Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 26 - Năm học 2010-2011 - Bùi Thị Tuyên

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 26 - Năm học 2010-2011 - Bùi Thị Tuyên

Tiết 2 + 3: Tập đọc:

 TÔM CÀNG VÀ CÁ CON

 I/ Mục đích yêu cầu:

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý; Bước đầu biết đọc trôi chảy toàn bài.

- Hiểu nội dung: Tôm Càng và Cá Con đều có tài riêng. Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm, tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít ( TL được câu hỏi 1-2-3-5 trong bài)

- Giáo dục HS biết yêu thương, đoàn kết với bạn bè .

* HS yếu đọc trơn- đọc đúng được một số câu văn; HS giỏi biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng nhân vật (Tôm càng, Cá con ), TL được câu hỏi 4 trong bài.

* GDKN sống : - Xác định giá trị bản thân.

 - Ra quyết định.

 - Thể hiện sự tự tin.

 

doc 34 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 26 - Năm học 2010-2011 - Bùi Thị Tuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26:
Từ ngày 28/02/2011 đến ngày 04/3 /2011
Thứ
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
TL
Đồ dùng dạy học.
 Hai
Sáng
1
2
3
4
Chào cờ
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Tôm Càng và Cá Con.( Tiết 1)
Tôm Càng và Cá Con.( Tiết 2)
Luyện tập.
Tranh MH
SGK/bảng phụ
Bảng phụ
 Ba
Sáng
4
Toán
Tìm số bị chia.
Bảng phụ.
Chiều
1
2
3
TCTV
TC Toán
TCTV
Luyện đọc : Tôm Càng và Cá Con.
Tìm số bị chia.
Luyện viết : Tôm Càng và Cá Con.
SGK; bảng phụ.
VBT
Vở, bảng phụ.
 Tư
Sáng
2
3
4
Tập đọc Toán
Tập viết
Sông Hương.
Luyện tập.
Chữ hoa X.
Tranh MH;
Bảng phụ.
Chữ X mẫu.
Chiều
HĐNGLL. ( Tiết 1+2)
Năm
Sáng
3
4
Toán
LT& câu
CV hình tam giác; CV hình tứ giác.
Từ ngữ về sông biển; Dấu phẩy.
Bảng phụ.
Bảng phụ.
Chiều
1
2
3
TC Toán
TCTV
TCTV
CV hình tam giác; CV hình tứ giác.
Luyện đọc : Sông Hương.
Luyện viết : Chữ hoa X.
Vở; Bảng phụ.
SGK; Bảng phụ.
Bảng phụ. 
Sáu
Sáng
2
3
4
Toán
TLV
Sinh hoạt
Luyện tập.
Đáp lời đồng ý; Tả ngắn về biển.
Đánh giá cuối tuần 26.
Bảng phụ.
SGK; Bảng phụ.
Chiều
1
2
3
TCTV
TC Toán
TCTV
Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy. 
Luyện tập.
Luyện tả ngắn về biển.
Bảng phụ.
VBT; Bảng phụ.
Bảng phụ.
Kí duyệt : Bờ Y, ngày 28 tháng 02 năm 2011
 Người lập :
 Buứi Thũ Tuyeõn.
Ngày soạn: Chủ nhật, ngày 27 tháng 2 năm 2011
Ngày dạy: Thứ hai, ngày 28 tháng 2 năm 2011.
Tiết 1 : Chào cờ.
Tiết 2 + 3: Tập đọc:
 tôm càng và cá con
 I/ Mục đích yêu cầu:
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý; Bước đầu biết đọc trôi chảy toàn bài.
- Hiểu nội dung: Tôm Càng và Cá Con đều có tài riêng. Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm, tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít ( TL được câu hỏi 1-2-3-5 trong bài)
- Giáo dục HS biết yêu thương, đoàn kết với bạn bè .
* HS yếu đọc trơn- đọc đúng được một số câu văn; HS giỏi biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng nhân vật (Tôm càng, Cá con ), TL được câu hỏi 4 trong bài.
* GDKN sống : - Xác định giá trị bản thân.
 - Ra quyết định.
 - Thể hiện sự tự tin.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK/ 68.
