưới SGK
-GV theo dõi và bổ sung 
* Bước 2: Hoạt động cả lớp 
-GV đưa ra mô hình hệ cơ 
-Gọi một số HS lên bảng .
-GV nêu : cơ mặt cơ cổ , cơ bụng , cơ lưng 
-GV gọi 2HS vừa chỉ vừa nói tên các cơ trên cơ thể của mình 
-*Kết luận : Trong cơ thể con người số lượng cơ gấp 3 lần xương , gồm nhiều loại cơ khác nhau .Nhờ cơ bám vào xương mà ta có thể thực hiện được mọi cử động .
-HS chỉ tranh và trao đổi với bạn bên cạnh 
-HS chỉ vị trí các cơ đó trên mô hình 
-HS đứng tại chỗ nối tên cơ đó :
- HS nói: cơ bụng.
-1-2 HS thực hiện yêu cầu.
Hoạt động 3:LÀM THẾ NÀO ĐỂ CƠ THỂ PHÁT TRIỂN TỐT
* Bước 1:
- Đặt câu hỏi cho cả lớp:
- Chúng ta nên làm gì để giúp cơ thể phát triển săn chắc?
Chúng ta cần tránh những việc làm nào có hại cho hệ cơ?
* Bước 2:
- Gv trốt lại các ý kiến của học sinh. Nêu lại những việclàm và không nên làm để cơ phát triển tốt, săn chắc, khoẻ mạnh.
- HS trả lời.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên, năng vận động, làm việc hợp lý, vui chơi bổ ích, ăn uống đủ chất ...
- Nằm, ngồi nhiều, chơi các vật sắc, cứng, nhọn làm rách, trầy xước cơ...Ăn uống không hợp lý...
QUAY PHẢI,QUAY TRÁI-ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ-TAY 
n sá
MÔN: TOÁN
BÀI: 9 CỘNG VỚI MỘT SỐ
I/ MỤC TIÊU:Giúp HS
 - Biết cách thực niện phép cộng.
 - Lập và học thuộc các công thức 9 cộng với một số.
 - Áp dụng phép cộng dạng 9 cộng với một số để giải các bài toán có liên quan.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Bảng gài, que tính
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Ổn định:Hát
 2/ KTBC: Gọi 2HS lên bảng làm bài tập:
 - HS1: 24 +6; 48 +12. Nêu cách đặt tính, rồi tính.
 - HS2: tính nhầm: 9+1+6= ?; 7+3+8= ?
 - GV nhận xét – ghi điểm.
 3/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài:Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ biết thực hiện phép cộng dạng:9 + 5- ghi bảng – HS nhắc lại.
 b/ Giới thiệu phép tính cộng: 9 + 5.
	GIÁO VIÊN
HỌC SINH
- Nêu bài toán: Có 9 que tính, thêm 5 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Em làm như thế nào ra 14 que tính?
- Ngoài cách sử dụng que tính chúng ta còn cách nào khác không?
- GV gài bảng như sgk.Nêu: 9 que tính thêm 1 que tính là 10 que tính bó lại thành 1chục. 1 chục que tính với 4 que tính rời là 14 que tính. Vậy 9 cộng 5 bằng 14.
 c/ Lập bảng công thức 9 cộng với một số:
- Ghi bảng 
 9 + 5 =? 9 9 + 2 = 11
 + 5 9 + 3 = 12
 14 9 + 4 = 13
 9 + 5 = 14
 9 + 6 = 15
 9 +5 = 14 9 + 7 = 16
 5 +9 = 14 9 + 8 = 17
 9 + 9 = 18
* Để xem các em có hiểu bài không cô HD các em làm bài tập.
* Luyện tập:
Bài 1: Tính nhẩm
9 + 3 =?; 9 + 6 = ? ; 9 + 8 =? 
9 + 7 =?; 9 + 6 =?
3 + 9 =?; 6 + 9 = ? ;8 + 9 = ? ;
7 + 9 =? 6 + 9=?
- Nhận xét – tuyên dương.
Bài 2: Tính
 9 9 9 7 5
 + 2 , + 8 , + 9 , + 9 , + 9
-Bài toán yêu cầu tính theo dạng gì?
- Ta phải lưu ý điều gì?
- Nhận xét – tuyên dương.
Bài 3: Tính 
 9 + 6 + 3= ? 9 + 4 + 2 = ?
 9 + 9 + 1 = ? 9 + 2 + 4 = ?
- Chấm - sửa – ghi điểm.
Bài 4: Trong vườn có 9 cây táo, mẹ trồng thêm 6 cây táo nữa. Hỏi trong vườn có tất cả bao nhiêu cây táo?
- Bài toán cho biết những gì?
- Bài toán hỏigì?
- Muốn biết tất cả có bao nhiêu cây ta làm như thế nào?
 Tóm tắt: 
 Có : 9 cây
 Thêm : 6 cây
 Tất cả có :cây?
- GV chấm – sửa – ghi điểm.
 4/ CỦNG CỐ:
 - Hôm nay các em học toán bài gì?
 Trò chơi: tính nhanh(9+8 ; 4 +9; 6 +9)
GVnhận xét – tuyên dương.
GDTT: Thực hiện được phép cộng dạng 9 cộng với một số
5/ DẶN DÒ:
 Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
- Đọc yêu cầu bài – Lấy que tính làm và trả lời:Có tất cả 14 que tính.