- Bảng phụ viết câu văn khó.
III/ Các hoạt động dạy học: 
 Tiết 1: (45’)
1.Kiểm tra bài cũ:( 5’)
- 2HS khá- giỏi đọc thuộc lòng bài "Bé nhìn biển "và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- 1 HS yếu đọc 1 khổ ở SGK.
2/ Dạy bài mới: (40’)
a/ Giới thiệu bài: GV dùng tranh SGK / 68 giới thiệu và ghi đề lên bảng - HS nhắc lại.
b/ Luyện đọc: 
* GVđọc mẫu toàn bài.
* Hướng dẫn hs luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
 - GV hướng dẫn HS đọc một số câu cần ngắt nghỉ và nhấn giọng một số từ ,VD:
 Cá con lao về trước,/ đuôi ngoắt sang trái.// Vút cái nó đã quẹo phải.// Bơi một lát, / Cá con uốn đuôi sang phải. // Thoắt cái nó quẹo trái .// Tôm càng thấy vậy phục lăn .//...
 - Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. GVtheo dõi hs đọc, kết hợp sửa sai lỗi phát âm cho HS.
- Đọc từng đoạn trước lớp: ( Tập trung cho HS khá- giỏi trở lên)
 HS đọc cá nhân từng đoạn ( 2-3 lượt); GV theo dõi- sửa sai cách ngắt- nghỉ cho HS.
 - Đọc từng đoạn trong nhóm:
 HS lần lượt đọc từng đoạn trong nhóm, các bạn khác nhận xét, góp ý; GV quán xuyến chung và rèn đọc cho HS yếu.
- Thi đọc giữa các nhóm: 
 + Các nhóm thi đọc đồng thanh : 4 nhóm đọc 4 đoạn. 
 + Đại diện các nhóm thi đọc ( 4 em của 4 nhóm thi đọc). 
Tiết 2: (35’)
c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài: ( 12’)
-1 HS giỏi đọc to đoạn 1- Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 1,2 SGK/ 69.
- GV hướng dẫn hs giải nghĩa từ : thân dẹt, trân trân .
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2, kết hợp 1 em đọc to và trả lời câu hỏi sau :
H: Đuôi Cá con có lợi gì ?
- Giải nghĩa từ : nắc nỏm khen, mái chèo, bánh lái.
- 1 HS đọc giỏi to đoạn 3 - Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4 SGK/ 69( HS giỏi TL)
- Cả lớp đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi sau:
H: Vẩy Cá con có lợi gì ? 
- Cả lớp đọc thầm toàn bài và thảo luận để trả lời câu hỏi 5 SGK/ 69.
- GV kết luận : Tôm Càng nhanh nhẹn, thông minh, dũng cảm, xuýt xoa, lo lắng, hỏi han bạn khi bạn bị đau.
H: Vậy Tôm Càng là người bạn như thế nào ?
- HS trả lời theo cảm nhận cá nhân.
*Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài:
- 1 em HS giỏi đọc lại cả bài.
H: Câu chuyện nói lên điều gì ?
 Nội dung :( Đã nêu ở phần mục tiêu )
d/Luyện đọc lại :( 20’)
- GV HD HS cách đọc theo hình thức phân vai.
- Các nhóm 3 HS thi đọc phân vai. ( người dẫn chuyện, Tôm Càng, Cá con )
3/ Củng cố- dặn dò: ( 3’) 
H: Em học được ở nhân vật Tôm Càng điều gì ?
- TL : luôn tự tin vào khả năng của bản thân, luôn bình tĩnh và ứng phó kịp thời, phù hợp trong mọi tình huống.
- GV giáo dục thêm cho HS : Phải biết quý tình bạn, thông minh, dũng cảm để giúp bạn.
- Cho 1 HS giỏi đọc bài Sụng Hương, GVHD cỏch đọc và dặn HS về nhà đọc bài và tỡm hiểu nội dung bài. 
 * Nhận xét giờ học. 
 Tiết 4 : Toán:
Luyện tập
I/ Mục tiêu: 
 - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 3 và số 6.
- Biết thời điểm, khoảng thời gian.
- Nhận biết về việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày. 
 ( BT cần làm: Bài 1, 2)
* HS khá- giỏi làm thêm BT 3.
II /Đồ dùng : 
 Tranh SGK bài tập 1 SGK/ 127.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: (40’)
1. Kiểm tra bài cũ: ( 3’)
- HS làm bài 3 SGK/ 126: Quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ thời điểm theo giờ GV chỉ định.
2. Bài mới : (35’)
a/ Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
b/Hướng dẫn luyện tập: ( SGK / 127)
Bài 1: 
- HS quan sát đồng hồ trong tranh và thảo luận nhóm đôi với câu hỏi dưới mỗi tranh . ( chú ý đến hs còn lúng túng).
- Từng cặp lên trước lớp hỏi - đáp với nhau, mỗi nhóm một tranh.
- GV HD HS nhận xét.
Bài 2: 
- HS thảo luận nhóm 4 cử thư ký ghi kết quả vào phiếu bài tập.
- Đại diện các nhóm đính kết quả lên bảng và trình bày.
H: Từ 7 giờ đến 7 giờ 15 thì thời gian kéo dài thêm mấy phút ?
H: Vậy Hà đến trường sớm hơn Toàn mấy phút ?
H: Từ 21 giờ đến 21 giờ 30 phút, thời gian kéo dài thêm mấy phút ?
H: Vậy Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc mấy phút ?
H: 21 giờ 30 phút là mấy giờ ?
Bài 3: Điền giờ hoặc phút vào chỗ trống thích hợp. ( Tập trung cho HS khá- giỏi luyện tập thêm)
- HS làm bài cá nhân vào vở. 
- 3 HS đại diện cho 3 tổ thi đua lên bảng điền nhanh vào 3 câu.
H: Bài này củng cố về dạng nào ? (Thời gian biểu )
3.Củng cố- dặn dò:( 2’)
- GV hệ thống lại nội dung kiến thức vừa học.
- GV ghi phép chia, HS nêu thành phần của phép chia; GVHD và dặn HS về nhà tìm hiểu nội dung bài Tìm số bị chia.
 * Nhận xét giờ học. 
Ngày soạn: Chủ nhật, ngày 27 tháng 2 năm 2011
Ngày dạy: Thứ ba, ngày 01 tháng 3 năm 2011.
 Tiết 4: Toán: 
tìm số bị chia.
I / Mục tiêu:
- Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia.
- Biết tìm x trong các BT dạng: x : a = b. 
- Biết giải bài toán có một phép tính nhân.
 ( BT cần làm: Bài 1, 2, 3 )
* HS giỏi có thể lấy được ví dụ về bài tìm x dạng: x : a = b. 
II /Đồ dùng : Các tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn
.III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: (40’)
1. Kiểm tra bài cũ:( 4’)
- 2 HS TB làm bài 3 SGK/ 127.
- 2 HS nhắc lại quy tắc tìm một thừa số chưa biết.
2. Bài mới: (34’)
a. Giới thiệu bài :
b. Hình thành kiến thức:
* Ôn lại mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia:
- GV gắn lên bảng 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn thành 2 hàng; kết hợp nêu thành bài toán.
- 1-2 HS giỏi nêu lại bài toán theo hình vẽ.
H: 6 chấm tròn được xếp thành mấy hàng ? 
H: Mỗi hàng có mấy chấm tròn ? Ta làm như thế nào để biết có 3 chấm tròn ?
- HS thực hiện phép chia vào bảng con - 1 em lên bảng.
- HS nêu tên gọi từng thành phần và kết quả của phép chia : 6 : 2 = 3
H: Mỗi hàng có 3 chấm tròn, thì hai hàng có mấy chấm tròn ?
H: Muốn biết có mấy chấm tròn ta làm như thế nào ?
- HS viết phép nhân 3 x 2 = 6 vào bảng con.
- GV HD HS nêu và viết lên bảng : 6 = 3 x 2.
H: Ai có nhận xét gì về 2 phép tính chia và nhân tương ứng này ?( Lấy thương là 3 nhân với số chia là 2 ta được số bị chia là 6 )
H: Vậy muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào ?
- HS khá- giỏi trả lời. 
* GV kết luận; HS nhắc lại.
* Giới thiệu cách tìm số bị chia chưa biết :