- Đếm thêm 5 que tính và trả lời: 14 que tính; đếm 9 que tính vào 5que tính là 14 que tính; gộp 5 que và 9 que rồi đếm là 14 que; tách 5 que thành 1 và 4, 9 với 1 là 10, 10 với 4 là 14que.
- Thực hiện phép cộng: 9 +5.
- Nhắc lại.
- Lấy que tính lập bảng cộng 9- Nêu 
Nhắc lại 
– Học thuộc lòng bảng cộng 9.
- Đọc yêu cầu bài- đứng tại chỗ trả lời.
* 9+3=12; 9+6 =15; 9+7=16, 9+8=17; 9+4=13; 3+9= 12; 6+9= 5,7+9=16; 8+9=17; 4+9= 13
- Đọc yêu cầu bài – Làm bảng con.
- Tính viết theo cột dọc.
- Viết số sao cho cột đơn vị thẳng cột đơn vị, cột chục thẳng cột chục. 9 cộng 8 bằng 17, viết 7 thẳng cột với 9 và , viết 1 vào cột chục..
- Đọc yêu cầu bài- làm phiếu
 9 + 6 + 3 = 18 , 9 + 4 + 2 = 15
 9 + 9 + 1 = 19 , 9 + 2 + 4 = 15
- 9 cộng 6 bằng 15, 15 cộng 3 bằng 18 hoặc 6 cộng 3 bằng 9, 9 cộng 9 bằng 18.
- Đọc yêu cầu bài – làm vở trắng.
- Có 9 cây, thêm 6 cây.
- Hỏi có tất cả bao nhiêu cây?
- Thực hiện phép tính cộng: 9 + 6
 Tính Bài giải:
9 Số cây trong vườn có tất cả là:
 + 6 9 + 6 = 15(cây)
 15 Đáp số:15 cây
- Bài: 9 cộng với một số
- Chia lớp thành 2 nhóm thi đua.
TẬP LÀM VĂN:
BÀI: - SẮP XẾP CÂU TRONG BÀI
 - LẬP DANH SÁCH HỌC SINH
I/ MỤC TIÊU: 
 - Biết sắp xếp các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện.
 - Biết nói nội dung mỗi tranh bằng 2 đến 3 câu.
 - Sắp xếp các câu thành câu chuyện hoàn chỉnh.
 - Lập được bảng danh sách các bạn trong nhóm theo mẫu.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Tranh minh hoạ bài tập 1.
 - Phiếu học tập.
 - Thẻ gài có ghi các câu hỏi ở bài tập 2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Ổn định: Hát
 2/ KTBC: Gọi 3HS đọc lại bản : Tự thuật về mình – ghi điểm – nhận xét –tuyên dương.
 3/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: Tiết tập làm văn hôm nay các em cùng nhau kể lại câu chuyện: Bạn của Nai Nhỏ dưới các hình thức khác nhau. – ghi bảng – HS nhắc lại.
 b/ HD làm bài tập:
	GIÁO VIÊN
	HỌC SINH
Bài 1: Sắp xép lại thứ tự các tranh dưới đây. Dựa theo nội dung các tranh ây, kể lại câu chuyện (Gọi bạn):
- TReo tranh
- Nêu lại nội dung các bức tranh:
- Ai có cách đặt tên khác cho câu chuyện này?
- GV nhận xét – tuyên dương.
Bài 2:Dưới đây là 4 câu trong truyện Kiến và chim Gáy. Em hãy sắp xếp lại các câu ấy cho đúng thứ tự:
a/ Chim Gáy đậu trên cây, thấy Kiến bị nạn, vội bay đi gắp một cành khô thả xuống dòng suối để cứu.
b/ Một hôm, Kiến khát quá bèn bò xuống suối uống nước.
c/ Kiến bám vào cành cây, thoát cheat.
d/ Chẳng mây trượt ngã, Kiến bị dòng nước cuốn đi.
- GV nhận xét – tuyên dương.
Bài 3: Lập danh sách HS một nhóm từ 3 đến 5 bạn trong tổ học tập của em theo mẫu:
- GV nhậnä xét – tuyên dương.
4/ CỦNG CỐ: 
 - Hôm nay các em học tập làm văn bài gì?
 - Trò chơi: thi kể lại chuyện : Kiến và chim Gáy.
 - GV nhận xét – tuyên dương.
GDTT: Biết sắp xếp các chi tiết thành câu chuyện hoàn chỉnh.
5/ DẶN DÒ:
 Về nhà học bài và xem trước bài mới
- Đọc yêu cầu bài
- Quan sát tranh- thảo luận về thứ tự các tranh.
 + HS1: chọn tranh
 + HS2: đưa tranhcho bạn
 + HS3: treo tranh.
- 4HS nêu thứ tự các bức tranh: 1,4, 3, 2.
- 1HS kể lại câu chuyện :Đôi bạn.
- Bê Vàng và Dê Trắng/ Tình bạn.
- Đọc yêu cầu – làm phiếu học tập.
- Sắp xếp thứ tự các câu là: b - d - a - c.
- 3HS đọc lại câu chuyện.
- Đọc yêu cầu bài- làm vở bài tập
- Bài: Sắp xếp câu trong bài- Lập danh sách học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_3_nam_hoc_2010_2011.doc