- GV nêu và ghi phép nhân lên bảng : x : 2 = 5
- HS nêu tên gọi từng thành phần trong phép chia trên.
H: Những thành phần nào đã biết ? thành phần nào chưa biết ?
H: Thành phần chưa biết thì ta phải làm gì ?
- HS nhắc lại kết luận đã nêu ở trên - GV ghi lên bảng.
H: Vậy muốn tìm số bị chia là x ta làm như thế nào ?
- HS tự trình bày cách làm vào bảng con - 1 em lên bảng. 
- Nhận xét và hỏi : Số cần tìm là bao nhiêu ? ( 10 )
- HS tự lấy một ví dụ. ( Tập trung vào HS khá giỏi)
- HS tự trình bày bài giải - 1 em lên bảng.
- HSồcn lúng túng nhắc lại quy tắc tính.
c/Thực hành: ( SGK / 128)
Bài 1:Tính nhẩm.
- HS tính và nêu miệng theo nhóm 2, 1 em nêu kết quả phép nhân, 1 em còn lại nêu kết quả của phép chia, mỗi cột 1 nhóm ( chú ý đến số hs còn lúng túng.)
Bài 2: Tìm x :
- HS nêu từng thành phần trong một phép chia trên bảng.
H: Những thành phần nào đã biết ? thành phần nào chưa biết ? 
H: Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm thế nào?
- HS làm vào bảng con, 3 tổ làm 3 câu.
Bài 3 : Giải toán.
- HS thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu đề toán.
- Một số cặp hỏi - đáp bài toán trước lớp.
H: Đối với bài toán dạng này có gì khác so với các dạng toán đã giải? ( chưa biết được tất cả mấy cái kẹo, mà đã biết chia đều cho số em và số kẹo của mỗi em).
- GV gợí ý cho HS còn lúng túng.
- HS giải bài toán vào vở theo từng cá nhân- 1 em lên bảng giải.
- GV HD HS nhận xét.
3.Củng cố- dặn dò :( 2’)
- HS nhắc lại quy tắc tìm số bị chia chưa biết. 
- HS đọc yêu cầu BT3, SGK/129, GVHD cách làm và dặn HS về nhà tìm hiểu nội dung bài Luyện tập.
* Nhận xét giờ học. 
Chiều :
Tiết 1: Tăng cường Tiếng Việt:
Luyện đọc: tôm càng và cá con
 I/ Mục đích yêu cầu:
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý; Bước đầu biết đọc trôi chảy toàn bài.
- Hiểu rõ hơn nội dung: Tôm Càng và Cá Con đều có tài riêng. Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm, tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít.
- Giáo dục HS biết yêu thương, đoàn kết với bạn bè.
* HS yếu đọc trơn được một đoạn văn ngắn trong bài; HS giỏi biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng nhân vật (Tôm càng, Cá con).
II. Các hoạt động dạy - học : (40’)
1/ Bà ... ọc chậm 2 lần toàn bài - Cả lớp dò lại bài viết.
- HS đổi vở chéo cho nhau để soát lỗi.
- GV kết hợp chấm5-7 bài - Nhận xét. 
c/Hướng dẫn làm bài tập:( 7- 8’)
Bài 2a: Điền vào chỗ trống r hay d:
- Cả lớp làm bài vào VBT - 1HS lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét sửa sai.
- Một số em đọc lại cả bài đã điền đúng.
3/ Củng cố - Dặn dò: (1-2’) 
 GV HD và yêu cầu HS làm bài tập 2b vào buổi chiều .
Nhận xét giờ học. 
Tiết 5: Âm nhạc:
HOẽC HAÙT BAỉI: CHIM CHÍCH BOÂNG
I. Muùc tieõu: 
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay theo bài hát.
* HS giỏi biết hát kết hợp vỗ đêm theo nhịp- phách.
II. Chuaồn bũ: Taọp haựt chuaồn xaực baứi : Chim chớch boõng.
III. Caực hoaùt ủoọng daùy – hoùc:
1. Baứi cuừ : ( 2-3’)YC HS hát bài trước.
2. Baứi mụựi : 
Giụựi thieọu: ghi bảng.( 1-2’)
v Hoaùt ủoọng 1: Daùy baứi haựt: Chim chớch boõng.( 12-14’)
- Haựt maóu; HS lắng nghe.
- Taọp cho hoùc sinh taọp haựt tửứng caõu moọt. Sau ủoự mụựi noỏi keỏt thaứnh baứi.
- Hửụựng daón hoùc sinh taọp haựt caự nhaõn.
- Chia thaứnh 3 dãy để tập hát.
- HDHS gõ đệm theo nhịp 3/4; HS thực hiện theo HD của GV.
v Hoaùt ủoọng 2: Tập biểu diễn bài hát.
 ( 10 -12’)
- Cho moọt daừy haựt moọt daừy voó tay hoaởc goừ ủeọm; HS thực hiện.
- GV cùng cả lớp nhaọn xeựt, sửỷa sai.
- Cho caự nhaõn trỡnh dieón trửụực lụựp; HS thực hiện.
3. Cuỷng coỏ – Daởn doứ: (1-2’)
- GV nói sơ lược về tác phẩm.
- Dặn HS veà nhaứ taọp haựt.
Toán 
Luyện tập về thực hành xem đồng hồ ( Thứ hai)
I/ mục tiêu: Giúp HS củng cố và rèn kĩ năng về:
 - Cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 3 và số 6.
- Thời điểm, khoảng thời gian.
- Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày. 
( Bài tập cần làm : Bài 1, 2, 3)
* HS khá- giỏi làm thêm BT 4.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: (40’)
1. Kiểm tra bài cũ: ( 3’)
 Tổ chức cho HS quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ thời điểm theo giờ GV yêu cầu.
2. Bài mới : (35’)
a/ Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
b/Hướng dẫn luyện tập: ( VBT/40)
Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu TL đúng: 
- HS quan sát đồng hồ trong VBT, TL bằng cách khoanh vào chữ đặt trước câu TL đúng.
- GV HD thêm cho HS còn lúng túng.
- Gọi HS trình bày miêng bài làm; GV nhận xét.
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu TL đúng: 
 Nếu kim ngắn chỉ vào số 3, kim dài chỉ vào số 12 thì đồng hồ chỉ mấy giờ?
- GV HD HS làm bài.
- HS làm bài cá nhân trong VBT, sau đó nêu miệng phương án mình cho là đúng. Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
 Buổi biểu diễn ca nhạc bắt đầu lúc 20 giờ.Ngọc đến nhà hát lúc 20 giờ 15 phút. Như Vậy:
 Ngọc đến đúng giờ Ngọc đến muộn giờ. 
- HS thảo luận nhóm 2 sau đó đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 4: Điền giờ hoặc phút vào chỗ trống thích hợp. ( Dành cho HS khá- giỏi luyện tập thêm)
- HS làm bài cá nhân vào vở. 
- 3 HS đại diện cho 3 tổ thi đua lên bảng điền nhanh vào 3 câu.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3.Củng cố- dặn dò:( 2’)
- GV hệ thống lại nội dung kiến thức vừa học.
- GV ghi phép chia, HS nêu thành phần của phép chia; GVHD và dặn HS về nhà tìm hiểu nội dung bài Tìm số bị chia.
 * Nhận xét giờ học. 
Tiết 8: Luyện viết: 
SÔNG HƯƠNG. 
I/ Mục tiêu: 
- Luyện viết ủoaùn Mỗi mùa hè tớicủa thiên nhiên dành cho Huế.
 - Rốn kỹ năng viết đỳng, đẹp.
* HS yếu nghe coõ ủaựnh vaàn vieỏt ủửụùc 2 caõu trong baứi luyeọn vieỏt.
II / Các HĐ dạy -học : 
1/ KTBC: ( 2- 3’)
 KT vở luyện viết và phần luyện viết ở nhà của HS.
2/ Dạy bài mới :
a/ GTB : GV nêu MT giờ học. ( 1-2’)
b/ HD HS luyện viết :( 7- 8’)
- GV đọc bài luyện viết một lần ; gọi 2 HS đọc lại . Cả lớp theo dõi .
H: Vào mùa hè và vào những đêm trăng, sông Hương đổi màu như thế nào?
-YC HS tìm các chữ hoa có trong bài; Luyện viết chữ hoa ra bảng con, một số HS lên bảng viết . 
- GV chỉnh sửa nét chữ cho HS .
-GV lưu ý cách trình bày bài cho HS.
c/ HS luyện viết trong vở.( 18-20’)
 HS yếu đánh vần từng chữ và viết vào vở.( Viết 2 câu đầu trong bài luyện viết)
 GV theo dõi , uốn nắn nét chữ cho HS.
d / Chấm - chữa bài :( 5- 6’) 
 -Thu vở 5 -7 em chấm .
 -NX ,HD HS sửa sai .
e/ Củng cố -dặn dò :( 2-3’)
- GV nhận xét giờ học.
-Dặn HS viết chưa đạt về nhà viết lại.
Tiết 3: Mỹ thuật: 
 vẽ tranh : đề tài con vật ( vật nuôi ) 
I /Mục tiêu 
- Hiểu đặc điểm, hình dáng và màu sắc của một số con vật nuôi quen thuộc . 
- Biết cách vẽ con vật .
- Vẽ được con vật đơn giản theo ý thích.
II/Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 
- GVsưu tầm một số tranh, ảnh một số con vật; Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ tranh . 
 HS : vở tập vẽ 2, màu, bút chì .
III. Các hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra bài cũ: ( 1-2’)
GV kiểm tra đồ dùng học tập của hS .
2/Bài mới 
a/Giới thiệu bài: ( 1’)
 GVgiới thiệu trực tiếp - ghi đề bài .
b/Hướng dẫn từng hoạt động: 
Hoạt động 1 : Tìm chọn nội dung đề tài . ( 3- 4’)
- GVgiới thiệu tranh ảnh một số con vật và gợi ý để HS nhận thấy:
H: Đây là con vật gì ?
H: Nêu hình dáng và các bộ phận của con vật ?
H: Nêu đặc điểm và màu sắc của con vật ?
- HS tìm thêm một số con vật quen biết.
Hoạt động 2 : Cách vẽ con vật . (5-7’)
- GV giới thiệu hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ để HS nhận thấy :
H:Vẽ bộ phận nào trước ?( Bộ phận lớn trước : đầu, mình ) 
H:Vẽ bộ phận nào sau ? ( bộ phận nhỏ sau : chân, đuôi, tai, ...) .
H: Hình dáng các con vật có giống nhau không ?
- GV : Có thể vẽ thêm các hình ảnh khác cho tranh sinh động .
Hoạt động 3 : Thực hành.( 15-16’)
- GV cho cả lớp xem một số tranh con vật và hình con vật trong đồ dùng.
 - HS vẽ cá nhân theo ý thích vào vở tập vẽ và tô màu theo ý thích; GV HS gợi ý cho HS vẽ.
 Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.( 5-7’)
- GV thu một số bài cho cả lớp nhận xét và bình chon bài vẽ đẹp .
3.Dặn dò ( 1-2’) Hoàn thành bài vẽ vào buổi chiều ( nếu chưa xong ) 
- Dặn HS CB: QS thật kĩ đặc điểm của chiếc cặp sách mà em yêu thích.
* Nhận xét giờ học.
Tiết 1: Thể dục:
đI kiễng gót hai tay chống hông;
 đI nhanh chuyển sang chạy.
Trò chơI : kết bạn.
I/ Mục tiêu: 
- Thực hiện được đi kiễng gót, hai tay chống hông.
- Thực hiện được đi nhanh chuyển sang chạy.
- Biết cách chơi và tham gia được trò chơi Kết bạn. 
 II / Địa điểm phương tiện: 
 Sân trường , còi , kẻ vạch thẳng 
III / Nội dung và phương pháp lên lớp: 
1. Phần mở đầu : (5 - 8') 
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. 
* Ôn một số động tác của bài thể dục.
2. Phần cơ bản :( 18-20’) 
- GV cho HS xếp thành hai hành dọc trước vạch kẻ thẳng GV đã vẽ.
- Tổ chức cho HS đi kiễng gót, hai tay chống hông - 2 lần; Đi nhanh chuyển sang chạy- 3 lần - 15 - 20 m ( Em nọ cách em kia 2m).
*Trò chơi " Kết bạn” .
3. Phần kết thúc: ( 4-5’)
- Cúi người thả lỏng.
- Cúi lắc người thả lỏng.
- Nhảy thả lỏng. 
- GV cùng HS hệ thống bài. 
* GV nhận xét giờ học và giao việc về nhà: Ôn các động tác vừa học.
Tiết 3 : Tự nhiên xã hội:
Một số loài cây sống dưới nước
 I/ Mục tiêu :
Sau bài hoc, HS biết: 
- Nêu được tên và nêu ích lợi của một số cây sống dưới nước . 
- HS khá- giỏi kể được tên một số cây sống trôi nổi hoặc cây có rễ cắm sâu trong bùn.
- GD cho HS có ý thức bảo vệ cây cối.
II / Đồ dùng dạy học :
 Tranh vẽ SGK / 54, 55 .
III / Các hoạt động dạy học : 
1. Kiểm tra bài cũ : ( 2-3’) 2 HS :
H: Kể tên một số loại cây sống ở trên cạn ?
H: Cây sống trên cạn có lợi gì ? 
2.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: ( 1’) GV giới thiệu bài - Ghi bảng . 
b/Hướng dẫn từng hoạt động : ( 28-30’)
Hoạt động 1 : Làm việc với SGK .
-Từng nhóm 2 em quan sát hình trong SGK/ 54, 55 và trả lời câu hỏi trong SGK.
+ Hình 1: Cây lục bình ( bèo Nhật Bản hay bèo Tây )
+ Hình 2 : Cây loại rong.
+ Hình 3 : Cây sen. 
- GV quan sát và giúp đỡ các nhóm tự đặt thêm một số câu hỏi khác :
H: Bạn thường nhìn thấy cây này mọc ở đâu ?
H: Cây này có hoa không? Hoa của nó thường có màu gì ?
H: Cây này được dùng để làm gì ?.....
- Đại diện các nhóm lên chỉ vào hình và trình bày kết quả đã thảo luận . 
H:Trong các cây đó, cây nào sống trôi nổi trên mặt nước ? Cây nào có rễ cắm sâu xuống bùn dưới đáy ao, hồ ?
 GV Kết luận. 
* Hoạt động 2: Làm việc với vật thật và tranh ảnh sưu tầm được.
- HS làm việc với nhóm 4 em : đặt cây trên bàn và giới thiệu cho nhau biết tên cây, nơi sống của cây và chỉ các bộ phận của cây - nói đặc điểm của cây. 
- Các nhóm phân loại cây theo từng nhóm .
- Đại diện các nhóm lên trưng bày và giới thiệu cho cả lớp nghe.; GV HD HS nhận xét.
3.Củng cố- Dặn dò: ( 2-3’)
- HS nêu lại dung dung bài học.
- Dặn HS chuẩn bị: Tìm hiểu trước về nơi ở của động vật.
* Nhận xét giờ học. 
Tiết 3: Thủ công: 
 Làm dây xúc xích trang trí ( Tiết 2 )
I /Mục tiêu:
- Cắt dán được dây xúc xích trang trí. Đường cắt tương đối thẳng.
- HS yếu có thể chỉ cắt dán được ba vòng; HS khéo tay cắt – dán được dây xúc xích trang trí có kích thước các vòng đều nhau, màu sắc đẹp.
- Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình .
II/Đồ dùng dạy học: 
GV: Xúc xích mẫu bằng giấy thủ công hoặc giấy màu .
HS: Giấy thủ công, giấy trắng, kéo, hồ .
 III/ Các hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ : (1-2’) GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.Bài mới 
a/ Giới thiệu bài :(1’) GV dùng lời giới thiệu - ghi đầu bài lên bảng.
b /Hướng dẫn từng hoạt động:( 30-31’)
Hoạt động 1 : Hướng dẫn quan sát và nhận xét.
- HS mô tả lại đây xúc xích :
+ Các vòng của dây xúc xích làm bằng gì ?
+ Có hình dáng , màu sắc, kích thuớc như thế nào ?
+ Để có được dây xúc xích, ta phải làm như thế nào ? 
Hoạt động 2: HS nhắc lại các bước.
Bước 1 : Cắt thành các nan giấy( Các nan giấy giấy phải khác màu, rộng 1 ô, dài 12ô, mỗi tờ cắt 4 - 6 nan .
Bước 2: Dán các nan giấy thành dây xúc xích.
Hoạt động 3: Thực hành.
- HS thực hành làm dây xúc xích trang trí; GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS còn lúng túng.
- HS trưng bày sản phẩm theo từng cá nhân trước lớp .
- GV cùng cả lớp đánh giá sản phẩm .
3. Nhận xét - Dặn dò:( 1-2’)
GV nhận xét về tinh thần học tập và sự chuẩn bị của HS.
- HD HS chuẩn bị ĐD để học bài “ Làm đồng hồ đeo tay”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_26_nam_hoc_2010_2011_bui.doc